1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh Nghiệm Chữa Đau Mắt Đỏ ( Viêm Kết Mạc) Đúng Cách

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi minhthai1204, 09/10/2018.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. minhthai1204

    minhthai1204 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Viêm kết mạc ( đau mắt đỏ) là một bệnh lý bị viêm cả kết mạc - lớp màng trong suốt dưới mí mắt và trên tròng trắng. Đau mắt đỏ có thể gây ra bởi dị ứng, tiếp xúc với hoá chất kích thích, hoặc nhiễm virus hay vi khuẩn. Sau đây Wit ecogreen xin chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh mắt thường gặp này nhé!!

    1. Nguyên Nhân Đau Mắt Đỏ ( Viêm Kết mạc)
    - Đau mắt đỏ do virus thường gây ra bởi một trong các adenovirus, một nhóm virus thường gây ra bệnh cảm lạnh (bệnh viêm đường hô hấp trên). Trong những vùng khí hậu ôn đới, adenovirus hoạt động mạnh nhất trong mùa xuân, đầu hè và vào giữa mùa đông.
    - Chúng lây nhiễm các chất dịch trong mắt, miệng và mũi, và có thể lan truyền từ người này sang người khác qua tay và trong những giọt nước bắn ra khi ho và hắt xì. Trong hầu hết các trường hợp, adenovirus chỉ gây viêm kết mạc nhẹ. Tuy nhiên, chúng có khả năng gây ra chứng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, gọi là viêm kết – giác mạc, có thể làm mờ giác mạc và ảnh hưởng đến thị giác. Bên cạnh adenovirus, những loại virus khác có thể gây viêm kết mạc bao gồm các virus đường ruột, virus sởi (rubeola) và virus herpes đơn dạng.

    [​IMG]

    - Viêm kết mạc do vi khuẩn có thể do nhiều loại vi khuẩn khác nhau gây ra, bao gồm Haemophilus influenzae, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn. Hầu hết những ca nhiễm khuẩn là do vi khuẩn lây lan qua tiếp xúc với bàn tay đã bị nhiễm khuẩn.
    - Trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh lậu hoặc chlamydia cũng có thể bị viêm kết mạc nếu mắt chúng bị nhiễm khuẩn do dịch tiết trong đường sinh khi ra đời.
    Xem thêm : Tổng hợp những cách chữa đau mắt đỏ nhanh hết

    2. Các triệu chứng Đau Mắt Đỏ ( Viêm Kết mạc)
    Mắt đỏ, chảy nước mắt
    Mắt cảm thấy khó chịu (cảm giác “ngứa”)
    Dịch tiết từ mắt có thể tạo thành gỉ quanh mí mắt
    Nếu là do viêm kết mạc do virus, chất dịch từ mắt thường có lỏng và trong suốt. Nếu là do viêm kết mạc do vi khuẩn, chất dịch thường đặc, có màu vàng hoặc lục, đục và dính. Đôi khi, chất dịch khiến hai mí mắt dính vào nhau. Trường hợp này xảy ra chủ yếu khi mới thức dậy. Với viêm kết mạc dị ứng, thường thì cả hai mắt đều bị ảnh hưởng, cảm giác ngứa lại dữ dội hơn và mắt có thể bị sưng.
    Nếu đeo kính sát tròng, bạn dễ bị viêm kết mạc nặng, có thể gây tổn thương mắt. Hãy ngừng đeo kính sát tròng nếu bạn thấy mắt đỏ. Liên lạc với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn cảm thấy đau.

    3. Thời gian điều trị Đau Mắt Đỏ ( Viêm Kết mạc)
    - Ngay cả khi không được điều trị, hầu hết các trường hợp viêm kết mạc do virus sẽ tự khỏi trong 7 ngày.
    - Viêm kết mạc do vi khuẩn đòi hỏi phải sử dụng thuốc kháng sinh. Mắt thường hết đỏ vài ngày sau khi bắt đầu sử dụng thuốc kháng sinh. Hãy đảm bảo rằng bạn vẫn uống hết lượng thuốc kháng sinh được kê dù bạn có thể đã bắt đầu cảm thấy khỏe hơn. Nếu không thì thuốc có thể không tiêu diệt được tất cả vi khuẩn.

    Có thể bạn muốn biết các bệnh về mắt thường gặp
    : https://wit-ecogreen.com.vn/cac-ben...cham-den-nhin-loa-sang-la-benh-gi-c3a117.html

    4. Phòng ngừa Đau Mắt Đỏ ( Viêm Kết mạc)
    - Có thể ngăn ngừa viêm kết mạc do lây nhiễm. Hãy rửa tay thường xuyên và nên tránh chạm vào mắt. Ở nhà, không bao giờ dùng chung khăn tắm, khăn mặt hoặc mỹ phẩm với những người khác, đặc biệt là mỹ phẩm dành cho mắt.
    - Để ngăn ngừa viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh, tất cả phụ nữ có thai nên được kiểm tra và điều trị bệnh lậu và chlamydia (nếu có). Để phòng tránh, trẻ sơ sinh nên được nhỏ kháng sinh cho mắt sau khi ra đời.

    [​IMG]

    5. Điều trị Đau Mắt Đỏ ( Viêm Kết mạc)

    - Với những trường hợp viêm kết mạc do virus không biến chứng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc nhỏ mắt không theo toa giúp giảm triệu chứng về mắt trong khi cơ thể của bạn chống lại virus.
    - Với những trường hợp viêm kết mạc do vi khuẩn, bạn sẽ cần thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ theo toa có chứa kháng sinh (sulfacetamide, erythromycin…) Tiếp tục dùng thuốc theo đúng thời gian hướng dẫn của bác sĩ dù các triệu chứng đã biến mất sau một hoặc hai ngày. Bạn cũng có thể dùng khăn ấm đắp lên mắt khoảng 20 – 30 phút/lần, nhiều lần trong ngày. Nhẹ nhàng lau khô dịch tiết và gỉ mắt khô bằng khăn giấy hoặc bông gòn ẩm và sạch.
    - Với trường hợp viêm kết mạc do dị ứng, thuốc nhỏ mắt chứa antihistamine và đắp khăn lạnh có thể giúp làm giảm ngứa.
    - Trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc do bệnh lậu và chlamydial sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh nhỏ mắt, uống hoặc tiêm tùy vào mức độ nghiêm trọng. Mẹ của chúng nên được kiểm tra và điều trị bệnh lậu hoặc chlamydia.

    6. Khi nào thì nên đi tới bác sĩ chuyên khoa mắt?
    - Bạn nên gọi điện cho bác sĩ nếu mắt đỏ, chảy nước mắt và ngứa, đặc biệt là khi có dịch tiết đặc tạo thành gỉ trên mí mắt.
    - Bạn nên gọi điện cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị đau hoặc sưng mắt, hoặc nếu mắt bạn bị mờ hoặc sốt cao hoặc trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Bạn nên gọi điện cho bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh có các triệu chứng viêm kết mạc.
    Nếu bạn đang sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn, hãy gọi điện cho bác sĩ nếu mắt vẫn tiếp tục đỏ sau 3 ngày.
    Đọc tiếp : Các bệnh mắt mà người già, người lớn tuổi thường mắc phải

Chia sẻ trang này