1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm tập khí công

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi lamtuocvy, 07/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. gocphuongnam

    gocphuongnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Thực tế có nhiều người có tư tưởng giống nhà bác "thanh 06",điều đó dễ hiểu vì khi chưa tìm hiểu kỹ phương pháp thì phát biểu đang ở "thể ngây thơ", bác Đoài bỏ qua đi . Mai mốt hiểu sâu hơn lại đa tạ nhà bác đấy!
  2. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
  3. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Tản mạn về Đan điền và Nhâm - Đốc
    Đan điền là gì? Đan điền là trung tâm của thể năng lượng, là đầu mối tập trung khí của cơ thể, Đạo gia thì gọi đan điền là lò luyện đan...
    Có thật là có đan điền không? Mọi cuộc phẫu thuật mổ xẻ của ?ocác nhà khoa học? đều cho ra kết quả zero. Thậm chí 1 số người ?otrong nghề? cũng lên tiếng phủ nhận nó, coi nó chỉ là sự tưởng tượng của người xưa! (Thái cực quyền hỏi đáp - TRƯƠNG VĂN NGUYÊN - ÐÀM TRUNG HÒA dịch)
    Những người đã khai mở được con mắt thứ 3 thì khẳng định là có, họ có thể tả rõ hình dáng, màu sắc, trạng thái của đạn điền tại từng thời điểm. Người chuyên luyện khí công có thể cảm nhận rõ đan điền, dù ko nhìn thấy.
    Đan điền thực chất là 1 khối cầu năng lượng nằm ở trung tâm cơ thể (tức là ở giữa vùng bụng dưới, dưới rún 1 thốn rưỡi ?" sâu vào khoang bụng). Nếu kẻ 1 đoạn thẳng nối Bách hội với hậu môn, 1 đoạn thẳng khác nối Khí hải và mệnh môn, thì giao điểm của 2 đoạn thẳng chính là tâm của đan điền. Vì đan điền thuộc thể năng lượng nên mắt thường không nhìn thấy được
    Như vậy mạch nhâm thông với đan điền qua khí hải, còn mạch đốc thông với đan điền qua Mệnh môn (ấy là nói tới đường nối ngắn nhất, chứ tất nhiên còn có nhiều con đường khác).
    Được battambattu sửa chữa / chuyển vào 23:46 ngày 15/02/2007
  4. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Nhâm - Đốc là 2 mạch đặc biệt trong cơ thể, 1 âm, 1 dương. Nó nối thông với 12 chính kinh và các kinh mạch khác trong cơ thể. Khí từ đan điền đi theo vòng nhâm đốc, từ nhâm đốc sẽ phân phối ra các kinh mạch khác, theo 12 chính kinh đi tới lục phủ ngũ tạng, đi khắp cơ thể.
    Nếu coi Tim là trung tâm của hệ huyết (tim bơm máu theo các động mạch đi khắp cơ thể, tới các tế bào, trao đổi chất tại đó, rồi theo các tính mạch trở về tim), thì cũng có thể coi đan điền là trung tâm của ?oHệ Khí? (hệ năng lượng): Khí tụ tại đan điền khi đạt 1 mức độ nhất định sẽ hình thành áp lực đẩy khí vận hành trong Nhâm Đốc, 12 chính kinh... ra toàn cơ thể, thực hiện các phản ứng khí hóa rồi lại theo các kinh mạch quay trở về đan điền, tạo thành vòng năng lượng khép kín (?), tự cân bằng. Khi toàn bộ khí trên các kinh mạch trong cơ thể đạt trạng thái cân bằng thì đan điền sẽ có dạng 1 quả cầu hình thái cực.
    Ở đây có vấn đề gây tranh cãi: thế thì trược khí có đưa trở về đan điền không? còn vấn đề thu khí và xả khí diễn thì sao? Hệ huyết nhận dinh dưỡng từ hệ tiêu hoá và thải các các chất thải ra hệ bài tiết, hệ khí cũng có thể nhận thêm năng lượng (thu từ bên ngoài hoặc chuyển hoá từ tinh chất) và xả bỏ bớt các khí độc hại. Nhưng nguyên tắc chung là phải duy trì được sự cân bằng trong mỗi hệ.
    Đây là sự suy diễn có tính chất cá nhân. Nào, mời các bác tiếp tục cho ý kiến về vấn đề này.
  5. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Cho nhà cháu hỏi, tại sao khi xả khí ra khỏi tay, nhà cháu lại thấy khí mình xả ra ngoài uốn 1 vòng rồi bay về tay?? hic!!
  6. thanh06

    thanh06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    1 là do chó quen chuồng ! bác nên vui vẻ ! chú ý là khí zô mà zơ là trớt quớt
    2 là ngoại cảnh wá mạnh nên bị ép ! bác phải chịu thiệt hày cố gắngb công phu !
    @bácgiai : iem bi giờ ko hít thở như bài tập nói nữa, ko tập trung hít thở cứ để cho hơi thở tự nhiên, cứ Ý 1 cái là ĐĐ nóng rùi ý tiếp MM rồi ý tiếp là khí chạy trong đốc mạch nó cuộn lên trên hà !
    iem ngồi thiền : thấy nặng nhảy ấn đừơng và đầu iem có cảm giác như bị kéo lên ! như bị khinh khí cầu kéo lên như mún nổi lên vậy ! cằm mún vểnh lên ..........
    các bác có ý kiến gì ko ?
    Được thanh06 sửa chữa / chuyển vào 21:01 ngày 17/02/2007
  7. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Cái này cảm nhận của bác, chỉ có bác mới trả lời được thôi.
    Xin đưa ra 1 giả thuyết thế này:
    Thường thì trược khí rất "quyến luyến" cơ thể, thế nên xả khí bệnh rất khó, xả ra rồi lại nhảy vào như thường. muốn xả được thì công lực phải đủ mạnh, phải quán xả ra thật xa, rồi phải sử dụng các biện pháp bảo vệ cơ thể, hoá giải khí bệnh...
    ấy là cứ bốc phét chơi doạ bác như vậy, cũng có thể ko phải trường hợp của bác.
  8. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    ... Em xin trình bày tiếp.
    Vòng vận hành tự nhiên của khí trong Nhâm Đốc là đi xuống theo mạch Nhâm (phía trước) và đi lên theo mạch Đốc (phía sau). Một số phương pháp đặc biệt vận khí đi ngược lại, nhằm đạt những hiệu quả đặc biệt tại một thời điểm nào đó. Nhưng đó chỉ là nhất thời, chứ về lâu dài mà tập như vậy thì ko được (trái với quy luật tự nhiên).
    Có phương pháp thì chỉ tập với nội khí, tức là vận khí theo 2 mạch Nhâm và Đốc mà không chủ động thu hay xả khí. Muốn vậy thì phải tạo được áp lực tại đan điền lớn mới có thể đẩy được khí đi. Thường thì điều này được thực hiện nhờ vào tập thở bụng, kích thích đan điền lâu ngày thì sẽ chủ động kiểm soát được quá trình sinh khí tại đan điền. Khí khí sinh tốt, đan điền nóng ấm, căng thì sẽ dẫn đi theo 2 mạch. Tuy nhiên để đạt được điều này cần có quá trình tập thở rất lâu dài.
    Còn nếu chủ động thu ngoại khí, kết hợp với tập thở thì hiệu quả sẽ nhanh hơn. Thu ngoại khí tốt thì sẽ dễ làm đan điền căng, nóng, sinh khí dễ hơn, lại tốn ít tinh chất hơn. Tập có thu khí thì phải có xả bớt dư khí để giữ cân bằng.
  9. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Có phương pháp chủ trương hít vào thì dẫn khí xuống dưới theo mạch Nhâm, thở ra dẫn khí lên trên theo mạch Đốc (1). Có phương pháp lại dẫn khí xuống dưới khi thở ra, hít vào mới đưa khí lên trên(2). Phương pháp khác thì không dẫn khí khi hít vào và thở ra, chỉ dẫn khí khi ngưng thở (sau khi hít vào) (3). Mỗi phương pháp đều có tác dụng riêng của nó, nhưng cùng có chung 1 nguyên tắc là dẫn khí theo chiều tự nhiên. Thực ra thì lúc nào khí cũng vận hành theo chiều như vậy trong cơ thể, bất kể hít vào, ngưng hay thở ra. tập lên cao thì phải đạt được khả năng vận khí mà ko còn phụ thuộc vào hơi thở.
    Phương pháp (1): (Ví dụ: TKC) Thường thì hít vào thì sẽ dễ thu khí, thở ra sẽ dễ xả khí hơn. Việc hít vào, thở ra sẽ tăng thêm động năng cho khí, khí sẽ dễ lưu thông. Nhược điểm là khí khí cảm đã tốt rồi, nếu vẫn thở như vậy thì khí sẽ chạy quá mạnh, khó kiểm soát được khí (đó chính là nguyên nhân cần tập thở thật nhẹ). Phương pháp này khi áp dụng cho người mới tập sẽ giúp đạt hiệu quả nhanh hơn.
    Phương pháp (2): (Ví dụ: Chân khí vận hành pháp - Nguyễn Duy Chính) Dẫn khí xuống dưới khi thở ra. Hơi thở ra thường dài hơn hơi thở vào, do đó thở ra rồi đẩy khí xuống đan điền là nhằm tăng nhanh áp lực khí tai đan điền (áp lực tăng đến 1 mức độ nào đó thì sẽ xảy ra phản ứng khí tại đan điền + qua trình kích xuất các nội tiết tố của tuyến thượng thận, làm đan điền nóng lên). Khí trong Nhâm Đốc luôn chạy theo vòng nên khí đẩy khí xuống dưới theo mạch Nhâm thì khí trong mạch Đốc cũng đã tự động được đẩy lên rồi, do đó 2 phương pháp này cũng ko có gì là mâu thuẫn, chỉ có điều hiệu quả thu được khác nhau do mục đích ban đầu là khác nhau.
    Phương pháp (3): (Ví dụ: KC Thiếu Lâm). Phương pháp này chủ trương không dùng hơi thở tạo động năng cho khí mà dùng ý dẫn khí khi ngưng thở. Rõ dàng như vậy là rất khó khăn cho người mới tập vì thực sự khó cảm nhận khí, khó có thể ngưng thở lâu để vận khí đi đủ 1 vòng Nhâm Đốc. Tuy nhiên về lâu dài thì phương pháp này có ưu điểm dễ kiểm soát khí hơn, và thì ngưng kéo dài cũng giúp sinh ra nhiều nội khí.
  10. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Kỹ thuật dẫn khí trong Nhâm Đốc
    Nói chung dẫn khí trong Nhâm Đốc cũng phải tuân thủ các nguyên tắc về dẫn khí nói chung (đã trình bày ở phần trước), mà quan trọng nhất là không được dồn ép khí.
    Ở đây chỉ xin trình bày thêm về ?ođiểm đặt ý? khi dẫn khí. Điểm đặt ý là nơi mà ta đặt sự chú ý vào đó khi dẫn khí trên kinh mạch. Thường thì ít người chú ý tới chi tiết nhỏ này, nhưng nó thực sự quan trọng vì Điểm đặt ý sẽ quyết định chất lượng của quá trình vận khí, quyết định quá trình đó là ?oDẫn khí? hay ?oĐẩy khí?.
    Dẫn khí: xem hình vẽ sau:
    [​IMG]
    Muốn Dẫn khí từ vùng tụ khí (màu xanh) đi theo hướng mũi tên thì điểm đặt ý nằm ở phía trước của vùng tụ khí (gốc mũi tên). Nó có thể ở ngay sát trên hoặc cách xa vùng tụ khí (tuỳ cơ địa). Sau đó thì nhẹ nhàng dịch chuyển điểm đặt ý theo đường kinh. Dẫn khí như vậy (hay còn gọi là ?okéo khí?) sẽ hạn chế được các sự cố, tránh bị dồn ép khí. (Giống hình tượng ?ovũng nước? đã trình bày: vạch 1 khe nhỏ trên mặt đất thì nước sẽ tự chảy theo khe).

Chia sẻ trang này