1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm thực hành ngồi Thiền.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TRANTHIENNHAN, 07/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Tôi xin nói thêm một chút về 4 niệm xứ. Cái chính là chánh niệm tỉnh giác, nghĩ là cảm giác tỉnh táo
    Trong 4 niệm xứ, 3 cái thuộc về hiện tại, đó là thân, thọ, tâm. Thiền định trong đạo phật nghĩa là tăng trưởng về tâm, nó có tác dụng rất tốt đối với cuộc sống, nhưng nó không phải phép màu. Nghĩa là thiền định chỉ giúp bạn đình chỉ các ác pháp như tham sân trong khi bạn hành thiền, còn khi bạn dừng, thì bạn sẽ quay trở lại cuộc sống bình thường.
    Như bạn gì ở trên kêu khó chịu với thiền, tại vì bạn không quán được tâm, nghĩa là bạn không biết cái gì thực sự xảy ra trong tâm. Như vậy bạn nên tập quán thân, tại vì sao? Bởi vì thân là trung tính, ví dụ bạn nghĩ đến chuyện công việc thì bạn mới lo lắng, chứ nếu bạn quan sát thân thể thì chẳng có gì cả. Ngồi chỉ là ngồi, đi chỉ là đi, cho nên nó không khổ, vì nó không khổ cho nên tâm bạn được yên. Khi bạn quan sát các pháp trung tính thì nó không khổ cho nên tâm sẽ dần lắng lại. Khi đó sẽ dễ dàng quan sát được các chuyển động của tâm một cách dễ dàng hơn.
    Tuy nhiên trong 3 pháp này đều chỉ quan sát trong hiện tại. Chỉ có pháp thứ 4 là quán pháp trên pháp mới quan sát sự vật theo các quá trình. Nó giống như khi bạn tỉnh giấc mơ và nhớ lại giấc mơ đó, khi đó bạn nhìn giấc mơ giống như một sự vật và hiểu về nó.
    Thực sự thiền định là rất khó khăn chứ không phải dễ dàng gì cả. Các sư sống tách khỏi đời sống thế tục chuyên cần mà còn không chứng được nữa là sống trong cuộc đời. Vì vậy cần phải biết suy tính phân tích kĩ càng xem cách thức hoạt động của tâm, tại sao lúc nó lại thế này lúc thế kia, lúc được lúc không,.. rồi từ đó rút ra kinh nghiệm. Nhưng xin được chắc chắn một điều, cái duy nhất cản trở bạn đối với thiền định chỉ có chính tâm bạn mà thôi
  2. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Chào bạn, tôi vừa viết xong thì đọc bài của bạn
    Tôi xin trả lời chánh niệm chắc chắn sẽ giúp giảm đau khổ, tuy nhiên nếu chỉ hiểu chánh niệm là sống trong hiện tại thì không bao giờ diệt trừ nó hoàn toàn. Thứ nhất là có lúc bạn sẽ phải gặp chuyện đó mà nếu không thấu hiểu nó thì bạn sẽ mất chánh niệm ngay lập tức. Thứ hai là bạn có thể mệt mỏi chán nên lại buông thả tâm trở lại
    Chánh niệm sẽ giúp quên đi chuyện buồn. Nhưng một khi cái nguyên nhân vẫn còn, thì bạn vẫn sẽ bị đau khổ khi trở lại cuộc sống đó. Rất nhiều người hành thiền vẫn bị như vậy, khi thiền định họ hạnh phúc, nhưng khi gặp phải khó khăn, họ vẫn đau khổ. Vd nếu bạn buồn vì chuyện công việc, hay gia đình, bạn sẽ đau khổ khi lại bắt đầu tiếp xúc hay suy nghĩ về nó, thậm chí nó còn kéo bạn bỏ cả chánh niệm.
    Chỉ khi nào bạn thực sự buông được chuyện đó, thì dù bạn có thiền định hay không, bạn vẫn hạnh phúc. Đây mới là cái đích của chánh niệm thực sự, là để bạn hiểu ra và có thái độ đúng mực. Tôi xin lấy vd chính bản thân đi. Tôi muốn điều tốt cho người thân, và tôi bắt họ phải theo ý tôi. Đôi lúc không được khiến tôi rất bực mình và tôi trở nên bực tức với những người tôi yêu quí.
    Dần dần tôi hiểu được ra, mặc dù vẫn mắc sai lầm, nhưng tôi hiểu ra không thể ép buộc họ được. Bây giờ hầu như tôi chỉ cố gắng hết sức, nhưng luôn luôn biết rằng họ hoàn toàn có thể làm trái ý mình thậm chí quay lại phá hoại mình và vẫn sẵn sàng chấp nhận điều đó. Vì vậy dù thế nào tôi vẫn không bị ràng buộc vì điều đó, tôi chỉ biết làm hết trách nhiệm mà thôi. Sự việc dần trở nên như vậy, bạn chỉ biết rằng việc này cần thiết và làm, bạn ít bị chi phối bởi tình cảm hơn
    Để có thể buông bỏ được, rất cần chánh niệm. Đầu tiên bạn hãy tập chánh niệm trên những việc đơn giản khiến bạn thoải mái, vd bạn có thể ngồi lắng nghe những âm thanh ngẫu nhiên xung quanh và ý thức về nó. Vd bạn ý thức đây là tiếng người nói, đây là tiếng nhạc,.. vì ý thức được nó thể hiện sự tỉnh táo nhưng đừng chạy theo ý nghĩa câu chuyện hoặc giai điệu. Nếu không ý thức được nghĩa là tâm bạn mê mờ. Tốt hơn là bạn có thể để ý những âm thanh cũng trung tính không có ý nghĩa, vd tiếng xe cộ, máy móc thay vì giai điệu âm nhạc hay lời nói. Khi bạn quan sát những việc trung tính như vậy thì tâm bạn sẽ thoải mái trở lại, dần dần lắng xuống và có sự tập trung.
    Khi đó bạn có thể quan sát được những việc phức tạp hơn, vd các hoạt động trong tâm mình, các phản ứng của tâm,.. Nhưng những cái này vẫn không giúp bạn tiêu diệt hoàn toàn được chuyện buồn, tất nhiên nó giúp ích rất nhiều. Tốt nhất là bạn thực hành chánh niệm như vậy một khoảng thời gian, rồi sau đó, cuối lúc đó, khi tâm còn đang lắng lại thì bạn hãy quan sát chính câu chuyện khiến bạn đau khổ. Khi đó bạn sẽ có một cái nhìn hoàn toàn khác. Những điều cần thiết đối với chánh niệm là liên tục cố gắng. Đức phật cũng nói, nếu bạn đạt được một cái gì đó rồi thả lỏng, bạn có thể dễ dàng mất nó
    Tín, tấn, niệm, định, tuệ là năm sức mạnh. Có lòng tin thì sẽ có sự cố gắng tinh tấn theo lòng tin. Có sự tinh tấn thì sẽ có chánh niệm, có chánh niệm thì sẽ có định, có định thì sẽ có trí tuệ
    Nếu bạn thực sự cố gắng thì sẽ khá nhanh để thoát khỏi đau khổ. Tuy nhiên bạn nên có một thái độ đúng mực, đừng suy nghĩ theo kiểu chạy trốn. Bạn hãy nghĩ rằng chánh niệm sẽ giúp bạn bình tĩnh và xử lí việc đó tốt hơn, không phải là vứt nó đi. Hoặc nếu bạn thật sự có quyết tâm, bạn có thể vứt nó đi và trở thành một nhà sư
    Thân mến!
  3. Phongca79

    Phongca79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2009
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn lời khuyên của bạn Lemd , lời của bạn đúng là của người có trí tuệ , dạo này tôi hay google bài viết của bạn ở box này để đọc , thấy rất bổ ích với tôi.
  4. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Tôi thấy nhiều người có quan niệm khá sai lầm. Họ thích nghĩ rằng mình sẽ có một thái độ bình tĩnh trong khi vẫn tiếp xúc với các sự việc khiến mình đau khổ. Như vậy không khôn ngoan.
    Nếu bạn biết rằng do nguyên nhân tiếp xúc nào đó, có thể khiến mình đau khổ, thì hãy tránh nguyên nhân đó. Bởi vì một khi tâm đã đau khổ thì nó dao động, bạn không thể vẫn bình tĩnh trong khi tâm đang dao động. Nếu không khắc phục được hoàn cảnh, hãy tránh nó đi. Vd nơi chốn, công việc, con người nào khiến bạn bất an, hãy tránh đi, đó là lùi một bước để tiến hai bước. Khi tâm bạn có đủ sức mạnh hãy đối đầu với hoàn cảnh đau buồn, đừng học tập theo các tiểu thuyết gia, họ chỉ ngồi và tưởng tượng ra các câu chuyện mà thôi.
    Đức phật nói về thiền định như thế nào? Đầu tiên là phải cảnh giác phòng hộ trên sáu giác quan. Khi mắt thấy hình ảnh, tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, ý thức nhận biết, không nắm giữ các đặc điểm chung hoặc riêng, như hình ảnh đẹp xấu, âm nhạc hay dở.. Những gì khiến tham ái ưu bi ác bất thiện pháp xuất hiện thì hãy phòng hộ ngăn chặn nó. Ví dụ bạn biết suy nghĩ như này là ác, hoặc sẽ dẫn tới đau khổ, thì dù không ai biết, dù chỉ là suy nghĩ, hãy cắn răng mà từ bỏ nó, dù phải đau đớn khóc than. Bạn hãy phân tích các xu hướng suy nghĩ và hành động của bạn, cái gì dẫn bạn tới đau khổ, ác bất thiện pháp, hãy cố cắn răng mà từ bỏ. Rồi tâm bạn sẽ trở nên thanh thản bình yên trở lại
    Đó là sự thật thôi, có lúc bạn không bỏ nổi. Nhưng cho đến khi nào bạn cảm thấy quá chán nản không thể chấp nhận đau khổ nữa thì bạn sẽ bỏ thôi, con người ta luôn dùng dằng như vậy.
    Hãy biết dừng và biết đủ!
  5. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bạn đã ủng hộ, chúc bạn mọi điều tốt lành
  6. mocquyet

    mocquyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2009
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Bạn lemd đã đi thống kê hết lượt chưa mà dám mạnh mồm
  7. atpro_rocket

    atpro_rocket Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Ở đây có bác Nhân cũng tập theo phương pháp nhà Phật, nên phải xin nói rõ là pháp Thiền có không chỉ một, và tuỳ vào mỗi phái, mỗi tông lại có 1 sự khác biệt cụ thể. Bản thân mình là người học khí công dưỡng sinh, bản chất là phải đi lên từ thiền, đồng thời mình cũng cố đọc nhiều để thấu rõ quan điểm của đức A di đà trong việc thiền định và thiền hành.
    Về thiền, mình có nghe 1 sư tỉ khẳng định về mấu chốt, đó là việc tập luyện theo 1 số tư thế nhất định để ổn định nhịp thở và giảm sóng não, việc này chính là căn bản để tiến tới việc diệt vọng. Mình có biết 1 vài người bạn, thời gian đầu mình hướng dẫn họ tập khá là sơ sài, lại do họ khá lười đọc, chỉ dựa vào việc hướng dẫn thực tập của mình nên kết quả không tiến được là bao. Nay cũng xin có đôi ý để tham khảo cái chứng của các huynh ở đây...
    Đức phật đạt đạo dựa vào quả chứng, cái chứng tối cao vô thượng về mọi sự vật, sự việc, biết cái bản chất của vũ trụ, chúng sinh tu tập theo người trước hết cũng nên hiểu điều đó, bằng không, việc tu tập tự biết là sẽ không dẫn đến đâu?!
    Thời gian đầu tập luyện, mình hay có thói quen giữ chấp tướng và chấp luận, trong khi hành thiền, với mục đích giải thoát tâm, e là có đôi phần cản trở, thế nên, cái tự nhiên thấy, tự nhiên biết không có được.
    Mọi người rất hay băn khoăn về việc đếm hơi thở, và không rõ hơi thở đến từ đâu, và nếu ta đang đếm hơi thở, thì ai sẽ điều khiển hơi thở, nếu ta đang điều khiển hơi thở, thì chẳng lẽ là ta đang phân tâm? Khi vọng nổi lên ta không theo, thế thì ta đang giữ tâm khỏi vọng, hay là ta đang làm cho vọng nổi lên? Khi thiền định quan trọng là thâm tâm ta tĩnh, vậy ta đang giữ cho thâm ta tĩnh, hay là ta đang làm cho tâm ta động? Nếu ta đang giữ nó tĩnh, thì chắc hẳn chả ai làm nó động cả, mà nếu nó đã không động thì ta giữ thân tâm tĩnh khỏi cái gì?
    Vất vả đi tìm đường đi, hay là ta cứ đi tìm câu hỏi trước các huynh nhỉ? Các bậc tu hành vẫn đặt ra câu hỏi về bí mật của cuộc sống,nhưng khi đạt đạo rồi thì các vị ấy không còn quan tâm đến câu trả lời nữa, bởi chỉ có người tự biết, tự thấy mới trả lời cho mình hiểu được. A di đà phật, tứ diệu đế năm nào của người con đang mò mẫm bước đầu tiên, chắc hẳn đã vấp nửa chừng mà trong cơn thiền chưa biết chưa thấy.
    Mong các huynh chỉ dạy thêm đôi điều. Con viết gì sai cũng do ngu si thiếu trí, Phật, chư tổ thư thiên xá tội, các huynh bỏ quá cho mà dạy bảo.
  8. tatamphap12

    tatamphap12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2009
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Nói về hơn và kém thì cũng khó đem ra mà so sánh được . Còn về phần tôi, tôi ko tu mà chỉ hành thôi.
  9. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    các bác cho em hỏi trong thiền vắng lặng, mình tập như thế nào mới có được cái "linh ảnh" và mình phải tập bao lâu nó mới hiện ra ạ ?
  10. dotavn

    dotavn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2008
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    bác nào có mấy bài hát ko lời thích hợp để thiền ko? em đã từng thiền thử kết hợp với nghe nhạc thấy rất dễ nhập tâm và thư thái hơn hẳn !

Chia sẻ trang này