1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm tập khí công

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi lamtuocvy, 07/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hahoahh

    hahoahh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2006
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0

    Cảm ơn bác Đoài. Nhà cháu tập thở 4 thì từ hồi mới bắt đầu học yoga, vào box này được nghe nhiều ý kiến hướng dẫn, suy đi nghĩ lại vẫn muốn tập dưỡng sinh hơn là mấy cái món đi bộ, đạp xe, aerobic hay nhảy đầm, mà lần đầu tiên biết đến khí cảm thì lạ lẫm quá cũng hơi hoảng vía nên nhà cháu chọn tập khí công cho nó quen dần để khỏi phải sợ nữa.
    Trình độ nhà cháu hiện bằng không mà lại dốt quá nên học chậm kinh dị luôn, đọc mãi mới xong quyển TKC dưỡng sinh, phần công pháp nhập môn, thế hệ thứ nhất!! Nghe băng dẫn luyện thấy có nói đến luân xa đan điền và ấn đường, mà nhà cháu thì chưa có tài liệu nào về luân xa, mong bác dẫn giải cho về mấy cái luân xa trong TKC, cảm ơn bác.
  2. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nhà bác đừng tự ty như vzậy, dững món của Á đông thì càng chưa biết gì khi vzô lại càng dễ dàng hơn, với điều kiện người luyện trước hết phải luyện cho mình tính kiên trì nhẫn nại và không bao giờ ngã lòng trước dững va vấp trong suốt quá trình.
    Tất nhiên hệ thống luân xa trong Tĩnh Khí công không hoàn toàn giống như hệ thống luân xa của một số món khác. Luân xa của Yoga hay Nhân điện hoàn toàn nằm trên cột sống và chỉ có 7 vị trí. Còn hệ thống luân xa của món Tĩnh Khí công có 7 ngoại luân xa : LX nguồn (tương đương với hỏa xả Kundalini), Trường cường, Mệnh môn, Thiên đột, Ngọc chẩm, Ấn đường, Bách hội; và 4 nội luân xa : Đan điền, Tỳ, Tâm, Hạch tùng.
    Về nguyên lý sự vzận hành và hiệu chỉnh Luân xa cũng có đặc trưng riêng, nhưng đều tuân theo theo nguyên lý "Thuận tự nhiên"; nghĩa là vốn dĩ nó hoạt động tư nhiên như thế nào thì chỉ kích hoạt hoặc hiệu chỉnh như thế, không có cưỡng bức hay đảo nghịch khác đi, chỉ có bổ trợ để nâng cao hiệu quả hoạt động của nó mờ thui !
    Dưng luyện tập vzìa Luân xa thì thuộc vào các công pháp ở bậc nâng cao, nhà bác cũng chớ vội vã mần chi cho mệt ! Cứ nhẩn nha rùi "khoai khắc dừ" thui !
  3. hahoahh

    hahoahh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2006
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0

    Cảm ơn bác đã có lời dẫn giải. Nhà cháu tự lượng sức mình vốn không bằng ai nên cũng chẳng vội vã làm gì, cứ túc tắc đi theo tốc độ của mình vậy. Thú thật, hồi đầu mới đọc qua phần lý thuyết TKC nhà cháu đã nghĩ thầm cái món này xem ra không dễ nuốt chút nào! Nhưng khi tập rồi thì mới thấy coi vậy chứ cũng không đến nỗi khó ?onhá? lắm.
    Hơn tuần nay nhà cháu tập đến loạt bài Nội chu thiên, Tiểu chu thiên và Ngũ hành công, tuy chưa thuộc bài hẳn nhưng lúc nằm thư giãn thì cảm thấy khí tự động chuyển lần lượt từ tạng này sang tạng khác theo đúng thứ tự như trong bài tập, được cái giờ đã quen với khí rồi nên không còn lo sợ như trước kia nữa. Kiểu này nếu có hỏi thì chắc bác cũng sẽ lại bảo cứ makeno thôi, tập tiếp vậy.
    Xin hỏi bác thêm một câu : Một trong muôn vàn cái dốt của nhà cháu là chẳng biết tí ti gì về cái gọi là ?oĐại chu thiên?, vừa rồi đọc thấy trong một tài liệu người ta viết thế này không hiểu đúng hay sai : ?o?việc nắm vững quy luật thăng giáng ở mỗi bên, bên phải hoặc bên trái còn có thể vận dụng để phát triển thành vòng Đại châu thiên bằng cách hít vào từ đỉnh đầu theo mạch Nhâm xuống chân phải (nam), và thở ra từ chân trái đi lên theo mạch Đốc đến tận đỉnh đầu. Do đó có cách nói hít một hơi chân khí từ Bách hội thông suốt đến đầu ngón chân cái, hoặc ngược lại từ đầu ngón chân cái lên đến tận đỉnh đầu???
  4. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Cái nhà bác Hàhoa Hờ Hờ nì thiệt là ...!
    Vzàng 1 : Cái nì dân gian thường nói là "ăn thùng uống chậu" đóa nhà bác a ! Dân wuê nhà cháu hay nhắc nhở con cháu khi ăn thì "nhai kỹ no lâu", còn khi làm thì "cày sâu tốt lúa" !
    Nhà bác "nướt" ầm ầm dư rứa thì chỉ thấy được cái "vzỏ" mờ chả nắm bắt được cái "ruột" của nó. Điều quan trong nhứt đối vzới các món của Á đông là "tâm pháp" chớ hổng phải là "công pháp" !
    Vzàng 2 : Nhà bác vzừa "một lần khiêm tốn bằng 4 lần tự kiêu", lại vzừa "giả chết bắt quạ" !
    Vzàng 3 : Nhà bác đánh đố nhà cháu rùi !
    Nhà bác chả cho biết cái xuất xứ của "tài niệu" đóa ở lỗ mô, thuộc dòng phái nào, mờ bẩu nhà cháu "bình noạn" thì để nhà cháu bằng nhau với "ăn ốc nói mò" sao !?!
    Xin nhắc lợi là nhà cháu chỉ biết tí ti dững gì vzìa Tĩnh Khí công mờ thui, dững món khác nhà cháu chửa có thời gian "ngâm kíu" !
  5. hahoahh

    hahoahh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2006
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0

    Bác ơi! nhà cháu chả phải là vội vàng hay ham hố chi đâu, chẳng qua sau khi tập bài Nội chu thiên rồi thì có lúc nằm thư giãn không tập gì mà cũng cảm thấy khí chạy từ tạng này sang tạng khác như đang tập, vậy nên nhà cháu mới tập tiếp 2 bài kế sau, mà mỗi ngày cũng chỉ tập có 1 trong 3 bài đó. Nếu bác bảo làm như thế là ?otham lam? quá thì nhà cháu stop vậy.
    Nhà cháu cũng chẳng phải ?ovờ? hay ?ogiả?? gì cả, quả thật là chẳng biết tí ti gì về Đại chu thiên!!
  6. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nhà cháu bị lỗi sử dụng, các Mod. mần ơn xóa giùm nha ! Xin cảm ơn !
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 09:59 ngày 29/10/2007
  7. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Quả vzậy thì nhà bác cứ "củ từ rùi khoai khắc dừ" ! Cái chi đến nóa siẽ đến ! Bi chừ thì nhà bác hãy củng cố nền tảng để khi nóa đến thì đủ sức để tiếp cận và nắm bắt !
    Ham hiểu biết là một đức tính tốt của tầng lớp young, dưng cóa nhược điểm chết người là chửa đủ kinh nghiệm và kiến thức để cần tiếp thu cái cần thiết đến mức nào là phù hợp !
    Vzàng vzàng : tình trạng của nhà bác dư vzậy thì rõa ràng là chửa có sự cân bằng trong cơ thể. "Bản năng sinh tồn" đã tự động mần vziệc đóa. Vzậy thì tại sao nhà bác không tạm dừng lại ở Nội Chu thiên pháp cho thuần thục để đạt được sự cân bằng nội khí !?!
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 10:00 ngày 29/10/2007
  8. BONJOVI.

    BONJOVI. Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Nhà cháu đang theo lớp thầy thăng, nhà cháu học mấy bài vỡ lòng, chỉ thấy thầy hô mật lệnh của bài đan điền công thì mới nhắc đến 4 thở bốn thì rồi lại điều hoà hô hấp, còn bác Việt dậy thay thầy luc thay vang thì lúc tập đến đan điền công thì không nhắc đến thở 4 thì, mà dùng quán hơi thở bình thường, chỗ này em không thông cho lắm các bác giải thích giùm em với.
    Em chỉ thấy thầy thở cho thở theo 4 thì 1 nhịp rồi điều hoà hô hấp ngay.
    Em còn thấy có bác viết bài thở 4 thì trong vong 10 phút, í ẹ chắc em teo mất. Mấy hôm gần đây em bị căng tức ấn đường, cảm thấy nong nóng, âm ấmở ấn đường thấy đầu nặng nặng mấy hôm, có lúc đầu nóng phừng phừng, không thư giãn được, em tập trung xả nó đỡ, nghỉ 2 hôm ko tập đỡ rồi em tập lại lại bị căng tức ấn đường không hết. Đêm qua lúc tập em thấy vùng trán trước mắt hơi sáng lên (em ngồi trong bóng tối) lúc đấy dễ chịu 1 chút, giờ lại căng tức.
    Giờ em không thể điều khiển đc nữa, luôn luôn căng tức cảm thấy nong nóng, âm ấmở ấn đường.
    Hôm nọ tập bài chuyền thông khí tập thể, ngồi gần em có 1 bác trẻ tập 1 năm rồi đặt tay lên tay em thổt rằng ông này khí xoáy xiếc loạn xà ngầu. Có phải em vượngkhí quá không ??? Em tập trung xả rồi, nhưng đến lúc tập lại bị tiếp. Cảm giác xả của em không đc tốt cho lắm. Lúc thu thì cảm nhận được nhưng lúc xả thì ôi thôi.
    Các bác chỉ em kinh nghiệm với.
    Được BONJOVI. sửa chữa / chuyển vào 15:18 ngày 29/10/2007
  9. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nhà bác lụy vào ngôn từ nhều quá, lại khí máy móc. Bởi vzậy mới sờ được vzỏ mờ chửa thấy được ruột.
    Đã thấy và nghe nhều rằng món Tĩnh Khí công nì hổng phải là "mì ăn liền", một món khoa học thực sự là vzậy. Nền tảng của nó vzìa triết học là Kinh Dịch, vzìa nguyên lý là Đông Y.
    Trước hết để năm bắt được cốt lõi của vzấn đề, nhà bác phải thông tỏ được lý thuyết đã. Tĩnh Khí công chỉ tập mờ không học thì chả bao giờ đạt được cái gì cả. Khi đã nắm vững vzìa nguyên lý rùi thì nhà bác chả phải vzướng bận vào chuyện đại sư Lê Hoàng Việt hô thế nào, hay Thầy dẫn luyện ra răng.
    Chuyện thở 4 thời, nếu chuyên tâm luyện tập thì trong vzòng 10 phút thì nhằm nhò gì. Ở đây nhà bác chửa nắm được tầm quan trọng của vzụ "thở 4 thời". Có người trước đây chỉ mỗi "hít hà" dư vzậy thui ở ròng rã mấy tháng trời. Do chưa mần được điều này nên chính đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho nhà bác chưa thanh xả triệt để được, gây tụ khí cục bộ.
    Thực ra thì nhà bác có khí cảm quá tốt. Dân mới luyện khí thấy nhà bác được dư vzậy là phải "kính cẩn nghiêng mình" rùi ! Chỉ có điều nhà bác chơi theo kiểu "mì ăn liền" nên bị dính chưởng thui. Hiện tại nhà bác đang bị khí tụ vùng đầu, do Bách hội và Ấn đường chưa được khai thông hợp lý, lúc cần mở thì nó lại đóng, có khi cần đóng thì nó lại toang hoác. Mờ nguyên nhân là do mấy công pháp Nhập môn ban đầu nhà bác chưa tập luyện kỹ. Bi chừ nhà bác càng tập trung (tưởng là) xả thì nó càng tụ lại. Nhà bác nên tập trung vào luyện bài Đan Điền công sẽ dần dần hết tụ khí ở đầu.
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 12:38 ngày 30/10/2007
  10. BONJOVI.

    BONJOVI. Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Nhà bác nói em có sáng dạ hơn chút rồi, nhưng vấn đề emtập trung luyện bài đan điền công vẫn bị thế mới chít chứ. Giờ em chỉ dám tập quán tưởng đưa khí đi theo chu kì vòng đan điền chứ ko dám thu năng lượng ở bách hội nữa, nếu bị mấy hôm liên tục chắc em teo mất, lúc nào nhà cháu có thể gặp bác học hỏi chút nhé!

Chia sẻ trang này