1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm tập khí công

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi lamtuocvy, 07/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Kinh nghiệm tập khí công

    Em mở chủ đề này để mọi người cùng nhau trao đổi về kinh nghiệm tập khí công, hay đơn giản chỉ là những trải nghiệm, những hiện tượng bản thân đã gặp phải khi tập khí công.

    Có nhiều phương pháp tập khác nhau, và mỗi người cũng có 1 thể trạng khác nhau. Chúng ta cùng nhau trao đổi, biết đâu ai đó sẽ tìm ra được điều gì hữu ích cho mình!

    thời gian tới em sẽ post những kinh nghiệm của bản thân về các môn khí công đã học, trong đó có Tĩnh khí công ý thức (không dám post sang chủ đề đó vì sợ mình nói bậy nói bạ, bác Xứ Đoài đánh chết!)
    Có gì không phải bác Xứ Đoài nhẹ tay hộ em nhé, em xin nhờ bác làm hiệu đính giùm.
  2. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nhà bác "lamtuocvy" định bán mật khổng tước hay răng vzậy cà !
    Nhà bác mở thêm cái top. này có khi là khí loãng chuyện !?! Thằng cha nào mà dám cấm nhà bác trình bày kinh nghiệm của nhà bác ở bên top. kia chứ ? Nếu có nhà bác cứ "bẩm" với Thầy "đá cho một cái ăn cháo cả tháng" tắp lự !
  3. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Cái topic này là để cho tất cả các món khí công nói chung bác ạ. Xin phép bác thỉnh thoảng em sẽ qua "bên kia" đá gà đá vịt.
    Được lamtuocvy sửa chữa / chuyển vào 23:02 ngày 08/11/2006
  4. culy90

    culy90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    ko biết đã có title mới chưa nhỉ , post thử 1 bài là biết ngay , hehhehhe
  5. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy có mấy trang web VN về chủ đề này, các bác thử xem:
    http://yogavietnam.net
    http://www.yoga.com.vn
    Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dung:
    http://www.uia.edu.vn
    ( Thông tin từ người khác:
    http://www.yogasite.com/ (bài tập Yoga từ căn bản đến phức tạp, tin mới về liệu pháp Yoga, download nhạc luyện tập.
    http://www.abc-of-yoga.com/ (cụ thể và phong phú hơn).
    http://www.yoga.com/ (tập hợp những thú vị về Yoga, phim hài, diễn đàn, mua bán vật dụng luyện tập...)
  6. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay em xin tiếp tục topic này với 1 số kinh nghiệm tập khí công của mình. Nói chung thì mỗi người có 1 tố chất khác nhau, cảm nhận khi tập cũng khác nhau, thành ra những kinh nghiệm của người này chưa chắc đã đúng với người khác.
    Do đó, những điều em sắp trình bày có thể có người đồng ý, có người áp dụng được, có người không, đó cũng là điều bình thường. Tuy nhiên em vẫn post nó lên, thứ nhất là để chia sẻ nó với những người có thể trạng giống mình, thứ 2 là để nhắc nhở chính bản thân mình.
    Rất mong mọi người cùng đóng góp, chia sẻ.
  7. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    I. Phải nắm vững lý luận
    Một trong những kinh nghiệm quan trọng nhất khi tập khí công mà em muốn trao đổi cùng các bác là Phải nắm vững các lý luận về khí công.
    Thông thường, khi mới tập khí công, các vấn đề lý luận thường bị xem nhẹ, người tập thường chỉ chú ý tới nội dung bài tập: bắt đầu thế nào? tập chính thức ra làm sao? kết thúc thế nào?...
    Đa số mọi người cho rằng: Lúc mới tập thì cứ tập theo bài, đảm bảo được các yếu lĩnh của bài đã là tốt lắm rồi. Cách tập này cũng có những ưu điểm riêng của nó. Chính vì thế, nhiều người thầy chủ chương chỉ dạy học viên các phương pháp luyện tập, khi được hỏi: ?oTại sao lại tập như vậy?? ?" thì câu trả lời thường là: ?oBài của nó như thế?.
    Cách tập này chủ yếu phù hợp cho các đối tượng học viên còn ít tuổi, hoặc trong trường hợp người thầy luôn ở bên trò, trực tiếp chỉ bảo, giám sát, uốn nắn, trợ khí cho học trò.
  8. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Còn trong trường hợp có đông người học, người thầy không thể thường xuyên hỗ trợ học trò trực tiếp được, người học phải tự phát huy nỗ lực của mình là chính. Khi đó, vấn đề nắm vững lý luận là cực kì quan trọng.
    Người học phải nắm thật vững về lý luận và tác dụng của từng bước trong bài tập, từ đó trả lời các câu hỏi kiểu như: Tại sao lại sử dụng tư thế như vậy? Tại sao lại thở như vậy? Từng nhịp thở có tác dụng gì? Dẫn khí từ vị trí này sang vị trí khác có tác dụng gì?...
    Có nắm vững được lý luận thì mới có thể tập đúng được. Cơ địa mỗi người một khác, biểu hiện khi tập cũng mỗi người một khác, phải nắm vững lý luận mới biết được biểu hiện nào là tốt, biểu hiện nào là không tốt, từ đó chỉnh sửa lại cách tập cho hợp lý.
    Ví dụ:
    Chỉ xét riêng 1 yếu lĩnh về luyện thở (sâu - đều - chậm) đã có rất nhiều vấn đề cần phải đặt ra: Thế nào là thở sâu, thở đều, thở chậm? Thở sâu có tác dụng gì, đều có tác dụng gì, chậm có tác dụng gì? Hít vào có tác dụng gì? Ngưng thở có tác dụng gì? Thở ra có tác dụng gì? Thời gian mỗi nhịp bằng bao nhiêu là phù hợp với bản thân?...
    (Nhiều người khi tập thở, nín thở tới mức tim đập mạnh, mặt đỏ phừng phừng... mà vẫn cố tập, cũng chỉ vì chưa nắm vững được lý luận)
    Để trả lời được tất cả các thắc mắc đó, nhằm đạt kết quả tốt trong luyện tập, người tập cần không ngừng học hỏi, không ngại hỏi thầy, nhờ thầy giải đáp, đọc thêm sách, tài liệu...(cũng phải lựa chọn sách cẩn thận). Và quan trọng nhất là phải đều đặn tập luyện để có thể chứng nghiệm trực tiếp các vấn đề lý thuyết.
  9. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    II. Làm cách nào để có được khí cảm?
    Đối với người mới tập, có lẽ một vấn đề mà họ luôn băn khoăn, thắc mắc là: Cảm giác khí (khí cảm) nó như thế nào?
    Có phải không có khí cảm tức là cơ thể của học không có khí?
    Để mau chóng giải đáp câu hỏi đó, nhiều người dễ sa vào tập luyện quá sức, chỉ cốt nhanh đạt được ấn chứng. Đó là 1 cách tập sai lầm.
    Thực ra có khí cảm hay không có khí cảm thì khí vẫn luôn chạy trong cơ thể, thậm trí có những người cơ thể rất khoẻ mạnh, nội lực hùng hậu vẫn không có cảm giác về khí. Do đó, dù không cảm thấy khí khi tập, các bài tập khí công vẫn có những hiệu quả nhất định đối với cơ thể.
    Cảm giác về khí mạnh hay yếu vốn là do ?ođộ nhạy? của cơ thể mạnh hay yếu. ?oĐộ nhạy? đó được hình thành trên cơ sở sự chênh lệch giữa khí và huyết trong cơ thể.
  10. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Khi một cơ thể ở trạng thái bình thường, không có khí cảm, ta gọi đó là trạng thái cân bằng của khí và huyết trong cơ thể. Đây là một cân bằng động vì cơ thể luôn vận động, khí - huyết cũng luôn vận động, có lúc huyết vượt khí và cũng có lúc khí vượt huyết.
    (?ovượt?: tức là so sánh với trạng thái cân bằng)
    + Khi Huyết mạnh hơn Khí:
    Nói cách khác, khi khí kém hơn huyết, cơ thể sẽ có cảm giác ỳ trệ, khó chịu. Bởi vì khí là động lực thúc đẩy huyết, là tác nhân trong quá trình trao đổi chất giữa máu và tế bào; Nếu khí không đủ để đẩy huyết, trao đổi chất không đạt hiệu suất cao, từ đó tạo ra cảm giác ỳ trệ, bức bối trong cơ thể.
    + Khi Khí mạnh hơn Huyết:
    Nó sẽ cho ta cảm giác về khí (khí cảm). Độ chênh lệch giữa khí và huyết càng lớn thì khí cảm càng mạnh.
    - Khi khí mạnh hơn huyết 1 chút sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất giữa huyết và tế bào, làm cơ thể khoẻ mạnh lên, hồng cầu sinh ra nhiều (Đông y vẫn gọi là: Khí thúc đẩy huyết). Khi đó cơ thể có cảm giác thông thoáng, dễ chịu, có thể cảm nhận được cảm giác tê nhè nhẹ của khí và đường đi của khí trong cơ thể.
    -Tuy nhiên, cái ?o1 chút? đó bằng bao nhiêu thì thực khó nói. Phải trải qua nhiều thực tế luyện tập, người tập mới tự rút ra được kinh nghiệm cho bản thân mình. Nếu để khí vượt quá xa huyết sẽ tạo ra phản tác dụng: Khí thuc ép huyết quá mạnh, dẫn đến tổn thương huyết, hại cơ thể (Lúc đó cơ thể có cảm giác tê rất mạnh, thậm chí tê buốt hay tê dại đi, cơ thể dễ phát nóng, nhất là ở 2 lòng bàn tay và lòng bàn chân, suốt ngày thấy khí chạy rần rật trong cơ thể...). Kết quả là bản thân khí cũng tự bị tán mất, hoặc trở thành dư khí (trược khí) ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Gặp trường hợp này phải biết cách xả bớt khí ra khỏi cơ thể.

Chia sẻ trang này