1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm thực hành ngồi Thiền.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TRANTHIENNHAN, 07/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ngthangnb

    ngthangnb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Mình đã qua tuổi ấy rồi. Nhưng bây giờ gặp những người tuổi ấy, mình thấy họ hơn mình ngày xưa nhiều lắm!
  2. ngthangnb

    ngthangnb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Có một vài lần, mình tưởng mình đi vào thiền rồi, song ý thức tự nhiên bật trở lại, mình lại như lúc chưa thiền.
  3. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    ùi, chuyện thường ngày ở huyện mà bác, từ từ rồi cháo cũng nhừ
  4. mocquyet

    mocquyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2009
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Bác hiểu sai về câu trả lời của BDDM rồi. BDDM trả lời " không": Không phải như bác nói vì ông vua chấp công mà công đức bị mất đâu ạ. Đơn giản là những việc làm xây chùa, chép kinh , độ tăng không có công đức gì hết ráo. Nó chỉ mang lại phước đức thôi. Trong kinh pháp bảo đàn đã giải thích rất rõ rồi:
    Sứ quân nói:: ?oĐệ tử nghe nói lúc Đạt Ma Đại sư khai hóa Lương Võ đế, Võ đế hỏi Đạt Ma: ?oTrẫm cả đời xây chùa, bố thí, cúng dường, có công đức hay không?. Ngài Đạt Ma trả lời:
    ?oChẳng có công đức gì cả?. Võ đế không vui, bèn đuổi Đạt Ma ra khỏi bờ cõi. Đệ tử chưa hiểu chuyện này, xin Hòa thượng giải thích cho?.
    Lục Tổ nói: ?oQuả thực chẳng có công đức gì cả. Sứ quân đừng nghi ngờ lời Đạt Ma Đại sư. Võ đế chấp trước tà kiến, không hiểu chánh pháp?.
    Sứ quân hỏi: ?oTại sao lại không có công đức gì cả??.
    Hòa thượng nói: ?oXây chùa, bố thí, cúng dường chỉ là tu phước, không thể lấy phước làm công đức được. Công đức ở tại Pháp thân, không phải ở phước điền.
    Vàng 2: Bác Nhân cũng hiểu sai cái "vô lậu" rồi. Hí hí
  5. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Không có cái gọi là sai và đúng. Làm sao mà có lợi nhất cho mọi ng thì làm. Với người này thì phải nói khác, với ng khác lại nói khác nữa.
    Chúng ta đều xài hàng giả, vậy bận tâm chi nó trắng hay đen.
  6. mocquyet

    mocquyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2009
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Bác Nhân lại chân nam đá chân siêu rồi
  7. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Hì hì, tại vì mình ko muốn tranh luận với bạn. Chổ cái hiểu của 2 người khác nhau, nên cái kiến giải khác nhau. 2 ng nói ngôn ngữ khác nhau nên có nói với nhau cũng ko ai hiểu ai. Nhưng dù ngôn ngữ khác nhưng cái ý không khác.
    Thật là nực cười khi chứng minh rằng chỗ của mình đứng vững hơn chỗ của bạn. Khi mà cả 2 chúng ta đều cùng đứng trên một biển nham thạch !
    Cái mình muốn là hướng mọi ng quay về cái thực tế, cái khía cạnh mà Phật pháp mang lại lợi ích cho con người. Hơn là đi tìm cái cao siêu lý luận.
    Kinh điển là để biện chứng cho 1 thuyết, chứ ko phải là đúng cho mọi trường hợp.
    Nh chỉ muốn giúp mọi ng trồng cây từ gốc, từ đất đen. Chứ ko phải trồng cây từ trên không trung.
    Bạn thích công đức theo nghĩa "vô lậu". Còn mình thích bắt đầu từ cái gốc. Bạn cắt ngang ngọn mà hiểu rằng cái gốc ko phải là công đức. Đó là bạn đang thiếu sót.
  8. mocquyet

    mocquyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2009
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Vàng 1:Hí hí. Bác thực tế lắm sao mà muốn bẻ đầu bẻ cổ người khác?
    Vàng 2: kinh điển không đúng cho mọi trường hợp thì đó là kinh bậy.
    Vàng 3: Công đức ? phước đức. Cái mà bác hiểu là phước đức đem lại quả giầu có , sinh ở cõi trời để hưởng dục lạc chứ không thể làm cho tâm hết bấn loạn như bác quả quyết:
  9. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Chỉ có luật nhân quả là đúng cho mọi trường hợp. Còn kinh điển là thứ đc tạo ra bởi con người, trong một thời điểm nào đó để nhằm một mục đích nào đó. Nó ko đúng với tất cả mọi trường hợp. Nhưng ko có kinh nào là bậy.
    Vì vậy cho nên, Nh chỉ xét mọi thứ theo nhân quả, chứ ko theo kinh điển.
    Kinh Pháp Bảo Đàn đc viết bởi đệ tử của ngài Huệ Năng, và đó là kinh điển của Thiền Tông Trung Hoa chứ ko hoàn toàn là đúng với toàn bộ Phật giáo (Nam-Bắc-Mật tông). Kinh này hoằng bá cho tư tưởng Đốn Ngộ - tức là cái ngộ xuất hiện một cách bất ngờ - chứ nó ko ủng hộ chuyện tiệm tu - tu từ gốc lên ngọn.
    Giống như bạn cắt một cành đào Tết trụi lũi nhưng đầy nhựa sống, và bạn thấy nó trổ hoa rực rỡ mà không cần gốc. Nhưng nếu bạn cắt một cành cây bất kỳ khác thì không chắc gì nó có thể trổ hoa.
    Công là những gì mình đã làm đc, còn Phước là những gì tính luỹ lại. Chỉ là 2 khía cạnh của 1 vấn đề thôi. nếu ko có cái này thì cũng ko có cái kia.
    Ví dụ: nếu bạn thấy một ng bị tai nạn giữa đường.
    1. Bạn sinh lòng tốt, rồi dùng lời nói kêu gọi mọi ng đến giúp, dùng hành động trợ giúp ng kia,...đến khi họ đc vào bệnh viện, hết bệnh rồi về nhà an lành. Đó là bạn lập đc một Công với ng ấy.
    Bấy giờ nếu bạn đòi trả công cho bạn bằng một món quà xứng đáng thì bạn hưởng hết cái Công ấy, nó không thể trở thành Phước.
    Thay vì vậy, sau khi làm hết mọi chuyện, bạn lẵng lặng bỏ đi mà ko đòi hỏi điều gì, ko nhắc tới với ai, và quên luôn rằng mình vừa làm chuyện tốt. Thì Công vẫn còn đó. Nhân tốt sẽ đc gieo. Và vì cái tâm tốt của bạn muốn làm điều ấy chỉ vì người khác (vị tha) nên Đức dần dần tích tụ. Đó là Công-Đức. Còn khi sau này bạn có gặp một trường hợp xấu mà bạn "ngẫu nhiên" tránh đc, thì chính vì cái Phước bạn đã gieo trong quá khứ ấy.
    2. Cũng vậy, bạn sinh lòng tốt với cái tâm "không" mà cho rằng chuyện hành động giúp người là "hữu lậu" chỉ sanh ra quả báu "nhân thiên" mà quay đi với nỗ lực cố giữ cho tâm không động. Thì luật Nhân quả cũng sẽ chẳng mang lại cho bạn điều gì, bởi vì bạn chẳng làm gì cả. Mà nếu lúc ấy chỉ có mình bạn có thể giúp ng ta, mà bạn bỏ đi, và ng ấy bị xấu đi (hoặc chết) thì bạn vô tình gây tội lớn !
  10. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Theo cách hiểu của mình thì bác gặp phải chuyện như vầy:
    TH 1: Bạn ngồi thiền, thấy thư giãn, thoải mái,..và tâm dần yên.
    -Thời gian trội qua chậm và bạn ko biết chính xác đã qua mấy phút (vì có ng ngồi 30ph đầu mà cứ ngỡ là 15p)
    -Tự nhiên tâm loạn lại và rất khó làm cho nó yên.
    TH 2. Bạn ngồi thiền, cũng thấy khoẻ khắn, thư giãn,...và bạn từ từ chìm dần vào vô thức, ko biết gì xãy ra bên ngoài, ko biết thân mình đang diễn ra điều gì, và cũng ko biết thời gian đã trôi qua là bao lâu - và bạn chỉ đơn giản nhắm mắt, mở miệng và....ngáy !
    -Cho tới hết cơn buồn ngủ, tâm tỉnh lại và bạn rất loạn động.
    TH3: Ngồi thiền lúc đầu tê chân, tâm tĩnh lặng vì còn sức trụ vào các đề mục. Sau đó chân hết tê, thấy tâm rất yên. Rồi chân nó lại tê hơn, tâm lại phải để vào chân, có khi ko động, có khi động, rồi lại hết. Khi chân nhức từng hồi (sau 45ph) thì tâm bây giờ khó mà giữ vững. Nếu theo vọng, theo cảnh thì wên thân, thấy...phẻ re vì ko biết đau. (Nhưng ngồi thiền kiểu này thì thôi đi ngủ cho phẻ hơn). Còn để tâm lên thân thì ôi trời ơi Phật ơi, chỗ nào cũng đau hết, tâm con sao tĩnh lặng bây giờ ?
    đại khái là mìh chỉ gặp có vài trường hợp vậy. Thiền là chiến đấu thầm lặng với chính mình, là đào xới dần vào thành luỹ bản ngã. Nên nếu lên ngồi thiền rồi chìm luôn vào hôn trầm thì uổng lắm. Nên cố tìm cách để thức, nếu ko còn cách nào thì xả thiền đứng dậy mà thiền hành (dù là tâm vẫn còn mơ màng, nhung7 ít có ai vừa đi vừa ngáy đc !)
    Còn nếu đau quá thì có 2 cách: 1 là quả quyết "cho mày chết luôn" rồi đừng thèm để ý tới nó, chú tâm vào hơi thở - cách này thì hên xui, khi thì nó cũng qua đc, khi thì nólàm mình nhức đầu.
    Cách khác là để tâm vào chỗ đau, biết đau và thấy đau với tâm chịu đựng nhẹ nhàng từ bi: nó cũng biết đau à ?
    Nếu thiền mà sướng quá, im quá thì ...nên xem lại mình. Bởi vì mình đang chấp nhận đứng lại và hưởng thụ.
    Các lúc "tỉnh lại" của tâm thức ấy, là những lúc rất đáng quý. Nó làm cho mình biết rõ tâm mình hơn. Lúc đó chính là Minh Sư Vô Hình đang nhắc bạn đấy.

Chia sẻ trang này