1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm tập khí công

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi lamtuocvy, 07/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Hôm nay có sang bên Văn hoá Phương Đông post bài, nhân tiện post thêm 1 bản nữa vào đây cho số trang nó thoát qua cái số 13.
  2. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    [QUOTE="Truc_mai":
    Cái này em ko biết đâu nghe, nhờ các bác khá giải thích hộ, còn em vẫn dẫn khí đều.
    2 câu này thì em thử trả lời xem:
    Đã gọi là luyện khí thì phải dẫn được khí đi, đi như thế nào thì còn tuỳ phương pháp. Khí lưu thông khắp cơ thể, cung cấp năng lượng cho cơ thể. kinh mạch toàn thân thông suốt thì sẽ vô bệnh tật (người xưa có câu: "Thông bất thống, bất thông tất thống" - Thông thì ko đau, ko thông tất sẽ đau). Khí chính là năng lượng sống, là chất xúc tác cho các phản ứng trao đổi chất giữa tế bào và huyết... Có 1 khí công sư nổi tiếng của Trung Quốc từng nói: "Không dẫn khí thì không gọi là Khí công"!
    (Câu này hình như có trích dẫn trong cuốn: "Khí công 100 ngày...")
    Có nhiều cách dẫn khí khác nhau, thường thì sẽ sử dụng 5 hình thức sau:
    1. Dùng ý
    2. Dùng hơi thở
    3. Dùng tư thế
    4. Dùng động tác
    5. Dùng tha lực
    Nói chung tất cả các hình thức đều cần tạo ra được 1 "lực dẫn khí", tức là áp lực khí trong cơ thể, điều này có được nhờ sự chênh lệch giữa khí và huyết (lượng khí phải "dư" 1 chút so với nhu cầu hiện tại của cơ thể). Điều này nôm na như định luật Newton trong vật lý học: muốn vật chuyển động thì phải có lực tác dụng.
    Được battambattu sửa chữa / chuyển vào 14:33 ngày 18/03/2007
  3. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    5 hình thức trên có thể dùng riêng lẻ, cũng có thể phối hợp để tăng hiệu quả. ở đây xin trình bày tác dụng riêng lẻ của từng hình thức:
    1. Dùng ý dẫn khí:
    Dùng ý hay sự quán tưởng tức là phát ra các tín hiệu thần kinh để điều khiển khí đi theo đường mình muốn.
    + Ưu điểm:
    Con người nắm toàn quyền chủ động, mà mục đích của việc tu luyện, nói cho cùng chính là tự làm chủ cơ thể, làm chủ bản thân.
    Dùng ý dẫn khí còn có thể chủ động chữa bệnh. Khi trên cơ thể có bệnh tại 1 vùng nào đó thì cần dẫn nhiều khí tới đó, tiêu diệt bệnh tật, thanh lọc khí bệnh, xả bỏ khí bệnh ra ngoài. Không chỉ chữa bệnh cho mình, các khí công sư còn có thể chủ động tác động khí vào người khác, chữa bệnh cho người khác.
    + Nhược điểm:
    Việc làm chủ hệ thần kinh ko phải là chuyện dễ dàng, nên cần có nhiều công phu luyện tập, có phương pháp đúng, phù hợp với bản thân. Dùng ý dẫn khí cũng có nhiều khó khăn ?" đã trình bày ở phần trên.
  4. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    2. Dùng hơi thở.
    Bản chất của việc rèn luyện hơi thở không chỉ là cung cấp đủ ô xi cho quá trình trao đổi chất của cơ thể mà còn nhằm làm chủ nhịp sinh học. Làm chủ được hơi thở sẽ làm chủ được nhịp tim, làm chủ được hệ thần kinh (đặc biệt là hệ thần kinh thực vật, điều mà Tây y cho là không thể! )... Tập thở tốt thì nội khí (năng lượng) sẽ sinh ra nhiều, tạo áp lực để dẫn khí. Mặt khác, các thì Hít ?" Nén - Thở ra ?" Ngưng sẽ tạo động năng cho khí vận hành trong cơ thể.
    3. Dùng tư thế
    Bản thân mỗi tư thế luyện tập đầu có công dụng riêng của nó, nó sẽ phát sinh lực thúc đẩy khí đi theo đường. Ví dụ: Trạm trang (tư thế đứng) là 1 phương pháp luyện tập rất hay, rất dễ đả thông kinh mạch mà chẳng cần dẫn khí hay tập thở gì cả. Và các tư thế bán già, kiết già cũng có tác dụng thúc đẩy khí riêng...
    4. Dùng động tác
    Cũng tương tự dùng tư thế, các động tác (động công) cũng có tác dụng sinh ra lực dẫn khí đi trong kinh mạch. Ví dụ: Thái cực quyền, Dịch cân kinh...
  5. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Cả 3 phương pháp (2, 3, 4) trên đều có tác dụng dẫn khí, có thể không cần dùng ý hoặc phối hợp thêm với việc dùng ý.
    Ở đây ta sẽ thử xem xét ưu nhược điểm của các phương pháp này nếu chỉ dùng riêng chúng (không phối hợp với dùng ý):
    + Ưu điểm:
    Do không dùng ý nên sẽ tránh được các tác động chủ quan của ý thức, về mặt lý thuyết thì ?okhí sẽ tự tìm đường đi trong cơ thể?, do đó dường như sẽ hạn chế được sự gò ép khí.
    + Nhược điểm:
    - Các phương pháp dẫn khí nói chung đều phải dựa trên nguyên tắc buông lỏng, đặc biệt là các phương pháp không dùng ý nói trên. Vì không dùng ý, khí tự tìm đường nên nếu buông lỏng không tốt, có sự co cứng cơ bắp cục bộ thì rất dễ tắc khí, tụ khí, và bản thân các phương pháp này khó có thể tự xả bỏ, giải toả các dư trược khí đó.
    - Nếu áp lực khí trong cơ thể quá mạnh (điều này thường xảy xa với 1 số người có cơ địa nhạy cảm) thì dễ dẫn tới mất tự chủ: Khí tự vận hành trong cơ thể với biên độ quá mạnh, chạy lung tung, thậm chí nó sẽ tìm mọi đường để thoát ra (bản thân em cũng đã từng tập các phương pháp ko dùng ý, có lần khí chạy quá mạnh, xuyên thủng cả 10 đầu ngón tay lao ra ngoài! Nghĩ lại mà thấy hãi, may là nó ko xuyên vào nội tạng đấy!), đấy là chưa kể tới các hiện tượng khác như tạo chuyển động vô thức, xuất vía tự phát...
  6. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    5. Dùng tha lực
    Ở đây người tập được sự hỗ trợ từ bên ngoài để thúc đẩy khí. Người thầy sẽ phát khí hỗ trợ cho học trò, dẫn khí đi trong người học trò, thông xả hộ bệnh tật.... Nói chung thì hiệu quả luyện tập và chữa bệnh là rất cao. Nhưng thực ra là thầy tập hộ mình, đến khí vắng thầy thì lại gặp rất nhiều khó khăn.
    Như vậy, các hình thức dẫn khí nói chung đều có ưu và nhược điểm riêng, khó mà so sánh được phương pháp nào hơn, kém. Người tập phải lựa chọn được cho mình một phương pháp phù hợp với cơ địa. Và ngay cả thể trạng cũng thường xuyên thay đổi nên phương pháp cũng phải vận dụng 1 cách mềm dẻo.
    Mời các bác tham gia ý kiến nhé.
  7. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Những câu hỏi bên vanhoaphuongdong khí "ngớ ngẩn" đối với người "luyện khí" thực thụ ! Nhà cháu có cảm giác các vzị bên nớ cũng là chuyên gia "ăn lẩu" thì phải, dưng mờ lợi "sính ngoại hơn nội" !?!
    Bên nớ đa phần cũng "dòm và nghĩ" chuyện ta bằng "con mắt và cái đầu Tây" ! Đành vzậy thui ! Cái này cũng chả thể khác được, họ cũng bị "...trốc tận rễ" mờ !
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 13:02 ngày 19/03/2007
  8. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Dạo này khí trời thay đổi, đang nóng 40 độ lại đổ mưa, nên hay nhức đầu sổ mũi. Nhưng em thì dạo này hay sinh ra cái tật cứ rùng mình hoài. Dễ dàng thấy nhất là dí ngón trỏ vào gần ấn đường (cách xa chứ ko chạm vào) là đột nhiên giật bắn cả vai và đầu, tóc gáy như dựng hết lên.
    Còn em thử làm một vòng tiểu chu thiên (của NLSH dòng thầy Phư) thì toàn thân rùng mình vài cái, gai ốc nổi toàn thân luôn !
    Thêm một triệu chứng nữa là trước khi ngủ và gần ngủ dậy thường biết mình có một vài cử động vô thức như múa tay, xoay cổ,.. động tác khá dẽo và ... nữ tính ! hoặc mình vừa biết mình làm là mình ngưng ngay, nhưng ko biết khi ngủ có múa may ko thì ko biết !
    Cái này hơi nguy á, gì chứ ko kiểm soát được thân mình là em sợ lắm !, dạo này em ko có ăn lẩu gì bậy bạ cả, chỉ học bấy nhiêu rồi dừng hết rồi.
  9. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    PHÁT CẢM
    Sắc có phải là sắc
    Không có phải là không
    Trước khi thấy sắc là không
    Thấy không là sắc
    Đừng vội chấp vạn vật vô tướng
    Vạn tướng vô hình
    Vạn pháp vô tướng
    Vạn tướng vô hình
    Tại sao thế ư?
    Là bởi vì chuối không dung với mật
    Phiền não thay.

  10. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Dạo này khí trời thay đổi, đang nóng 40 độ lại đổ mưa, nên hay nhức đầu sổ mũi. Nhưng em thì dạo này hay sinh ra cái tật cứ rùng mình hoài. Dễ dàng thấy nhất là dí ngón trỏ vào gần ấn đường (cách xa chứ ko chạm vào) là đột nhiên giật bắn cả vai và đầu, tóc gáy như dựng hết lên.
    Còn em thử làm một vòng tiểu chu thiên (của NLSH dòng thầy Phư) thì toàn thân rùng mình vài cái, gai ốc nổi toàn thân luôn !
    Thêm một triệu chứng nữa là trước khi ngủ và gần ngủ dậy thường biết mình có một vài cử động vô thức như múa tay, xoay cổ,.. động tác khá dẽo và ... nữ tính ! hoặc mình vừa biết mình làm là mình ngưng ngay, nhưng ko biết khi ngủ có múa may ko thì ko biết !
    Cái này hơi nguy , gì chứ ko kiểm soát được thân mình là em sợ lắm !, dạo này em ko có ăn lẩu gì bậy bạ cả, chỉ học bấy nhiêu là dừng hết rồi.

Chia sẻ trang này