1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm thực hành ngồi Thiền.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TRANTHIENNHAN, 07/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Xem ra bác mơ...thú vị wá nhỉ ! Nh chưa bao giờ mơ đc như vậy. Chỉ là ngao du đây đó, thăm lại những cảnh đền đài xưa cũ hoành tráng. Có một lần Nh mơ thấy mình vào một nơi vừa rất cổ vừa rất hiện đại, mà Nh có chìa khoá đi bất cứ đâu. Trong mơ tôi tự hỏi "tôi là vua à ?" thì ng đi kề bên bảo "anh chỉ mới là hoàng tử, nhưng đất nước rơi vào nạn đói, cả hoàng gia tự vẫn, anh thoát chết dù tự tử chung, nhưng anh sống chịu đói khát chung mọi ng và chết trong đợt đói ấy...". Và tôi thấy tôi là một hoàng tử....ốm nhách, ăn luôn cả cơm thiu của một ng đi đường bố thí - một cách ngon lành !
    Có lần, Nh tập theo pháp tu thoát xác. Thiền nằm và quán thân mình đã chết. Do mãnh lực tự thôi miên hay vì thiền, tôi thoáng kinh nghiệm sự chết rất rõ ràng và ...chả có gì thú vị như bao ng thiền xuất hồn khác bảo lại. Đó là sự bất lực với thân, lý trí ko còn tương tác với thân nữa, không một tương tác nào, và cảm giác là rất đau. Từ đó, tôi luôn biết quý cái thân giả tạm này.
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Có nhiều nguyên nhân gây ra các cảm giác khó chịu trên đầu, và đa số đều nguy hiểm.
    Nếu chỉ là da đầu căng tức thì cũng chưa nguy lắm.
    Vì trong lúc ngồi thiền, kinh mạch lưu trông, thì chỉ cần để tâm vào vùng nào là khí huyết liền đến nơi ấy, gây ra cảm giác căng lên. Điều này cũng xãy ra ngay cả khi ko thiền, với những ng có tu tập thì cảm giác rất rõ. Còn những ng mới bước vào tu tập thì cần phải hướng chú ý vào những vùng nhạy cảm (như đỉnh đầu, gan bàn tay,..).
    Cảm giác nặng một bên đầu có thể bắt nguồn từ việc làm việc hay suy nghĩ trong ngày chỉ sử dụng một bên não. vd não phải cho trừu tượng và thân trái, não trái cho lý trí và phần bên phải của thân. Hoặc khi thiền, phần thân bên ngược lại bị nghẽn nghẹt, vd chân phải tê thì não trái bị ảnh hưởng, nếu ta gồng lên chịu tê (trân ng chịu) thì não trái sẽ bị ảnh hưởng và căng tức.
    Cách khắc phục thứ 1 là đừng có gồng ng và gồng não lên chống chọi với đau nhức và vọng tưởng. Cứ để nó vậy, hễ kiểm soát thân thấy gồng chỗ nào là buông chỗ ấy, lúc nào cũng kiểm soát thân thì nó mau hết đau hơn.
    Cách nữa là để tâm tại Đan Điền sẽ giúp bớt căng đầu tức thì, hoặc nếu thích thì cứ để tâm nơi bàn tay hoặc bàn chân cũng đc.
    Vấn đề chướng ngại của thân là nền tảng và căn bản xây dựng thiền định. Có chướng ngại thân lúc thiền, mới có nhiều kinh nghiệm quý báu. Chỉ khi nào thân ko còn cảm giác đau mới đáng lo ngại.
  3. NGUYENVBANG

    NGUYENVBANG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2009
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    1
    Cách của Bác Nhân rất đúng, trong thiền nhà phật còn có để tâm an trú toàn thân thì cũng rất nhẹ đầu. Nếu không được có thể ngưng tập một thời gian, nếu vẫn không được thì phải nhờ thầy thông bách hội. Tôi là người đã bị như vậy, thầy chỉ thông cho bách hội để không nguy hiểm, còn tay chân thì bắt tôi phải tự thông. Tôi lấy làm lạ là khi khi học nhân diện tôi đã thông các luân xa, đã phát khí chữa bệnh, chữa cả từ xa ngon lành, thế mà tập thì khí bị ứ lại không thoát ra được, phải chăng trược khí thô hơn nên bị mắc lại!
  4. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    bị tắt nghẻn khí là do tâm ông chưa thông, còn ích kỷ và hám quyền lực, he he he tui chỉ đọc trộm trong sách thui.
  5. NGUYENVBANG

    NGUYENVBANG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2009
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    1
    Nếu tâm em ngon lành thế thì chắc em đã thành phật rồi. Không biết tâm bác đã đạt đến mức nào?
  6. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    em đang tập tưởng tượng xung quanh mình tràng ngập ánh sáng, thật khó vì nhắm mắt lại thì tối hù hù, mở mắt ra thì bị ngoại cảnh chi phối, nhưng ban đầu cũng được tí kết quả, là cũng được một tí cảm nhận về ánh sáng, và em có cảm tưởng như mình đang đi vào giấc mơ, thiền đúng là đi vào một giấc mơ, vì sao hằng đêm chúng ta đều ngủ mơ mà k gọi đó là thiền được nhỉ? trong mơ chúng ta cũng năm căn xa lìa năm trần, chỉ còn thiếu một căn một trần chưa tách rời nữa thôi
  7. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    yoga giấc mộng là một pháp rất hay. Tài liệu của bác MX2000 trích dẫn rất mới và nhiều thú vị.
    Tuy nhiên, Nh vẫn thích cuốn sách (45k?) ấy hơn, dù là dịch rất...chuối và ko có cả tên tác giả. Ko phải vì nó chỉ dạy rất kỹ những kỹ thuật thực hành.
    Mà vì nó có những lời khuyên bổ ích trước khi vào thực hành và những gì phải làm sau khi ngủ dậy.
    Phép Yoga giấc mộng dạy cho ta cách nằm ngủ. Giúp cho ta có một giấc ngủ ngon và nạp đầy năng lượng.
    Nó còn giúp cho ta có phương tiện tu tập, kể cả khi ngủ - mà ta vẫn tưởng là ko còn làm đc gì trong khi ngủ. 8h ngủ bây giờ là 8g cho tu tập.
    Nó giúp cho ta biết mơ đẹp, tránh ác mộng, và thức giấc một cách tỉnh táo. Giúp ta nhớ đc đã mơ những gì.
    Thế nhưng đó chỉ là bước đầu, bước rất ngắn đầu tiên trong pháp môn này.
    Ở giai đoạn giữa của tu tập, hành giả biết đc mình đang mơ.
    Đây là một bước nhãy vọt. Khi ai đó chợt tỉnh giấc trong giấc mơ, đó là thế giới của tâm anh ta thêu dệt nên, vì vậy anh ta có toàn quyền tuỳ biến giấc mơ theo ý mình. Nói một cách khác, anh ta có rất nhiều thần thông trong giấc mơ.
    Nếu anh ta muốn bay, anh ta sẽ bay. Nếu anh ta muốn dịch chuyển (teleport) tức thời, anh ta cũng làm đc.
    Anh ta muốn bất cứ cái gì, nó sẽ thành hiện thực - trong mơ.
    Điều này hoàn toàn có thể, với điều kiện tu tập nghiêm ngặt và đủ bản lãnh, đủ phước báu. Không thì hậu quả xãy ra cũng đáng sợ ko lường !
    Giả sữ -vì để có điều này rất khó- ai đó tỉnh giấc trong mơ thì một niệm nhỏ nhất cũng sẽ tác động lên cảnh, và gây ra nghiệp. Cái sức mạnh của hành ấm -cái muốn- rất đáng sợ. Nó là tác giả của thần thông và cũng là khởi đầu của chuỗi duyên sanh (sau vô minh). Vì vậy, khi hành giả muốn cái gì trong mơ thì nó liền thành hiện thực, kể cả hưởng thụ. Nếu sự muốn ấy ko bị giới hạn bởi ý thức, thì hành giả sẽ lãnh hậu quả do những mơ ước điên đảo ko tự chủ.
    Vd. ai đó phát hiện ra mình có thể...make love với thiên nữ, vì ao ước kìm nén nay đc thoả mãn, anh ta liền hành động. Vì muốn là đc, thế giới mơ giờ do anh ta tạo nên, nên anh ta bị vướng nghiệp. Anh ta sẽ vị tổn nguyên khí nặng nè, và tổn phước rất đáng sợ, vì vị thiên nữ kia cũng là những vị dakini.
    Một sẩy chân rất nhỏ cũng đẩy ng ấy xuống...Atỳ địa ngục !
    Tuy nhiên, ko ai lại dại dột cho một con khỉ lái chiếc phi cơ tối tân. Các vị minh sư của bạn sẽ ko để chuyện này xãy ra.
    Giấc mộng nào rồi cũng chấm dứt, bạn có mơ thành Thiên Tử hay Thánh Thần gì rồi cũng phải tỉnh dậy, chấp nhận thân phận tầm thường.
    Điều mà tôi thích nhất khi thực tập theo Yoga này là mỗi khi thức dậy phải nghiền ngẫm lại "mình đã học đc gì từ giấc mơ ấy ?". Bởi vì chúng ta ko phải chỉ biết nằm mơ cho...đã thích, mà chúng ta dùng cơn mơ để học.
    Cuộc đời này cũng là giấc mộng, ko phải chỉ mình tôi nói, mà nhiều ng cũng thấy vậy. Mỗi ng thêu dệt và cảm nhận cảnh bằng tâm của họ.
    Ai làm vua, ai là ăn mày, ai giàu sang, để rồi ngày chết -tỉnh mộng thức dậy với con ng thực- cũng chẳng còn gì.
    Yoga giấc mộng dạy cho ta biết tỉnh giữa giấc mộng, thấy mộng là thực, để rồi tỉnh giữa cuộc đời để thấy nó cũng chính là mộng. Qua giấc mộng một đêm ta học đc điều gì, làm đc gì ? Còn qua giấc mộng 60 năm (cũng bằng một đêm thôi) ta học đc điều gì ? Hay chỉ là một giấc ngủ mộng mị vô ích ?
    Ai đó có thể tỉnh giữa giấc mộng, thì ng ấy cũng có thể tỉnh thức giữa cuộc đời này. Nhận ra mình trong giấc mộng, làm tất cả những gì mình thích, hô biến thần thông hay làm vua chúa,...điều ấy thực sự là vô ích. Lúc này mà nói điều này, có lẽ sẽ có nhiều ng phản đối, hay nghĩ "thằng đó láo toét, chã lẽ nó tu tập tới cỡ ấy roài ?". Khi chưa đạt tới thì muốn lắm, nhưng khi có đc rồi thì bạn mới thấy nó vô dụng - mà còn có hại, vì hưởng thụ nào cũng làm tăng bản ngã.
    Hãy thoả mãn mọi thứ trong mơ, để rồi chán chê, để thấy rằng một điều nhỏ nhoi đơn giản mà ta làm đc trong cuộc đời này mới có giá trị biết bao !
    Tôi từng đọc trên chữ ký của ai đó một câu thế này "ai cũng có thể mơ đc, nhưng ít có ai chịu thức trắng đêm để biến giấc mơ ấy thành hiện thực!". Bạn có thể mơ thành anh hùng, hoặc tạo một giấc mơ trong đó bạn là anh hùng. Nhưng ít có ai chịu hy sinh cá nhân, bỏ quên những mơ ước cá nhân để sống một đời cao đẹp như nhân vật mình xây dựng.
    Với sự thực tập tốt, bạn có thể mơ đc, bạn có thể tu tập trong mơ nữa ! Nhưng những gì Lama Zopa Rinpoche muốn dạy ko phải là mơ như thế nào, mà là sống như thế nào trong đời sống "thực". Vì điều quý nhất ko phải là ta làm đc cho ta cái gì, mà là ta làm đc cho ai đó điều tốt đẹp. Để rồi khi tan giấc mơ "thực" ta mĩm cười vì đã học đc rất nhiều điều quý báu.
    Chẳng ai cấm giấc mơ, nếu đời nhiều đau khổ quá thì cứ tạm nghĩ mệt trong một giấc mơ đẹp, giúp cơ thể nạp đầy năng lượng, giúp tâm hồn thêm sức mạnh để thức dậy sống tiếp cho đáng một cuộc đời.
  8. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    ah, đó là cõi trời tha hóa tự tại thiên hả bác, nơi mà mọi chiện đều theo ý mình mà hiện ra, em nghe nói đến thân thể của mình cũng tùy nghi biến hiện theo tưởng tượng, tách biệt hoàn toàn với thân thể ngoài đời, người đó trở thành chúng sinh hai cõi, nhưng chưa phải tột cùng, mục đích chính của thiền theo em là nhận được cõi ta bà là một giấc mộng, thần thông cũng là giấc mộng, và tĩnh thức hoàn toàn
    mặc dù là trong giấc mộng nhưng k phải k có tỉnh thức tồn tại, thiền là gom tỉnh thức vào một điểm để xuyên thủng màng vô minh
  9. PuPeo

    PuPeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2004
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    1
    Hỏng rồi hỏng rồi bác Nhân ơi
    Tất cả kinh nghiệm bác niêm yết trên này đều không nằm ngoài cái gọi là "trái với tâm sinh lý tự nhiên". Tôi ko nói bác hại ai cả, mà chỉ nói về các phương pháp mà bác học được hoặc sưu tầm được, nếu người ta thực hành theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa thì ko sao, nhưng với các phương pháp nhiếp tâm thế này mà người ta quyết chí ôm pháp đi sâu vào thiền định thì phần lớn là sẽ có vấn đề về tâm sinh lý, cho dù có tuân thủ đúng tâm pháp.
    Có một vài bài của sư thầy Chân Quang có ý thức về chuyện này, tìm cách thoát khỏi tình trạng ức chế các phần não do nhiếp tâm thiền, nhưng thực ra cách chú tâm vào các hành động vẫn là ức chế, cho dù làm như thế thì mức độ ức chế nhẹ hơn là bám nắm vào các trạng thái của tâm, hoặc buông bỏ mọi trạng thái của tâm. Tuy nhiên nếu người ta thực hành triệt để thân hành niệm thì vẫn bị ức chế.
    Việc này là do các pháp phi chân truyền đều lạm dụng nhiếp tâm quán tưởng (luyện cái gì cũng nhiếp tâm quán tưởng), có tác hại rất lớn cho não bộ, thần kinh, tâm lý, sinh lý, nội tạng. Tại sao thiền nhiếp tâm quán tưởng lại gây ức chế ? Vì bản năng của mọi sự sống, với năng lượng tâm trí bị dẫn dắt của dục vọng sẽ luôn hướng ra ngoài để tìm đối tượng thoả mãn, qua đó mà giải phóng năng lượng ra bên ngoài. Cho dù trong công việc hàng ngày, người ta tập trung rất cao độ & chuyên chú thì cũng hầu như ko bị sao hết. Nhưng nếu quay ngược vào trong, chú tâm vào bên trong, quán & giữ các hình ảnh bên trong, đại khái là những hoạt động tinh thần có xu hướng kìm giữ năng lượng tâm trí lăng xăng lại, thì rất dễ có tác hại như căng thẳng, đau đầu, biến chứng thần kinh & tâm lý, khó thở, loạn mạch, hoang tưởng ... vì nó gây xung đột với chiều hướng ngoại của tâm trí bản năng hàng tỉ năm (theo sinh học), nguồn gốc từ vô thỉ (theo tâm linh). Chính vì các pháp thiền nhiếp tâm & trụ tâm & vô tâm, làm kìm hãm quá trình giải phóng năng lượng của tâm trí hướng ngoại (do bản năng), mà gây ra tình trạng dồn nén năng lượng tâm trí rất mãnh liệt trong não, biến não bộ thành cái nồi áp suất để kho cá . Lâu ngày, nhẹ thì dở hơi hâm hấp, mắc bệnh tưởng, lơ lửng trên mây trên gió, nặng thì thần kinh hoang tưởng.
    Đạo Phật nguyên thuỷ xử lý vấn đề này rất triệt để. Yoga & Khí công chân truyền cũng giải quyết rất chuẩn, đảm bảo người ta đi sâu vào các tầng thiền định một cách tự nhiên mà ko bị ức chế căng thẳng.
  10. NGUYENVBANG

    NGUYENVBANG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2009
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    1
    Ái chà chà, phức tạp thế đấy!

Chia sẻ trang này