1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm tập khí công

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi lamtuocvy, 07/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Như vậy, khí cảm có thể có 2 tác dụng: tốt và xấu. Không có khí cảm không phải là không tốt, có khí cảm rồi thì sẽ giúp tập luyện có hiệu quả cao hơn, nhưng tập không đúng lại có thể gây phản tác dụng.
    + Khí và Huyết cân bằng:
    Trạng thái này có nhiều cấp độ: có thể cân bằng ở cấp thấp hoặc cân bằng ở cấp cao.
    Cân bằng ở cấp thấp:
    Người có cơ thể ốm yếu, khí và huyết đều kém, nhưng vẫn cân bằng với nhau --> Không có khí cảm.
    Cân bằng ở cấp cao:
    Người có cơ thể khoẻ mạnh, khí và huyết đều mạnh, cân bằng với nhau --> vẫn không có khí cảm.
    Muốn có khí cảm phải phá vỡ trạng thái cân bằng này, để khí vượt lên huyết (?o1 chút?!!!)
  2. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Nguyên tắc chung để tăng cường khí cảm là tăng cường nội khí trong cơ thể. Có một số phương pháp sau:
    1. Buông lỏng cơ thể trong một tư thế nào đó:
    Việc buông lỏng toàn bộ cơ thể sẽ giúp khí huyết lưu thông dễ dàng hơn, kết hợp vói 1 tư thế cố định sẽ phát sinh lực thúc đẩy khí huyết vận hành tự nhiên, nội khí phát sinh mạnh hơn. VD: các tư thế bán già, kiết già, trạm trang...
    2. Buông lỏng kết hợp với các động tác:
    Các động tác cũng phát sinh lực thúc đẩy khí huyết lưu chuyển.
    VD: Thái cực quyền, các môn động công...
    3. Buông lỏng kết hợp với tập thở:
    Tập thở giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, nhờ đó sẽ tăng cường nội khí (đặc biệt là thì Hít ?" Nín khi tập thở sẽ giúp cơ thể sinh ra nhiều khí mới).
    VD: Các phương pháp thở số tức, chỉ tức...
    4. Thu ngoại khí từ bên ngoài rồi chuyển hoá thành nội khí:
    Đây là phương pháp nhằm lấy cái vô hạn bên ngoài để hỗ trợ cho cái hữu hạn bên trong, nếu tập tốt sẽ vô cùng hữu ích. Người có lớp hào quang mềm dễ có khí cảm vì dễ thu ngoại khí hơn. Trong khí đó, người có lớp hào quang cứng rất khó thu ngoại khí, khó có khí cảm (cần có những bài tập chuyên biệt để phá vỡ lớp hào quang).
    Người tập có thể tự mình luyện tập thu ngoại khí qua các huyệt, luân xa...rồi chuyển hoá khí tại đan điền, nhanh nhất là nhờ thầy trợ khí từ bên ngoài.
    Cũng có thể phối hợp các phương pháp trên để tăng hiệu quả luyện tập.
    Được lamtuocvy sửa chữa / chuyển vào 00:08 ngày 23/11/2006
  3. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Trường hợp khí vượt huyết thái quá em đã chịu trận qua ko biết khổ bao nhiu lần mà nói. Cũng tại nghịch hồi nhỏ, hay tìm cách làm nóng tay mình, chân mình,.. Hậu quả là nhức buốt mấy đầu ngón tay, ngón chân. Cầm vật sắc cạnh bị tê, va chạm mạnh thì bị tê rần và ngứa , vạch nhẹ lên da thì vài giây sau hiện lên lằn đỏ , có thể viết chữ trên da, vài chục giây sau mới hiện lên chữ ! Mà nó ngứa khắp cơ thể y như mình ở dơ lắm vậy.
    Đi BS Đông Y bảo Phong rồi Phong thấp, còn Tây Y còn phán một bệnh nghe muốn xỉu : Suy giảm chức năng hệ thống tĩnh mạch ngoại biên, tức là bó tay, về lâu sẽ bị nhiễm trùng ko cách kíu !!!!
    Sau này tập luyện rồi cũng ko biết may mắn làm sao thì nó hết , em cũng không biết, từ hồi em lên Diễn đàn năm rồi, rồi tự tìm cách tập Yoga, SY, NLSH,.. ko biết có để lại tác hại gì ko.
    Bác Lamtuocvy nói đúng bệnh làm em hơi lo. Bác nói thêm nguyên nhân và cách chữa cho dứt đi !
    Nhiều lần cảm ơn !
  4. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Cái thân tàn của em thì ko có gì, mà có sao thì cũng đã nhiều sao lắm rồi !!! Tại ham thử đó nó vậy, cũng học đòi thu khí khi đọc cóp mấy cuốn sách ngoài tiệm... từ đó về sau là từ từ sinh ngứa và tê.
    Nhưng em ko sao nhưng có ng trong nhà em đâu có tập món gì mà cũng bị như em, hỏi em làm sao hết thì em cũng bó tay ko biết chỉ sao cho đặng. tức là cũng ngứa như kim châm kiến cắn, càng gãi càng lây mà em đặt tay vào thì ng ấy hết, lấy ra một hồi lại tiếp, từ từ bây giờ còn nói tê rần ngón tay, bắt đầu từ ngủ dậy tê tới bây giờ thì bình thường cũng tê. hic mà ng này không hề tin vào mấy cái món khí huyết mới nguy !
    Cái món khí cảm thì em khá, thầy dạy nghi ngờ nói xạo khi báo KQuả tập. Xông hơi và ngâm chân nước muối là hai món mà em dùng để xả trược khí.
    Nhân tiện bác Lamtuocvy nói về KN tập KC, các bác cao thủ giúp em cái nhé ?
  5. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Cảm giác ngứa hay kiến cắn thì chưa hẳn đã là do khí vượt huyết thái quá. Đó có thể là biểu hiện của quá trình khí đang đả thông các mạch, lạc bị tắc trong cơ thể. Nếu đúng vậy thì đây là biểu hiện tốt.
    Nhưng nhức buốt các đầu ngón tay thì có thể lắm, thậm trí trưóc đây em còn bị khí xuyên thủng 10 đầu ngón tay để thoát ra ngoài, buốt khủng khiếp.
    Cái chính là bác phải tự cảm nhận trên cơ thể mình xem mức độ của nó thế nào. Nếu đúng là khí của bác quá mạnh thì phải xả ra thôi. Cách xả cũng tuỳ từng môn.
    Ví dụ:
    + Xả của Trạm trang công: Đứng thẳng, 2 chân bằng vai, buông lỏng, thư giãn. Từ từ đưa 2 tay lên trên cao, vòng xuống dọc theo phần trước cơ thể, quán tưởng dẫn khí xuống 2 chân, ra khỏi Dũng tuyền.
    + Xả của Tĩnh khí công: có nhiều cách.
    Tư thế ngồi, xả tốt nhất là ngồi trên ghế, chân buông xuống, thư giãn, buông lỏng cơ thể, quán tưởng dẫn khí ra 2 tay, 2 chân, ra khỏi 2 lòng bàn tay, lòng bàn chân (có thể xả ra các vị trí khác như Bách hội, Ấn đường...). Tập trung vào vị trí xả, quán tưởng xả bỏ mọi dư khí, hư khí, bệnh khí khỏi cơ thể.
    Các bác đừng coi thường sự "quán tưởng". Nhiều người quan niệm tưởng tượng tức là không có thực. Thực ra mọi hoạt động thần kinh đều phát ra tín hiệu cả. Quán tưởng đúng cách sẽ giúp sinh ra các tín hiệu thần kinh phù hợp với mục đích.
    Xả cũng cần cẩn thận, từ tốn, đúng mức, chứ không khéo thì "lỗ vốn" đấy. Xả khí cũng cần tránh việc dồn ép khí (cần tập nhiều mới có kinh nghiệm được).
    Bác cần hỏi thêm thầy bác về cách xả của môn phái, nếu có thể nhờ ổng trợ khí đẩy ra hộ.
    Được lamtuocvy sửa chữa / chuyển vào 11:38 ngày 24/11/2006
  6. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Cái vzụ mà nhà chú NHÂN đang dính thì Tây y chính xác gọi là : Rối loạn điều tiết histamin (mà không phải là suy giảm, có vzậy thì bằng nhau với HIV à ?).
    Vzụ đó thì đám đốc-tờ Tây chịu phép rùi !
    Rối loạn tức là mất cân bằng. Ở đây chính là sự mất cân bằng của hệ thống nội tiết trong cơ thể, do nhiều nguyên nhân; người chèn vật ép, sinh hoạt không điều độ, sống trong môi trường mất cân bằng quá lâu...
    Nhà chú NHÂN chăc còn chưa đi leo núi. Nếu leo núi tới khi toát mồ hôi, tai mũi tranh nhau thở thì còn thấy hiện tượng nổi mẩn từng đám trên da toàn thân, ngứa ngáy thấy ông bà ông vzải, gãi tới đâu mẩn tới đó,... hoặc mần lao động nặng cũng vzậy, tức là cứ khi nào phải dùng sức và ra mô hôi nhều thì lại xảy ra hiện tượng đó.
    Chỉ có một cách là mần sao đưa hoạt động cả các tuyến nội tiết trong cơ thể trở lại hoạt động bình thường thì mô trở lại nớ. Mà thông thường chính là phải rờ đến gan trước, rồi theo mối quan hệ tâm-can, can-thận mà xử lý, cuối cùng mọi cái ổn rồi thì sử lý đến tam-tiêu. Nếu có điều gì "théc méc" chưa hiểu thì wuay vzìa hỏi ông già nghen !
    Vzấn đề mọi người cần trao đổi ở top. mới vừa rồi của nhà cô "muaxuan_hn" có lẽ nhà cháu phải mang wua đây vzậy ! Sự vzụ đang tới hồi lâm li bi đát thì nhà cô "muaxuan_hn" mần cái rẹc, mất hứng wuá trời !
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 16:53 ngày 23/11/2006
  7. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    III. Tập như thế nào là đúng?
    Nhiều người mới tập khí công thường tự hỏi: Không biết mình tập như vậy có đúng không? Tại sao mình tập lúc thì thấy tốt (có cảm giác khí tốt), lúc lại chẳng thấy hiệu quả gì?
    Có người sau một thời gian luyện tập thậm chí còn thấy sức khoẻ kém đi, mặc dù tự thấy là mình đã tập đúng theo bài được học. Vậy có phải là do phương pháp tập đó không đúng, hay là do bản thân tập sai?
    Từ đó, người tập dễ nản lòng, mất niềm tin vào phương pháp, hết chuyển từ phương pháp này sang phương pháp khác vẫn không thấy khá hơn.
    Trong những trường hợp đó, phần lớn nguyên nhân thuộc về phía người tập: Do thiếu lý luận, do nóng vội, do không hiểu các biến động của cơ thể mình là tốt hay xấu để kịp thời điều chỉnh...
    Sau đây xin trình bày 1 số vấn đề hay gặp nhất:
  8. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    1. Thở như thế nào là đúng?
    Có rất nhiều phương pháp thở khác nhau, mỗi phương pháp có 1 công dụng riêng. Có phương pháp thở không nén, có phương pháp nén nhiều, nén ít, có phương pháp thở ngực, thở bụng...
    Ở đây chỉ xin trình bày nguyên tắc thở của 1 số môn mang tính chất dưỡng sinh. Thường thì thở dưỡng sinh tuân theo nguyên tắc êm nhẹ, sâu, đều, chậm. Người tập luôn phải thấy dễ chịu khi tập. Nếu cảm thấy bắt đầu khó chịu (do hít vào quá mức, ngưng thở quá lâu...) thì cần lập tức điều hoà hơi thở trở lại bằng cách thở thật tự nhiên, nhẹ nhàng, cho tới khi cơ thể ổn định trở lại mới tiếp tục thở sâu.
    Ban đầu, khi mới tập thì hơi thở không dài được, sau nhích dần lên, mỗi lần 1 chút. ?oMột chút? là bao nhiêu? Phải tuỳ thể trạng của người tập, miễn sao cảm thấy dễ chịu là được. Tuyệt đối không được nóng vội, cố thở dài quá mức. Có thể bắt đầu tập từ thở 2 thì đơn giản, sau tăng lên 3 thì hoặc 4 thì.
    Cuối cùng cần đạt được hơi thở thật nhẹ, không còn phân biệt mấy thì, cũng chẳng biết là hít vào hay thở ra nữa (Thở như không thở: cái này khó lắm!!!). Chỉ khi nào đạt được điều này mới có thể tiến lên các công pháp cao được.
  9. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Bước đầu tập thở không cần gò ép cơ thể vào 1 tư thế cố định. Có thể đứng, ngồi, hay nằm, sao cho thật thoải mái. Và phải luôn có ý thức tập thở tại mọi nơi, mọi lúc, dù đang làm việc hay đang nghỉ ngơi (khi đó chỉ nên thở 2 thì thôi: Hít vào dài, nhẹ, cảm thấy vô cùng sảng khoái, tràn trề sinh lực. Thở ra dài, nhẹ, mặt mũi tươi tỉnh).
    Ai mà bị mất ngủ, trước khi đi ngủ cứ nằm thoải mái, tự nhiên, tranh thủ ?ocơ hội mất ngủ? để tập thở (cách thở giống như trên), hiệu quả phục hồi sức khoẻ còn tốt hơn cả ngủ. Tập một thời gian thì bệnh mất ngủ cũng biến mất tiêu, cứ nằm thở 1 lúc rồi tự nhiên đi vào giấc ngủ lúc nào không biết.
  10. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    2. Tại sao tập mãi mà chẳng thấy có khí cảm?
    Có lẽ đây là câu hỏi hay gặp nhất. Thường thì người tập sốt ruột muốn có khí cảm ngay. Thực ra, như trên đã phân tích, chưa có khí cảm chính là ?omột cơ hội tốt? để tập thở và tập buông lỏng cho thật thành thạo. Bởi vì khi đã có khí cảm, khi đã kích phát được nội khí ở đan điền, thì việc tập thở sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều (nếu lúc đó thở không tốt thì sẽ khó làm chủ được khí).
    Giải pháp là cứ tiếp tục, kiên trì theo đúng phương pháp (xem lại các nguyên tắc tăng cường khí cảm).

    (còn tiếp...)

Chia sẻ trang này