1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm thực hành ngồi Thiền.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TRANTHIENNHAN, 07/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    ah, hình như trường hợp này em gặp rồi
    lúc trước em tập theo kiểu xả hết tạp niệm để cho tỉnh thức hiện ra, rồi quyết tâm lặng sâu vào tỉnh thức, lặng càng sâu càng tốt
    kết quả sau khi tập độ 1 tuần là bị bóng đè liên tục hằng mấy đêm liền, ban đầu trong khi bóng đè còn thấy nặng sau có thể cử động được lun
    rồi tình hình k thấy có khả năng tiến triển thêm được gì mà còn thấy bế tắc, nên em phải tạm dừng một thời gian
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Hỏng chỗ nào mong bác Pupeo chỉ dùm ?
    Nh cũng là đệ tử của "sư thầy Chân Quang" đấy, mà đâu có làm gì sai với lời dạy ?
  3. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    2
    Tớ đang tập ngồi thiền kết hợp với thở bụng , theo quan điểm của khí công thì thở bằng bụng dưới rất tốt , bụng dưới là ở chỗ nào ? , trước tớ hay thở ở phần bụng trên rốn thì có phải là thở bằng cơ hoành không ?
  4. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Lâu nay thuật ngữ "thở bụng" bị nhiều ng hiểu nhầm. Có ng thì phản đối "phổi nằm trên ngực, dưới bụng chỉ có...ruột, làm sao mà thở?"
    Có ng thì nói "tui thấy bụng tui phình lên xẹp xuống mà, nếu ko có khí vào thì chả lẽ ...ruột tui nó phình lên và xả khí bằng đường nào khác ???"
    Còn dân KC thì bảo "tui dẫn khí xuống bụng dưới, thấy nó chắc hơn, nóng hơn và khoẻ hơn, thở cái lầy nà hỏng phải thở khí thường, mà thở khí...trời !".
    Và thía là cãi nhau.
    Nh đem chuyện này hỏi thằng bạn BS, nó cũng tập KC theo BS Nguyễn V Hưởng. Nó bảo thế này:
    -Theo cấu tạo của cơ thể thì muốn cho khí vào phổi thì cơ sườn phải nâng sườn lên, làm cho phổi to ra. Sự chênh lệch áp suất trong phổi làm cho khí bên ngoài vào.
    Khi thở ra thì cơ sườn hạ sườn xuống, ép phổi nhỏ lại, tống khí ra ngoài.
    -Còn thở "bụng" tức là khi thở bụng nó...nhúc nhít theo. Nguyên nhân là do hoành cách mô nó đẩy nội tạng xuống dưới 1 tí, dành chỗ cho phần hạ của phổi phình ra. Kết quả là thể tích phổi to hơn. Nên những ng thở "bụng" thấy rằng thở đc nhiều khí vào phổi và thời gian thở dài hơn. Quá trình trao đổi khí với máu đc nhiều hơn nên cơ thể khoẻ hơn.
    Nh ko biết thế nào là "bụng dưới" hay "bụng trên". Nhưng có lẽ ng ta lấy rốn để phân chia.
    Một ng thở bình thường -ko để ý đến hơi thở- thì chỉ có cơ sườn tham gia vào hơi thở. Ta sẽ thấy ngực nâng lên mà ko thấy bụng nâng lên.
    Một ng thở mà có chú tâm, thì cho dù thấy "bụng trên" hay "bụng dưới" phìng ra, đều có sự tham gia của hoành cách mô. Đều là thở bụng chung chung.
    Nhưng tại sao dân tu tập KC và Thiền thích thở "bụng dưới" ?
    Theo nguyên lý KC "ý dẫn khí, khí dẫn huyết" thì khi ta chú tâm tới phần bụng dưới thì ý ta cũng ở nơi ấy, làm khí theo sau mang theo tinh huyết đến nuôi các cơ quan nội tạng nơi ấy. Mà bụng dưới là nơi chứa các cơ quan rất quan trọng, đó là hệ thống bạch huyết, cơ quan sinh dục và các tuyến hạch SD. Thận, ruột, gan,..Đông Y gọi phần dưới rốn là bễ khí. Nên khi ta chú tâm đến nó, nó sẽ phát triển tốt hơn. Thay vì chỉ quan tâm đến phần bụng trên mà thôi. Bụng dưới mà ...phình thì bụng trên chắc chắn cũng phình theo, nên cả một hệ thống nội tạng đều có khí huyết đến dưỡng nuôi.
    Theo nguyên lý Âm Dương, phần bụng dưới rốn là Âm, phần trên rốn là Dương. Lấy Âm để dưỡng Dương là gốc của dưỡng sinh Á Đông. Nên khí lực nên tập trung ở phần Âm của cơ thể hơn là phát tiết ra phần Dưong. Thở bụng cũng chú trọng phần bụng Âm là vậy.
    Thiền nguyên thuỷ lấy Yoga làm gốc. Thiền phát triển lấy Khí Công làm tiềm lực để tiến sâu vào Định.
    Yoga cũng lấy các LX thấp như LX1, LX2, Kundalini làm tiềm lực của vũ trụ. Như ngọn đèn dầu, thì dầu tuy nằm dưới thấp nhưng có tác dụng nuôi dưỡng ánh sáng nơi tim đèn trên cao - đầu não và thiền định. Vì vậy, hành giả khôn ngoan biết đường xa nên chú tâm vào cái gốc hơn là chăm bẫm vào phát triển cái ngọn. Tuy chậm mà chắc, mà an toàn.
  5. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    sao kì quá các bác, em đột nhiên thấy sự nhạy cảm và cảm xúc của mình tăng lên rõ rệt, chị đọc thơ với nghe nhạc thôi mà nước mắt chảy ngon lành, ( nhưng mà trong lòng lại thấy bình thảng vô cùng ) trước đây em đâu có như vậy
    em tập tưởng tượng ánh sáng
  6. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Có thể 1 là bác hơi bị nhạy cảm, nay nhờ công phu đúng nên phá bỏ đc vài lớp vỏ bên ngoài nên trở nên dể xúc cảm.
    2 là có "em" nào đang tá túc "nhà" của bác, cái "cảm xúc" ấy hỏng phải của bác, mà là của "ẻm" !
    Bất cứ trường hợp nào, nếu thấy như thế này là đang đi đúng:
    +Thấy thương yêu mọi ng, mọi vật hơn. Muốn đem điều tốt, hạnh phúc đến cho mọi ng, mọi vật,..
    vd như muốn ng khác cũng hiểu cái cảm giác mà mình đang có, thấy con vật thì thương, thấy cây cối xanh tốt thì cảm động, thấy cảnh khô héo thì sanh lòng muốn cải thiện cho nó. không muốn làm ai đau, không muốn sát sanh thêm, ko muốn làm ng khác buồn,...
    +Cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản,.. dù là đang xúc động (dù là 1 âm thanh nhẹ của gió, hay tiếng kêu côn trùng, hay chỉ vì 1 chiếc lá vụt qua,..). Có ý muốn giữ lại những cảm giác nhẹ nhàng trên.
    +Đôi khi có thể khóc, vì thương cho ai đó. Nhưng ko uỷ mị mà ngày càng dũng mãnh hơn. Có thể khóc thương mà cũng có thể hy sinh bản thân để tránh những nỗi đau ấy xãy ra lần nữa cho ng khác. Ng này ngày càng điềm tĩnh và có nội lực rất lớn trong tâm.
    Điều cần nhất lúc này phải luôn nhớ: rằng đây chỉ là nấc thang đầu tiên, còn nhiều nhiều lắm phía trước, đừng có chấp giữ mà phải biết bỏ nó lại.
    và làm ơn đừng có TƯỎNG ánh sáng nào hết. Bạn chính là ánh sáng, còn cố công tưởng nó ra làm chi.
    Nên bắt đầu xem lại những lời giãng của Phật trong kinh Nguyên Thuỷ, đó là bước đầu tiên.
  7. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    2
    Làm sao để biết mình tiến bộ trong thiền định , pháp môn của thầy Chân Quang có nhắc đến trạng thái " Chánh niệm tỉnh giác " , đó là khi tâm không xao động , không xao nhãng vào pháp môn tu tập , có bác nào đạt tới trạng thái này chưa ?
  8. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    hix, có em nào hả bác ? trước đây em có mơ thấy một em, hay là ẻm ? nhưng em hiền lành lắm mà, có "nợ nần " gì ai đâu, tự dưng bám theo em làm gì vậy, hì, chắc k có khả năng đó đâu ạ
    ah, như vậy là em đi đúng hướng rùi
    em "tưởng" là để tập làm chủ suy tưởng ạ, những suy tưởng thường nảy sinh trong giấc mơ ấy, mặc dù trong đầu chúng ta k ngừng có suy tưởng nảy sinh, nhưng nó nảy sinh một cách vô hướng rất tùy tiện, và mặc dù hình ảnh nhiều thứ hiện lên trong đầu của chúng ta khi chúng ta suy nghĩ đôi khi rất rõ ràng sống động, nhưng cái sự hiện lên của chúng rất vô lối, k theo sự điều khiển của chúng ta, nghĩa là k phải cứ muốn thấy cái bàn là thấy được cái bàn, hay k muốn nhớ tới chuyện gì đó là quên khỏe re được đâu ạ
    nếu em có thể điều khiển được nó dễ dàng thì có nghĩa là em cũng có thể làm chủ được giấc mơ rồi, lợi ích rất lớn
    em tưởng tượng ánh sáng vì em thấy nó dể dàng, ánh sáng chỉ có cảm giác chứ k có hình thù gì cụ thể nên dễ tập trung hơn
    thành thục rồi em sẽ chuyển sang " tưởng " những cái khác như mặt trời, mặt trăng...
    kinh nguyên thỉ a lo xo quá bác ạ, em rối
  9. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    em lấy tâm thanh tịnh, thân thể, cảm xúc nhẹ nhàng làm kim chỉ nam ạ
    càng tập tâm càng loạn là tập sai
    có thể tâm loạn là do hoang mang, do dự, đúng sai lẫn lộn, phân vân trù trừ chẳng quyết, nên cần nhất là lòng tin vững vàng ạ
    hoặc do sống một đời sống quá nội tâm giàu tình cảm, nhiều đam mê, hoài bão, vui buồn, yêu ghét nhiều màu sắc nên cũng cần đức tính từ bi hỉ xả ạ
    hip hop, rock, hãy là chính mình ... thì khó tập thiền lắm ạ, vì hiếu động, tâm k yên, k yên là khổ
    có lẽ vì thế mà khi em bị cảm xúc một đằng mà trong lòng một nẻo nên em sợ mình bị tẩu hỏa nhập ma
    kinh nghiệm của em là đã tập thiền thì đừng nên ghét ai cả
    hay cũng đừng yêu thích một cách thái hóa, nghe nhạc, xem phim, ăn uống ngủ nghỉ nên đều độ, cố gắng cười nhiều với mọi người nhưng đừng cười ha ha ha
  10. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    bác nghĩ thế là lành rồi

Chia sẻ trang này