1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm tập khí công

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi lamtuocvy, 07/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gocphuongnam

    gocphuongnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Cụ Đoài vui như gặp được cố nhân , khà ,khà..
  2. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Có nhà bác hỏi riêng, dưng nhà cháu nghĩ rằng đưa ra đây để mọi người cùng tham khảo thì hay hơn cả !
    Thời gian cho một buổi tập nhà bác đừng kéo dài quá. Với mấy công pháp đầu tiên đó chỉ khoảng 30ph. là vừa, càng ngồi lâu thì khả năng thoát khỏi "trạng thái khí luyện" càng khó ! Mức độ "tích khí" ngày càng tăng. Tốt nhất là khi nào cảm thấy có hiện tượng "tích khí" thì nhà bác nên thư giãn thanh xả ngay cho đến khi thư thái thì thôi.
    Cái điều nhà cháu nói vzìa chuyện ăn "lẩu" đang ứng nghiệm vào nhà bác đó. Nhà bác bị "quán tính tâm thức" của những món trước cho nên khi bắt theo cái mới sẽ bị "thói quen cũ" làm cho kỹ thuật luyện tập bị sai lệch. Điều đó cũng không có gì đáng ngại cả, nhà bác cứ kiên trì đúng yếu lĩnh rồi sẽ đạt được, trước mắt hiệu ứng kém sẽ dần dần được khắc phục.
    Nhà cháu chỉ lưu ý nhà bác trong giai đoạn này thì nên chú trọng đến "quán thanh, quán xả".
  3. gocphuongnam

    gocphuongnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Một số kinh nghiệm thất bại cũng rất bổ ích cho nhiều người, nếu có đkiện bác nên post tiếp.
    Vàng: Không phải bon chen mà mọi người kiểm nghiệm sự tu tập và giao lưu bè bạn thôi.
  4. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì em thấm lắm. Ngày xưa có dạo cứ ngồi lâu lâu là khí tràn ngập khắp cơ thể, tăng dần đến mức khó kiểm soát được.
    Kinh nghiệm rút ra là khi đã có khí thì phải dùng nó vào việc gì đó (thông xả vùng bênh, kích thích tạng...), chứ để ko thì vừa phí lại vừa có thể làm hại cơ thể.
    Nếu có qua nhiều thực khí đến mức khó chịu thì phải xả ra ngoài.
  5. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0

    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Nhà cháu thấy rằng đã thực hiện rất đúng công pháp cũng như điều nhà bác nói. có điều là dù có tập đến hàng tiếng đồng hồ thì việc căng mặt và bách hội cũng không hết được trong quá trình tập.Còn cái vụ nóng, lạnh, thấy nhẹ nhõm ấy chắc phải chờ thời gian nữa (tất nhiên là khi thôi không tập nữa thì cũng hết căng, hết nóng, không nặng, không nhẹ).
    Khi quán khí xuống nếu cứ quán thẳng từ đầu xuống thì hiệu ứng rất mạnh còn nếu quán theo mach nhâm hiệu ứng thì kém lắm[/QUOTE]
    Không nên ham dẫn khí, quán khí theo kinh mạch hay tạng khi cơ thể còn nhiều trược khí. Vì dẫn trược khí đi cũng chẳng có ích gì mà còn có hại. Tốt nhất cần thông xả thật tốt cho hết trược khí, khi nào thấy cơ thể nhẹ nhõm mới vào bài tập chính thức.
    Việc cảm nhận kém ở mạch Nhâm cũng là chuyện bình thường (do cơ địa từng người), ko nên cố ép cho có cảm giác, có thể quán tưởng trực tiếp khí từ Bách hội xuống thẳng Đan điền.
  6. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Mược kệ dững cái đó đi nhà bác ơi !
    Nếu dư nhà bác "tâm bình khí hòa" thì chả có cái gì ảnh hưởng được đến nhà bác đâu !
    Ảo giác nói rộng tra bao giờ cũng xuất phát từ (nó theo nhà Phật) "vọng tâm" của mình là chính. Nếu dẹp bỏ được "vọng tâm" là sẽ thấy được chân giác ! Cho nên khi nhà bác bước vào trạng thái khí luyện thì đừng để bị phân tâm bởi bất kể một điều gì.
    Nếu để phân tâm thì quá trình luyện tập tiếp theo sẽ thấy hiệu quả ngày càng ít đi, thậm chí sẽ không thấy thăng tiến chút nào. Mờ có cảm giác là bị thụt lùi nữa là khác !
    Thực ra không chỉ ở món này, mà cũng có khá nhều người ở các món khác gặp phải tình trạng như vậy, khi bắt đầu chuyển giai đoạn. Nếu không vượt qua được "ngưỡng" này thì có khả năng sẽ sinh ra tâm lý "bất lực", dẫn đến chán nản mất lòng tin vào môn pháp ! Dưng nếu "vượt ngưỡng" được thì tốc độ thăng tiến sẽ theo chiều xoáy chôn ốc đi lên !
  7. heartking

    heartking Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2006
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Đoạn này bác nói khó hiểu. vì muốn thông xả hết trược khí thì phải quán dẫn nó theo kinh mạch ra khỏi cơ thể chứ nếu không dẫn đi thì nó đi ra kiểu gì? cho nên em thấy đoạn vàng và đỏ mâu thuẫn nhau. mong bác giải thích kỹ hơn
  8. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Bác nói đúng lắm, chỗ này chưa rõ nghĩa:
    -Thông xả khác với việc dẫn khí trong kinh mạch theo những bài tập nhất định như vòng Nhâm Đốc hay vòng Ngũ tạng, mục đích của các bài tập này là đưa khí đến 1 nơi nào đó, tạo hiệu ứng ở đó.
    - thông xả ko chỉ là xả ra. Còn cần thu khí mới vào để dễ dàng đẩy khí cũ ra. Đường đi của thông xả khá đơn giản:
    + xoáy từ trên xuống, xả ra chân tay hoặc xả thẳng xuống sâu
    + xoáy từ dưới lên, xả mạnh lên cao
    + thu vào lòng bàn tay trái, vào cơ thể, xả ra tay phải...
  9. DakhachLT

    DakhachLT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2007
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    1
  10. heartking

    heartking Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2006
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Xin cám ơn 2 vị huynh đài. quả thực học từ xa như tại hạ có nhều thiệt thòi nên nhiều chỗ ở mức dưỡng sinh còn chưa hiểu hết. từ trước tới giờ em chỉ có nghĩ thông xả tức là phải thông và xả ra cho tốt, không quan tâm đến việc thu vào. nay huynh tuocvi nói mới biết còn thu vào nữa. và đặc biệt là khí vẫn đi qua người nhưng không coi đó là dẫn khí qua người. đúng là phức tạp, phức tạp... đúng như huynh "dã khách lang thang" nói..
    Huynh dã khách quả có trình độ cao về mặt tự nghiên cứu. ngưòi anh em của huynh chắc trình độ còn cao nữa. à người anh em của em cho gửi lời hỏi thăm người anh em của huynh.

Chia sẻ trang này