1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm thực hành ngồi Thiền.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TRANTHIENNHAN, 07/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. loaneu2

    loaneu2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/10/2007
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Bác Nhân hay quá. Em thấy "Mi Tiên vấn đáp" dài quá chẳng dám ngó :D
    Mà em thấy 2 bản dịch khác nhau thì phải, Bản Mi Tiên thì gần với khoa học dễ hiểu, bản pali khó hiểu quá em đọc mãi chưa thủng. "Luồng tâm hộ kiếp" là sao hả bác?
    Người tu thiền thường tụng kinh gì bác biết không? Em đang tìm Chú Đại Bi và Bát Nhã Tâm Kinh tiếng Phạn. Tìm google có nhiều phiên bản khác nhau quá, bác có bản nào không share cho em với.
    Bác xem phần lời và tiếng mấy bản được cho là tiếng Phạn sau đây có đúng không nhé
    Chú Đại bi http://www.mahavajra.be/teachings_prayers.html
    Bát Nhã Tâm Kinh http://www.youtube.com/watch?v=8eg83xMW3k8
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Mình thì 1 năm mơ đủ 365 ngày, năm nhuận thì 366 ngày, ngày nào ko ngủ thì ko mơ. Có lúc chưa ngủ đã thấy mình lơ mơ nửa tỉnh nữa hư rồi, ngủ là mơ, vấn đề là có nhớ mơ gì hay là tỉnh dậy quên hết.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Mình ko thích "Mi Tiên vấn đáp", vì ko có nguồn gốc rõ ràng.
    "Luồng tâm hộ kiếp" là 1 kiểu dịch, dịch giả cũng chưa thống nhất nghĩa của nó là gì, chỉ dịch bằng cách tách chữ Pali ra thành nghĩa ghép lại thôi.
    Ng tu thiền thường tụng Nikaya, ko tụng ê a, mà đọc nghiền ngẫm phân tích, kể cả phản biện.
  3. workerbee2006

    workerbee2006 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    30
    Xin phép trả lời bạn loaneu2 trong phạm vi hiểu biết hạn hẹp của tôi.
    Luồng tâm hộ kiếp là 1 khái niệm trong Vi diệu pháp của hệ phái Nguyên thủy, tiếng Pali là Bhavanga. Phật giáo nguyên thuỷ chia con người thành 2 phần thân và tâm hoặc danh (tâm) và sắc (thân). Trong đó, luồng tâm thức (danh) trôi trảy từ lúc sinh ra cho đến lúc chết như một dòng suối. Có lúc dòng suối rất êm ả nhưng có lúc gầm gào như nước lũ.
    Trạng thái tâm an nghỉ, êm ả là trạng thái Bhavaṅga hay trong luồng hộ kiếp xảy ra khi đang ngủ mê, hoặc trong giai đoạn nhất tâm của thiền. Chúng ta luôn luôn có một trạng thái tâm tiêu cực như thế khi tâm không tương ứng với ngoại cảnh, tức là không bị cảnh bên ngoài tác động. Luồng Hộ Kiếp ấy bị gián đoạn khi có một đối tượng nhập vào tâm. Lúc ấy tâm Hộ kiếp rung động và tan biến. Rồi thế vào đó là các trạng thái tâm khác. Ðến giai đoạn nầy dòng trôi chảy tự nhiên bắt đầu bị kiểm soát và chuyển hướng về đối tượng. Tức khắc sau đó nhãn thức (hoặc nhĩ thức...) khởi sanh và diệt, rồi các trạng thái tâm tiếp thu, dò xét, xác định... đối tượng lần lượt khởi sanh và diệt đi. Và dòng tâm lại rơi và trạng thái Bhavanga cho đến khi có đối tượng khác nhập vào tâm.
  4. loaneu2

    loaneu2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/10/2007
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn Bee
    Như vậy mình hiểu luồng tâm hộ kiếp là trạng thái tâm an nghỉ êm ả giống như dòng sông phẳng lặng. Nó chỉ xảy ra trong trạng thái nhất tâm của thiền hoặc lúc đang ngủ rất sâu không mộng mị (Lúc lục căn đóng chặt không tiếp xúc với lục trần). Còn lúc tỉnh hoặc trạng thái ngủ mơ màng có mộng mị thì lúc đó tâm đang hoạt động, cũng như dòng sông không tĩnh lặng nữa
    Như trong đoạn trích dẫn này thì ý bạn nói là luồng hộ kiếp xảy ra khi đang ngủ mê phải không? Mình thấy mâu thuẫn
  5. workerbee2006

    workerbee2006 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    30
    Dear loaneu2, đúng đó, bạn nói đúng! Tôi dùng từ "ngủ mê" không chính xác. Phải là lúc ngủ sâu và không mơ. Khi chúng sanh đi vào giấc ngũ, dòng hộ kiếp trôi chảy bình thưòng. Nếu có mộng mị tức là có cảnh lọt vào tâm và ý căn sẽ tiếp xúc với cảnh, khiến dòng hộ kiếp bị dao động làm sanh khởi một quy trình sinh diệt của một số tâm khách.
  6. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Theo kinh nghiệm của mình thì có những lúc "chợp mắt" nhưng ngủ sâu, thấy thời gian có vẻ như trôi qua rất rất lâu (thời gian giữa 2 trạm xe bus, chừng 1phút) bằng cả 1 giấc mơ dài. Kết quả là chỉ chợp mắt có 1 vài phút mà như đã ngủ đc 1h, sức khỏe phục hồi đáng kể.
    Nhưng cũng có khi ngủ rất lâu, 1h thời gian thực mà cứ như vừa chợp mắt (dĩ nhiên là ko có mơ gì hết).

    Ngồi thiền cũng vậy, có khi 1 phút dài bất tận, có khi 1h chỉ như chớp mắt (ko hề ngủ, ko hôn trầm).
    Có vẻ như thời gian rất tương đối, nó đc quy định bằng nhận thức của tâm. Thời gian có vẻ khách quan mà lại chủ quan, nó có vẻ như...ko thực!
  7. loaneu2

    loaneu2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/10/2007
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Bác Nhân nói chuẩn thế. Cái Tâm có sức mạnh to lớn thật. Em chứng cái sức mạnh của nó vài lần rồi. Nó đưa em xuống hố rồi lại vực em lên thiên đàng :D
    --
    Môn Hatha yoga cô dậy mình phồng xẹp bụng theo dõi sự ra vào của hơi thở, cuối buổi tập ngồi thiền thì để tâm ở đan điền; môn này cũng đề cập đến việc khai mở 7 luân xa.
    Có người nói mình thiền phái Trúc Lâm thì không nên để tâm ở đan điền và coi 7 luân xa là thứ ngoại đạo, dễ bị tẩu hỏa nhập ma.
    Hix, hoang mang quá. Mình vẫn muốn tập Yoga lâu dài và thiền tông Phật giáo Trúc Lâm. Lúc tập yoga thì vẫn theo yoga, thiền TL thì theo nguyên tắc TL chả sao nhỉ?
    Mình đang muốn tìm hiểu về tâm, bộ não theo cái nhìn của khoa học và phật giáo. Bạn nào có tài liệu hay chia sẻ nhé. Cuốn “Duy thức học” cũng hay nhưng nhiều bản dịch chả biết cái nào sát?
  8. workerbee2006

    workerbee2006 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    30
    Kinh nghiệm thực hành thiền của bác Nhân thật là quý báu.
    Em cũng mong được chia sẻ kinh nghiệm.
    Về vấn đề thời gian trong thiền, theo cảm nhận của em thì lúc nào có hỷ lạc thì thời gian lại ngắn lại mà rất nhanh. Còn trong giai đoạn cận định thì không cảm nhận đc thời gian nó thế nào. Như các thầy chỉ dạy thì khi nào làm chủ đc thời gian, ví dụ là nguyện vào trong 30' hay 1h thì đúng như vậy là xuất ra thôi.
    @bạn loaneu2, theo tôi hiểu thì đúng là Thiền Phật giáo coi Yoga là ngoại đạo, vì thiền Phật giáo có 2 loại, thiền định và thiền tuệ, mục đích đi đến an định tâm và dùng tâm an định đó để quán sát. Còn Yoga lại tác ý điều khiển tâm. Bạn không thể vừa tập thiền Yoga lại vừa hành thiền TL được vì nguyên tắc 1 bên là tác ý điều khiển tâm và 1 bên buông xả để đi đến nhất tâm. 2 cách tập này tạo nên những tập khí, thói quen trái ngược nhau nên về cơ bản bạn sẽ không thể tiến xa được.
    Muốn tìm hiểu về Tâm, bạn có thể đọc những quyển sau:
    1. Vi diệu pháp toát yếu
    http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-vdp-ty/vdpty00.htm

    2. Quy trình tâm pháp
    http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-qttp/qttp-00.htm

    Các khái niệm ở đây rất khác với khái niệm về Duy thức học nên bạn có thể bỏ qua các khái niệm về Duy thức học. Vi diệu pháp là môn khoa học về tâm của Phật giáo nguyên thủy, bộ này rất đồ sộ có 7 quyển và là tạng thứ 3 (tạng luận cao siêu) trong tam tạng Kinh, Luật và Luận. Bộ này Đức Phật giảng cho chư thiên trên cung trời Đao lợi và được ngài Xá lợi Phất tập hợp lại.
    Duy thức học được phát triển sau này (sau khi Đức Phật nhập niết bàn 500 năm) bởi các nhà Đại chúng bộ, đơn giản hơn nhưng rất khó tiếp cận và khó áp dụng vào tu tập.
  9. loaneu2

    loaneu2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/10/2007
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Các bác cao quá, em đọc sách nhiều nhưng ngồi được 10p là kiến bò bụng rồi. Lý sự rằng bi giờ mình đang còn nhiều vấn đề chưa thuận lợi, cho phép mình ngồi ít :D
    Cảm ơn bác Bee, cuối cùng thì em cũng thủng khái niệm luồng tâm hộ pháp và Milinda vấn đáp.
    Quên không nói rõ, em chỉ tập các động tác yoga, không ngồi thiền yoga. Lúc tập các động tác thì điều khiển tâm vào vùng cơ đang bị tác động, lúc thư giãn giữa các động tác thì để tâm ở đan điền theo dõi bụng phồng xẹp theo hơi thở ra vào. Lúc thiền thì theo TL. Thế có được không các bác?
  10. workerbee2006

    workerbee2006 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    30
    Dear bạn,
    Nếu tập các động tác Yoga cho sức khỏe thì thoải mái. Miễn là đừng làm gì tạo ra 1 tập khí, 1 thói quen của tâm bất lợi cho việc hành thiền. Bạn chỉ cần nhớ nguyên tắc của thiền là chỉ ghi nhận và quan sát thân tâm mà không cố ý tác động gì hết.

Chia sẻ trang này