1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm thực hành ngồi Thiền.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TRANTHIENNHAN, 07/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Bác này đừng vội xưng Thầy và tông phái ra sớm thế, nhất là khi nói về cái gì có vẻ hơi ko tốt, Nh nghĩ nếu bác nghiên cứu Thiền theo cách Chánh Niệm thì phải hiểu khái niệm xả Thiền chứ ? Thầy TNH rất giỏi và đạo tâm cao, bạn nên nghiên cứu nhiều và đừng thực hành vội.
    Khi bạn tập Thiền mà thấy kỳ quái là 99,99% là bạn có vấn đề, phải NGỪNG LẠI NGAY và tìm cách giải quyết.
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Đây là tàng kinh các:
    http://thichchanquang.com/?id=detail&cid=6&sid=589&n=1
    Có rất nhiều bài giãng về Thiền cực hay !
  3. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    2
    M ở HN , Hiện nay M cũng đang tập " lẩu " thôi , Tĩnh khí công một chút , Yoga một chút , thiền một chút , tóm lại lúc nào hứng với món nào thì tập món đó , riêng thiền thì M có tham gia một đạo tràng thuộc pháp môn của chùa Phật Quang , rất muốn chuyên tu nhưng còn bận nhiều việc đời , mấy lần định quy y nhưng sợ không giữ giới được trong các cuộc vui vẻ , cho nên việc tu tập của M chỉ dừng lại ở làm từ thiện và thiền định , mà mới chỉ làm được một chút , chắc phải chờ đến lúc mình mgoài 50 t mơicó thể chuyên tu được , .
  4. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Hè hè ! Nhà cháu cũng chả ý định tham gia với các nhà bác, dưng thấy nhều nhà bác mới tham gia Box mờ chả chịu tham khảo dững gì đã post của anh em trong Box.
    Đa phừn dững cái "lăn tăn" của các nhà bác gần đây cũng đã được đàm luận nhều rùi !
    Trong kinh nhà Phật có câu : "Nhất tâm phục thỉnh" hay "Nhất thiết cung kính", còn món TKC của anh em nhà cháu có câu khẩu quyết "Tập trung tư tưởng"... tất thẩy đều có ý nghĩa rằng đã là hành giả tu tập hay người luyện thì khi đã "nhập định" thì phải đạt được sự tập trung hay "thức trống tâm trong"...
    Từ trước tới giờ nhà cháu vzẫn không đồng tình với vzụ "xài lẩu" chính vzì cái ý nghĩa đó. Trong thời buổi mờ sự "động loạn" trong cuộc sống đang tăng với cấp số nhân, tương ứng theo mức độ bùng nổ thông tin thì việc lấy lại một khoảng thời gian tĩnh định, thư thái trong ngày đối với con người là vô cùng cần thiết. Nó giúp cho con người ta trước hết là tránh được sờ-trét, và hơn nữa nó giữ cho con người khỏi sa vào dững sự "oái oăm" của cuộc đời (đa nhân cách, tự kỷ tiêu cực, hoang tưởng, tâm thần phân liệt,...).
    Ấy vzậy, mờ còn "xài lẩu" thì chỉ làm cho sự "động loạn" đó tăng lên mờ thui. Trong vzụ tu tập mờ "xài lẩu" thì dễ ảnh hưởng đến tận phần linh.
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 11:38 ngày 11/01/2008
  5. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    2
    Hic , Em có cái tật nhanh chán nếu cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu , tuỳ thuộc vào tâm trạng có hôm lại thích ngồi thiền , có hôm lại thích TKC hoặc Yoga , mục tiêu chỉ là dưỡng sinh là chính , giống như chán nghe nhạc lại chuyển sang Video ấy mà .
  6. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Hồi xưa tới nay, có rất nhiều vị tông sư xuất thân từ nồi "lẩu" ! Chỉ có những vị hứng lên bảo "ta là Sứ Giả của TĐế hay con của TĐ" thì mới thuần nhất thôi !
    Ngay cả Đức Phật Thích Ca cũng tập nhiều môn phái trước khi chứng đạo, bác KDHXĐ nói ko khéo lôi luôn Phật vào đấy nhé !
  7. vutrubattan

    vutrubattan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2007
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Rất đồng ý với phân tích của bác KedohoixuDoai, tập luyện chỉ chuyên nhất một môn thôi, nếu không rất không tốt. Bác Nhân hay lấy Đức Phật ra làm ví dụ, nhưng bác hết sức lưu ý là Đức Phật đều tập chỉ một môn phái trong một thời gian và đạt thành tựu cao nhất trong môn phái đó, khi không đạt được mục tiêu là giải thoát Đức Phật mới chuyển sang học môn phái khác, và cuối cùng mới tự mình chứng đạo, giải thoát khỏi bể khổ. Vậy nên người mới tập chỉ nên tập một môn phái thôi, khi đạt đến thành tưu cao nhất trong môn phái đó rồi mới mong học môn khác. Theo sách thì mỗi môn phái có một bậc Giác Giả chủ trì phần linh và chăm nom các đệ tử tu luyện, nhưng nếu tập nhiều môn cùng lúc thì sẽ không ai chăm nom cả, và sau này cũng không biết đi về đâu. Nếu tập luyện mà coi như là tập tạ, tập erobic, đá bóng...thì cũng chỉ như là tập thể dục mà thôi, thì để tránh những "oái oăm" như bác Đoài nói thì nên tập thể dục là được rồi.
    Vài dòng chia sẻ, có gì không phải mong các bác bỏ qua!
  8. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Về việc này thì thật tế nhị và khó nói. Về cơ bản thì ý kiến học chuyên nhất 1 môn thì rất đúng. Bản thân mình cũng chấp nhận điều ấy là rất tốt. Nhưng trên thực tế có vài điều khiến chúng ta phải suy nghĩ.
    Hiện nay có quá nhiều môn phái vừa dưỡng sinh vừa tâm linh như Yoga, KC, NĐ,.... Đa số đều tự cho mình là nhất, ngay cả trong một loại cũng chia ra nhiều tông phái khác nhau, nhiều nhánh khác nhau, mà vị nào cũng tự xưng mình là hay cả (nhưng ai cũng dỡ chỉ có ....tôi đây mới là hay nhất !). Và đều muốn một ng tới với môn phái mìhn thì ko đc học ai khác, hoặc bỏ hết những gì trước kia. Có nhiều lý do để họ làm vậy, từ ý kiến cho rằng họ ko chịu trách nhiệm những sai lầm do pha trộn hay tập sai phương pháp,..cho tới nói tới phần linh ko cho phép nữa ! Tất cả đều nêu lên cái ý kiến cho rằng môn phái mình là nhất, theo cái khác là "tàu hoả vào ga" còn theo ta thì "phơi phới" !
    Thế, điều gì xãy ra khi một ng bắt đầu tìm hiểu tới Dưỡng Sinh ?
    Họ sẽ gặp phải một đống hỗn độn, vàng thau lẫn lộn. Có 2 điều xãy ra, một là họ xem xét thấy ai cũng công kích nhau ---> sợ quá ko dám bước vào. hai là đánh liều nhắm mắt đưa....chân !
    Rũi mà..., Nh nói rủi mà thôi, vì ví như họ bước vào một môn phái ko ra gì. Điều gì sẽ xãy ra ? Nhắm mắt bịt tai tập theo hay là bỏ ko hề tin vào bất cứ môn Dưỡng Sinh nào còn lại, vì thấy ko kết quả lại có hại ?
    Nh có 1 thằng bạn, rất có năng khiếu bóng bàn. Nó theo 1 ông thầy rất dỡ. Nhưng nó rất trung thành, cứ bám theo học, và năng khiếu lụi tàn. Ai khuyên nó cũng ko nghe, cứ cho rằng việc bỏ thầy là ko đúng, trái đạo lý. Hắn ko hề biết là một vị thầy chân chính phải để cho đệ tử ra đi khi ko còn gì để dạy !
    Nói về phần linh, nếu mỗi môn phái có một vị *****, vẫn thường theo sát và bảo vệ đệ tử CỦA MÌNH, và sẽ phủi tay nếu đệ tữ tập qua môn của Ông khác. Nếu có chuyện đó, thế thì phải xem lại tư cách và đạo đức của các vị ấy !
    Nh vẫn tin là các vị ***** rất đáng kính và hoàn toàn thương yêu đệ tử. Chỉ khi nào các bác đi học với một thái độ bất kính và xem thường, rồi sau đó vì chẳng tiến bộ mà bỏ đi nơi khác rồi quay lại chê chỗ cũ thì thầy mới ko thương còn thầy cũ cũng bỏ mặc, lúc ấy mới thật sự là bơ vơ !
    Nh vẫn thấy và rất lấy làm ngưỡng mộ những bậc đàn anh, tuy là chuyển sang học môn khác, nhưng vẫn quay về hướng dẫn tận tình những đàn em, và giúp thầy các việc khó trong niềm kính trọng một mực như xưa. Những đàn anh như thế, dù ở với thầy nào thì Nh vẫn tin là đều xứng đáng đc thương yêu !
    Đâu phải ai cũng sáng suốt và may mắn chọn đúng Thầy tốt và Môn Phái hay, tất cả đều tuỳ duyên và tuỳ vào căn cơ từng thời điểm. Có người học Yoga ko đc thì phải học NLSH, có ng ko thích hợp với KC thì hpải học Nhân Điện,.... ngay cả Thiền cũng phải chia làm nhiều Pháp Môn để phù hợp với căn cơ đệ tử. Thiền Tông, Tịnh Độ hay Mật tông thực chất chỉ là 1, chứ ko phải 1 người học cả 3 môn ấy là học "lẩu" !
    Nh ko hề chủ trương khuyên ai đó đi học chỗ này 1 chút, chỗ kia một chút rồi đem về pha trộn mà tập, như vậy là vô cùng nguy hiểm. Nhưng nếu vì lý do ham tìm hiểu, vì một mục đích tốt thì nên làm. Vì dụ như hiểu biết nhiều rồi sẽ thấy ai cần giúp thì mình giúp, như vậy chả lẽ là xấu ?
    Với bản thân Nh, khi bước vào học Thiền một cách chuyên nhất, thì Nh vẫn thấy các môn mình học trước kia hoàn toàn có ích. Hỗ trợ mình rất nhiều trong việc tinh tấn tập luyện. Nh vẫn tiếc là trước kia đã ko học nhiều thêm nữa !
    Nh rất ghét nghe cái giọng điệu chê người này "lẫu" người kia "lẩu", Nh vẫn tôn kính bác KDHXD nhưng vấn đề này là Nh bất đồng tới cùng đấy !
    Nếu xét về dưỡng sinh thuần tuý thì dù tập 1 chục môn cũng ko sao hết. Đây là box Dưỡng sinh chứ ko phải Tâm Linh, cho nên phê bình việc tìm hiểu nhiều môn là hoàn toàn khó chấp nhận.
    Nếu sau khi tìm hiểu tất cả, người ấy nhận thấy có 1 môn là mình tâm đắc nhất, ng ấy quyết chí chuyên tu môn ấy, điều đó ko phải là rất tốt đó sao ?
  9. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Bạn nói về Đức Phật rất đúng...sách ! Đúng là Đức Phật đều hoàn thành vượt cả thầy trong Pháp Môn mà Đức Phật theo học, và vẫn chưa thoả mãn ý chí giải thóat. Cho dù vậy thì Người cũng tập qua ít nhất 3 môn phái. Nếu ngày nay có ai tập như Đức Phật mà lên đây thì cũng bị chê là "lẫu" thôi !
    Nhưng nếu bác tinh ý thì sẽ thấy rằng ngay cả Pháp mà Phật thuyết cũng là kết hợp từ nhiều Môn Phái lớn trước đó như Yoga, Balamôn (Veda+Upanishad) với trí tuệ và sáng tạo của một bậc Đạo Sư Chứng Đạo.
    Sau này vì do nguyên nhân lịch sữ, Phật giáo truyền qua TQ còn bị pha trộn và biến tướng, qua Nhật, Việt Nam lại bị biến tướng tiếp,..
    Như vậy, học theo Phật cũng là học "lẩu", một nồi lẫu vĩ đại !
  10. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    2
    Theo thầy Chân Quang thì một trong những nền tảng của thiền định là khí công , những người đã học khí công lâu năm khi chuyển sang thiền thì tiến bộ rất nhanh , vì vậy chương trình tu tập thiền định của thầy có kết hợp cả luyện một số động tác khí công nhằm tăng cường âm lực ở phần bụng dưới , tuy nhiên M cảm thấy không thích hợp với món động công này lắm nên chọn TKC để tập và cảm thấy thú vị hơn .
    Cũng theo thầy CQ thì mỗi người cần tự tìm lấy con đường tu tập thiền định của mình , một người cho dù là thầy thì phương pháp của người đó chưa chắc đã phù hợp với người khác vì căn cơ khác nhau .

Chia sẻ trang này