1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm tập khí công

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi lamtuocvy, 07/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanh06

    thanh06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    -thở sâu ý nghĩa nó rộng lắm !
    -bài đan điền công có 3 cách :
    a. vào tại BH xuống ĐĐ ra sau mệnh môn lên NC lên BH xả ra.
    b. vào tại BH xuống ĐĐ ra sau mệnh môn lên NC tới AĐ xả ra.
    c. vào tại AĐ xuống ĐĐ ra sau mệnh môn lên NC lên BH xả ra.
  2. mastermedea

    mastermedea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng biết thở sâu có nhiều ý nghĩa, nhưng các bác có thể nói rõ hơn về mặt kỹ thuật thì thở "sâu" là nghĩa gì không? Là hít thở đến mức có thể chịu được? Là vận động cơ ngực và cơ bụng (như thế nào)? Hay chỉ là một từ vậy thôi chứ chỉ cần nhẹ, đều, đủ dài là được rồi?
    Ngoài ra dù bác thanh06 có nói về 3 cách thực hiện trong bài Đan Điền Công, tôi vẫn chưa rõ nếu thu AĐ và xả BH thì cái đoạn từ BH đến AĐ xử lý thế nào? Có "bò" ý trên đó không? Ở đây tôi đang nói đến việc quán Nhâm đốc liên tục chứ không có giai đoạn "điều hoà hô hấp trở lại" sau khi xả ở BH.
  3. thanh06

    thanh06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    -vấn đề thở sâu thì tui chưa nói tới vì phải có thời gian.......
    -thu AĐ xả BH xong thì :
    a. nếu hơi thở ko điều hoà thì phải điều hòa hô hấp rồi lặp lại vòng AĐ-BH. thây kệ đoạn BH-AĐ
    b.nếu hơi thở điều hoà thì xả ra rồi lại lặp lại vòng AĐ-BH. thây kệ đoạn BH-AĐ
    bởi vì 1 vòng ĐĐC theo phương pháp của TCYT HVT chỉ là dưỡng sinh ! xả ra ngoài ! đoạn BH-AĐ KO XÀI ! xả " cái dơ " mà !
    cứ xả rồi lại bắt đầu 1 vòng mới ! khi bác vô BH xả AĐ cũng vậy thui, làm lại 1 vòng mới , chả lẻ xả AĐ xong rồi đi ngược lên BH rồi 1 vòng ĐĐC tiếp à !???? cho dù trong khí công có đi ngược ( bên đạo gia )
    sau này (ví dụ bài tập tam bảo pháp) thì có bài tập làm liên tục vòng nhâm đốc ! bác đọc tập II đi rồi biết !
    @giaixudoai :
    thầy Thăng có cuốn sách in riêng phần nâng cao ko ạ ? cuốn vừa ra nghe bạn nào trên này nói chỉ có phần căn bản, em nghĩ tương đương NQTHVT-NAB tập I nên em chưa tính mua, để ghé nhà sách coi đã ! có lẽ em đã từng coi qua nhưng ko để ý !?? có phải cuốn bìa đỏ ko ?
    sư phụ em nói phần nâng cao NQT HVT-NAB tập II cũng sai sót ít ! chuyện riêng giữa thầy HVT và NAB sư phụ kể cho em biết chút ít !
    ALL
    Được thanh06 sửa chữa / chuyển vào 14:21 ngày 28/11/2006
  4. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Đấy là em cũng chỉ nghe cao thủ nói thế, chứ em cũng máu thu hơn xả. Bản thân em thấy em xả kém rất nhiều so với thu, .
    Việc xả nhiều hơn thu, em thấy cũng hợp lí mà, mới đầu có khí đâu mà xả quá mức. Cùng lắm xả 1 lúc là hết khí, lại thu lại từ đầu. Tập lâu lâu rồi thì mới có khí nhiều để cả, xả xong khí vẫn còn dư ( Có lẽ do đây là khí do tự cơ thể sinh ra, nên mới có câu "đan điền sinh khí"; hoặc có thể do thu nhiều xả ít; Hoặc do khi xả xong thì khí lại tràn vào cở thể?? Cái này em không rõ tại sao) Mong anh giảng thêm về vấn đề này
  5. mastermedea

    mastermedea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Tôi đang lò dò tập TKC thấy mọi người bàn nhiều về chuyện thu hay xả không hiểu lắm. Theo 4 thì thở, cứ 1 lần thu là có 1 lần xả. Cảm nhận khí thường mỗi người mỗi khác, nhưng thường là cảm giác động, tê v.v tại chỗ thụ khí (huyệt thu hoặc huyệt xả). Trước đây tôi tập KC BLT nếu còn quán tưởng là 1 huyệt còn thụ khí, vậy chuyện xả nhiều, xả ít trong TKC là do cái gì quyết định? Có phải do hơi thở dài hay ngắn lúc thở ra so với lúc hít vào? Hay là do hơi thở ra dài hay ngắn so với sức của mình? Hay là có cảm giác khí như dòng nước nếu mình muốn tuôn là nó vẫn tuôn ra tiếp?
    Tất nhiên sau khi tập xong dựa vào cảm giác của cơ thể thì cũng có thể biết mình đã xả nhiều hay ít, nhưng lúc đó "lỡ" rồi và vì đã lỡ nên không thể nói tôi thích xả nhiều hay xả ít được.
    Mong các bác chỉ giáo.
  6. thanh06

    thanh06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    tập khí công thì phải có ý chí mạnh ! bác cứ dẫn , tưởng tượng như vậy à ! cho nên thu hay xả ít nhiều đều do mình quyết định !
    nghĩ tới đâu, nặng tới đó, hay nhảy, đập hay cảm giác ấn !
    khi bác xoáy xả ra thì bác nhớ là hãy đưa luồng xả đó chạm vào da thịt nơi nhạy cảm nhất của bác ! thấy cảm giác nóng là ok ! chưa có thì cứ tập tiếp ! cần mẫn chuyên tâm !
    ví dụ bác xoáy xả ra DT rồi thì đưa tiếp cái xoáy xả đó cứ xoáy tiếp đụng vào bắp chuối thấy nóng bắp chuối là ok !
    có thày giỏi mà ko có duyên thì cũng vứt !
    một số vấn đề bác hỏi có trong 2 tập đó ! bác dành thời gian đọc hết đi !
    Được thanh06 sửa chữa / chuyển vào 15:59 ngày 28/11/2006
  7. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Dư nhà cháu mới nói ở chỗ nào đó gần đây. Nhà bác thanh06 nói vzậy chỉ là kỹ thuật của Đan điền công, mà chưa trúng ý hỏi của nhà bác mastermedea. Nhà bác nên nhớ là nhà bác "truyền thông xịn" đó mới ?olò dò? Nhập môn, nên chỉ quan tâm đến ĐIỀU TỨC CÔNG thui !
    Yếu lĩnh hô hấp 4 thời của món Tĩnh Khí công đã được nói đến trong rnhiều cuốn sách của Thầy Thăng, ở đây nhà cháu chỉ nhấn mạnh thêm thui.
    - Thở SÂU ở đây khi mới bắt đầu phải có tí chút "hình dung tưởng tượng" và sau này là "quán tưởng" mình hít thật sâu xuống bụng dưới (Đan điền). Trong sách của Trang tử khi xưa còn nói là hô hấp đến tận gót chân.
    - Thở ĐỀU nghĩa là nhịp thở hít vzô - thở ra cảt 4 thời phải luyện cho tương đối bằng nhau, êm và nhẹ (điều này trong cuốn sách mới XB của Thầy nói khá rõ). Không nên để xảy ra vzụ thở "giựt cục" sẽ gây biến loạn không tốt.
    - Thở CHẬM là thời lượng của mỗi nhịp thở càng dài càng tốt, luyện tập đến khi một nhịp thở 4 thời được 40s-60s là bắt đầu có hiệu quả. Nguyên chuyện thở ĐỀU CHẬM đã làm cho hơi thở êm nhẹ rồi...
    Đó là kỹ thuật hô hấp của món Tính Khí công, ngoài ra nên lưu ý rằng không chỉ mỗi chuyện "hô ra hấp vào" mà hầu hết các công pháp ở món này đều chú trọng chuyện "không nên quá sức". Khả năng mình ráng tới 10 phần thì chỉ nên xài tới 7-8 phần thui, nhưng ngày sau phải ráng hơn ngày trước. Chỉ cần tuần này kéo dài thời lượng của mỗi thời hô hấp được 1-2s so với tuần trước là đạt yêu cầu rồi.
    Khi khác nhà cháu sẽ đưa "ní nuận" ứng dụng của vzụ hô hấp SÂU ĐỀU CHẬM này để hầu các nhà bác.
    Món Tĩnh Khí công có nhắc đến "đáp kiều" nhưng không chú trọng lắm (ở những bài đang bị "vzô khám" nhà cháu đã đề cập vzấn đề này rùi), bởi tất cả các công pháp đều đi theo một nguyên lý tiên quyết là THUẬN TỰ NHIÊN. Khi người luyện ngậm miệng bình thường thì tự nhiên đầu lưỡi đã đặt ở chân nướu răng hàm trên rồi, và như vzậy Nhâm-Đốc đã được nối.
    Mà đã "thuận tự nhiên" rồi thì không cần phải hết sức kéo cơ ngực lên hay cố gắng phình/thóp bụng chi cả.
    Món Tĩnh Khí công không có khái niệm "thu công" hay "xả công" chi cả, bởi vì vzụ thu hay xả khí là "cơm ăn nước uống thường ngày" của mỗi buổi tập hay của mỗi công pháp rồi.
    Chuyện phân bổ thời gian trong buổi tập Tĩnh Khí công đã được trình bày rõ ở phần Phụ lục và Vấn đáp trong cuốn sách của Thầy Thăng mới XB. Vzấn đề xoa bóp ở đây trong mỗi buổi luyện chỉ đơn thuần là tác động cho mức độ khí cảm tăng lên và thông thoáng kinh mạch mà thôi : Day ấn các huyệt vị sẽ sử dụng đến trong bài luyện, các vị trí xả, xoa bóp các đường xả,...
    Vzìa thời gian của một buổi tập (cá nhân) không cố định; nếu khả năng khí hoá cao thì th.gian ngắn, khả năng khí hóa chậm thì th.gian dài, nhưng cũng chỉ khoảng từ 20-40ph một bài luyện. Có một số công pháp có yêu cầu thời gian luyện dài mới đạt yêu cầu về dưỡng sinh, tỉ dụ như Nội Chu thiên pháp, tối thiểu thời gian luyện toàn bộ phải đạt được từ 45-50ph trở lên. Nhà cháu khi xưa đã có lần chơi NCTP tới 1h20ph, nhưng khi đứng dậy thì "thung thướng" không thể tả được; hoặc như Thập chuyển khí pháp có người chỉ ngồi 20 phút là xong, nhưng có người lại ngồi đến tận 45-50ph...
    Qua đây thì các nhà bác cũng hiểu là món Tính Khí công một khi đã ngồi là như "tượng gỗ" chứ không có chuyện đang dang dở công pháp lại giải lao. Sau khi đã đứng dậy, rồi ngồi lại là chuyển sang bài luyện khác.
    Phù ! Nhà cháu có nhời đề nghị nhà bác "truyền thông xịn" là lần sau chia khúc ra, chứ nhà bác hỏi cấp tập thế này thì anh em nhà cháu "" hết cả đầu ngón tay mất thui !
    NHÂN ĐÂY, NHÀ CHÁU XIN CÓ NHỜI KHUYẾN CÁO VỚI TẤT CẢ DÂN TĨNH KHÍ CÔNG RẰNG, HÃY LÀM ĐÚNG NHƯ CHỈ DẠY CỦA THẦY THĂNG :
    LÝ THUYẾT + THỰC TIỄN = CHÂN LÝ​
    Nhà bác này chẳng lẽ lại giống như các "đệ tử lão tuổi" của Thầy, đừng ham hố wuá mà có khi "vào ga" đấy !
    Cuốn sách Thầy mới xuất bản có tên là TĨNH KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH CƠ BẢN và bìa 4 có ghi danh mục các ấn phẩm đã và sẽ được tuần tự ra lò đến 2009.
    Nhà bác "nghĩ tương đương" là lộn rùi đới !
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 18:00 ngày 28/11/2006
  8. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Cái này cũng tuỳ độ nhạy cảm của từng người. Có người dễ xả, có người khó xả. Lúc nào trong người ta mà chẳng có khí, cố gắng xả quá có thể tổn hao chân khí trong cơ thể.
    Thông thường, Khí thu vào cơ thể phải thông qua quá trình chuyển hoá ở Đan điền thì mới sử dụng được. Khí từ đan điền được dẫn đi theo kinh mạch hoặc vào các tạng, nhờ quá trình đó mà phản ứng khí hoá được thực hiện, đem lại lợi ích cho cơ thể.
    (đan điền sinh được khí, tạng cũng sinh được khí, cộng với thu thêm ngoại khí sẽ có hiệu quả cao hơn)
    Phản ứng xong rồi thì phần khí dư và khí bệnh phải được xả ra. Nếu xả được hết mấy thứ đó thì tốt quá. Nhưng thực tế thì lúc xả vẫn bị lẫn khí tốt.
    Nếu xả mất nhiều khí tốt thì chẳng phải lãng phí sao?
    Tuy nhiên vẫn còn 1 quá trình cuối: Thanh khí toàn bộ cơ thể. Khi đó cơ thể được thư giãn, hư tĩnh để thanh khí từ không gian đi vào thanh hoá cơ thể, thiết lập lại sự cân bằng cơ thể.
    Nói chung thì thu và xả cần cân bằng, nếu không thì sẽ làm mất cân bằng cơ thể (Các biểu hiện mình đã trình bày rồi). Cụ Lô-mô-nô-xốp chẳng đã đươc ra định luật Bảo toàn và chuyển hoá năng lượng đó sao!!!
    Cần chú ý: không được hiểu "Khí" một cách chung chung, mà phải hiểu có nhiều loại khí, nhiều cấp độ vi tế khác nhau. Thường thì cấp độ vi tế càng cao (càng thanh) thì càng có lợi cho cơ thể.
  9. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Thu và xả khí nhiều hay ít là do mình, ta có thể cảm nhận thấy nó vào và ra.
  10. mastermedea

    mastermedea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Thỉnh thoảng có những buổi tối trước khi đi ngủ tôi bị tình trạng sau đây: vùng ngọc chẩm căng tức, khi đầu óc đang mơ màng sắp đi vào giấc ngủ sâu, đột nhiên có cảm giác giống như có cái gì đó khoét sâu vào đầu, kéo mình vào giấc ngủ thật nhanh. Cái cảm giác đó giống như là giấc ngủ là một cái hang, và có người cầm tay lôi xệch mình vào cái hang đó, sức lôi mạnh và rất khó cưỡng. Trong tích tắc đó trong tiềm thức tôi có cảm nhận đây là một sự việc nguy hiểm nên cố cưỡng lại "giấc ngủ", cố mở mắt để tỉnh lại nhưng phải qua 2-3 lần cố như vậy tôi mới tỉnh được. Không tỉnh được chắc tôi ngủ luôn quá.
    Cũng đã có lần tình trạng trên xảy ra khi tôi ngủ trưa. Những lần xảy ra như vậy thường trước đó cơ thể khá "thông", ví dụ buổi tối tập khí công và thở đốc mạch rất thông thoáng, hoặc không tập nhưng nghe nhạc rất dễ chịu, cả cơ thể thấy khoan khoái máu huyết lưu thông v.v
    Tôi đọc đây đó thấy nói bản chất khí là tự vận động theo đúng đường của nó, và một trong các con đường là đến ngọc chẩm thì thay vì đi theo đốc mạch lên bách hội v.v nó sẽ đi xuyên vào não v.v. Có thể tôi bị tình trạng này, nhưng vì cơ thể chưa thông và mọi thứ xảy ra trong vô thức nên sẽ vô cùng nguy hiểm.
    Không biết có ai bị tình trạng này không và cách xử lý thế nào khi đang "lơ mơ" mà gặp chuyện đó: Để tự nó xảy ra biết đâu lại thành thần tiên (bay lên trời luôn)? Từ trong tiềm thức có tìm cách tập trung ý nghĩ vào đan điền hay bách hội gì đó không?

Chia sẻ trang này