1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm của dân kỹ thuật đi làm kinh doanh-mọi người đóng góp nhé

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi maskhadov, 21/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Muốn kinh doanh thành công thì không cần kỹ sư kinh doanh, mà cần
    một người tốt nghiệp trường Business School, và nhiều năm kinh nghiệm
    đã quản trị doanh nghiệp thành công. Người này biết thuê và điều hành
    các kỹ sư mà y thấy cần.
  2. CVPH

    CVPH Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    198
    Theo em thì tùy theo qui mô của doanh nghiệp mà sự lựa chọn bằng cấp/chuyên môn cho từng vị trí quản lý sẽ khác nhau. Ở đây, ý em nói là doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật thôi nhé.
    Nếu doanh nghiệp có qui mô lớn và vừa, thì CEO/leader có thể không nhất thiết phải là kỹ sư, mà có thể là người tốt nghiệp Business School như bác nói. Vị này sẽ điều hành doanh nghiệp với sự hỗ trợ của đội ngũ quản lý cấp trung. Đội ngũ này sẽ phải là kỹ sư hoặc có kiến thức, kinh nghiệm tương đương, mới có thể quản lý nhân viên cấp dưới.
    Còn đối với doanh nghiệp qui mô nhỏ, thì CEO, ông chủ phải là kỹ sư, hoặc có kiến thức, chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực đó, mới có thể đủ sức lãnh đạo một cách hiệu quả được.
    Làm lãnh đạo mà không có hoặc yếu chuyên môn thì rất khó thu phục nhân viên dưới quyền. Một khi nhân viên đã không phục, thì rất dễ sinh chuyện.
    Tầm hiểu biết của em chỉ được chừng ấy. Rất mong được các bác chỉ giáo thêm.
  3. win_hg

    win_hg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2004
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Em cũng từng là dân IT chuyển qua làm kinh doanh đây!
    Em thấy làm kinh doanh một phần là phải nhanh nhẹn, có bộ mặt thiện cảm và khả năng ăn nói, khả năng nhận biết tâm lý khách hàng và sự nhanh nhẹn khi nắm bắt thị trường.
    Nói chung còn nhiều vấn đề nhưng em thấy những vấn đề trên đã đúng với em. Còn bác nào bổ xung hoặc cho ý kiến tiếp ah, riêng em có chút đóng góp để bác chủ topic tham khảo ah
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Trường hợp này, ông chủ phải mất vài năm lăn lộn, và thiệt hại nhiều
    vì những thiếu sót kiến thức kinh doanh, để mua những bài học đã dạy
    trong những lớp đầu của trường Business school. Thông thường, kỹ sư
    trở thành ông chủ một công ty thành công cỡ nhỏ thì cũng phải mất vài
    ba năm, cũng là thời gian tích luỹ vốn xây dựng công ty qua những may
    mắn (không gặp đối thủ kinh doanh) và thành công kỹ thuật. Ở Mỹ, muốn
    làm ông chủ cũng không khó, vì các nhân viên Tài Chính, Kế Toán, đều
    có thể thuê người ở công ty khác đến làm công được . Ở ViệtNam thì
    khó khăn hơn . Bù lại, luật lệ quản lý kinh doanh ở VN cũng không có
    nên ông chủ cũng dễ lọt qua các cửa ải này. Ví dụ, các tiệm cắt tóc,
    làm móng tay người Việt có thuê 2 người làm, cộng với ông chủ cũng là
    người làm nữa là 3, thì cũng đã thuê Kế Toán kiêm làm Lương rồi. Các
    công ty cỡ vài chục công nhân thì cũng thuê như vậy, nhưng đắt hơn,
    vì công việc phức tạp hơn. Đa số các kinh doanh nhỏ này, thì chủ
    tiệm phải đi mua hàng, nguyên vật liệu, chào bán hàng, ký hợp đồng,
    đủ mọi chuyện . Họ có yếu kém là không dám nhận hợp đồng to, mà chẳng
    chủ hàng to nào dám thuê mấy tiệm nhỏ này làm chuyện lớn cả . Bù lại,
    họ nhận giá thấp, và dễ thoả thuận mỗi khi có xung khắc đôi bên, và
    họ chịu thiệt, khiến chủ hàng vui vẻ, và bận sau lại đến nữa. Những
    chủ hàng này cũng nhỏ, và không dám chơi trèo với những tiệm lớn,
    vì bọn này có luật sư, và hợp đồng với chúng phải cẩn thận như nắm
    lưỡi dao mà chúng nắm đằng chuôi, cho mình sống thì được sống . Đôi
    khi các chủ nhỏ chịu làm với các chủ hàng lớn, vì bọn chúng cũng để
    cho mình kiếm chút cháo, không nỡ húp cả cặn . Các chủ nhỏ chịu thiệt
    và sống chung với chủ lớn như vậy, để một ngày kia, đủ lông đủ cánh
    như Bill Gate, thì có một đội ngũ cán bộ có bằng trên đại học về quản
    trị kinh doanh và nhiều năm đã làm CEO thành công ở những nơi khác về
    làm thuê cho mình.
    Cái khó ở Việtnam là tìm được bạn hàng, chủ hàng, chủ bán nguyên liệu
    cho mình là người biết điều, có ăn có chịu với mình, chứ không phải kẻ
    cứ lừa được mình thì coi đó là một trận thắng.
  5. CVPH

    CVPH Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    198
    Em hoàn toàn đồng ý với bác ở điểm này. Thông thường, những ông chủ kỹ sư khi ra trường phải lăn lộn khá nhiều, học hỏi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm,... trước khi bước chân vào lĩnh vực kinh doanh. Chỉ có một số không nhiều những người đã từng đi làm và tích lũy kinh nghiệm khi còn ngồi trên ghế trường đại học, nên ra trường nếu có điều kiện, là có thể mở doanh nghiệp được ngay.
    Thiệt hại là điều không thể tránh khỏi. Vạn sự khởi đầu nan mà bác. Cái này coi như học phí. Thực ra, ngay cả những người được đào tạo bài bản trong các business school cũng có nhiều lúc vấp phải sai lầm, thậm chí nghiêm trọng.
  6. k6aoff

    k6aoff Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2008
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Những tiêu chí các bác đưa ra ở trên là hoàn toàn cần thiết, tuy nhiên những tiêu chí này thì rất nhiều người có thể có được, để thành công yếu tố cơ hội, khả năng lắm bắt cơ hội và đưa các cơ hội về tầm kiểm soát của mình. Theo mình đó là quan trọng
  7. khahn

    khahn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2003
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Nghĩ nhiều làm gì, đi buôn thì cứ mua rẻ bán đắt thôi. Vấn đề là tìm ra cái gì để buôn bán. May thì trúng quả bằng cả năm ô khác đi làm. Cứ mạnh dạn lên, ngỗi nghĩ thiệt hơn chỉ tốn thời gian thôi, quan trọng là mình thích làm gì.
  8. CVPH

    CVPH Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    198
    Trong kinh doanh thì mỗi người mỗi quan điểm khác nhau, mỗi cách thực hiện khác nhau. Quan điểm của bác là thế này, nhưng người khác lại suy nghĩ theo cách khác.
    Theo em, thì quan trọng không phải là mình thích làm gì, mà là sản phẩm/dịch vụ nào mà mình có thể đem lại lợi ích cho khách hàng (để đem về thu nhập) trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. (bán/cung cấp cái mà thị trường cần chứ không phải cái mình có, đáp ứng nhu cầu của khách hàng) Tất nhiên, làm cái mình thích thì sẽ có thêm một yếu tố thuận lợi.
    May mắn, thời cơ là yếu tố không thể bỏ qua trong kinh doanh, nhưng không thể trông chờ như kiểu há miệng chờ sung.
  9. 0948271080

    0948271080 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2008
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Bac CoDep up em rat dong y, nói dối bằng những điều mọi người tưởng như thật.
    Nhưng thật ra cái hay của nó là chúng ta gặp nhiều người và mở rộng quan hệ, rồi sau đó mới kinh doanh được
    Kinh doan phải qua bán hàng!
  10. GTuan

    GTuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2007
    Bài viết:
    576
    Đã được thích:
    0
    em dân kỹ thuật 100%, người ta cũng đăng tuyển ks làm kinh doanh mà vào đề thi toàn là hợp đồng kinh tế với cả đấu giá thì bít làm sao đây

Chia sẻ trang này