1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm - bàn luận kỹ chiến thuật

Chủ đề trong 'Bóng rổ' bởi Damark, 30/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Don_Juan_De_Marco

    Don_Juan_De_Marco Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/04/2001
    Bài viết:
    5.625
    Đã được thích:
    0
    ui block
    nói thì dễ nhưng làm khó lắm
    bây giờ trình độ bóng rổ lên nhiều, kỹ thuật tốt nên chuyện block là khó lắm, thường bây giờ chỉ có 2 trường hợp: cầu thủ tấn công quá gà, giơ ra " mời ông xơi", thứ 2: người phòng thủ có thể hình thể lực vượt trội, sức bật tốt thì xuất phát chậm 1 tí vẫn áp đảo block được
    tớ thì cũng ít khi block được nhưng tớ nghĩ quan trọng nhất trong block là chọn thời điểm.
    khi tấn công bao giờ cũng lên rổ hoặc là nhảy ném ở điểm cao nhất có thể, thế nên muốn block thì phải xác định đúng được thời điểm đối thủ đã lên đến điểm cao nhất và chuẩn bị làm động tác ném thì mình nhảy theo, khi đó mới có khả năng block hoặc uy hiếp đối phương
    block lên rổ: thường rất khó vì tốc độ cao. thường thấy chỉ là những thằng cao to hơn hẳn chạy sau lưng, nhảy cao đập tay qua cả đầu thằng kia mà đập bóng. cái này thì phải chọn thời điểm bước cuối cùng của người tấn công, khi này họ đã ko thể tránh đi đâu được nữa, chỉ còn 1 hướng duy nhất là nhảy cao vươn tay về phía rổ, đây mới là thời điểm có hy vọng chặn được bóng. còn phần nhiều người phòng thủ toàn di chuyển, nhảy lên quá sớm khi người kia mới làm động tác lên rổ ở bước bắt bóng thứ nhất, khi đó phong thủ đã nhảy lên rồi thì việc bước thêm 1 bước để tránh rồi lên rổ là quá đơn giản và dễ dàng
    còn muốn chặn nhảy ném thì cũng phải chọn thời điểm đối phương đã bắt bóng lần 2, buộc phải đứng im. người phòng thủ luôn phải di chuyển khéo léo để giữ 1 khoảng cách tốt có thể khống chế được cả hướng lên rổ hoặc hướng nhảy ném của đối phương. khi muốn block nhảy ném thì nên giơ sẵn 1 tay lên cao cản trên mặt đối phương ( cái này thì ko chỉ muốn block mà phòng thủ nói chung đều giơ tay lên thì sẽ hạn chế được các hướng chuyền của đối phương ). khi tay ta đã giơ cao trước mặt đối phương thì nếu họ nhảy ném thời gian tay ta từ đó đuổi theo lên để đập bóng sẽ nhảy hơn là tay đưa từ dưới thấp lên.
    thực tế nhiều chú cao, tay dài nhưng động tác chậm, đưa tay từ dưới lên đã chậm lại còn đưa theo đường vòng 1 vòng từ dưới ra sau lưng lên trên đầu, nói chung là như cánh quạt, lúc tay lên đến điểm cao nhất thì khéo thằng kia nó đã ném xong rơi xuống đất rồi cái này cũng là hạn chế thực tế vì nhiêu ông động tác rất thừa thãi, kiểu đấy có nhảy cả đời cũng ko block được. mình phòng thủ bị thiệt thòi là phải đợi nhìn đối phương làm động tác trước rồi mình mới làm theo để chặn, thế nên phải tiết kiệm thời gian tối đa, giảm động tác thừa, đường đưa tay lên phải là đương ngắn nhất để tiết kiệm thời gian, tay mà đang giơ cao sẵn trên đầu đối phương nữa thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, dù ko block được thì cũng có 1 sức ép đáng kể lên người tấn công.
    1 điều nữa là "dứ". khi phòng thủ rất dễ bị dứ, và nhiệm vụ của người phòng thủ lúc này là phải giữ được vị trí. nhảy cao cũng có nhiều cách nhảy cao. nhiều ông máu me hăm hăm hở hở nhảy ra đòi block, nhưng mà nhảy độ chéo ( bay xa quá lớn ) thì chỉ với 1 động tác dứ rất đơn giản thì cũng chó ông đó ra sau lưng cả mét rồi, lúc đó ko thể quay về được nữa. 1 người phòng thủ tốt là giữ được vị trí phòng thủ của mình, có thể bị dứ 1 quả nhưng khi nhảy lên vị trí rơi xuống phải là ở gần người tấn công nhất, khi đó ngay lập tức có thể làm động tác tiếp theo để nhảy lên chặn bóng tiếp ( khi này nhảy sẽ hướng bật thẳng đứng nhiều hơn thì khi rơi xuống sẽ ko bị rơi ra quá xa người tấn công ). đặc biệt 1 số trường hợp trong khi ta bị lừa, bị nhảy lên rồi nhưng lúc rơi xuống gần người đối phương vẫn có thể quan sát tiếp, khá nhiều người khi dứ được 1 phát thì thường tâm lý chủ quan, + với hăm hở chuẩn bị ném nên bóng để trước mặt rất hở, lúc đó đang rơi xuống đập nhẹ 1 cái là bung bóng ngay - nói đến cái này cũng nói luôn cho các cầu thủ trẻ thường gặp: khi dứ được thằng phòng thủ bay xong thì nên tránh sang 1 bước ( tuỳ xem thằng kia bay đi đâu ), khi đó mới thoải mái ném được, chứ nhiều khi dứ được 1 quả thứ nhất xong nhưng rồi vẫn đứng đơ ngay đấy thằng kia nó rơi xuống lại lù lù trước mặt, thế là công toi chả làm được gì nữa.
    Một điều quan trọng nữa khi phòng thủ muốn block là TRÁNH VA CHẠM. có thể nhảy lên đập bóng rất đẹp, bóng đã rời tay người tấn công, thế nhưng người mình rơi xuống lại đâm uỳnh 1 phát vào thằng kia thì sẽ toétttttttttttttt, lỗi, công toi . Khi lên rổ thì lại càng nguy hiểm hơn, thường là người phòng thủ chạy từ sau lưng hoặc chạy chéo qua đường chạy của người tấn công, khi này người tấn công thường được ưu tiên nhiều nên nếu cố block mà va chạm với cầu thủ tấn công thì thường sẽ bị bắt lỗi thôi. THế nên khi nhảy cố gắng nhảy hơi chéo, nghiêng người 1 chút ra vẻ ta đây có né rồi rơi xuống bên cạnh thằng kia là đẹp nhất.
    tôi nhớ hồi trước có 1 lần mình bắt bóng hết bóng rồi, thế mà dứ được 1 thằng nhảy 3 phát liền, nhưng rồi buồn cười quá vứt cha bóng xuống đất đứng cười, ko ném nữa, công nhận thằng đấy khoẻ phết . Nói thế là rút kinh nghiệm: trường hợp chú đó là nhảy rất hăng, nhưng mà nhảy xong rơi xuống quá xa, rồi lại cuống cuồng bay về, lại ăn quả dứ nữa, rồi lại phi tiếp, cứ thế
    Túm lại có 2 cái quan trọng nhất: chọn thời điểm và sức bật. trong 2 cái này cái chọn thời điểm thì rất khó, ko phải ngẫu nhiên mà có. cái này phải luyện tập nhiều, phải có kinh nghiệm, và phải có cảm giác tốt, hiểu được đối phương có thể sẽ làm gì. cái thú 2 chắc sẽ dễ tập luyện hơn: cứ tập sức bật tốt thì dù xuất phát hơi chậm hơn nhưng nhảy cao hơn hẳn thì vẫn block ngon
    nói chung là ko nên ham hố block quá, dễ ăn lỗi. nhảy lên uy hiếp cho nó ném lệch là được rồi. còn muốn lên tinh thần thì chọn thằng nào thấp bé nhẹ cân hơn mình hẵng rình, mấy thằng ngang mình trở lên mà cứ cố dễ ăn đòn lắm
  2. Don_Juan_De_Marco

    Don_Juan_De_Marco Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/04/2001
    Bài viết:
    5.625
    Đã được thích:
    0
    nói về phòng thủ liên phòng chút
    cái này bây giờ có vẻ là ko hợp với thời bây giờ, phòng thủ 3 dưới 2 trên bây giờ có vẻ 2 người trên quá vất vả ko bịt hết được 3 chú đối phương dàn ở 2 góc 45 và ở giữa. cái này theo tôi là do thực hiện chưa tốt chứ ko phải do chiến thuật ko tốt, ko phải tự nhiên mà nó được sử dụng suốt bao lâu đến tận bây giờ.
    trong chiến thuật này quan trọng là người hậu vệ, hậu vệ sẽ là người điều chỉnh cả đội. khi trên sân chúng ta hoàn toàn có thể gọi nhau, gọi nhiều cũng được ko sao, để bù cho nhau. liên phòng là 1 khối, như vậy sẽ có 1 người điều hành cái khối đó vận hành dịch chuyển ntn.
    2 người đứng trên đứng ntn? nếu 1 người đối phương cầm bóng đứng giữa, 2 người đứng 2 góc 45 độ sẽ thế nào? nếu 2 người phòng thù mà đứng nữa vời ở 2 đầu chai - người dẫn bóng đứng khoảng giữa 2 người thì khi này nó chuyền đi chuyền lại 3 đứa thì 2 thằng đúng là chạy cả ngày cũng ko bịt được. Cái này là vì chắc chắn trong 2 người phòng thủ sẽ phải có 1 người trực tiếp lên bịt trước mặt người cầm bóng ở giữa , ko được để tình trạng dở dang 2 người đều lên, đều xuống. Người còn lại sẽ chia ra tuỳ đối phương đứng lệch sang bên nào để bắt 1 cánh còn lại. tuy nhiên cũng chỉ hạn chế trong tầm từ góc 45 về giữa thôi, vì 2 người đầu chai luôn phải giữ khoảng cách tốt để hộ trợ nhau, thường gọi là "đóng cửa" khi cần, vì nếu để hở giữa quá đối phương đột thẳng vào giữa sẽ rất dễ qua.
    khi bóng di chuyển chuyền đến đâu thì luôn phải có 1 người chuyuển đến chặn trước mặt người có bóng.
    2 người bên trên bắt như vậy, còn hậu vệ sẽ là người điều khiển. thấy đối phương tấn công lệch về cánh nào thì hô đội mình nghiên về phía đó: 1 thằng đè hậu vệ, 1 thằng phía ngoài định nhảy ném: khi này hậu vệ sẽ phải thả thằng đè mình ra, gọi thằng trung phong bỏ người đang kèm bên kia ( nếu có ) để bù người mình vừa bỏ, mình thì ra bắt ngoài, đồng thời hô tiền đạo lùi về phía giữa. nếu bóng được chuyển sang cánh kia thì lại hô trung phong bỏ thằng vừa kèm ra để dồn sang bên kia, hô 2 tiền đạo vênh sang bên kia. khi thấy có người bị yểm hộ thì có thể hô thả ra, ra ngoài ngay, hoặc ko nguy hiểm thì có thể kệ đấy. nói chung là đánh liên phòng có 1 hậu vệ chỉ huy tốt thì sẽ rất lợi. hậu vệ đó lúc này nên nói, nhiều cũng được. tát cả trung phong, tiền đạo, hậu vệ kia đều sẽ phải theo sự điều chỉnh đó là chính.
    liên phòng là phải linh hoạt biến hoá, 5 người ko nhất thiết phải đứng đóng đinh tại 5 vị trí của mình từ đầu. khi đối phương dồn hết sáng 1 cánh thì hậu vệ cánh còn lại cũng bước sang phía đó, đẩy đồng đội dồn sang, chứ nhiều lúc cứ đứng đờ ở đây xem bên kia, khổ đồng đội
    Trung phong trong liên phòng cũng ko nhất thiết lúc nào cũng phải đè trung phong đối phương vì nếu có tình huống 1-1 thì thường sẽ có đồng đội hỗ trợ
    1 điểm lợi nếu biết phát huy của liên phòng: tạo thành thế gọng kìm, bẫy đối phương. hậu vệ chủ động bảo tiền đạo trên đứng nghiêng về 1 phía, ví dụ đối thủ thuận tay phải thì đứng lệch bịt hẳn bên phía tay phải của bên kia, khi đó đối phương chỉ còn cách đi về phía trái của mình, phía ko thuận, mà ở đó lại đã có 1 hậu vệ đối phương, khi này bên phòng thủ khép vào thì sẽ rất lợi thế, có thể cắt bóng. ( mỗi tội nhiều khi điều mấy ông trên bảo khép bên kia lại, thế mà ko nên hồn, để nó đi được về phía bên đấy thì coi như xong, chả ai đỡ ở đấy )
    nói linh tinh tí, hơi lộn xộn nhưng là kinh nghiệm anh em trao đổi với nhau tí thôi, ko như sách được, ai đọc được thì đọc ko đọc được thì bỏ qua
  3. 20DALL20

    20DALL20 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    Khải mo máu quá, post bài dài ngoằng. Nhưng đừng có máu mỗi trên net nhá, chiều nay ra sân đê, lâu lắm ko thấy cái mặt mo đâu.
    Spam một tí, đừng treo nick nhá.
    Tinh thần bóng rổ muôn nhăm, măm măm
  4. springforever

    springforever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    nghe nói muốn đánh giỏi môn này phải biết cầm bóng 1 tay,ko biết có bí quyết gì ko vậy/
  5. Don_Juan_De_Marco

    Don_Juan_De_Marco Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/04/2001
    Bài viết:
    5.625
    Đã được thích:
    0
    vớ vẩn, người Việt Nam đa số thấp bé nhẹ cân --> tay cũng nhỏ, ko cầm được bóng vấn đề gì đâu?
    tay to cầm được bóng chỉ là 1 lợi thế thôi chứ ko phải đ/k cần
    với lại mấy thằng Mỹ hay úp rổ cần cầm bóng 1 tay thì chắc hơn chứ dẫn bóng, nhảy ném thì cầm được bóng hay ko khác gì nhau mấy đâu
  6. Zeen8

    Zeen8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    1.539
    Đã được thích:
    0
    Cầm bóng một tay như mình đây , nhưng đánh đấm thì có ra gì đâu cơ chứ
  7. boy17cm

    boy17cm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2003
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Thế còn kinh nghiệm rebound ?
  8. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    rebound thì 17 cm hay 1m7 cũng như nhau cả thôi, có cố mấy cũng chịu. Tốt nhất là tập screen out cho thằng khác nó rebound.
  9. Damark

    Damark Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Về rebound:
    Rebound, ngoài chiều cao và sức bật ra, còn phải tính đến vị trí nữa. Thậm chí nhiều khi vị trí quan trọng hơn cả chiều cao. Tớ đã nhiều lần rebound thắng những thằng cao gầy hơn tớ, và cũng rebound thua những thằng thấp hơn nhưng chắc và to hơn tớ. Tất đều quy về là đẩy hay không đẩy được nó ra để chiếm chỗ rebound thôi. Thường khi mà đã đoán được vị trí rebound rồi là phải giữ chắc, xuống tấn chuẩn bị bật đồng thời hơi khuỳnh chân tay ra, dựa vào thằng đang trnh rebound với mình để đẩy nó ra, đồng thời khi bật lên có thể dựa vào nó để bật làm cho nó mất thăng bằng.
    Nếu chiếm được vị trí tốt thì có thể là ngay cả khi mình không rebound được, vẫn có thế phá bóng ra khỏi tay thằng kia, tạo điệu kiện cho đồng đội mình rebound tiếp.
  10. Tuan_2pung

    Tuan_2pung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2003
    Bài viết:
    1.071
    Đã được thích:
    0
    Về Rb hả theo tôi nghĩ cao chưa hẳn đã Rb được đâu, quan trọng nhất là khả năng chiếm vị trí và tì người đối thủ. Khi Rb tốt nhất nên đẩy cầu thủ tranh bóng với mình về phía sau và để điểm tranh bóng tréo về phía trước mặt mình( nếu thẳng đứng trên đầu khả năng tranh chấp là 50-50 đứa nào cao hơn, bật cao hơn thì ăn)như vậy thì 1 người cao 1m70 cũng có thể Rb được với tên cao 1m90(hehe bài này tôi làm nhiều lần rồi xơi gọn mấy tên cao gần 1m90)
    Về block thì khá là khó với trình độ bóng rổ ngang nhau thì cả trận có vài quả block đã là khá rồi.Với tôi block khi lên rổ là khả năng xảy ra nhiều nhất khi mình chọn đưọc vị trí trung tâm lừa cho cầu thủ đối phương đảo ra cánh lên rổ, khi ấy đối phương chỉ còn 1 đường duy nhất ở góc không độ nếu ta chọn vị trí tốt áp sát và bật cao thì cầm chắctrừ khi đối phương sợ quá mà quẳng bóng đi thôi
    Khả năng block khi nhảy ném là tương đối khó, bởi khi ấy cầu thủ đối phương có rất nhiều sự lựa chọn về hướng ném(sơ sơ cũng phải 6 hướng ném:1 nhảy cao tay tại chỗ, 2 nhảy lùi ra sau,3 nhảy lùi tréo sang trái,4 nhảy lùi tréo sang phải, 5 tiến lên 1 bưóc vươn người áp rổ phải, 6 tiến lên 1 bước vươn người áp rổ trái). như vậy rất khó cho người phòng thủ, trừ khi là quá cao. Ở trình độ ngang nhau đa số trường hợp block được đều do cầu thủ tấn công ném tránh người trước mặt nhảy ra phía an toàn và bị tên phòng thủ hỗ trợ rình từ đầu anh hùng núp móc lốp mà thôi.

Chia sẻ trang này