1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm thực hành ngồi Thiền.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TRANTHIENNHAN, 07/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mocquyet

    mocquyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2009
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Em lo ở chỗ nào bác bảo dùm em cái. Hay là chính bác đang lo bị chia rẽ đó. Nếu bác không kéo ( Kéo tay hay bẻ cổ cũng rứa) người ta về phía mình thì chả đến nỗi phải lo.
  2. mocquyet

    mocquyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2009
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Tự nhận xét thì ai cũng nghĩ như bác hết.
    Bác đang muốn chứng minh điều gì ở đây ?
  3. mocquyet

    mocquyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2009
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Suy luận bậy bạ làm chết hết chứ đâu riêng mỗi những người bác nói đâu nhé.
    Bác lấy nhân quả làm mốc. Trong khi cái mốc đấy bác lại hiểu một cách thiển cận (bác có biết em bảo bác thiển cận lý do tại sao không? ) thế này:
    Bác đã có sẵn định kiến này thì bác hãy làm theo.
    Bác Nhân mà cũng nói được câu này cơ à. Từ đầu đến giờ bác có chịu lắng nghe và sửa chữa đâu. Cứ gân cổ cãi từ đầu chí cuối đấy chứ. Em đã chỉ ra cái sai mà bác cứ cãi nham nhảm.
  4. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Hì, bản thân tôi hiểu rõ mình đang có những khuyết điểm gì, và mình đã nắm chắc những gì. Nên dù bác có nói tôi sai hay tôi cần phải lắng nghe thì cũng vô dụng, nếu như bác không thể chứng minh một cách rõ ràng là tôi đã sai thế nào (và gây hậu quả cho người khác ra sao?).
    Bởi vì nếu như cứ dao động vì miệng lưỡi thế gian thì thôi đừng làm còn hơn (dẫn chứng là chuyện cái biển quảng cáo của tiệm bán cá).
    Một khi tôi đã làm, là tôi đã nắm chắc chiếc chìa khóa của thành công. Nắm cả gốc lẫn ngọn và biết minh phải làm gì.
    Và khi tôi có chìa khóa, tôi biết rõ luật nhân quả. Bạn đừng lấy ví dụ con bò làm mốc, bởi vì dù lấy vật bất động làm mốc cũng là sai bét.
    hãy nhìn lại những gì mà tôi "kéo" hay "bẻ cổ" ng ta:
    -Tôi chủ trương các bài tập căn bản, có phần tốt cho sức khỏe. Vì nếu hành giả ko thể tiến bộ trong thiền định, thì anh ta cũng ko phải phí thời gian: anh ta có một thể chất tốt. Vd, tôi kêu gọi mọi ng đừng để tâm trước trán, để tránh ảo tưởng và loạn trí, đó là an toàn tu tập, và để tâm ở Đan Điền theo phép Khí Công, dù sao cũng là phép căn bản của Khí lực.
    -Tôi chủ trương hữu vi (tức là hành động thực) và công đức hữu lậu (làm đc kết quả tốt thực). Để làm chi? Vì nếu hành giả tập thiền dù ko tiến bộ mấy thì những ng xung quanh anh ta cũng đc lợi lạc, mà anh ta cũng có những điều tốt đẹp.
    Tôi muốn mọi ng tu tập có hoa thực và quả thực, chứ không phải là những loại hoa giấy và quả nhựa treo vào. Hoa thực đem cho đời mùi hương còn quả thực có thể chia cho mọi ng cùng ăn.
  5. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Bạn thử gieo vào vườn hàng xóm xem sao ? Và nên nhớ là công ta trồng mà quả hàng xóm hưởng hết, có khi còn đánh mắng ta.
    "gắng sức trồng hoa, hoa chẳng bén
    vô tình cắm liễu, liễu nên cây"
  6. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bác Nhân rất nhiều
  7. mocquyet

    mocquyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2009
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Tại sao em cần phải chứng minh cho bác là bác sai thế nào cơ chứ. Sai em đã chỉ rõ chỗ sai. Nếu bác thật lòng lắng nghe và sửa chữa như lời bác nói
    Nếu bác thật lòng tìm hiểu: thì bác đã hỏi để tìm hiểu cái công đức mà em nói đến là gì?? Nhưng bác không thế, bác lại cho những gì bác hiểu là đúng nên lấy ra chọi lại
    Nếu bác thật lòng tìm hiểu như thế thì em sẵn sàng giải thích cặn kẽ. Chả việc gì phải dấu diếm. Nhưng bác lại không muốn thế. Ngay bây giờ bác cũng tự cho rằng bác đã hiểu rõ, không nghe ai nữa, thế hóa ra em nói chuyện với con vịt à.
    Chuyện bác kéo người khác tập những bài tập có tốt cho sức khỏe em không phản đối. Còn rất hoan nghênh nữa.
  8. mocquyet

    mocquyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2009
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Quay sang nói chuyện với bác ngthangnb nhỉ.
    Mọi chuyện xuất phát từ tâm là sao bác?
    Được mocquyet sửa chữa / chuyển vào 22:28 ngày 27/02/2010
  9. ngthangnb

    ngthangnb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Là mình thấy tâm bác nào cũng tốt.
    Mình thi thoảng mới ngồi thiền, nên chẳng gặt hái được gì cả. Mọi cái mới chỉ trong ý niệm. Nhưng mình cũng thấy có thay đổi trong thân tâm rồi.
  10. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Chúng ta nên bắt đầu từ chỗ đã thống nhất với nhau.
    Chỉ còn vấn đề này:
    Những việc vua LVĐ làm: xây chùa, chép kinh, độ tăng- chỉ 3 việc ấy.
    Nếu vua LVĐ hỏi tôi, tôi cũng bảo ông ta chả có cái mốc xì gì gọi là công đức hết, ông ta chỉ có cái danh. Vì cái danh ông ta làm, vì cái bản ngã ông ta muốn và để xóa bớt cái tội khi ông ta giết người chiếm ngôi vua.
    Tôi phân tích từng việc một cho bạn thấy:
    1. xây chùa: Có câu "dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phước cứu cho một người". ông vua này ko biết đã giết bao nhiêu người. Rồi ông ta xây chùa xa xỉ, xúi quan lại cũng xây chùa, bắt dân đóng thuế và è cổ ra làm,...để lấy cái phước ảo cho ông ta.
    Trong khi chỉ cần những mái tranh vách đất cho dân chúng trú ẩn, dành tiền của ấy củng cố đê điều, xây thành lũy chống ngoại xâm,...nó có ích hơn nhiều lần.
    Việc xây chùa không tạo ra ích lợi gì cho ai, mà chỉ gây tác hại không lường, dân chúng lầm than oán thán.
    2. Chép kinh.
    Nên nhớ thời Nam-Bắc triều (200-300SCN) giấy chưa phải là phổ biến, rất hiếm và mắc tiền. Chỉ vì cái câu : "ai chép kinh này công đức vô lượng" mà vua ham hố.
    Chép kinh là cần, vì để lưu lại tri kiến của tiền nhân.
    Nhưng chỉ cần 1 ngọn lữa thôi, là tất cả ra tro. Trong khi có một loại kinh vô tự mà vua chưa hề biết.
    Trong khi giấy mực để dành làm những chuyện tốt hơn thì vua ko làm.
    3. Độ tăng: để làm gì ? Để nuôi một đám làm biếng ăn bám, trốn lao động. Để những cái tệ nạn của đời đều tìm thấy đc trong chùa ? Độ càng nhiều tăng như thế, Phật pháp càng mau lụi tàn.
    Tôi tạm dừng ở đây, tôi sẽ bàn tiếp về ý nghĩa của chữ "không công đức" và " thế nào là công đức" theo kiến giải của tôi.
    còn tiếp...

Chia sẻ trang này