1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm tập khí công

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi lamtuocvy, 07/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    6. Khi tập có thầy dẫn luyện thì hiệu quả rất tốt, nhưng về nhà tự tập thì chẳng thấy tiến bộ gì, có phải mình tập sai phương pháp hay không?
    Tập với thầy mà thấy tốt (khí cảm tốt, dẫn khí dễ dàng) là tất nhiên rồi. Có thầy trợ khí, chỗ nào bị tắc thì thầy thông hộ, chỗ nào khí kém thì thầy tăng cường thêm. Nhưng không thể cứ dựa mãi vào thầy được. Mọi người đều cần phải dựa vào chính mình thì mới tiến bộ thực sự được. Đành phải chăm chỉ luyện tập thôi.
    Tự tập mà không thấy hiệu quả thì có thể có nhiều nguyên nhân: có thể do chưa tập đến ?ođộ? (chưa cảm nhận được, dù cơ thể vẫn có biến chuyển), cũng có thể là do tập chưa đúng... (xem lại các phần trước).
  2. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Nói chung, ?otập thế nào cho đúng? là một câu hỏi khó đối với tất cả những người mới tập. Mỗi người đều có 1 cơ địa khác nhau nên cách tập cũng phải khác nhau (về cường độ, trình tự...), cho dù có theo học cùng một môn phái.
    Có người may mắn đề ra được cách luyện tập đúng ngay từ đầu thì sẽ tiến rất nhanh.
    Có người lại phải mò mẫm, tìm tòi, trải nghiệm mất nhiều thời gian thì mới rút ra được kinh nghiệm cho riêng mình. Ví dụ: cơ thể mình phù hợp với bài nào nhất, tập độ bao lâu là vừa đủ...
    điều quan trọng nhất cần rút ra là: Phải luôn cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái khi tập và sau khi tập xong. Nếu có khí cảm thì sẽ thấy khí rất êm nhẹ, dễ chịu (có thể ấm, mát, hay tê...). Còn nếu cảm thấy khó chịu: nóng quá, lạnh quá, tê buốt, bế tắc... thì cần xem xét lại cách tập.
    Đôi khi vận khí vào vùng bệnh để chữa bệnh sẽ có cảm giác đau, nhưng đó là hiện tượng tốt: Khí tấn công ổ bệnh. Khi bệnh khỏi sẽ tự hết.
  3. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Chủ đề này hay quá!! Tiếp tục đi anh ơi!!!
  4. mastermedea

    mastermedea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Cho tôi hỏi thở 4 thì trong TKC nếu đạt được hình vuông mỗi cạnh 10s là tốt nhất, giả sử mình đã đạt như vậy rồi (tôi ví dụ vậy thôi chứ tôi mới đạt mỗi cạnh 2s mà còn tán loạn cả lên), như vậy nếu có thở kết hợp với quán tưởng theo nhâm đốc, thì phải "bò" từ Bách Hội đến Đan Điền trong 10s cho đủ 1 cạnh, nén hơi xong lại "bò" từ Đan Điền lên Bách Hội trong 10s phải không? (Mong các bác đừng cười nếu tôi hỏi ngô nghê quá). Như vậy khó quá.
    Còn nếu đã có cảm giác khí ở Bách Hội hoặc Ấn Đường, khi dẫn khí xuống Đan Điền tốc độ thế nào? "Khí" nó có tự chạy theo tốc độ nào đó không hay mình vạch đến đâu nó theo đến đó? Theo tôi hiểu đôi khi khí sẽ tự chạy theo đường, mà theo nguyên tắc thuận tự nhiên thì phải theo nó (như vậy là khí trước, ý sau chứ không phải ý dẫn khí)Trước đây tôi tập theo các phương pháp khác chưa bao giờ có khí chạy theo Nhâm Đốc nên chưa hình dung ra.
    Tôi đang ở topic "Tiếp tục bàn về Tự học khí công", lộn xộn chạy qua đây hỏi chút lý thuyết dẫn đường, mong các bác thông cảm. Lát tôi lại chạy về kia để hỏi về những vấn đề cá nhân tôi gặp phải khi tập.
  5. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Khà khà, món này dễ dẫn người đọc hiểu nhầm thành lúc mới tập chỉ nên thu mà không nên xả, kiểu này ăn cháo cả năm mất!!
    Lúc mới tập không nên quá chú trọng vào khí cảm. Khí cảm nếu có chỉ cần chú ý đến đan điền, thấy nó nóng nóng là ổn rồi. Không nên phải bắt mình cảm nhận thấy khí chạy quanh mạch nhâm đốc. Lúc mới tập nên chú ý xả nhiều hơn thu, dù chưa có khí gì để xả, cũng chưa biết thế nào là xả, vì trong người lúc đó toàn chược khí thôi, phải làm sạch cơ thể nhiều hơn là thu vào, như thế mới tránh bị ách tắc sau này!!
    Giải pháp của anh đưa ra hoàn toàn chính xác, em chỉ xin đính chính vậy kẻo người đọc hiểu nhầm
  6. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Thắc mắc của bạn rất hay!
    Bạn hình dung khí chạy đến đâu, nó sẽ chạy đến đấy (với điều kiện bạn chăm tập)
    Nếu tập đan điền công, làm nền tảng cho vận khí sau này, khi hít 10 giây, thường chie cần 1 giây (hoặc ít hơn) khí sẽ từ bách hội dồn xuống đan điền. 9 giây sau bạn duy trì dòng khí liên tục chảy xuống đan điền. Nếu quán tưởng khí đi chậm như thế (quy tẩu ) thì đến lúc chuyển sang nhịp 2 bạn nén được ít khí lắm. Nhưng đừng cố nén nhiều nhé.
    Đến nhịp 3 xả lên đầu tương tự như thế, đưa khí lên đầu trong 1 giây (mới tập có thể lâu hơn) sau đó duy trì dòng khí chảy lên đầu đến khi vào nhịp 4 thì chỉ tán khí.
  7. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nhà bác cứ việc "" vzô tư đi ! Mục đích của việc "" đó cho cơ thể người mới luyện để có đủ thời gian "khí hóa", đủ thời gian cho việc tự thanh lọc.
    Nhà bác Kun. nói vzậy là chỉ đúng cho trường hợp của các "đại tiểu sư huynh" đã thuần thục rồi. Cách đó chỉ để "bắn phá" các chỗ bị kết tụ trược khí hoặc thông xả; hay phát khí trợ giúp người khác mà thôi.
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 16:49 ngày 27/11/2006
  8. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Hà hà, đã bảo là mỗi người sẽ có cảm nhận riêng của mình mà, do đó cách tập cũng phải khác nhau chút đỉnh, chứ cứ cho là mình đúng thì đánh nhau vỡ đầu mất (ít ra thì cũng có tới 3 ý kiến khác nhau rồi)
    Em đã hỏi riêng Thầy về vấn đề này, thực ra cũng không cố định 4 thì thở phải ứng với 4 thì thu - Nhâm , nén ,dẫn -đốc ,xả. Đó là lý thuyết chuẩn. Còn khi mới tập, do hơi thở ngắn, có thể tiến hành thu khí nhiều lần xuống Đan điền, khi thấy đầy thì nén, rồi mới dẫn đi xả (nghe băng dẫn luyện của Thầy cũng thấy như vậy). Nói chung còn tuỳ từng người tập, cốt dễ chịu là được.
  9. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Cái phần tô đỏ chú ý nhé:
    Nhiều người nói riêng với mình rằng sau khi tập xong, do xả nhiều nên cảm thấy mệt. Bản thân mình cũng đã bị như vậy.
    Nhưng các bác đã tập lâu năm lại bảo: cứ xả vô tư đi, khí nó sẽ tự vào (có lẽ điều này chỉ đúng với 1 số người chăng? để khí tự vào được chắc phải cần 1 trình độ nhất định?)
    Quan điểm của riêng mình là: Có thu thì có xả, Thu tốt, chuyển hoá tốt thì xả nhiều hơn khi thu chưa tốt.
    Thầy có 1 câu nói vui như thế này: Tập khí công giống như đi buôn, ban đầu có thể lỗ (xả quá mức), có thể lãi (xả đúng mức). Dần dần có kinh nghiệm mới tập tốt được.
    Được lamtuocvy sửa chữa / chuyển vào 23:53 ngày 27/11/2006
  10. mastermedea

    mastermedea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Chư vị huynh đệ cho tôi hỏi thêm một vài điểm về việc tập TKC không thấy đề cập trong tài liệu:
    - Thế nào là thở sâu? Có phải là thở đến mức mình có thể chịu được?
    - Một buổi tập với thầy HVT (nhập môn) thông thường có những phần gì? Vd: xoa bóp chỗ nào? Từ khi bắt đầu tĩnh tâm và điều hoà hơi thở là ngồi một mạch 30 phút hoặc 45 phút hay sao? Những lúc nghỉ giữa các thì thở thì chỉ hô hấp điều hoà tại chỗ nhưng vẫn nhắm mắt hay có thể mở mắt, đứng lên đi lại hoặc ngồi tại chỗ vận động tay chân không? Cuối buổi có xoa bóp ntn không? Có khái niệm "thu công" không?
    - Bình thường khi không tập thầy có khuyên thực hiện thường xuyên điều gì không? Vd đáp kiều, thở bụng?
    - Nếu tôi thụ khí Ấn Đường (tôi nhạy AĐ hơn), theo Nhâm Đốc thì xả ở Bách Hội hay ở Ấn Đường? Nếu xả ở BH thì làm gì với cái đoạn BH-AĐ? Và như vậy nếu tập đúng thì sẽ động khí ở cả 2 huyệt một lúc?
    Đa tạ các bác chỉ giáo.

Chia sẻ trang này