1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm thực hành ngồi Thiền.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TRANTHIENNHAN, 07/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. penpix

    penpix Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    2
    Hic , đọc trên wiki thì mình mới chỉ cảm nhận được "chánh niệm tỉnh giác", chưa vào được Sơ thiền
    Không biết phải thiền bao nhiêu năm thì mới đạt tứ thiền để có thần thông
    Có lẽ đành buông bỏ , hẹn kiếp sau training tiếp :-w
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Nên thiền với tâm buông bỏ ấy, chắc ko tới kiếp sau đâu!
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Cái này thuộc về lý thuyết của Thiền quán.
    Tâm ít động thì Trí phải sáng, tâm ko động mà trí tối thui thì thành ra cây cỏ!
  3. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    2
    Khi thiền nên nhắm mắt hay mở mắt ? , cái nào dễ tập trung hơn ? , tôi thì chỉ quen mở mắt , nhắm mắt thấy dễ buồn ngủ .
  4. penpix

    penpix Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    2
    Mở mắt mà cũng vào chánh niệm tỉnh giác được cơ à ?
    Em thì cứ phải khuya, tắt sạch đèn đóm trong phòng và nhắm mắt
  5. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Bác cứ mở mắt, có sao đâu, bởi vì khi tập trung thì mắt mở chứ có thấy gì nữa đâu? Vd như mình suy nghĩ chuyện gì thật đăm chiêu thì mắt mở mà tín hiệu nhìn đâu có truyền tới ý thức, vì ý thức bận xử lý chuyện khác. Ý thức ko thể cùng 1 lúc làm 2 chuyện, đây là cái "điểm yếu" để chúng ta "khoét" sâu vào đó khi thiền.

    Khi bác thiền một hồi, ko để ý tới mắt nữa thì nó cũng tự động nhắm lại mà.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Thế 4 oai nghi "đi, đứng, nằm, ngồi" trong tỉnh giác, vẫn...mở mắt mà?
    Tôi nghĩ, bác cứ để đèn, nếu ko tập trung đc thì vấn đề nó ko nằm ở con mắt, mà nó nằm ở sâu bên trong cơ
  6. penpix

    penpix Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    2
    Em cứ tắt đèn , nhắm mắt rồi thở bụng tí là cảm giác mấy chỗ trong thân cứ như có trái tim đập vậy
    Để đèn thì chỉ cần nhiệt độ của ánh sáng tác động vào mắt đã sinh ra sự không tập trung rồi
  7. nguyen_minh_vu

    nguyen_minh_vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Lâu nay tôi cũng hơi phân vân vấn đề này. Tư thế kiết già có tác dụng ngăn các xung thần kinh theo cả hai chiều nên Phật thường khuyên ngồi tư thế này? Việc Phật dạy tìm nơi yên tĩnh để hành thiền có thể hiểu theo hai hướng: Không bị người khác quấy rầy, giảm kích thích thính giác? Giữ giới cũng có tác dụng giảm kính thích các giác quan, chính niệm tỉnh giác?

    Đành rằng nếu mở mắt mà trước mặt sự vật đứng yên thì cũng không ảnh hưởng gì nhiều nhưng nhắm mắt lại, nhìn cái bóng tối có lẽ vẫn tốt hơn?
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Biết đâu tắt đèn đi, mất luôn khả năng nhận biết mình có đang tập trung hay không???
  8. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Theo Nh thì tư thế kiết già là tư thế Yoga căn bản. Đức Phật Gotama mượn tư thế này để hành thiền vì nó giúp cho ngồi vững vàng và lưng thẳng tự nhiên, nếu có nhập định thì cũng ko bị nghiêng ngã ra. Còn các xung thần kinh vẫn lưu thông bình thường mà. Sau này các thầy chế ra tư thế "bán" kiết già (semi-lotus) hay gọi tắt là "bán già". Sau đó còn chế thêm cái bồ đoàn cho dễ ngồi,..rồi chế ra cái ghế ngồi kiểu quỳ. Nhưng tất cả đều ko vững bằng kiết già.
    Tư thế kiết già còn giúp cho tâm sáng ra hơn, khó hôn trầm, khó loạn động.


    Việc Phật dạy 1 tỷ kheo tu hạnh độc cư, ko hoàn toàn là để cho bị giảm quấy rầy, giảm kích thích đâu, mà để cho ng ấy tập đối diện với chính bản thân ng ấy. Quấy rầy, kích thích là tác nhân bên ngoài, còn đức Phật muốn tỷ kheo ấy tu tập với tác nhân từ bên trong.

    trong 13 năm đầu, Đức Phật đã có rất nhiều đệ tử, và họ sống và tu tập ko cần giới gì hết. Cho nên giới ko phải là phần tất yếu như nhiều "giới sư" vẫn thường tuyên dương. Nếu đọc lịch sữ (dựa theo Nikaya) thì ta sẽ thấy sau đó Phật nhận nhiều ng thuộc dòng Sát Đế Lợi và Bà La Môn vào tu, những ng này quen lối sống cũ ko bỏ đc, nên Phật mới bắt buộc họ vào giới.
    Giới chỉ là cái phương tiện, như cái áo che, nếu lòng ng đã quyết (như những đệ tử đầu tiên của Phật) thì chả cần biết giới là gì, họ vẫn ko bao giờ "phạm giới" mà còn thành tựu vượt bậc. Còn nếu tu kỉu tham thành tựu, thì giới nào cũng lách đc cả.

    Nếu mắt bị tối đi, thì cái đằng sau con mắt sẽ sáng lên và chiếm ưu thế. Cảnh thật thì ko động chớ cái cảnh do cái đằng sau con mắt thêu dệt lên nó động hơn ngàn lần. Cho nên ng mới tu tập, nếu khôn ngoan thì nên biết lựa chọn con đường ít động loạn mà đi.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Chỗ tôi bôi đậm ấy, nếu bác cứ theo dõi và quán sát một thời gian thì toàn thân đều có cảm giác mạch đập. Tôi cũng thử ngồi thiền rồi quán sát máu vận động theo từng nhịp tim và nhịp mạch (2 nhịp này có lệch pha nhau 1 chút). Cứ quán sát máu huyết lưu thông thì sẽ thấy khí lực cũng lưu thông theo. Nếu ko dùng ý thì nó tự vận động ko bị chèn ép, ko bị lãng quên, cơ thể tự điều hòa. Và dĩ nhiên, kiểu thiền này sẽ giúp thân thể khỏe mạnh ra.
    Hồi cách đây 3 năm, tôi cũng có mong ước thiền để tìm ra cái nguyên lý "ý dẫn khí" và "sự vận hành của hệ thống kinh mạch" nhưng rồi cũng chưa làm đc. Bác nào tập Khí Công, thử xem sao?
  9. nguyen_minh_vu

    nguyen_minh_vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác Nh đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị.

    Bôi đen 1: Nếu không phải các xung thần kinh từ chân tới não bị ngăn lại vậy tại sao có hiện tượng tê chân, mất cảm giác? Sau khoảng 45 phút thiền, bác có thể điều khiển gập được ngón chân cái không? Tôi thử nghiệm và không làm được nên mới có giả thiết các xung thần kinh bị ngăn lại. Ngoài ra khi xả thiền, nếu chủ động nghiêng người hoặc nhổm mông lên thì bị các cảm giác từ chân dội lên làm cho choáng. Trong một post trước tôi đã miêu tả cảm giác choáng làm tim như muốn ngừng đập.

    Bôi đen 2: Như tôi đưọc biết thì mục đích của thiền là để điều phục tâm. Muốn điều phục tâm thì phải "tóm" được nó. Không cho nó cơ hội thò đuôi ra thì không tóm được nó. Tôi chia sẻ quan điểm cần chọn con đường ít động loạn mà đi nhưng cái động loạn đó là những động loạn do ngoại cảnh gây nên. Con đối với những động loạn của tâm, do bác đã hạn chế ngoại cảnh, chính là những gì phải thực sự đối mặt?
  10. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Sau 45p thiền thì tôi cũng ko thể gập đc ngón chân cái, nhưng vẫn còn cảm giác. Chỉ có cái Hành động là ko làm đc, còn cảm giác đau khổ vẫn còn nguyên. Đúng là nếu nhỏm ng dậy thì sẽ bị choáng ngay, cảm giác tê dại rất khó chịu, cảm giác này sẽ lớn mạnh cho tới khi bác ko còn cảm thấy thân mình làm bằng thịt nữa, mà là bị đan xen bằng hàng ngàn cọng dây gai. Sau hơn 1g thì ngay cả hông và vai cũng tê cứng, cổ cũng khó mà xoay, ngón tay cũng đã chẳng buồn nhúc nhích nữa, dù là bác có phát ý. (tuy nhiên cố làm thì ngón tay dễ cử động hơn cổ, sau đó mới tới hông). Vì vậy nói tư thế kiết già ngăn xung thần kinh là đúngvasai, vì nếu ngăn thì phải ngăn lun cảm giác. Còn phần trên ko bị ngăn vẫn tự tê dần thôi. Cái này là do tự nhiên, ko phải tự mình muốn gồng nén, và nó chỉ xuất hiện bên trong suy nghĩ của mình, chứ thực chất các khớp vẫn hoạt động tốt. Chứ ko phải vì cái khớp cứng mà ý ko làm nó chuyển động đc. Đây cũng là 1 điểm mấu chốt của thiền.

    Nếu bác tập theo pp thực hành "tiến trình chết" thì sẽ thấy rằng đây là 1 tiến trình chết của thân, nó mất dần liên kết của thân và ý. Ng chết thực cũng vậy, đau thì biết đau, khổ thì biết khổ, mà dù có cố thế nào cũng ko thể nhúc nhích nổi 1 sợi cơ!

    Nh chỉ mới nói tới "những ng bắt đầu tu" thôi.
    Thường thì nếu có thầy dạy, họ sẽ ko đc nhắm mắt, mà họ cũng ko biết tại sao.
    Ng tự tập thì nhắm mắt, và...thấy đủ thứ, cái thấy này là do ý họ thêu dệt ra. Thay vì nhìn vào 1 cảnh tĩnh, họ bị 1 cảnh động dắt đi.

    Sau 1 thời gian, những ng đc chỉ dẫn kỹ sẽ tự biết khi nào cần nhắm mắt, lúc này họ mới đủ khả năng đối đầu với cái động loạn bên trong.

Chia sẻ trang này