1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm tập khí công

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi lamtuocvy, 07/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Làm vzậy mà nhà bác còn bị tắc lại nữa thì chỉ còn mỗi nước "Thầy ơi..." ! Mà sau khi "Thầy ơi" xong thì bị "đá cho một cái ăn cháo cả tháng" !!!
    Dùng MEL là trị ngọn đâu phải trị gốc. Khi xung năng lượng của MEL tập trung vào đó chỉ tán kết ngay ở đó, nhưng chưa phá được cơ chế gây kết. Nguyên nhân gây kết khí đâu phải nằm tại một chỗ, mà do nó đi theo vòng Chu thiên tích cóp trong toàn bộ cơ thể mà đọng vzìa đó. Bình thường nếu thông xả tốt và ngũ khí xung mãn thì khi đến đó nó được đẩy tuột đi. Tình trạng kết khí chủ yếu là do thiếu Thận khí vận hành theo vòng Chu thiên. Đồng thời với thông xả bằng Chân hoả, nhà bác cần kích thêm Thận khí để "bôi trơn".
    Kết khí tại Đại trùy là cái thường gặp của dân "ngậm bút lông mèo", thuộc dạng bệnh nghề nghiệp. Nếu không thông xả kịp thời sẽ gây ra "vôi hóa" đốt sống cổ 4-5-6-7, và cuối cùng là bại xuội chi trên.
    Các nhà bác nào có dính tương tự thì phải xử lý luôn thôi, chớ không đến khi lấy vợ thể nào cũng bị "cắm sừng" !
    ...Say say tỉnh tỉnh thành say thật
    Tỉnh tỉnh say say tỉnh tỉnh vờ...

    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 01:04 ngày 15/12/2006
  2. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Kun ạ! Ngay hôm đó nhà cháu tưởng nhà bác hiểu. Nhà cháu đã từ chối chữa trị rồi nhưng phút cuối cùng vẫn bị thuyết phục chữa. Nếu nhà bác còn nhớ (nếu không nhớ thì hỏi người ngồi cạnh nhà bác hôm đó) nhà cháu đã bảo là hôm nay đỡ ngày mai lại bị.
    Thực ra hôm đó nhà cháu không chữa, mà chỉ chia sẻ với những bộ phận bị bế tắc trong khi tập luyện thôi. Có một cái nhà cháu ẩn lại nhưng có lẽ nhà bác chưa hiểu.
    Nhà cháu không chữa hôm đó vì thấy nó không có gì phải chữa. Cái đó là cái tất yếu nhà bác phải biết và phải cảm nhận khi tập món đó. Khi hiểu được rồi thì nhà bác sẽ biết dùng chính tĩnh khí công để tự chữa những bế tắc đó.
    Nhà cháu xin nhắc lại là hôm đó nhà cháu không chữa mà chỉ "nói chuyện" với những bộ phận bị bế tắc của nhà bác thôi.
    Cũng vì nguyên nhân đó mà nhà bác thấy rất hiếm khi nhà cháu truyền điện cho các học viên của Thầy Thăng. Chỉ trừ trường hợp bắt buộc.
  3. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Chữa ngọn hay chữa gốc thì nhà chúng cháu cũng cảm ơn nhà bác!
    Được dat_mel sửa chữa / chuyển vào 15:45 ngày 14/12/2006
  4. tamsu_hocdao

    tamsu_hocdao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Em xin mượn topic này để hỏi bác xứ đoài và các bác có kinh nghiệm về tập khí công cái.
    Trước hết em phải cám ơn bác xứ đoài đã gửi tài liệu về tĩnh công nhưng em nhát gan và bận bịu quá nên vẫn chưa dám tập, em định bụng chừng nào về thì tìm thầy tập cho chấc ăn.
    Bây giờ em xin vào vấn đề chính. Như em đã có lần trình bày là em không dám tự tập khí công mà chỉ đọc rồi để đó thôi vì em sợ tập sai rồi tẩu hỏa. Vì vậy lâu nay em chỉ dám tập thở theo bài vè của bác sỹ Nguyễn Khắc Viện (hóp bụng thở ra, phình bụng thở vào,...đi, đứng, nằm, ngồi lúc nào cũng được,...). Em thì thường buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy, thỉnh thoảng đứng trạm trang mươi phút. Em thở hai thì, hoàn toàn không dẫn ý, không thủ ý ở đâu hết. Thế nhưng dạo gần đây em thấy rần rần phía sau lưng từ dưới lên, theo gáy toả lên đầu (sau lưng chứ không phải trong cột sống), rồi sau đó thấy thỉnh thoảng có cái gì đó xoáy xoáy trên đỉnh đầu (không biết có phải khí không?).
    Các bác cho em hỏi hiện tượng đó là sao, có gây ảnh hưởng gì xấu đến não bộ không nhất là những lúc cái gì đang bừng bừng tràn lên đầu mà bị giật mình ngưng giữa chừng (vì nhiều khi đang thở như thế thì vợ con réo giật cục -em đang có 2 con nhỏ mà). Em có nên tiếp tục thở như thế không hay ngưng lại.
    Xin cám ơn các bác đã trả lời.

    �u?c kundalini2 s?a v�o 00:03 ng�y 27/12/2006
    u?c kundalini2 s?a vo 08:29 ngy 27/12/2006
  5. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Cụ thể cái vzụ nầy thế nào có nhẽ phải để cho nhà bác "lamtuocvy" giả nhời thì chắc mới chuẩn. Nhà cháu chỉ mới nghe tên mà chửa biết "mặt ngang mũi dọc" của món Trạm Trang công là thế nào cả ! Cũng chửa thấy ai "hít hà" theo kiểu của cụ Nguyễn "sếng sáng" mà có hiện tượng dư nhà bác cả (hoặc là có mà người ta chả thèm nói vzới mình).
    Nhà cháu đồ rằng cái hiện tượng của nhà bác là do kết hợp tác dụng của cả hai món, dưng mà cả hai món đều chả có cái chi quản chế cả, thành ra cứ tự do thong dong, muốn đi đâu thì đi, vzìa đâu thì vzìa,...
    Dân Tĩnh Khí công nhà cháu mà có được cảm giác dư của nhà bác thì thôi rồi, hết ý xẩy xẩy ! Món của anh em nhà cháu thì ngay từ cái "danh xưng" nó đã chỉ định tâm pháp rùi : TĨNH KHÍ CÔNG Ý THỨC. Cho nên khi đã đạt được cảm giác dư của nhà bác thì đối với anh em nhà cháu thì mọi sự nó đã "sẵn nong, sẵn né" cứ việc mà "đi đúng đường, hành đúng hướng", chả sợ nó ***g như "con ngựa vía". Chả phải là "mèo khen mèo dài đuôi", mà trên thực tế là món của anh em nhà cháu từ khi "khai cuộc" đến nay có khoảng vạn tám, hai vạn môn sinh nhưng chửa có ai đi "tàu hỏa vào ga" ở giai đoạn Nhập môn hay Dưỡng sinh cả !
    Nhà cháu nghĩ rằng các hiện tượng của nhà bác đã có đó hoàn toàn là do "bản năng sinh tồn" tự động hoạt động thôi, hiện thời chắc cũng không có gì đáng ngại lắm. Nhưng nếu để lâu mà không có cách kiểm soát cũng là vấn đề không đơn giản !
    Tập gì thì tập, luyện gì thì luyện vzới các món của Á đông này mà ở giai đoạn mới bắt đầu, nhà bác lại không có một môi trường riêng thì e rằng cũng bất cập. Phần đầu của tài liệu nhà cháu gửi nhà bác cũng có nói vzìa điều kiện để luyện tập, những điều đó không phải chỉ dành riêng cho món Tĩnh công mà hầu như món luyện khí nào cũng tương tự.
    Thêm nữa, nếu như anh em nhà cháu có người nào mới bắt đầu luyện tập mà có được các cảm giác dư của nhà bác, thì chỉ trong thời gian ngắn là họ đã vượt qua giai đoạn Nhập môn và Dưỡng sinh.
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 01:20 ngày 27/12/2006
  6. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Tự tập mà như thế là ngon rùi. đó là hiện tượng nội khí bắt đầu được kích hoạt, theo mạch đốc sau lưng đi lên bách hội. ko có điều gì đáng lo cả (có người mong mà chả được ý chứ). Ngày nào mà em chả phải "xoay" khí trên đỉnh đầu.
    chỉ cần tập riêng trạm trang cũng có thể đạt được điều đó, thêm cách thở bụng của cụ Viện thì càng nhanh. có điều cách thở của cụ hơi thiên về dùng cơ bắp (bụng), khi chưa có khí cảm thì ko sao, nhưng khi có khí cảm rồi (như trường hợp của bác) thì phải cẩn thận hơn. chuyển động cơ bắp sẽ ép khí vận hành, nếu ko kiểm soát được khí có thể sẽ có chuyện ko hay. Nhất là lúc bị giật mình mà ngừng lại thì càng ko hay, có thể làm loạn khí.
    Theo em bác ko nên tập thở bằng bụng nữa , cứ duy trì thở 2 thì thật tốt, sao cho thật dễ chịu, ko cần thủ ý vào đâu cả, thư giãn toàn cơ thể, thế cũng tốt cho sức khoẻ rồi, còn muốn tiến xa hơn thì phải học thầy đàng hoàng. (nhớ đừng để bị giật mình nhé).
  7. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Quá trình tập khí công.
    "Tập khí công (và các phương pháp tu luyện nói chung) là 1 quá trình rèn luyện để làm chủ hệ thần kinh, làm chủ bản thân" (*). Đó là 1 quá trình liên tục, liên tục lắng nghe, tìm hiểu bản thân, liên tục hiệu chỉnh, sửa đổi phương pháp tập sao cho phù hợp nhất với cơ thể tại từng thời điểm. Do đó, không thể áp dụng 1 cách máy móc bất cứ phương pháp tập nào cho toàn bộ quá trình luyện tập.
    Có thể hôm nay tập bài này thấy tốt, thấy dễ chịu, thấy có hiệu quả cao, nhưng hôm khác lại chẳng thấy có hiệu quả gì, thậm chí thấy khó chịu. Đó là do thể trạng đã thay đổi, cũng có thể do môi trường đã thay đổi. Khi đó có thể căn cứ vào hiện trạng cơ thể mà điều chỉnh phương pháp: đổi bài tập khác, hoặc vẫn dùng bài đó nhưng thay đổi cường độ, thời lượng của các nội dung trong bài?sao cho cơ thể có được cảm giác dễ chịu nhất.
    Cụ thể thì phải thay đổi như thế nào? Cái này phải phụ thuộc vào kinh nghiệm của chính người tập, tập lâu dần, chỉnh dần, sửa dần thì sẽ dần tìm ra phương pháp phù hợp với bản thân. Không một ông thầy nào có thể giúp ta được điều đó, vì đó là cảm nhận của chính ta. Tất nhiên là khi tập cùng với thầy, người thầy có thể phát hiện các vấn đề và điều chỉnh hộ ta, nhưng khi tự tập ở nhà thì chỉ có ta cảm nhận được thôi. Có thể đem các cảm nhận đó để hỏi lại thầy, nhưng việc dùng ngôn ngữ sẽ rất khó diễn đạt được đúng thực tế.
    (*) Phần trong ngoặc kép là trích dẫn ý người khác
    Được lamtuocvy sửa chữa / chuyển vào 11:39 ngày 29/12/2006
  8. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Bản thân em trong quá trình tập khí công đã phải trải qua 1 quá trình khá dài để tìm được con đường cho mình. Mặc dù đã gặp được 1 người Thầy rất giỏi, rất tuyệt vời, nhưng kết quả luyện tập chỉ tốt khi được Thầy dẫn luyện. Còn về nhà tự tập thì lúc được lúc không, lúc thì cảm nhận tốt, lúc lại chẳng thấy có gì, tình trạng đó diễn ra suốt hơn nửa năm trời, lúc tiến, lúc lùi thành ra chẳng có kết quả gì, nhiều lúc cảm thấy chán!
    Em đành lôi tất cả các bài giảng của Thầy ra đọc đi đọc lại, tìm hiểu xem mình có chỗ nào chưa hiểu hết, chỗ nào mình đã tập sai hay ko. Và em đã hiểu ra 1 điều cực kì quan trọng, đó là tuy mình ko tập sai bài nhưng đã quá máy móc trong việc áp dụng mà ko hể để ý tới thực trạng bản thân. Sau đó là 1 chuỗi ngày dài tự điều chỉnh cách tập luyện. Thời kì đầu, có khi cả tháng mới được 1 hay 2 lần tập đạt kết quả tốt, sau đó tăng dần, có khi mỗi tuần cũng đạt được cảm giác khoan khoái dễ chịu (đắc khí) được 1 vài lần. Cho tới bây giờ thì khá ổn định, tuy nhiên vẫn phải thường xuyên ?ovi chỉnh? vì cơ thể và môi trường luôn thay đổi.
    Thế nào để biết mình đã tập tốt? cái này cần phải so sánh cảm giác mà mình có khi tự tập với cảm giác mà mình có khi tập với Thầy (mà ta lấy đó làm chuẩn). Đơn giản hơn thì cứ thấy dễ chịu là được.
    Em post bài này để chia sẻ kinh nghiệm luyện tập với các bác, để mong bác nào mà tập luyện chưa đạt kết quả cũng đừng vội nản, ?ocó công mài sắt có ngày nên kim? mà.
    Được lamtuocvy sửa chữa / chuyển vào 12:11 ngày 28/12/2006
  9. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Còn về kinh nghiệm áp dụng cụ thể cho từng bài tập thì em sẽ trình bày sau trong các topic: Tĩnh KCYT, Trạm trang công...
  10. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nhà bác "lamgtuocvy" coi lại coi, chỗ nào là nhà bác "trích dẫn", chỗ nào là nhà bác "bình lựng"; cái đó phải rõ ràng. Không thì thiên hạ khối kẻ chỉ rình nhà bác "phạm qui" là be ầm lên đấy ! Tránh "hở sườn" để cho người ta choọc nghe ! Mình thì "đàng ghoàng", chỉ vzô tâm thui ! Dưng thiên hạ không nhiều người "rộng lòng" lắm đâu !
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 00:59 ngày 29/12/2006

Chia sẻ trang này