1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm thực hành ngồi Thiền.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TRANTHIENNHAN, 07/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Tôi phân tích từng việc một cho bạn thấy:
    1. xây chùa: Có câu "dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phước cứu cho một người". ông vua này ko biết đã giết bao nhiêu người. Rồi ông ta xây chùa xa xỉ, xúi quan lại cũng xây chùa, bắt dân đóng thuế và è cổ ra làm,...để lấy cái phước ảo cho ông ta.
    Trong khi chỉ cần những mái tranh vách đất cho dân chúng trú ẩn, dành tiền của ấy củng cố đê điều, xây thành lũy chống ngoại xâm,...nó có ích hơn nhiều lần.
    Việc xây chùa không tạo ra ích lợi gì cho ai, mà chỉ gây tác hại không lường, dân chúng lầm than oán thán.
    2. Chép kinh.
    Nên nhớ thời Nam-Bắc triều (200-300SCN) giấy chưa phải là phổ biến, rất hiếm và mắc tiền. Chỉ vì cái câu : "ai chép kinh này công đức vô lượng" mà vua ham hố.
    Chép kinh là cần, vì để lưu lại tri kiến của tiền nhân.
    Nhưng chỉ cần 1 ngọn lữa thôi, là tất cả ra tro. Trong khi có một loại kinh vô tự mà vua chưa hề biết.
    Trong khi giấy mực để dành làm những chuyện tốt hơn thì vua ko làm.
    3. Độ tăng: để làm gì ? Để nuôi một đám làm biếng ăn bám, trốn lao động. Để những cái tệ nạn của đời đều tìm thấy đc trong chùa ? Độ càng nhiều tăng như thế, Phật pháp càng mau lụi tàn.
    ...............
    ...............
    1..... xây chùa cho chúng sanh đến cúng nhường, thư giản, thay đổi môi trường sống....
    2....chép kinh .... con người rất đông nên giao cho một bộ phận nhỏ chép kinh thì quá tốt, còn hơn ngồi uống rựu, ngâm thơ
    3.... ai mà muốn vào chùa tu đâu, nhà chùa khác gì nhà tù. cho nên độ càng nhiều càng tốt là vậy.
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9

    Như tôi đã phân tích, như thế chưa gọi là "phục vụ", và cũng chưa có gì là công đức hết. Ngay từ đầu chính bác cũng cho rằng LVD có công đức, nhưng chính xác là ông ta chả có công đức "hữu lậu - nhân thiên" gì, chứ đừng nói đến sâu hơn.
    Thực ra có làm là có kết quả, dù làm tốt quả tốt, làm xấu quả xấu. Nhưng tại sao ngài BDDM nói "không!" ?
    Vì ngài muốn cảnh tỉnh vua, và cũng như cảnh tỉnh tất cả chúng ta đừng có chấp công.
    Đây là chỗ người đời hay lầm lẫn. Hãy đọc kỹ câu "Trí phải được thanh tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống không vắng lặng, như vậy mới là công đức..." Ngài BDDM mô tả cái biểu hiện của công đức (tâm vắng, thể tịnh) chứ không nói rằng cái "tâm vắng, thể tịnh" là cái gốc sanh ra công đức.
    Và câu sau "công đức này không thể lấy việc thế gian mà cầu được." một lần nữa khẳng định rằng cái "tâm không" ko thể cầu bằng những chuyện thế gian (như bố thí, xây chùa, chép kinh, độ tăng) mà cầu. Điều này chứng thực khi tâm vua LVD ko hề thanh tịnh. Vì nếu tâm ông ta đủ sáng, ông ta đã hiểu và giữ ngài BDDM ở lại.
    Thế nhưng, nếu hiểu theo nghĩa ấy mà từ bỏ Bố Thí, Xây Chùa, Chép Kinh, Độ Tăng,..vì câu nói ấy. Lại là càng sai lầm !
    Bởi vì sao?
    Vua LVĐ xây chùa bằng gỗ, bằng đá hay BTCT thì nó vẫn là chùa "ảo", rồi có cũng lụi tàn theo quy luật thành-trụ-hoại-không. Chùa giả vì Phật trong ấy chỉ đúc bằng tượng gỗ (hay vàng kim cương cũng vậy).
    Vua ko biết có cái chùa "thật". Thế nào là chùa thật ? Đó là cái chùa trường tồn mãi, đó chính là tâm của con người. Trong mỗi con ng có Phật tánh, đó là Phật thật trong chùa thật. Chùa và Phật thật này chỉ mất đi khi ng ấy nhập Niết Bàn mà thôi !
    Vua LVĐ chép kinh "thiên kinh vạn quyển" trên giấy, gỗ, hay đá,...cũng đều là giả tạm. Vì "trăm năm bia đá thì mòn".
    Cho dù là những lời vàng ngọc thì cũng chỉ quý khi chúng ta biến nó thành sự thực, còn nó nằm trên giấy cũng chỉ là kinh chết.
    Có những bài kinh sống, lớn lên và theo đổi theo thời gian, không gian, thế hệ,..
    Có những bài kinh vô tự, trực tiếp tâm truyền tâm.
    Nếu biết khéo "chép" ra nhiều bài kinh ấy vào tâm nhiều ng, thì đó mới là công đức vô lượng.
    Độ tăng là quan trọng, vì trong Tam Bảo chỉ có Tăng bảo là sống động. Làm như vua LVĐ, ai muốn xuất gia đều nhận hết, là sai lầm. Bởi vì trong một thúng lúa cũng có hạt chắc hạt lép, có hạt cỏ và cũng có hạt lúa đặc biệt.
    Nếu biết lựa đúng người có chí hướng tu hành mà độ, thì Phật pháp mới hưng long. Còn gặp ai cũng độ, thì xác suất gặp phải tăng giả rất rất cao, lúc ấy chẵng những mất hết công, mà còn thêm tội. Vì sao? Vì ta góp phần nuôi lớn những kẻ tu hành giả tạo, để rồi sẽ có lần ng ấy làm ra những chuyện xấu. Rồi ng ngoài chỉ nhìn vào vài người mà đánh giá cả Tăng đoàn là những ng xấu xa.
    Còn nếu độ đúng ng, trở thành một vị Phật tương lai, thì công đức mới gọi là "có".
  3. mocquyet

    mocquyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2009
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Tất thảy những lời giải thích của bác Nhân đều ở trong bụng bác suy ra. Nếu mà BDDM, LVD , HN được nghe bác nói về họ như thế, họ sẽ trợn tròn hai con mắt lên , như thị Kính nhé.
    Được mocquyet sửa chữa / chuyển vào 09:05 ngày 28/02/2010
  4. mocquyet

    mocquyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2009
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Vâng
  5. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    ồ, bác theo thuyết " bất khả tri " đấy ư
  6. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    Phật nói " khéo dùng diệu phương tiện ", bác Nhân đi bẻ cổ người khác là đúng ý Phật rùi nhỉ
    Chữ diệu đặt trên chữ đúng
    Cái đúng tức là bản ngã của mình
    Bác Nhân chạy theo cái đúng thì bác Nhân làm k đúng lời Phật dạy
    Nhưng bác Nhân xa rời cái đúng cũng là trật luôn
    Phật làm khó bác Nhân rồi
    Hình như bác Nhân làm chưa tốt lắm, vì vẫn có người kêu đau, tức là vẫn có người nhìn thấy bản ngã của bác Nhân
    ùi, bao dung thật là khó
    Người ta k dễ nhìn thấy bản ngã của mình
    Nhưng nhận thức được bản ngã của người khác dễ dàng
    Và người ta chỉ chấp nhận duy nhất một cái bản ngã, là bản ngã của mình
    Đôi khi em nghĩ bác Nhân vô hình, nhưng vẫn có người nhìn thấy bác Nhân
    Chúc bác Nhân ngày càng trong suốt, để đi bẻ cổ người khác mà k ai hay
  7. mocquyet

    mocquyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2009
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    thuyết bất khả tri thế nào bác?
  8. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Một khía cạnh nào đấy, là chưa đủ Đức để Độ người mà thôi.
    Nhưng mà, không vậy thì làm sao để biết được mình đang kẹt ở chỗ nào?
    Mò mẫm trong bóng tối, thi thoảng đụng phải nhau cũng là chuyện không tránh khỏi. Mỗi người một cách đi, nhưng qua đó mà mở rộng thêm tầm nhìn
  9. mocquyet

    mocquyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2009
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Bác Nhân chưa đủ trình độ thôi.
  10. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    Phật chỉ độ người có duyên
    vì sao mà :
    "gắng sức trồng hoa hoa chẳng bén
    vô tình cắm liễu liễu nên cây" ???
    Được huynhnamphg sửa chữa / chuyển vào 00:30 ngày 02/03/2010

Chia sẻ trang này