1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm tập khí công

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi lamtuocvy, 07/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Các món khác nhà cháu nỏ dám bàn ! Biết gì mà nói !?!
    Nhưng dân Tĩnh công mà mần theo kiểu chỉ dẫn trên đây của nhà chú "lamtuocvy" thì coi chừng "gwuẹo" !
    Nhất hô nhất hấp là một nhịp thở bình thường cần chi phải tập nhiều, có chăng ở đây là tùy theo thể trạng của mình mà kéo dài ra thôi. Đó chưa gọi là tập luyện.
    Cứ tuần tự từ 2 đến 4 thời thì coi chừng lạc sang nẻo khác. Thở 2 thời là thông thường, thở 3 thời là món "Quán sổ tức". Một khi đã gọi là luyện thì thường bắt theo "quán tính tâm thức". Chỉ riêng nhịp thở thôi mà bị theo "quán tính tâm thức" thì đến lúc chuyển sang kiểu khác thì hao thời gian tổn sức khỏe không ít.
    Vì vậy đã là dân Tĩnh công khi luyện thở là phải bắt ngay vào thở 4 thời, nhà cháu đã có lần trình bày (đang bị nhốt ở đâu đó) rồi; bốn thời có "hút-nén-nổ-xả", ý nhà cháu "lộn" : hít vào-nén lại-thở ra-ngưng thở; khi chưa quen thì thì thời lượng của các thời có thể chưa bằng nhau, nhưng phải đảm bảo các thời hít-thở và nén-ngưng phải bằng nhau. Dần dần sẽ đưa thời lượng lên 4 thời bằng nhau và có độ dài 10x10s là đạt yêu cầu.
    Còn nhà chú "lamtuocvy" nói đến "qui tức đại pháp" thở như rùa thở thì khó thật ! Nhưng chúng ta đâu cần đến mức đó. Hô hấp theo Tĩnh công chỉ cần đạt được mức độ : hơi thở êm nhẹ, sâu, đều, chậm là đủ. Êm nhẹ là không nghe có tiếng gió rít ở cánh mũi, và đã đều-chậm rồi thì tự nhiên là phải êm nhẹ thôi. Mà thời lượng càng dài thì càng sâu thôi. ! Cho tới khi "dụng được ý để được điều khí" thành công và lúc đó hô hấp đã trở thành "quán tính tâm thức", là phản xạ có điều kiện sẽ tự nhiên là 4 thì khi người luyện "dụng ý"...
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 16:42 ngày 24/11/2006
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Tuỳ duyên thôi bác GXĐ ơi, như nhà cháu vẫn tập 2-3-4 thời vẫn có sao đâu. Cái chính là đừng có chấp cái nào là đúng, rồi khó sửa.
    Cách thở thì cũng chỉ là các pháp để đánh lừa cái "tâm viên ý mã" thôi, vả lại cũng có tác dụng tốt lên lượng Oxy của máu.
    Mà có thở 10 thời hay 100 thời thì cũng từ cái cơ bản "hít vào thở ra" thôi, mỗi pháp có thêm bớt cho nó có "phong cách riêng " thôi. Mục đích thì vẫn là giữ chánh niệm trong từng nhịp thở thôi.
    Bác này, bác Lamtuocvy nói vậy cũng đâu có gì sai. chỉ tại nói chưa kỹ, bác làm người ta "chạy mất dép" thì uổn nhân tài của box.
    Quy tức công mà Lamtuocvy nói ko phải là như truyện Tàu kiếm hiệp đâu, có lẽ cũng có ý là "thở như rùa", tức là thở nhẹ và chậm có kiểm soát còn làm được tới thượng thừa thì phải qua các tầng bậc tập luyện từ từ thôi.
    Ủng hộ hai bác.
    Được TRANTHIENNHAN sửa chữa / chuyển vào 18:23 ngày 24/11/2006
  3. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    To GXĐ: Ông Giai nhà cháu chỉ phán có một câu " tiên thiên bất túc " thế là bốc cho một toa thuốc ngâm gụ uống từ từ. Ơn trời là phúc chủ may thầy thế nào bây giờ nhà cháu hết rồi !
    Có lẽ tại hồi nhỏ, khó khăn, ốm yếu, bệnh gì cũng trải qua rồi, từ hàng ngày tới xém chết cũng có gặp !
    Cái chính là ko biết nó có lây không mà người nhà em bây giờ ko tập gì cả mà bị y chang em ! cái này bác Đoài , Lamtuocvy và các bác khác có ý kiến gì không ?
    Bây giờ em khoẻ, ko leo núi nên chưa biết, chứ đánh bóng bàn 30 sec trong 3g vẫn cứ bình thường (ng khác là xỉu rồi) , tội cái mồ hôi ra nhìu, có hơi ngứa ở cổ và nổi vài vết đỏ, chắc do cổ áo cạ vào.
    Em uốn gụ có 1/2 ly là y như nó nổi đầy người, vừa đỏ đốm đốm như tắc kè, vừa ngứa, tới bây giờ vẫn còn ! Cái đó có phải là trược khí hay là do histamin hay do máu nhóm O ?
  4. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Có thể nói thêm một chút về các triệu chứng ở tay do khí huyết ko điều hoà, có thể xem triệu chứng này là một bài học kinh nghiệm cho những ai tập sai hoặc tự tập :
    * Khi nóng, nóng đến kinh người. Khi lạnh như là ngâm nước đá. thế nhưng có thể dùng ý muốn nó nóng hay lạnh được.
    * Cầm vật nặng, hay va chạm mạnh là nó tê, sau đó ngứa mà ít đau.
    * Buốt đầu ngón tay như mới bị đông lạnh xong !
    * Cả bàn tay như nặng hơn, lúc đỏ lúc trắng xanh.
    * Nếu nặng hơn sẽ tới các cùng xa cơ thể, và da cũng vậy. Càng ngày càng tiến gần vào trong hơn. Gây cảm giác sợ thật sự !
    * Khớp vai bắt đầu có triệu chứng hay bị trặc, khớp hông cũng vậy...
    Ơn trời, em mới bị tới đây, ko biết nếu nặng hơn còn tới đâu nữa !!!??
    Còn đây là những cách mà em đã áp dụng về mặt khí, chỉ cần tĩnh tâm, phát ý là khí nó chạy liền :
    - Khi có cảm giác tê, thì vận ngược khí vào LX5, hoặc xuống đan điền. Hoặc ngồi chân chạn đất, xã xuống Dũng Tuyền, cho xuống đất, tới khi nào hết.
    - Hoặc vận khí luôn ra ngoài tay luôn, hoặc phát khí vào cái gì đó ngoài cơ thể.
    - Tìm một cái cây tươi tốt, ngồi dưới gốc, quán tưởng mình to ra "chứa" hết cả nó vào, dem cái khí mình có tặng cho nó.
    Các bác có góp ý cho em gì không ? Đúng sai thế nào ?
  5. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Bác tập động công hay sao mà lại bị trặc khớp?
  6. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác đã chỉ bảo. (thở 4 thì của nhà bác nghe giống như động cơ xe máy ấy nhỉ )
    Đúng là ở đây em chịu ảnh hưởng của phương pháp thở KC Thiếu Lâm. Khi chuyển sang thở 4 thì của TKC em đã gặp khá nhiều khó khăn.
    Em không thể tập theo kiểu vừa thở vừa đếm để đo độ dài, nó làm em bị ngộp thở, tư tưởng mất thoải mái. Sau đó em tập theo cách sau:
    Vẫn thở 2 thì nhưng từng bước kéo dài hơi thở, dần dần hình thành các khoảng lặng sau mỗi thì hít vào, thở ra. Kéo dài các khoảng lặng đó em tự nhiên thu được thở 4 thì (hình chữ nhật) mà vẫn luôn cảm thấy dễ chịu. Em đang tập để có thể đạt được hình vuông.
    Có gì sai bác cứ chỉnh lại hộ em nhá.
    Được lamtuocvy sửa chữa / chuyển vào 16:50 ngày 25/11/2006
  7. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    3. Tại sao lúc thì cảm thấy có khí, lúc lại không thấy có gì?
    Cái này có thể có nhiều nguyên nhân, tạm chia thành các trường hợp sau:
    + Trường hợp 1: Do tập tốt
    Đây chính là quá trình chuyển từ mức cân bằng khí huyết cấp thấp sang 1 mức cân bằng cao hơn.
    Ở mức cân bằng thấp: không có khí cảm. Sau đó nhờ tập luyện tốt, nội khí mạnh lên --> có khí cảm. Nội khí mạnh lên sẽ kéo theo sự trao đổi chất được tăng cường, hồng cầu sinh ra nhiều, huyết mạnh lên... Cho tới khi đạt được trạng thái cân bằng mới: lúc đó lại không thấy có khí cảm.
    Muốn có khí cảm phải phá vỡ trạng thái cân bằng mới xác lập: phải tăng cường luyện tập, thậm chí phải sử dụng những bài tập mới có cường độ mạnh hơn. Có như vậy mới tăng cường được nội khí, nhằm chuyển sang trạng thái mới cao hơn.
    + Trường hợp 2: Do tập chưa tốt
    Khi mới có khí cảm chút ít đã vội dẫn khí, xả khí, trong khi khả năng thu khí, sinh khí chưa thuần thục, nên nội khí lại bị hao tổn mất --> mất khí cảm
    Giải pháp: Cần kiên trì hơn nữa với các bài tập nhập môn cho thật thành thạo, rồi mới chuyển qua các bài cao hơn.
    + Trường hợp 3: Do các biến động khách quan
    Hôm nay điều kiện môi trường tốt (nhiệt độ, độ ẩm, không khí...), thể trạng tốt --> tập đạt hiệu quả cao. Hôm khác điều kiện thay đổi, bất lợi hơn --> hiệu quả tập kém đi.
    Đây cũng là điều bình thường, cần kiên trì luyện tập để cơ thể có thể thích nghi tốt trong mọi điều kiện.
  8. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    4. Tại sao càng tập thì sức khoẻ càng kém đi?
    Vấn đề này chủ yếu là do người học nôn nóng, muốn đạt kết qủa nhanh, hoặc do không hiểu rõ ý nghĩa của 2 từ ?oDẫn khí?, dẫn đến việc dồn ép khí quá mức. Bản chất của việc dẫn khí là để khí ?ochảy? tự nhiên theo kinh mạch (khi khí đầy nó sẽ tự chảy), người tập chỉ dùng ý nhẹ nhàng định hướng nó đi đúng đường lối, chứ không phải là ?obắt ép? khí đi theo ý chủ quan của người tập. Người xưa gọi sai lầm đó là ?onhổ mạ cho mau lớn?, ý nói khí chưa đủ mạnh mà cố tình ép dẫn đi thì chỉ có hại:
    + Nhẹ thì khí tản đi, hao tán mất, phí công vô ích.
    + Nặng hơn thì gây thiếu hụt năng lượng trong cơ thể (biểu hiện: có cảm giác hụt hơi, dễ xúc động, tim đập nhanh, lo lắng, sợ hãi vô cớ...), hoặc làm tắc khí cục bộ gây bệnh tật.
    Có thể dùng hình tượng sau cho dễ hiểu: Quan sát 1 vũng nước trên mặt đất:
    + Khi vũng nước đầy: nếu ta dùng que vạch lên mặt đất thì nước trong vũng sẽ tự chảy theo đường vạch (đây là cách làm đúng). Nếu cố ép nước đi mạnh hơn có thể khiến nước tràn ra ngoài, hao phí mất.
    + Còn khi vũng nước đã vơi, không tự chảy được: Ta có cố ép đẩy nước đi thì nước nó cũng sẽ tản ra hoặc ngấm hết vào đất.
    Dẫn khí cũng như vậy, cần tránh các sai lầm này.
  9. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    5. Dẫn khí thế nào là đúng?
    Dẫn khí, nguyên tắc đầu tiên là phải buông lỏng toàn bộ cơ thể. Trong dẫn khí không có công việc dành cho cơ bắp, dẫn khí là dùng ý để dẫn chứ không phải là dùng cơ bắp để ép khí đi.
    Cơ bắp không buông lỏng được dễ gây tắc khí, tụ khí cục bộ, sinh bệnh. Khi buông lỏng toàn bộ cơ bắp thì khí huyết sẽ dễ lưu thông hơn, khi đó hễ ý đặt vào đâu thì khí sẽ tới đó.
    Người mới tập không nên dẫn khí quá chậm trên kinh mạch vì như thế dễ rơi vào ?odùng ý thái quá?. Ý thức sẽ phát ra các tín hiệu kích thích các tế bào thần kinh dọc theo kinh mạch. Nếu dùng ý thái quá, tín hiệu kích thích quá mạnh sẽ dẫn tới phản ứng của cơ bắp tại đó, kết quả có thể gây ra sự dồn ép khí trên kinh mạch ấy.
    Về nguyên tắc, dẫn khí chậm trên kinh mạch làm cho các phản ứng khí hoá diễn ra triệt để hơn, tận dụng được lợi ích của khí hơn, nhưng chỉ những người đã tập thành thạo, kinh mạch đã thông suốt mới nên làm như vậy.
    Người mới tập chỉ nên dùng ý lướt nhẹ theo kinh mạch, thậm chí có thể không cần quan tâm tới đường đi của khí mà chỉ cần nghĩ tới điểm đầu và điểm cuối là được. Ví dụ: Khi thu khí từ Bách Hội, dẫn theo mạch Nhâm xuống Đan điền, ta có thể dùng ý lướt nhẹ theo mạch Nhâm, hoặc chỉ cần tập trung ý vào Bách hội, hướng ý nghĩ đi xuống dưới, rồi nghĩ xuống thẳng Đan điền, khí nó sẽ tự tìm được đường đi phù hợp.
  10. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Một số người khi tập dẫn khí thường rơi vào tình trạng kích thích các cơ bắp, nguyên nhân là vì quên mất nguyên tắc buông lỏng. Tín hiệu thần kinh làm cơ bắp chuyển động khiến họ tưởng là đã dẫn được khí tới chỗ đó, đã tụ được khí vào đó.
    Ví dụ:
    Khi cần tụ khí vào vùng Can, người tập thường cố tạo ra cảm giác căng tê tại hạ sườn phải, kết quả là lại tập trung vào các cơ bắp tại đó (thường thì cơ bắp dễ cảm nhận hơn nội tạng) --> Khí không tụ được vào tạng mà lại tụ ở cơ bắp bên ngoài, phí công vô ích.
    Tương tự như vậy, nhiều người muốn tụ khí về Đan điền, nhưng do dùng ý quá mạnh, căng cơ quá mạnh, kết quả là khí không tụ về Đan điền mà tại tập trung ra phần cơ ở thành bụng.
    (Có một số phương pháp chủ chương căng gồng cơ bắp, nhằm tạo những hiệu ứng đặc biệt tại đó, để có được những công năng đặc biệt --> không xét ở đây)
    Tóm lại, làm cách nào để phân biệt được dẫn khí đúng và dồn ép khí?
    + Dẫn khí đúng thì khí đi êm nhẹ, dễ chịu, không có cảm giác vướng mắc hay co thắt cơ bắp (không cần dùng tới cơ bắp).
    + Dẫn khí sai (dùng ý thái quá): Khí chuyển động khó khăn, có khi vừa đi 1 đoạn đã tán hết (hết cảm giác khí), hoặc thấy vướng mắc ở đâu đó (tắc khí), không dẫn đi được. Hậu quả thường thấy là có cảm giác khó chịu, nặng hơn thì sức khoẻ bị giảm sút.
    Nói thì như vậy, nhưng để có thể buông lỏng được cơ thể cũng cần phải mất nhiều công sức luyện tập.

Chia sẻ trang này