1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm thực hành ngồi Thiền.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TRANTHIENNHAN, 07/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bonze1

    bonze1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Bác Nhân cho ké 1 bài nhé.
    @ly_tieu_long_19121985
    Bạn có thể tham khảo cuốn "Thiền là gì" của Phạm Thị Ngọc Trâm.
    Tôi thấy nó rất hữu ích cho người mới hoc Thiền.
    Chúc bạn thành công.
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Kinh nghiệm của Nh khi nhìn ngược lại thân mình là, nếu như có vọng tưởng thì bụng thường co lên trên, ko thể thả lõng. Nếu cứ giữ tâm ở Đan Điền, bụng thả lõng, phồng xẹp theo hơi thở thì rất khó mà vọng tưởng, Các cơ bắp cũng ko thể căng lên đc. Nếu như vọng tưởng lại khởi lên, là y như lúc đó bụng cũng hơi gồng lên trên ! Thả xuống thì vọng tưởng cũng bị rơi theo !
  3. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Kinh nghiệm này hay đấy, Kun chưa để ý qua nhưng sẽ kiểm tra lại!
    Kinh nghiệm thiền của Kun là nấu lẩu! Không hẳn chỉ là khi thiền!
    Thường thì thiền thì Kun chỉ tập mỗi TKC, giải quyết các vấn đề của mình cũng chỉ dùng TKC, còn khi chữa bệnh hộ anh em bạn bè thì tuỳ trường hợp, tiện dùng món nào thì dùng: TKC hoặc MEL., thường là dùng cả 2: MEL trước để đưa linh hồn nào xâm nhập đi tái kiếp đã, sau đó dùng TKC để chữa tiếp bình thường; Trong khi dùng MEL, do MEL là môn dùng tha lực nên em cũng nguyện luôn thầy Thăng hỗ trợ cho em
    Hiệu quả không thể ngờ được luôn!!
    ( Chắc chắn viết xong bài này bác Dở Hơi quạt em chết mất)
  4. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Vậy Kun kiểm tra xem sao nhé ! Nh chỉ là dùng biện chứng song song thôi: Thấy tâm yên thì nhìn lại thân thấy bụng thả lõng, thấy tâm động thì thấy bụng đã gồng lên ----> thả lõng bụng, để tâm vào Đan Điền thì làm tĩnh tâm !
    Nh còn cái này nữa, Kun kiểm chứng dùm luôn: Khi ngồi đc 15ph ko nhúc nhích, ít vọng tưởng và thả lõng, chú ý Đan Điền thì hơi thở bắt đầu chậm lại một cách tự nhiên, nếu cứ ít vọng tưởng dần thì hơi thở cũng chậm dần, hình như hơi thở mang năng lượng nuôi các vọng tưởng và làm tăng nhịp đập của tim hay sao ấy !
    Kun chắc biết bài "Thiên - Địa - Nhân" của sơ cấp NLSH ? Nh tập bài ấy lúc ngồi Thiền thì phát hiện tim đập chậm dần và hơi thở cũng chậm theo. Có lúc cảm thấy cơ thể dường như không cần thở gấp làm gì !
    Mà hể tâm loạn là chắc chắn hơi thở loạn theo tức thời ! Tâm mà lao lực quá thì hơi thở dồn dập theo như đánh trống !
    Thiền tới chừng phát hiện buồn ngủ thì nằm xuống ngủ luôn, ko kịp day qua lại. Nhưng ngủ rất ngon và dậy sớm. Có lần Nh thức lúc 5g (ngủ lúc 1g30) mà thấy như là ngủ đủ rồi, ko cần ngủ nữa. Nh thấy rằng nếu ai bị mất ngủ thì cứ toạ thiền càng lâu càng tốt, tới chừng nào thấy mình bắt đầu...mơ màng thì nằm xuống ngủ, và ko cần ngủ nhiều đâu !
  5. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nhà bác nói vzậy chưa hoàn toàn chính xác. Tùy từng trường hợp mà vzận dụng. Với dững trường hợp bị phong tà mới nhập, bệnh mới ở biểu thì sử lý dư vzậy là được. Dưng khi phong tà đã nhập lý xuyên phủ thì phải mần ngược lại.
    Còn trường hợp bịnh thực thể thì không thể xài món lẩu được, cái nào phải dứt điểm một món, nếu không sẽ gây rối loạn tâm thức cho cả người điều trị lẫn người được trị !
  6. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Các cao thủ vào rừng sâu núi thẳm ngồi Thiền hết rùi, bỏ em một mình ở đây ...huhu
  7. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Vậy là Kun nắm được phần "tâm pháp" của MEL roài đó. Cụ Đoài không chưởi đâu mà sợ. Bác cứ cầu nguyện cụ Thăng roài chữa. Vô tư đi, nhà cháu bảo kê cho. Có rì thì mời cụ Đoài đi làm một bữa nhậu tạ lỗi.
    Hihi
  8. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Cái zụ tê chơn tê cẳng khi ngồi của bác Nhưn nhà cháu xin có đôi nhời. Mông các bác đừng chưởi.
    Theo một chiều thông tin, ta có thể hiểu việc ta ngồi bị tê chưn tê cẳng là do các mạch máu khi đó bị nghẽn. Các mạch máu nghẽn làm cho chưn, cẳng bị tê, lưng bị mỏi.
    Mà do đâu các mạch máu bị nghẽn? Các bác thường nói là do cơ nó cứng cáp chi chi đó, nhưng theo một ngu ý của dat_mel thì là do "trược". Khi ngồi "trược" khí thường dồn xuống chân và lưng. Lúc đó lưng từ từ cong lại, còn chân thì từ từ tê. Nếu khi ngồi mà ta "hết" trược khí thì sẽ "hết tê". Do đó thời điểm ban đầu nếu biết vừa ngồi vừa "rút" trược khỏi cơ thể thì sự ok sẽ nhanh hơn.
    Mỗi tội món MEL không chú trọng nhiều vào cái tư thế ngồi thành ra nhà cháu cũng hông "am" cái này lắm.
    Một khía cạnh khác muốn ngồi đỡ tê thì phải ngồi chuẩn. Nhà cháu thấy cách ngồi của món "Đại thủ Ấn" của lão bác sĩ An cũng hay ra phết. Hôm nào đó nhà cháu xin lão cái phần tóm tắt để post lên đây cho nhà các bác "chiêm"
    Kun có nhớ "khẩu quyết" không nhỉ? Hình như "chân hình tam giác, mông cong, lưng thẳng, cổ thẳng, cằm thu, mắt nhìn xuống, uốn lưỡi, dẫn nước bọt, thót hậu môn"
    Thôi hôm nào nhà cháu cho phát lên cho nó có bài có bản.
  9. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Em đang học TKC thế hệ 2 và muốn chia xẻ những cảm nhận của mình với mDat_mel và mọi người. Bản thân em thấy nếu dừng lại ở tư duy TKC thế hệ 1 thì sự liên hệ giữa các môn tâm linh là khá mù mờ, và em chưa lí giải được. Nhưng học đến thế hệ 2 thì mọi việc đã rõ ràng hơn rất nhiều. TKC hay bất kì một môn tâm linh nào đều chỉ là một con đường, và không phải là con đường thích hợp cho tất cả mọi người, nó cũng không hẳn là con đường của 1 người để đến được cái đích cuối cùng họ muốn. Nó chỉ mô phỏng 1 con đường khác mà mỗi người tự nhận ra trong quá trình học.
    Trong TKC thế hệ 2 đã bắt đầu có liên hệ mật thiết với các phương pháp thao tác tâm linh khác, thậm chí ranh giới giữa các môn bị xoá nhoà dần trong từng bài giảng của thầy. Do đó việc dùng Nhân Điện, Yoga, hay Khí công đều được nếu đem sử dụng đúng mục đích. Việc nhìn nhận 1 bộ môn bằng duy nhất một vị trí tại bộ môn đó sẽ cho người quan sát 1 cái nhìn khá thiên lệch và khô cứng, cũng tương tự như chỉ dùng kinh dịch để giải quyết các vấn đề vậy. (cái này chắc Dat_mel bắt được trong hôm học kinh dịch ha).
    Mối liên hệ trong bất kì một môn tâm linh nào không phải ở cái pháp, mà nó ở cái tư tưởng chủ đạo của môn đó, tất cả đều dựa trên nền tảng tình thương giữa con người với nhau, với tự nhiên và xã hội, đứng trên phương diện tình thương đó để cảm nhận thì các môn đều giống nhau cả, cho nên nếu nói em dùng Nhân Điện hay Khí công để chữa bệnh cũng không phải, đó là cái pháp bề ngoài để nhận ra cái tâm thôi. Thực chất em dùng tình thương của mình để chữa bệnh, và em dùng pháp TKC hay Nhân điện để biến cái tình thương thành 1 nguồn năng lượng giúp cho người bệnh nhanh khỏi! Sự khác nhau giữa các bộ môn là cách tạo ra các hình tượng tâm linh chuẩn cho người tập dựa vào đó để giao tiếp với không gian tâm linh. Trong SY thì đó là hệ thống các vị thần, ý niệm về nguồn năng lượng tuyệt đối Kundalini, hay là các nghi lễ tâm linh tôn giáo như Subit, rửa tội.. Trong khí công thì đó là ý niệm về khí, về không gian thông tin, không gian tâm linh, các nguồn trận.. những cái đó không phải là do 1 con người nào có thể tạo ra được, nó là công sức của nhiều thế hệ, của dân tộc hoặc của tâm linh tự nhiên (hay có thể gọi theo cách của nhân điện là tâm linh vũ trụ). Với một người tham gia vào một môn tâm linh tức là đã chấp nhận cái hệ quy chiếu đó, hệ tư tưởng đó, và sẽ dựa vào các hình tượng tâm linh đó xây dựng một hệ thống hình tượng tâm linh cho chính mình. (nhưng tất cả chỉ là hình tướng thôi mà)
    Thật tuyệt khi được học thế hệ 2. Thế hệ 2 giúp cho em không còn bám chấp vào 1 hình tướng của 1 ông thầy trưởng môn nào đó, một môn nào đó có tên cụ thể, điều đó không mâu thuẫn với việc em muốn gắn bó với TKC. Em thích TKC và thích tư tưởng của thầy Thăng, em muốn nghiên cứu các công pháp chuyên sâu hơn.. vậy thôi!
    Những cảm nhận về tâm linh giờ đang mở ra nhiều hướng, việc đứng trên 1 hệ quy chiếu, chọn 1 điểm tựa, một hệ thống hình tượng tâm linh chuẩn để dựa vào chưa lúc nào cần như lúc này.. Những cái đó em tìm được trong TKC!
  10. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Chịu rồi. Em không nhớ! Cái này phải hỏi Trúc Mai!
    Theo em, Đại thủ ấn dựa trên quan điểm chuyển hoá nội ngoại năng lượng trong cơ thể trên một trục chính là kênh Susumna (trục tí ngọ hay đường nối giữa LX 1 với LX7). Điểm khá đặc biệt của Đại thủ ấn là do tư thế ngồi của môn mà mạch đốc và Susumna trùng nhau. (không biết có đúng không nữa), nhưng có một điều chắc chắn là tư thế ngồi của Đại thủ ấn là tư thế thiền chuẩn cho bất kì một môn thiền tĩnh nào. Tập ngồi theo đại thủ ấn sẽ giúp người thiền tránh bị các hiện tượng như đổ ngửa, ngã sấp, lắc lư, xoay đảo quá mạnh nếu quá trình chuyển hoá năng lượng lớn!
    Còn chuyện giải chược ở chân thì khá khó. Muốn giải chược được thì tốt nhất là duỗi chân thẳng ra, dành thời gian để thông được chân đã rồi tập Đại thủ ấn sau đó. Mà nói chung là thiền ngồi môn nào cũng vậy., thường có các công pháp "mở khớp háng", rồi thì "thông kinh mạch ở chân".. mỗi môn đều có bài riêng!

Chia sẻ trang này