1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm thực hành ngồi Thiền.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TRANTHIENNHAN, 07/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Nh xin trích dẫn 1 đoạn của bài kinh quán niệm hơi thở, để mọi ng có cái nhìn toàn diện. Đoạn trên nói về bối cảnh nên Nh xin phép lược bỏ, ai thích tìm hiểu sâu xin xem bài qua link nguồn.
    Chính nhờ xem cả bài kinh nên chúng ta mới hiểu rằng Phật dạy rất kỹ chứ không có chỉ dạy có 1 thứ rồi bắt học trò theo mình phải thực hành mãi.
    Bạn chọn Đức Phật làm thầy thì không có sai, nhưng Tam Bảo còn có Tăng Bảo nữa, nên chăng vẫn lấy ai đó làm thầy Bổn Sư (sống).
    Bạn hãy xem kỹ bài kinh của HT Minh Châu dịch:
    "...Thở vô dài, vị ấy biết: "Tôi thở vô dài". Hay thở ra dài, vị ấy biết: "Tôi thở ra dài". Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở vô ngắn". Hay thở ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. .."
    Rõ ràng là không phải bảo rằng Vị ấy dụng công thở, mà là chỉ cần biết thân đang thở ra thở vào. Vì hơi thở rất đặc biệt, nó đc điều khiển bởi 2 hệ thần kinh khác nhau: chủ động và thụ động. Nên ta có thể điều chỉnh hơi thở dài ngắn theo ý muốn, mà khi ta quên nó đi thì nó vẫn thở chứ ko có...tắt thở.
    Cái Biết rất quan trọng, và cái Muốn chi phối vào hơi thở nó rất rất mạnh ! Bạn quên thì nó tự động thở (mà bạn lại chã biết nó thở dài ngắn ra sao) nhưng khi bạn nhớ tới nó thì lập tức cái Muốn (hành ấm) nó giành quyền kiểm soát ngay. Đây là lúc công phu khó khăn nhất, vì nó là bước đầu tiên, nếu bỏ qua bước này thì các bước sau không cần bàn tới nữa, vì đã đi sai.
    đây là một quá trình dài, và dài bao nhiêu tùy vào căn cơ của ng tập. Có khi...cả đời, và có khi vì ngại khó đã đi sai: dụng tâm cho cái muốn làm chủ, rồi cái muốn ấy cứ chi phối ta mãi, thêu dệt ảo giác và thúc đẩy bản ngã chúng ta.
    Bạn không cần phải húc đổ cả thành trì bản ngã chỉ bằng một cú quyết định, bạn có thể đào từng viên đá viên gạch ra, từng bước từng bước. Nhưng quan trọng là phải đi đúng hướng.
    Cái Biết nó nằm sâu hơn cái Muốn (đây là một định đề chưa có ai chứng minh !). Nên khi chúng ta Biết và trụ ở cái biết đủ lâu (một sát na thôi) thì cái Muốn từ từ yếu dần.
    Chỉ 1 câu đầu tiên thôi mà chúng ta tập lâu lắm !
    Vậy bạn đã tập xong câu đầu tiên chưa ? Bởi vì qua câu thứ 2 nó là thực chứng chứ ko còn là lý thuyết nữa, nên nếu bạn chưa tập nhiều thì khó mà giải thích. (chỉ là lý thuyết suông thì chỉ để chém gió thôi !)
    Vì vậy "an tịnh thân hành" củng là thành quả tập luyện, và cũng là tự nhiên nó có. (nói huề vốn!). Bởi vì bạn phải tu tập công đức và công phu đúng cách thì nó mới có. Nhưng nó vốn sẵn có khi cái Muốn giảm xuống và cái Biết mạnh lên, nó vẫn vậy, chỉ có điều bạn mới phát hiện nó ra thôi - Bởi vì cái biết nó mạnh lên, nên bạn mới biết rằng còn có những cảm giác "an tịnh thân hành" tồn tại.
    Chúc bạn luôn tinh tấn !
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Đó là một câu đố hóc búa.
    Tuy nhiên có lời giải, và không ít ng đã giải ra.
    Việc đi tìm lời giải rất có ích lợi cho ng đi tìm, vì vậy không một ai trả lời cho bạn câu hỏi ấy đâu. hihi
  3. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Nh có một bài viết này, mong bác xem lại:
    Thực ra là có mâu thuẫn. Nếu bác chú tâm vào khí công pháp, thì phải tập cho ra khí công, tức là phải xả.
    Còn nếu tập đúng theo Phật thì như bài kinh trên, đâu có chỗ nào nói là "an trú ở đan điền" đâu ???
    Còn kết hợp thì phải nhuyễn và linh hoạt. hihi
  4. NlostTinhYeu

    NlostTinhYeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2010
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Khi ngồi thiền;mình có cảm giác nước miếng tươm ra trong miệng.Vùng lưỡi và cơ hàm;môi(nói chung là vùng đầu mặt)...rất nhạy cảm. Nhưng được một lúc thì cứng cơ hàm và cơ mặt (thọ khổ). Phải xử lý thế nào đây bác tranthiennhan.
  5. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Theo mình biết thì bạn có kết hợp Thiền với Khí Công, nên khi thiền bạn để lưỡi cong lên chạm nứu răng trên. Cách này làm cho miệng không bị hả ra khi thiền sâu (hoặc đạt qua khỏi tứ thiền, thành...ngủ thiền) bởi vì khi lưỡi đưa lên nó lấp tất cả các kẻ răng và nút không khí lại tạo ra áp suất âm, nên cằm không thể tự mở ra dưới sức nặng của nó. Cũng chính vì áp suất âm đó nên nước miếng cứ chãy ra. Bên Khí Công thì khi nước miếng chãy ra ng ta cũng xem là thành tựu ở bậc nào đó.
    Còn trong 1 số pháp thiền TQ thì bảo rằng đó là nước...cam lồ, tốt cho sức khỏe. Có ng còn bảo rằng nếu đắc pháp, thì nó có vị bạc hà...(dĩ nhiên là trước đó phải đánh răng và súc miệng bằng Listerin). Nhưng theo Nh, đó chỉ là biểu hiện rất tự nhiên của cơ thể.
    Vùng nào trên cơ thể mà nếu ta để tâm chú ý vào, thì nó đều nhạy cảm lên. Chắc là bạn để tâm trước mặt (đầu vách mũi).
    Cái khổ thọ mà bạn nói khi cơ mặt căng cứng (và cả cơ ót, cơ vai,...toàn thân) chỉ xuất hiện sau khi thiền >30p. Kèm theo sự nhạy cảm của giác quan và sự co cứng của cơ khớp, thì sẽ có nhiều kiểu cảm giác khác nhau, tùy mỗi người mỗi khác.
    -Có ng thấy toàn thân cứng đờ và nặng như đá tảng
    -Có ng thấy toàn thân to ra và đầy sức khỏe
    -Có ng thấy thân nhỏ lại và nhẹ hơn
    -Có ng thấy thân như làm bằng gai nhọn, như một túi da chứa gai, cảm giác đau nhức từ trong ra ngoài.
    ..............
    Thường thì sau 45p-1g, thì toàn thân đã tê cứng nếu như cố gắng chịu đau, gồng cơ, thì nó càng đau và càng nhức, đau tới đầu và bị các ảo giác,...
    Nếu ng có căn cơ (tức là công đức dầy như núi) thì sau vài lần bị ảo giác về cảm thọ, sẽ chuyển sang lạc thọ. Cũng là như một cái khối dẽo thống nhất, thấy thân mình mềm ra,...lúc đó thì cứ vô tư mà công phu tiếp.
    Nhưng dù có lạc thọ, thì cũng phải cố mà vượt qua.
    Khổ thọ không có hại, mà lạc thọ mới có hại.
    ]
    Được TRANTHIENNHAN sửa chữa / chuyển vào 14:28 ngày 21/02/2010
  6. ngthangnb

    ngthangnb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Mình ngồi thiền độ 10 phút trở lại thì có thể kiểm soát được ý nghĩ, còn trên 10 phút là không còn suy nghĩ kiểm soát ý nghĩ nữa, suy nghĩ cứ thế tiếp nối suy nghĩ...
  7. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    rất khó, bác phải có một đề mục để gom tâm lại, thiền phải có giác
    ah, thư giản chẳng nghĩ ngợi gì trái ngược hoàn toàn với thiền nhé
  8. ngthangnb

    ngthangnb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Bạn gợi ý cho mình một cách đi! Mình kể cả đọc Mantra trong lúc thiền cũng không được, đầu vẫn đọc nhưng vẫn suy nghĩ đi đâu ấy!
  9. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    bác thử suy tưởng đến cái gì bất động xem
  10. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Chào bạn.
    Dù sao thì bạn cũng biết là mình đang suy nghĩ đúng không ? vậy là bạn có những thành công bước đầu rồi đó ! Chúc mừng bạn ! Đó là điều đáng mừng chứ chưa phải là sai đâu.
    Bắt chân lên ngồi thiền mà không suy nghĩ nữa, thì chỉ có bậc đại căn cơ thôi, chúng ta chỉ là những kẻ dò đường, rồi từ từ cũng sẽ đc thôi.
    Mình cũng như bạn thôi, có hơn gì đâu !
    Giống như một ngọn đèn, nếu không có dầu thì có khêu bấc lên nó cũng đâu có cháy sáng hơn, mà chỉ tổ làm lụi hết bấc thôi.
    Ngồi thiền cũng vậy, không có công đức thì có dùng kỹ thuật gì thì tâm vẫn loạn, còn cố kìm nén thì kết quả ko phải là Thánh quả, mà là cái bảng đeo trước ngực trong dưỡng trí viện !
    Một trong những con đường dẫn đến công đức bắt đầu bằng 2 chữ PHỤC VỤ.
    Bạn phải phục vụ con người, làm rất nhiều điều để mang lại hạnh phúc vật chất, hạnh phúc tinh thần cho mọi ng, mọi vật,...Để rồi nhân quả sẽ chuyển hạnh phúc của họ bằng hạnh phúc của bạn.
    Đó là hạnh phúc của một nội tâm trong sáng không có những loạn động, mà không một hạnh phúc loạn động nào có thể bằng đc. Muốn vậy, bạn phải làm, làm nhiều lắm !
    Công đức là cái gốc, là điều kiện cần. Còn kỹ thuật thiền chỉ là cái ngọn, là điều kiện đủ.
    Bây giờ mìng nói về kỹ thuật. Trong mấy phút đầu tiên ngồi thiền, tâm ta ko bị vọng là vì nhiều lý do. Đầu tiên, khi ta bắt đầu ngồi, ta phải bận tâm với tư thế chân, tay, lưng, mắt, lưỡi, đầu cổ,...sao cho đúng. Nên tâm ta đang chú ý tới thân. Hơn nữa, nó vẫn còn liên hệ với bên ngoài, như nghe tiếng động, cảnh giác, để ý người xung quanh,...nên nó vẫn còn bị các thứ khác lôi kéo. Tạm thời ta chưa thấy vọng tưởng nhưng nó vẫn có mặt đó. Trong vòng 10 phút đầu, ta chưa bị tê chân, nên tâm vẫn còn rất...thanh thản và an lành.
    Sau 10 phút (hay giai đoạn sau, dài ngắn tuỳ ng), chúng ta sẽ bị vọng tưởng dắt đi lung tung. Cũng vì rất nhiều lý do: Nếu chân chưa tê, thì lúc này tâm đã hướng vào trong tưởng, các giác quan thực đã dần dần mờ (vì các đường truyền thần kinh yếu đi) và các giác quan của tưởng thêu dệt ra nhiều thứ không thực. Rõ nhất là mắt và thần kinh thị giác nếu ta đưa tâm lên mắt, ta sẽ thấy đủ thứ trên đời. Nhiều pháp thiền để tâm nơi Ấn Đường (để khai mở Huệ Nhãn ???) thì nơi đây thấy sáng trưng, màu sắc, hình ảnh lung tung,..Nhiều ng để tâm lên đầu, sẽ bị các ý niệm dắt đi, nào là nhớ chuyện xưa, rồi tính chuyện này chuyện nọ,..dắt đi tới...Mỹ lúc nào ko hay ! Đây là bước đầu khó khăn nhất của ng tu tập.
    Như đã nói, ng có công đức dầy lại rất dễ vượt qua. Bởi vì trong tâm từ nó chìm sâu hơn cái Tưởng Uẩn. (theo kn của Nh) thì khi mình lỡ bị tưởng dắt đi, thì ngay cái niệm đầu tiên nó đã là tâm từ, nên có một cơ chế tự động kéo tâm quay lại. Đúng nó nó lắc như...trứng vịt thả trong nước, nhưng nó không có bị dẫn đi.
    Còn kỹ thuật thì có rất nhiều. Tứ Niệm Xứ, với Quán Thân Vô Thường Bất Tịnh là cách phổ biến nhất mà Phật đã chỉ cho chúng ta. Thay vì để lỏng cho gió nghiệp thổi đi, ta cột tâm vào thân. Mà hễ để vào thân thì thế
    nào bản ngã cũng tăng lên, luyến ái vấn thân tăng lên,..Nên Phật dạy chúng ta quán thân vô thường: thân này sẽ chết, sẽ tan hoại,..đến còn nhúm bột xương trắng rồi cũng bị gió thổi bay đi ko còn gì hết. Hoặc là quán thân bất tịnh: thân này gồm 32 thứ bất tịnh, máu, nước, thịt, xưong,...mà tất cả chúng là những thứ chết, ko có cái nào là ta hết,...Nhờ quán hoài như thế mà tâm không loạn, luyến ái và chấp thân ngày càng mỏng nhạt. Một pháp khác là cột tâm vào hơi thở, lúc đầu là đếm hơi thở, sau đó chỉ thụ động biết hơi thở mà ko điều khiển nó. Thấy nó ra vào mà mõng manh vô thường, thấy sự sống chỉ là 1 cái hít vào, nó đứt thì ta cũng đi...Đức ! Nhờ cột tâm như vậy mà tâm ngày càng yếu đi, động ngày càng nhỏ lại, ta dần dần thu tâm vào các uẩn sâu hơn,...từ từ nhập định.
    Bác nào nói cách chú tâm vào cái gì bất động, có khi lại khó hơn chú tâm vào cái đang động. Một vài pháp Mật Tông (Đại Thủ Ấn) dùng cái động để quán. Họ làm cho tâm động lên bởi nộ, hỉ, ái,..để mà quán nó hình thành và diệt như thế nào, để mà có kinh nghiệm hiểu biết cách hoạt động của tâm, nhờ đó mà kiểm soát nó dễ hơn.
    Nói nhiều ko bằng làm. Mình đề nghị bạn nên tham gia các hoạt động từ thiện Xã Hội, đi giúp mọi ng, bảo vệ môi trường,...trong khi vẫn thực hành thiền mỗi ngày. Kết quả rất nhanh, bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi mình ko quá dụng công mà tâm mình vẫn an tĩnh một cách tự nhiên !
    Chúc mọi người luôn tinh tấn !

Chia sẻ trang này