1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kính mời bà con tham gia cuộc thi: VIẾT VỀ XỨ LẠNG ( Bình chọn đến hết ngày 31/1/2007 - Trao giải và

Chủ đề trong 'Lạng Sơn' bởi Nguyenthiquynhnga, 05/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thietdienlaoquai

    thietdienlaoquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Đây xứ Lạng bồng lai tiên cảnh
    Tranh hoạ đồ nét đẹp quê hương
    Sao khéo tạt vào hồn thiếu nữ
    Chiều xanh cao đỉnh đồi trùng điệp
    Đường quanh co ôm núi vào lòng
    Anh lữ khách vô tình lở bước
    Chén quỳnh tương say khướt mem tình

    Tôi chỉ biết về quê em qua sách vở, qua trang thơ và câu chuyện đời thường. Em cô gái xứ Lạng với tình yêu rì rầm như sóng ngầm biển cả. Cảm nhận của Tôi về em chỉ qua những bài thơ em viết, qua những đoạn văn không khổ chứa đầy tình. Có phải không em ? người ta thường bảo địa linh sẽ sản sinh tuấn kiệt. Tôi chỉ biết em là cô gái xứ Lạng, với em đã cho Tôi hiểu hơn về mảnh đất và con người xứ Lạng. Nhưng thế này nhé các bạn hãy cho Tôi biết xứ Lạng có điều gì không như trong thơ, trong tuởng tượng của chính Tôi không nhé ?
    Những đồi núi nhấp nhô nối liên cố vương lên bầu trời xanh trong những buổi trưa hè âm vang tiếng ve rừng dạo điệu đàn tây nguyên. Ở đây không có cái nóng gắt cháy da như miền Trung vốn gió biển và cát. Từ trên những đỉnh cao của một đỉnh núi nhìn xuống xứ Lạng như một bức tranh hoạ đồ có cái hùng vĩ của núi non trùng điệp và đây chất thơ.
    Núi kia vương chọc mây trời
    Lạng Sơn thôn nữ muôn đời thuỷ chung

    Mùi hoa rừng thơm ngát với điệu nhạc từ xa vang lên không gian lúc trầm lúc bổng từ một buôn làng người dân tộc thiểu số. Phiên chợ phố Kỳ Lừa với những bộ váy hoa muôn màu sắc, có thể nhìn từ xa như một vườn hoa khoe sắc.Trên những con dốc cao vài sơn nữ đang quay về sau phiên chợ, bóng họ nhấp nhô, nhấp nhô trông như một đoá hoa rừng di động.
    Trước bức tranh hùng vĩ cảnh thiên nhiên núi rừng, với nụ cười duyên dáng và đôi mắt sâu thẳm như hồ thu, đã làm bao lữ khách khi đặt chân đến nơi đây không còn muốn dời bước.Cái đẹp của thiên nhiên hoà quyện cùng cái tình người sâu thẳm làm nên một xứ Lạng với những nét rất riêng.
    Đây xứ Lạng núi non trùng điệp
    Với tình em chung thuỷ sắc son
    Hỡi người quân tử thề non nước
    Một tấm chân tình hứa đợi anh​
    Ước một lần được lên xứ Lạng để tận mắt nhìn thấy bức tranh núi non. Một lần được ngước nhìn Nàng Tô Thị. Một lần dạo phiên chợ Kỳ Lừa. Một lần được nâng chén say mem tình cùng ai ? Một lần đến thôi bạn sẽ có tất cả, sao không đến xứ Lạng bạn nhỉ ? Tôi sẽ đến còn các bạn thì sao ?
    Hẹn gặp nhau xứ Lạng
  2. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    Khéo khéo đi đâu mấy ngã (trai) tơ
    Về đây xứ Lạng mà viết thơ
    Đây bút lông mực tàu em mài sẵn
    Nghiên đong đưa mắt liếc đợi chờ

    Hehehe bài thi em đấy nhé
    Ps: up nó lên cho mọi người tham gia xôm tụ nào. Mà cũng nhắc mod Nga cò thiếu nợ ở xứ biển ấy nhé.
    Ký tên
    Ông chờ đấy
  3. shoneti

    shoneti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    0
    óe, chị Nga bị thiếu nợ cái gì thế
  4. pinks

    pinks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Một nhà văn đã viết về mùa thu HN - giờ chỉ còn là một công thức!
    Sớm nay bước ra đường, một làn khói mỏng bay lảng bảng quanh của nhà, che mờ những dãy núi đằng xa; ta à lên một tiếng: Sương, vậy là thu đã đến!
    Ngồi trong phòng, sau mấy tiếng đồng hồ ngập đầu trong đống công việc ngẩng lên, bất chợt nhìn thấy ... nó đó, nó khiến ánh mắt người ngắm nhìn ngây ra, như có một cái chồi nhỏ nhú lên trong lòng! Nắng đấy, nắng theo công thức mùa thu, nắng mật ong đấy!
    Ta bước ra đường, bỏ khẩu trang, bỏ chiếc kính đen che nửa khuôn mặt - chẳng còn sợ đen da nữa rồi! Những người đi trên phố dường như chậm hơn, không còn cảnh đi vội vã tránh nắng. Đang mùa bão, dòng Kỳ Cùng nước cuộn đỏ như sông Hồng dòng chảy bỗng dịu dàng hơn khi bất chợt một vài chiếc lá keo, lá sữa gió đưa nhè nhẹ xuống. Chỉ một đoạn đường nhỏ thôi, chẳng biết phải gọi là gì? Trần Đăng Ninh chẳng phải vì qua cầu mất rồi, lại không có biển tên nữa, ta đành tạm gọi đường Hoa sữa - Keo lá tràm. Mùa này hoa keo vàng lắm, gió đưa đẩy khiến hoa với lá đua nhau rụng, đi ngang, tự dưng thấy nhẹ lòng.
    Xa thành phố 2 cây số, từ cửa sổ nhìn ra sân cả một khoảng không gian rộng lớn ngăn ngắt cây, cánh đồng ngăn ngắt mạ dường như tươi hơn, xanh hơn trong ánh nắng đầu mùa. Gió nhẹ đưa mùi đồng lúa, mùi cỏ dìu dịu .. Tan sương. Đứng từ đây nhìn về thành phố đẹp chả kém gì nhìn từ Văn Vỉ, bên phải là dãy Thành nhà Mạc với nàng Tô Thị. Kia là nhà máy xi măng - cửa ngõ thành phố giương cột khói cao ngút chào. Những ngôi nhà hiện đại chen vai đứng, nắng trải vàng trên khắp mái nhà...
    Tối, các cô gái xinh đẹp với những áo dây, áo ống ngồi sau lưng các chàng trai đang co người lại suýt soa ... cũng lại sương đấy! Gớm, trưa nóng thế cơ mà nhưng cũng đã hết cái nóng gay gắt rồi.
    Thu Xứ Lạng mà, như một cô gái đỏng đảnh mà cũng rất thẳng tính, yêu kiều... vậy nên người Xứ Lạng chẳng phải chép miệng như nhà văn ấy, chẳng mất công đi tìm công thức ở chỗ nào, chỉ cần yêu, cảm nhận được sự thay đổi, ấy là Mùa thu.
    Yêu Xứ Lạng biết bao!
  5. binhgiapho

    binhgiapho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    818
    Đã được thích:
    0
    Còn 5 ngày nữa là kết thúc cuộc thi. Bà con nào còn "ấp ủ "thì post lên nào
  6. xuongrongvang911

    xuongrongvang911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Hic. Hôm nay mới ghé thăm Diễn đàn này thấy hay hay, muốn tham gia vài bài viết về Lạng Sơn nhưng mà hết hạn mất rùi. Chán ghê ???
  7. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    Mod Nga đi lấy chồng bỏ cuộc chơi rùi hay sao mà không vô tổng kết vậy chời
    Hay là đi vô núi rừng tìm thơ vậy ?
  8. Nguyenthiquynhnga

    Nguyenthiquynhnga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0
    Quyết định để giành thời gian cho bạn ( và tất cả mọi người) đến ngày 15.9.2006
    Đến ngày 15.9 tôi sẽ khoá topic này, để mọi người đọc và bình chọn. Cuối cùng sẽ chọn BGK đưa ra quyết định cuối cùng, dựa trên kết quả bình chọn.
    Nào, tiếp tục nào
  9. xuongrongvang911

    xuongrongvang911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    AI LÊN XỨ LẠNG CÙNG ANH
    Tặng các bạn trong Project Vietnam!
    Mới 5 giờ sáng, trời còn tối đen như mực, thành phố Lạng Sơn còn yên mình trong giấc ngủ đêm, anh chị em trong đoàn đã bắt đầu lục đục thức dậy, sửa soạn lên đường về làng. Bà hàng bán xôi đã ngồi sẵn trước cửa khách sạn, với thúng xôi nóng hổi, thơm mùigấc chín, mời chào mọi người mua giúp. Ai cũng ăn vội ăn vàng, để còn có thì giờ khuân những thùng ca táp, thuốc men, cùng với các vật liệu và dụng cụ y khoa lên xe đò, để bắt đầu 6 giờ là khởi hành.
    Hai chiếc xe đò ỳ ạch rời khỏi thành phố, đi vào con đường quốc lộ quanh co qua những cánh đồng lúa vào lúc trời vừa bừng sáng. Trời vào thu, những đám lúa chín vàng uốn mình trong làn gió bình minh, như đón chào đàn con đi hoang trở về đất mẹ.
    Tôi ngồi trên xe, nhìn về những đồi núi xanh mát kéo dài đến tận chân trời Ðông Bắc, mà cứ ngỡ mình đang được làm người lữ khách trong bài trường ca " Con đường cái quan" của Phạm Duy ngày xưa:
    Tôi đi từ ải Nam Quan
    Sau vài ngàn năm lẻ
    Chia đôi một họ trăm con? đã lên đường...
    Sinh ra và lớn lên ở trong Nam, trong những tháng năm chiến tranh, chỉ loanh quanh luẩn quẩn ở vùng Saigon, tôi chẳng bao giờ có dịp được ra Bắc, nên chỉ biết về Lạng Sơn qua những chuyện cổ tích, ca dao, những bài thơ, những bản nhạc, hay trong sách sử. Đầu óc tôi lúc nào cũng nghĩ đến Lạng Sơn như là một địa danh mơ hồ trong huyền thoại thôi, chứ không phải là có thật. Cho nên khi biết Project Vietnam năm nay sẽ về làm việc thiện nguyện ở vùng này là tôi sốt sắng ghi danh ngay.
    Mê lắm chứ, còn gì tuyệt vời hơn là có dịp về lại quê nhà, được làm việc phục vụ đông bào ruột thịt, lại được găp gỡ, biết thêm những người bạn mới cùng một chí hướng, và nhất là được vềsống ở một nơi mà từ trước đến giờ chỉ có ở trong giấc mơ của mình thôi. Phái đoàn năm nay về Lạng Sơn có hai toán.
    Toán giải phẫu thì mỗi ngày khăn gói đến bệnh viện tỉnh để mổ. Mổ cườm mắt cho người già, sửa nứt môi và mắt lé cho các em bé, và giải phẫu cho các phụ nữ sanh khó, tổng cộng trong vòng 5 ngày mà có tất cả 85 người được chữa trị hoàn hảo.
    Toán y khoa cộng đồng thì mỗi ngày lên đường vềmột làng khác nhau. Đến mỗi nơi thì chia làm hai nhóm. Nhóm trường học thì đến trường phát qùa, cặp táp, kem và bàn chải đánh răng, cùng với khám sức khỏe cho các em học sinh.
    Nhóm y tế công cộng thì đi chữa bệnh tổng quát cho dân làng. Người già, trẻ em, phụ nữ, đủ mọi lứa tuổi, tất cả đều được bác sĩ chuyên khoa trông nom tận tình. Ai cần thuốc thì sẽ có dược sĩ phát thuốc và chỉ dẫn tường tận.
    Ngoài ra còn có thêm 3 bác sĩ nha khoa chữa răng, và một bác sĩ nhãn khoa khám mắt và phát kiếng cho mọi người. Những người tình nguyện viên khác thì có nhiệm vụ kiểm soát, hướng dẫn, và sắp xếp bàn ghế, dụng cụ. Ai cũng có việc cả, và ai cũng đều tươi cười, hăng hái làm việc với nhau. Càng làm việc nhiều với các anh chị em trong phái đoàn, tôi càng cảm thấy khiêm nhường hơn.
    Công việc tôi làm thật sự chả có gì đáng nói cả, chỉ việc mang cái ống nghe theo mình là xong. Chứ còn những người khác thì ôi thôi trăm việc hết. Mấy người nha sĩ chẳng hạn, phải mang lủng củng đủ mọi thứ dụng cụ, kềm, khoan, ống chích, thêm cả dụng cụ xúcmiệng, đồ khử trùng...
    Cô bác sĩ nhãn khoa thì đi đâu cũng phải khuân theo dàn máy đo mắt. Mấy cô dược sĩ thì phải khuân vác mấy thùng thuốc từ hết bản này qua bản khác. Đến đâu cũng chỉ trong vòng 30 phút là mọi người đã dựng xong một clinic lưu động ngay tại sân bản, sẵn sàng mở cửa làm việc. Đến trưa thì kéo nhau đi ăn vội vàng ở các quán bên đường. Chiều trở lại làm việc tiếp đến khoảng 5 giờ thì ngưng. Thu dọn đồ nghề lên xe đò trở về thành phố để hôm sau đi tiếp.
    Nhìn các bạn trong phái đoàn hăng hái làm việc mà tôi phục quá đi. Già trẻ lớn bé, nam nữ, Việt kiều hay ngoại quốc, ai ai cũng đều sốt sắng chung sức với nhau. Lên xe đò là chuyện trò như pháo rang. Mấy bà, mấy cô thì chuyên môn vê ăn quà. Đi đến đâu là cũng tìm ra được những hàng qùa rong địa phương.
    Bánh tôm ở Cao Lộc, quả na ở Chi Lăng, mít khô ở Hữu Lũng, bánh gai ở Lộc Bình. Còn ngay ở Lạng Sơn thì ôi thôi khỏi nói, ăn quà mệt nghỉ. Ngon nhất là bắp nướng.
    Những buổi tối đi bộ bên bờ sông Kỳ Cùng, nhâm nhi trái bắp nóng hổi, ngửa mặt đón những ngọn gió thu nhè nhẹ thổi về mơn man trên làn da, ui chu choa ơi, còn gì thú vị hơn nữa. Ai có mơ công hầu danh tướng, nhà cao cửa rộng gì thì cứ mơ, tôi chỉ cần có trái bắp nướng bên bờ sông Kỳ Cùng là đủ vui rồi. Như là thằng Bờm vậy.
    Nhưng thần tiên nhất vẫn là những chuyến đi về bản, lúc trời vừa tảng sáng. Đi qua những nơi còn mang đầy những huyền thoại từ thuở xa xưa.
    Ngay từ hôm đầu tiên trên đường từ Hà Nội đến Lạng Sơn, đoàn xe đã đi ngang qua sông Lô. Sông Lô, nơi mà nhạc sĩ Văn Cao đã làm sống mãi trong lòng chúng ta qua bản nhạc trường ca "Sông Lô" viết trong những ngày cách mạng chống Pháp:
    "... Sông Lô sóng ngàn Việt Bắc bãi dài ngô lau núi rừng âm u Thu ru bên sông vắng từng nhà mờ biếc chìm một mầu khói thu?. "
    Bản nhạc "Tiếng Hát Sông Lô" của Phạm Duy cũng được viết trong thời gian này:
    "...Trên nước sông Lô thuyền tôi buông lái như xưa Sau lúc phong ba thuyền tôi qua bến qua bờ..."
    Cũng như bản nhạc mà Phạm Duy viết, sông Lô bây giờ nhẹ nhàng trôi quanh những đồng lúa xanh, không còn gì là những cảnh chiến tranh cuồng loạn như ngày xưa nữa.
    Khi đến Lạng Sơn, trước khi xe rẽ vào con đường đưa đến khách sạn, có môt cái bảng chỉ đường nho nhỏ, có mũi tên chỉ về 6 hướng, trong đó thấy có hai tên Đồng Đăng và Kỳ Lừa, hai thị trấn mà từ thuở bé đã được nghe các bà mẹ ru con qua những câu ca dao:
    "... Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
    Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
    Ai lên xứ Lạng cùng anh
    Bõ công bác mẹ sinh thành ra em..."
    Đến khách sạn, quăng hành lý xuống song là tôi chạy xuống nhà ngay để hỏi cô lễ tân về những di tích này. Tôi giật cả mình, hụt cả hơi khi cô ta trả lời rằng, bằng một giọng Bắc Kỳ ngọt ơi là ngọt: ?oGần lắm chú ạ. Chú cứ đi bộ hướng này này, chỉ dăm phút là đến ngay đấy mà.?
    Con đường đi lên triền dốc, chỉ chừng 10 phút như cô ấy nói, là đến ngay chân động Tam Thanh. Đây là một trong ba hang động ở Lạng Sơn: Nhất Thanh, Nhị Thanh, và Tam Thanh.
    Thanh có nghĩa là tiếng vang. Tục truyền rằng khi vào động mà hát hay ngâm thơ thì tiếng vang sẽ vọng lên như âm nhạc vậy.
    Động TamThanh đẹp nhất. Ngày xưa nhà thơ Ngô Thì Sĩ đi ngao du sơn thủy có đến đây, thấy phong cảnh đẹp quá nên động lòng viết ra mấy vần thơ được khắc vào trong đá ở mỗi động. Tôi vào trong đi tìm hoài mà chẳng thấy đâu cả, chắc là tháng ngày trôi qua, thời gian đã xóa mòn hết rồi...
    Đi vào trong động thì thấy một ngõ hẹp có bực thang đá đưa đến lâu Vọng Thị. Từ đấy nhìn ra sẽ thấy được nàng Tô Thị, một mỏm đá chìa ra trên ghềnh núi, trông giống như một người đàn bà búi tóc ôm con trên cánh tay.
    Tục truyền là ngày xưa có một thiếu phụ họ Tô, tên là gì chẳng ai biết cả. Chồng nàng đi đánh giặc xa nhà, mỗi ngày nàng ôm con lên ghềnh đá nhìn ra phương trời xa thẳm chờ chồng về. Ngày này qua tháng khác, chồng chẳng thấy về, nàng cứ mỏi mòn chờ đợi rồi cuối cùng cả mẹ lẫn con đều biến thành tượng đá. Người đời bây giờ đặt tên cho mỏm đá này là Hòn Vọng Phu. Nhưng dân chúng địa phương ở đây nói Hòn Vọng Phu họ chả biết là gì cả. Chữ Hán Việt lủng củng quá ai mà thèm để ý đến.
    Thiên hạ ở ngay Lạng Sơn này gọi đấy là Nàng Tô Thị. Họ vẫn coi đó là một người thật, có đầy đủ cả tâm hồn và cảm xúc, chứ không phải chỉ là hòn đá vô tri vô giác.
    Ngày hôm sau xe đò đưa chúng tôi đến làng Hữu Lũng. Băng ngang con sông Thương. Dòng sông này nhỏ thôi, không lớn bằng sông Lô, nhưng uốn mình len lỏi giữa những đồi núi đá vôi rât là lãng mạn. Vì thế mà nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã chạnh lòng khi bước qua giòng sông này:
    "... Sông Thương ơi nước chẩy đôi ba dòng
    Anh về Hà Nội một lòng yêu em..."
    Vùng Đông Bắc ngay biên giới Trung Quốc, có rât nhiều núi đồi, sông lạch, và suối nước. Cứ đi được chừng đôi ba phút là lại đến một dòng sông, thỉnh thoảng lại được thấy một ngọn suối nho nhỏ, thẹn thùng ẩn mình sau những bụi cây xanh. Xa xa thấp thoáng những chiếc cầu đơn sơ băng ngang những giòng nước lũ.
    Chắc có lẽ cũng ở bên một trong những chiếc cầu này mà ngày xưa Phạm Duy đã viết về câu chuyện tình lãng mạn trong bản nhạc "Bên cầu biên giới":
    "... Em đến bên tôi một chiều khi nắng phai rồi
    Nắng ngừng bên chiếc cầu biên giới
    Xa xa tiếng đàn trầm vô tư
    Đâu đây giáng huyền đền duyên mơ ?"
    Dân chúng ở Lạng Sơn đa số là sắc tộc thiểu số, nhiều nhất là người Nùng và người Tày, nhất là ở những thôn bản nhỏ bé như xã Cai Kình, nơi dừng chân kế tiếp trong chương trình của đoàn. Có một điều hơi thất vọng là các phụ nữ ở đây chẳng còn ai mặc những quần áo sắc tộc đầy mầu sắc như trong những bức hình thuở xưa nữa. Cô nào cô nấy đều mặc đồ như ngươi kinh thành, chẳng còn đâu những hình ảnh người con gái sơn cước thẹn thùng xinh sắn như nhạc sĩ Tô Hải diễn tả trong bản nhạc "Nụ cười sơn cước" mà ông sáng tác trong những ngày kháng chiến ở núi rừng Đông Bắc này:
    "... Ai về sau dẫy núi xanh mơ
    Nhắn rằng tim tôi chưa phai mờ
    Hình dung một chiếc thắt lưng xanh
    Một chiếc khăn mầu trắng trong
    Một chiếc vòng sáng long lanh
    Với nụ cười nàng quá xinh?"
    Nhưng ăn mặc thế nào đi nữa, những người thiếu nữ miền thượng du lúc nào cũng có những nét đẹp đơn sơ, những ánh mắt dụt dè bỡ ngỡ, những vẻ duyên dáng thầm kín như một đóa hoa lan dại ẩn nép sau những bụi cây trong rừng thẳm.
    Chả thế mà ngày xưa nhạc sĩ Trần Hoàn, trên đường kháng chiến, nửa đêm trong rừng vắng, chỉ có ánh trăng lấp lánh xuyên qua cành lá thôi, mà cũng thấy được nét đẹp của nàng sơn nữ để viết thành bản nhạc "Sơn nữ ca":
    "... Sơn nữ ơi!
    Thời gian lôi cuốn bao lần bên rừng đầy hoa bát ngát trời thu.
    Sơn nữ ơi!
    Đành lòng sống với bên rừng thơ mộng đầy hoa với lá ngàn hương..."
    Tình trạng sức khoẻ của dân chúng Cai Kình không được khá lắm. Các thiếu phụ chừng 50 trở lên là bắt đầu bị còng lưng, răng thì bắt đầu rụng dần. Trẻ em gần như chẳng có ai có bàn chải hay kem đánh răng. Áp huyết máu thì gần như ai cũng bị cao cả.
    Tại vì có gì ăn ngoài cơm với muối đâu. Lâu lâu có được tí thịt hay tí cá thì kho thật mặn để ăn được lâu. Tỷ lệ bị cuờm mắt cũng khá cao tại vì ở vùng núi cao nên bị nhiều tia cực tím chiếu vào mắt mỗi ngày. Làm gì mà biết dến kính râm che nắng. Ða số các bệnh này đều có thể ngừa được cả, nhưng thực tế mà nói, thành lập một chương trình ngừa bệnh ở một nuớc nghèo đâu có phải là dễ.
    Các bác sĩ trong đoàn có họp với bác sĩ địa phương để nói chuyện về vấn đề này và để lại nhiều tài liệu để phân phát cho dân chúng. Hy vọng có thể giúp ích đuợc một phần nào.
    Trên đường từ Cai Kình về lại Lạng Sơn, xe đi ngang qua lối vào con đường lộ dẫn đến cửa ải Chi Lăng. Trời còn sáng nên bác tài dừng xe lại cho mọi người xuống thăm quan.
    Chi Lăng có lẽ là cửa ải được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử nước ta, vì đây là con đường chính mà quân Trung Quốc hay dùng đê xâm lăng nước Việt, nhưng cuối cùng đều bị thảm hại. Từ thời vua Lê Đại Hành đánh lính nhà Tống, cho đến vua Lê Lợi diệt quân nhà Minh, tất cả các cuộc chiến thắng đều xẩy ra tại đất Chi Lăng này.
    Bây giờ con đường lộ cũng như cửa ải đều không được dùng nữa, nhưng ở bên đường vẫn còn đền thờ vua Lê, cùng những hàng quán bán trái cây và quà bánh cho du khách.
    Dưới chân đôi, ngày xưa là bãi chiến trường hàng vạn người chết máu nhuộm đỏ nước sông Thương, thì bây giờ là những cánh đồng thơm mùi lúa chín. Buổi chiêu mùa gặt, dân bản lớn bé gì đều ra đồng làm ruộng, cả những con trâu cũng hòa mình góp sức lao động.
    Ở ngoài Bắc dân chúng vẫn còn dùng tay chân chứ không xử dụng máy móc nhiều như nông phu miền Nam. Người gặt, người đap, người xay, người bó lúa, chuyên trò ríu rít. Có cả những cô thôn nữ ngồi sàng thóc bên bờ ruộng, cảnh đẹp ơi là đẹp, như là những câu thơ của Kim Tuấn:
    "Đất mẹ gầy cỏ lúa
    Đồng ta xanh mấy mùa
    Con trâu từ đồng cỏ
    Giục mõ về rộn khuya
    Chiều in vào bóng núi
    Câu hát hò vẳng đưa
    Con sông dài mấy nhánh
    Cát trắng bờ quê xưa"Ngày cuối cùng trong chương trình, chúng tôi về làm việc ở xã Cao Lộc. Đây là một xã nghèo trong tỉnh, nhưng cũng đã góp tên trong lịch sử đấu tranh của nước ta.
    ĺt người bây giờ còn nhớ đến Đội Ấn - một người dân thiểu số người Tày ở Cao Lộc, đã đứng lên tổ chức kháng chiến chống Pháp khoảng đầu thập niên 1920. Cuộc khởi nghĩa này rất ngắn ngủi, chỉ được vài tháng là đã bị thực dân Pháp dập tắt, cho nên không được mấy người biết đến.
    Ngày hôm nay thay vì đến trường học thì nhóm y khoa cộng đồng dừng chân ở một viện mồ côi. Ở đây tuy phương tiện thiếu thốn nhưng các em đều được chăm sóc và hướng dẫn tận tình. Cứ 10 em thì phải nằm chung một cái phòng tý tẹo. Quần áo phơi đầy ngoài sân. Ðồ giải trí thì có một cái merry-go-round cũ kỹ rỷ sét đẩy không buồn chạy. Nhưng em nào cũng hân hoan tươi tỉnh chào đón mọi người.
    Viện mồ côi này nhỏ, nên chỉ đến trưa là không những đã xong việc, mà còn dư chút thì giờ để thổi bong bóng làm chó với mèo cho các em nữa.
    Trở về lại thành phố, mọi người vội vàng thu xếp hành lý để kịp giờ lên xe đi về Hà Nội. Uống với nhau một ly nước mía lần cuối, chụp với nhau một tấm hình kỷ niệm trước cửa khách sạn, trao đổi nhau mấy địa chỉ với số điện thoại, rồi lên xe vẫy chào Lạng Sơn.
    Chiếc xe lăn bánh chạy ngang cầu Kỳ Lừa. Nhìn xuống dòng sông nước chảy lững lờ về phương Bắc như dòng đời lặng lẽ trôi, chẳng biết bao giờ mới có dip trở lại đây.
    Một tuần lễ thật là ngắn ngủi nhưng chất đầy kỷ niệm. Lạng Sơn bây giờ không phải chỉ là trong giấc mơ nữa, mà là một nơi có thật trong đời.
    Thực tế thường thường không được đẹp như trong mơ, nhưng Lạng Sơn thì lại khác. Nét đẹp của núi đồi Lạng Sơn, tình cảm thiết tha của người dân nơi đây, trên thực tế còn lôi cuốn hơn là trong mơ nữa. Cám ơn Project Vietnam, cám ơn các bạn hữu trong đoàn đã cho tôi một chuyến đi thật nhiều ý nghĩa. Mong sẽ có dịp gặp lại nhau...
    TPLS< Mùa thu 2006
    ( Không bình luận )
  10. wind_soul

    wind_soul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ nhân vật xuongrong... đã mất khá nhiều thời gian để post bài trên, em vote cho bài viết nay, tuyệt vời !

Chia sẻ trang này