1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm thực hành ngồi Thiền.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TRANTHIENNHAN, 07/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    đêm hoang vu những ngọn đèn đường
    mắt biếc long lanh
    tan vỡ như ngàn ánh sao đêm
    là những hạt mưa rơi ... tí tách hiên nhà ...
    vầng sáng chói lóa
    làm sao vẽ được
    đóa hoa đêm... không màu ...
    nhìn avatar nhé
    này người xa lạ
    nụ cười tôi... vô hình ...
    Được huynhnamphg sửa chữa / chuyển vào 21:33 ngày 22/01/2010
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    mình nhớ ko lầm thì có ng từng hỏi mình chuyện tập thiền rồi bị như nghe tiếng ve kêu bên tai. Hôm trước, lại có ng hỏi mình ở một diễn đàn khác. Và có vẻ như hiện tượng này phổ biến, vì chính mình đôi khi cũng bị.
    Mình cảm thấy có mối liên quan với nhau, mà chưa tìm ra câu trả lời, có huynh đệ nào cũng gặp trường hợp tương tự, xin trình bày hiện tượng này để mọi ng có cái nhìn khách quan hơn không ?
  3. coco01

    coco01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2010
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    [ mình nhớ ko lầm thì có ng từng hỏi mình chuyện tập thiền rồi bị như nghe tiếng ve kêu bên tai. Hôm trước, lại có ng hỏi mình ở một diễn đàn khác. Và có vẻ như hiện tượng này phổ biến, vì chính mình đôi khi cũng bị.
    Mình cảm thấy có mối liên quan với nhau, mà chưa tìm ra câu trả lời, có huynh đệ nào cũng gặp trường hợp tương tự, xin trình bày hiện tượng này để mọi ng có cái nhìn khách quan hơn không ?]
    NgheThầy nói rằng khi ngồi thiền được 1 lúc thì nghe tiếng côn trùng hay ve kêu đó là âm thanh của bộ óc mình phát ra. Còn có người gọi là Sound of the Silent (âm thanh của sự im lặng), Thầy Pha`p Vân gọi cách khác, nhưng lâu quá tui quên mất.
    Thật ra khi quí bác ngồi thiền, tập niệm lắng bớt và nếu có Quán thân (thọ) thì sẽ nghe tiếng Im Lặng nầy cũng như khi quí bác đi đến 1 vùng yên tịnh buổi tối khi yên tỉnh trong tâm thì cũng nghe nó, nó đó,
    khi nghe nó thì Mình biết mình có tiến lên (đi bộ) 1 chút nhưng quí bác ơi mình đùng nên chú ý vô nó mà nên chú ý vô đề mục thì sẽ không nghe nữa nhưng nó vẩn còn đó, khi vô càng sâu (mức định càng sâu) thì càng nghe rỏ hơn
    Xin chia sẽ, đôi khi tui có nhiều tạp niệm, hay buồn ngủ thì tui cũng ta7m thời ngưng đề mục để lắng nghe nó, coi như 1 đề mục tạm thời mới thì cũng qua được cơn buồn ngủ hihihi
  4. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Có một huynh góp ý cho mình về vị trí để cột tâm khi ngồi thiền. Theo ý huynh này thì trong thiền Minh Sát có 2 vị trí thường đc hành giả để tâm, đó là đầu mũi và dưới rốn. Nhưng các
    Thầy thường khuyến khích để tâm ở đầu mũi hơn.
    Huynh này cũng đồng tình ý kiến ấy và góp ý như sau: Đan Điền thuộc phần hạ, gần LX2 trung tâm của dục và bản ngã. Theo Yoga thì ng nào dụng công nhiều ở các LX hạ thì nội lực sẽ rất mạnh kèm theo bản ngã cũng tăng trưởng, dục vọng, danh lợi tình cũng theo đó mà phát khởi,...kết quả là ngược với mong muốn của hành giả toạ thiền - diệt bản ngã.
    Huynh này rất đúng khi nhận xét như thế.
    Và đây là lý luận của những ng ủng hộ việc để tâm ở Đan Điền khi thiền:
    Đây chỉ là bước đầu thực hành, nếu ngồi vững, tâm yên lắng thì lúc ấy chuyển sang biết hơi thở. Lúc ấy dù muốn dù không, tâm trụ ở vách mũi là thích hợp nhất. Kèm theo cái biết toàn thân nên lúc đó tâm cũng an trú toàn thân. Nhưng đó là các bước sâu hơn, những ai thực tập có Minh Sư sẽ đc hướng dẫn cụ thể.
    Còn việc ngồi thiền mà để tâm ở Đan Điền có những cái
    lợi ích thiết thực sau đây:
    -Tâm trụ ở Đan Điền là căn bản của Khí Công, nên ng này vừa tập thiền vừa tập Khí Công cùng lúc. Nếu Thiền ko tới đâu thì cũng có những thành tựu căn bản của khí lực, cơ thể sẽ khoẻ ra
    tiêu hoá tốt hơn, lực lắng xuống Đan Điền khiến cơ thể ổn định hơn. Nếu không chứng đắc cao siêu gì thì cũng có những kết quả dưỡng sinh.
    - Tâm trụ ở Đan Điền nên não bộ không bị dồn ép, huyết cũng tập trung về bụng chứ ít đưa lên não, khiến não đc nghĩ ngơi. Giai đoạn đầu có nhiều vọng tưởng thô, nhờ đề tâm phía dưới
    mà ít bị vọng động. Sau khi tâm đã an thì ta đã có thể kiểm soát đc những vọng tưởng thô, lúc ấy dù để tâm ở đầu cũng an toàn.
    - Luật Âm Dương lấy Âm dưỡng Dương, lấy gốc dưỡng ngọn. Nên nếu các trung tâm phần hạ đc dưỡng đúng mức thì mới có nền tảng và sức lực vươn xa trong thiền định.
    Theo Yoga thì 3 LX phần hạ là trung tâm của lực, nếu kích thích nó hoạt động đúng kèm với sự kiểm soát tốt của bản thân và Minh Sư, thì có thể tận dụng nó một cách khôn khéo tạo ra lợi ích đáng kể.
    Hoả xà tiềm lực của vũ trụ cũng từ LX2 mà đi lên khai mở các LX thượng mà nở hoa toả sáng trên đỉnh đầu. Điều đó ko bao giờ xãy ra nếu hoả xà là một con rắn thiếu ăn, ốm yếu èo uột !
    - Nhiều ng trước khi đến với Thiền cũng đã "vọc" qua ko ít môn tu tập, và cũgn nóng vội muốn "thấy" sớm, đã tập rất nhiều vào Ấn Đường hay Bách Hội, kết quả là nhức đầu và vọng tâm.
    Pháp thiền căn bản này giúp họ quân bình lại, giúp tránh chuyện "đầu nặng hơn chân", cân bằng lại Âm lực và an toàn hơn. Nếu trong trường hợp xấu nhất, dục bùng phát, thì còn hơn là bị hư mất bộ não (tẩu hoả) như khi để tâm trên đầu.
    - Điều nhiều ng nghĩ là nguy hiểm sẽ không bao giờ xãy ra, vì kèm theo bài tập Đan Điền này, có rất nhiều bài tập khác để khắc chế cái tác hại. Như các phép động công, thiền quán từ bi,
    lạy Phật công pháp, quán thân bất tịnh,...
    Chỉ có người tự tập rồi chấp giữ những điều ấy mới xãy ra tai hại.
    Các Pháp luôn biến đổi, luôn phát triển, phủ định lẫn nhau,...Hôm nay để tâm ở Đan Điền, tâm an hơn tí thì để ở bàn tay bàn chân,..rồi từ từ an trú toàn thân,...cho đến khi không còn trụ ở đâu nữa thì....cạo đầu đi tu là vừa !
    PS. kính chúc huynh coco01 thân tâm an lạc !
  5. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    @Huynh Coco01 cho Nh hỏi, có phải tiếng o o đó là tiếng mạch máu gần tai mình nó đập không ? Vì tiếng đó có nhịp cũng theo nhịp tim vậy.
    Ngồi thiền mà nghe tim mình đập cũng có cái để cột tâm vào, hihi !
    Và tiếng o o ấy có phải là tiếng máu chãy trong mạch không ?
  6. coco01

    coco01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2010
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    {@Huynh Coco01 cho Nh hỏi, có phải tiếng o o đó là tiếng mạch máu gần tai mình nó đập không ? Vì tiếng đó có nhịp cũng theo nhịp tim vậy.
    Ngồi thiền mà nghe tim mình đập cũng có cái để cột tâm vào, hihi !
    Và tiếng o o ấy có phải là tiếng máu chãy trong mạch không ?}
    à cái bác Nhân chi sơ tính bổn thiện nầy hỏi có hơi lắc léo đó nha , thiệt tình tui cũng hổng có biết là tiếng máu chảy hôn, tại vì tui có hỏi Thầy tui thì Thầy tui nói như vậy còn nếu bác thấy là tiếng máu chạy thì Wow bác đã đắt được thiên nhản và Túc mệnh thông rồi đó, xin hoan hỉ nhé.
    à mà bác nghe được nhịp tim là hay quá xá quà xa rồi, hỏi nhỏ nhỏ thôi nhé như vậy bác đã đến được trạng thái Lạc rồi, hoan hỷ lần nửa nhe
  7. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    2
    Để tâm ở đầu mũi thì dễ dàng hơn , do đầu mũi ở ngay trước mắt nên có thể dễ dàng nhìn thấy , để tâm ở đan điền khó hơn do phải tưởng tượng về một điểm nằm dưới rốn , tập một thời gian thì cứ nghĩ tới đan điền là chỗ đó lại nóng ran lên hí hí . nhưng nếu điều đó làm tăng trưởng nội lực thì tập ở đan điền vẫn hơn , một công đôi việc luôn .
  8. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    "chỗ đó nóng lên hí hí" là sao hở bác ?
    Mình cũng thấy có sự khác biệt giữa một vài Thầy và Sách dạy Thiền. Có nguồn thì bảo là "đầu mũi", có nguồn thì bảo là "vách ngăn phía đầu mũi" tức là phía dưới Chuẩn Đầu, chỗ có cảm giác hơi thở ra vào.
    Cá nhân mình thấy cả 2 đều có cái hay riêng.
    -Để tâm trên đầu mũi thì mắt sẽ không nhắm lại (gây hôn trầm và ảo cảnh) mà cũng không mở lớn quá, mắt kh tập trung vào ngoại cảnh đồng thời "thấy" toàn thân. Cùng lúc đó tâm cũng biết hơi thở ra vào.
    -Để tâm ở dưới vách mũi thì sẽ "thấy" hơi thở rất rõ, nhất là khi mắt nhắm (sau khi nhắm mà ko "thấy" tùm lum thì hãy nhắm nhé !), biết rõ hơi thở ra hơi thở vào, cường độ, độ nóng lạnh,...mà ko khởi ý điều khiển nó. Còn để tâm ở ức (hay Đan Điền) tuy cũng thấy bụng phồng xẹp nhưng rất dễ gây ra ý can thiệp vào hơi thở một cách vô thức (do đang tập trung ở hoành cách mô).
  9. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Hì, hì, Nhân chi sơ tánh bổn ác, vì nếu thiện sẵn rồi thì đâu cần Phật - Chúa làm gì...
    Hờ, thiên nhãn thấy cao mấy cũng không thấy nỗi...trán của mình. Còn túc mệnh thông là nghe tiếng o o đó càng mạnh là biết áp suất máu ở Thái Dương càng tăng cao, mạng mình càng...ngắn lại (vì nguy cơ heartstroke càng cao!).
    hì, Nh hỏng biết có "lạc" đi đâu hong chứ mà ngồi thiền một hồi mà không còn nghe tim mình đập nữa, ko còn nghe mạch đập nữa thì...thế gian này bớt đi một thằng nói nhiều !
    Nghiêm túc mà nói thì Nh thấy tiếng o o ấy chia ra làm 2 loại. Bên trong và bên ngoài. Đáng buồn là cả 2 đều không phải tín hiệu đáng mừng gì cả, mà là đáng lo.
    Nếu tiếng o o đó nghe thô, kèm theo choáng váng và hơi căng tức ở Thái Dương hay sau gáy (đôi khi ở đỉnh đầu). Nếu để tâm ở Thái dương mà nghe mạch nhãy lên từng hồi dồn dập,...thì lập tức xả thiền ngay và xem xét lại cách dụng công của mình. Nếu còn cố gắng tập, thì nguy hại khôn lường. Đó là những gì Nh đc học.
    Kinh nghiệm cho thấy là khi mình cố gắng kềm chế vọng tưởng bằng cách gồng ép não "không đc suy nghĩ" hay dùng đối trị sai cách, khiến máu dồn lên não (giống như giải một bài toán rất rất khó mà ko có kết quả, hay computer chạy một đoạn code sai) thì ko sớm thì chày sẽ sinh ra các tật bệnh, nếu nặng là hư não và "tẩu hoả". Hoặc khi ngồi thiền lâu, chân bị đau quá cũng khiến toàn thân gồng cứng, trân ng lên chịu đau, lúc đó mạch máu cũng bị áp lực rất lớn, rất nguy hiểm. Vì vậy, cách an toàn nhất vẫn là có ng giám Thiền trong khi mình thực tập.
  10. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    tiếng o o do điện nảo chạy, hay máu chạy,
    tập thiền là làm máu chảy lên đầu nhiều, cung cấp oxy nhiều, tập lâu ngày thì mạch máu sẽ thông , các huyệt củng thông, máu được bơm lên nhiều hơn, nảo làm việc tốt hơn, do đó hơi khác người thường,

Chia sẻ trang này