1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm tổ chức và đi xe máy - cùng các cẩm nang du lịch khác (ĐẶC BIỆT yêu cầu thành viên mới v

Chủ đề trong 'Kho tư liệu của Box Du lịch' bởi windysmile, 29/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. apollo123

    apollo123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    1.312
    Đã được thích:
    19
    Có 1 hiện tương cũng cần nhắc nữa. Khi đi trên đường, nhiều bạn đùa vui và cú dàn hàng 2,3 trên đường, vừa đi vừa "buôn" chuyện và đùa cợt. Cực kỳ nguy hiểm. Các bạn nên tránh.
  2. duongphen83

    duongphen83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    0
    Trích 1 bài viết trong topic của nhà 6Đ, Lambor ( http://ttvnol.com/forum/f_233/1123087/trang-10.ttvn )
    KỸ THUẬT VÀO CUA
    Trong các chuyến Du Lịch bụi của chúng ta phần lớn là đi trên nhưng con đèo đường dốc rất dài nguy hiểm . Những đoạn cua gấp , những khúc cua tay áo liên tục đó nhiều khi 1 bên là vách núi , 1 bên là vực sâu chỉ cần người lái lơ là mất tập trung trong 1 tích tắc có thể tai họa khôn lường .
    Vì thế "Kỹ Thuật Vào Cua" trở nên cực kỳ quan trọng , có thể nói là 1 trong những kỹ thuật quan trọng nhất khi đi xe máy . Thế nhưng hầu hết các bạn đều nghĩ đơn giản một điều: Vào vua mà cần gì đến kỹ thuật! . SAI .
    Trước tiên ta hãy hình dung sự khác biệt giữa xe ô tô và xe máy có gì khác nhau:
    - Đối với xe ô tô thì việc chuyển đổi hướng bạn sẽ thấy sự thay đổi ở bánh xe trước và hầu như không có việc kết hợp giữa người lái và phương tiện. Người lái bị nghiêng ngả bởi quán tính và lực ly tâm tác động.
    - Người điều khiển xe máy thì khác hoàn toàn, việc kết hợp giữa người lái và xe phải được hiểu rõ và thuần thục. Người và xe được chia ra làm 3 phần gồm: Đầu; Thân mình; và Xe. Ba phần này luôn phải phối hợp nhịp nhàng khi thực hiệc cua quẹo.
    Tốc độ ảnh hưởng đến bán kính đường cua như thế nào?
    Nếu bạn cua một góc cua cố định với tốc độ càng nhanh thì góc cua càng lớn và góc ngiêng giữa xe và mặt đường càng nhỏ . đó là kết quả của lực ly tâm đẩy xe bạn văng ra ngoài góc cua . Quá rõ ràng phải không các bạn .
    Có bao nhiêu cách vào cua cơ bản nhất mà bạn cần biết ?
    1. Nghiêng cùng xe :
    -Đây là kiểu cua tự nhiên mà cả người lái và xe nghiêng cùng chung một độ . Kiểu này giúp cho người lái xe có thể hoàn toàn điều khiển được xe trước bất cứ tình huống nào.
    2. Nghiêng trong xe :
    -Đây là kiểu cua mà thân của người lái xe nghiêng nhiều hơn so với xe. Như vậy xe có một độ nghiêng ít, do đó độ bám đường của xe tốt. Kiểu này đặc biệt hiệu quả trong lái xe dưới trời mưa hay đường dốc.
    3. Nghiêng ngoài xe :
    -Đây là kiểu cua mà xe nghiêng nhiều hơn so với người lái. Trong trường hợp này, góc nghiêng lớn, cho phép cua gấp. Nhưng đòi hỏi phải phối hợp với tốc độ xe vì góc ngiêng quá lớn có thể gây mất thăng bằng ---> Ngã .
    Để thực hiện một đường cua an toàn bạn cần làm những gì :
    - Quan sát là yếu tố hết sức quan trọng cho việc thực hiện một đường cua an toàn. Trước khi vào cua thì đầu và mắt hướng về phía góc cua để quan sát phát hiện chướng ngại vật . Sau đó định hướng và hình dung trong đầu đường cua của xe sao cho gọn và dứt khoát.
    Chú ý , tư thế tối ưu của đầu là vuông góc với mặt đường và hướng ra phía đường cua .
    - Sau khi quan sát bạn phải xác định tốc độ của xe có phù hợp không . Nếu tốc độ quá cao , bạn không tự tin vào tay lái thì phải giảm tốc độ lại cho phù hợp với đường cua . Giảm tốc độ có 3 cách :
    + Phanh : Sử dụng phanh trước và sau . Lưu í cẩn thận với phanh đĩa trước không được bóp quá mạnh và bóp đột ngột . Cũng không nên sử dụng cả 2 phanh nhiều quá vì sử dụng nhiều sẽ làm tăng nhiệt độ đĩa phanh và trống phanh lên rất cao ---> phanh mất tác dụng .
    + Bộ Ly Hợp : Việc phanh bằng cách dồn số rất hiệu quả ( nhưng không có lợi cho xe của bạn )
    + Phanh và Dồn số : Cách này là cách phanh khẩn cấp nhất và hiệu quả cũng cao nhất .
    - Sau khi đã đưa được xe về với tốc độ bạn cho là phù hợp . Bạn bắt đầu ngiêng người và xe , bắt đầu đưa xe vào vòng cua . Về độ ngiêng thích hợp thì tùy vào khúc cua rộng hay gấp , tùy vào tốc độ của xe phần này đã nói ở trên .
    * Chú ý TUYỆT ĐỐI không được ôm cua lấn vào phần đường dành cho xe ngược chiều , chỉ được cua trong làn đường của mình . Thử hình dung mình đang cua 1 khúc cua lên dốc khuất tầm nhìn , mình ôm cua lỗi lấn sang phần đường bên kia , đúng lúc đó có 1 chiếc oto hoặc 1 chiếc xe máy đang chạy chiều ngược xuất hiện . Thế là có tai nạn xảy ra . Rất nguy hiểm . Vì lý do an toàn cho cả xế và ôm mình khuyên các bạn KHÔNG được đi lấn sang phần đường của xe ngược chiều .
    - Có lẽ nên nói nhiều hơn về vấn đề này , phần đường của mình là từ vạch vôi giữa đường cho đến vạch vôi bên lề phải đường . Dùng 2 sợi dây tưởng tượng chia làn đường của mình thành 3 phần bằng nhau . Thì khi ôm cua sang trái mình nên đi bám theo sợi dây gần vạch vôi ở giữa , khi ôm cua sang phải thì mình nên bám theo sợi dây gần lề đường . Dễ hiểu phải không các bạn .
    - Sau khi đã chọn được tốc độ phù hợp , đã xác định được đường cua phù hợp thì dù cho bạn đang vào cua với tốc độ chậm hay nhanh thì 2 tay giữ tay lái phải khóa góc . Hết sức tránh việc thay đổi hướng đi đột ngột trong lúc cua bởi khi cua , tiết diện tiếp xúc giữa lốp xe với mặt đường rất ít + trọng tâm xe lệch ---> bánh xe sẽ rất khó giúp bạn giữ thăng bằng ---> mất an toàn và ngã .
    - Khi vào cua thường thì xe của bạn có góc hơi nghiêng so với mặt đường do đó bạn cần phải tạo thêm độ bám đường tốt giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn bằng cách giữ cho động cơ ở trạng thái "kéo" . Có nghĩa là , tay ga phải căng , không được tăng hay giảm ga trong đường cua . Giữ nguyên 1 cỡ ga từ lúc vào đến lúc thoát 2/3 đường cua sau đó mới tăng ga từ từ ở 1/3 còn lại . Một số bạn thường có thói quen ngắt ly hợp để ôm cua. Khi ngắt lý hợp, xe của bạn không còn chủ động kéo bánh sau do đó lực ma sát của xe đối với mặt đường giảm đi, khi xe bị mất thăng bằng bạn sẽ có nguy cơ mất điều khiển ---> Ngã .
    * Chú ý khi đang trong đường cua tuyệt đối không được về số vì khi về số làm bánh xe bị trượt ---> Ngã .
    - Sau khi tăng ga thoát góc cua coi như là bạn đã hoàn thành xong 1 góc cua . Tiếp tục chinh phục những góc cua kế tiếp .
    # 1 số câu hỏi :
    - Có phải không được dùng phanh khi vào cua ?
    + Đúng! theo nguyên tắc thì trong khi vào cua bạn không nên dùng phanh dù có phanh nhẹ hay mạnh. Dùng phanh trong cua quẹo dễ gây ra tại nạn do trượt , văng xe.
    - Vậy được dùng phanh khi vào cua ko ?
    + Đúng! Có thể các bạn ngạc nhiên khi tôi nói điều này tuy nhiên bạn vẫn có thể tạo một áp một lực phanh rất nhẹ vừa đủ dần lên phanh tay và phanh chân để giảm tốc độ trong đường cua . Nhưng hết sức cẩn thận nếu bạn dùng phanh trong cua quẹo một cách đột ngột sẽ làm trượt xe của bạn.
    Được duongphen83 sửa chữa / chuyển vào 01:05 ngày 03/03/2009
  3. kdbubu

    kdbubu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    1.679
    Đã được thích:
    0
    MÌnh thấy có một vấn đề khá phổ biến đó là quãng đường gần về tới địa điểm xuất phát (Hà nội....v.v) khoảng dưới 100 km các bạn rất hay tách đoàn mạnh ai người đấy về do tâm lý muốn về nhà thật nhanh...đó là cái cần phải tính toán và cân nhắc lại một cách nghiêm túc...
    đi trên đường không nên chạy ùa theo dân bản địa nhất là một số thanh niên đi xe máy rất kinh hoàng...
    xế nên tra thuốc mắt tại mỗi trạm dừng nghỉ..
    khi rẽ tại các khúc cua nên bật đèn pha..
    Giảm thiểu bực mình bản thân mà cố rọi pha vào xe đi ngược chiều..vì thường oto pha của xe rất mạnh đánh ngược đc pha của xe máy...
    không nên chiếu pha vào xe ô tô con phía trước vì pha sẽ đánh qua gương hậu gây mất tập chung đôi khi là bực mình dễ gây hiềm khích trên đường...
    không nên kêu gào quá nhiều khi muốn nghỉ và đói chỉ nên nhắc nhở nhẹ nhàng và xác định điểm nghỉ tới cho cả đoàn..chú y với những ôm nhõng nhẽo..tránh gây tâm lý muốn nhanh nhanh chóng chóng cho xế ôm...
    trước mỗi lần lên đèo nên cho xe nghỉ một chút và đổ xăng vì thường 2 đầu chân đèo đều có chỗ đổ xăng...
    các bạn nên chú y biển báo tốc độ cho phép tránh tối đa việc bị bắn tốc độ..khi bị bắt nên phản ứng thật nhanh không nên để cho đơn vị chức năng ghi biên bản ngay...hí hí cái này thì nhờ bác nào có kihn nghiệm viết dùm...
    hé hé các bạn gái đi chơi đừng vì muốn mặc đẹp chụp ảnh mà quên đi cái cần nên khi mặc trang phục đi đường
    giầy áo mũ kính.. nên đầu tư==> an toàn...quan trọng và tạo hiệu ứng tâm lý tự tin rất tốt...
    các ôm nên nhìn đường hộ xế khi xế mất tập chung nhìn cảnh và thao thao bất tuyệt chuyện gì đó...nhắc ngay...
    tớ chỉ có vài cái nhận định của bản thân mình ngẫm ..mong đóng góp với các bạn một phần tránh mọi cái đáng tiếc xảy ra!! các bạn cũng nên trước mỗi chuyến đi in những điều cần biết trong này và đọc qua 1 lần thì tốt...chúng ta đi chơi ngắm cảnh với cung đường chuẩn ..thời gian thoải mái...tâm lý vững vàng...vui vẻ tận hưởng ...Việt Nam mình quá đẹp ..các bạn trẻ nên đi....
  4. Ngumo123

    Ngumo123 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/01/2009
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    0
    Có 1 điều em chỉ dám đóng góp vào thêm 1 chút thôi ạ. Các bác chạy trên đường đảm bảo tốc độ cho các mem ạ. Ví như bạn Dẫn có kinh nghiệm và cứng lái nên chủ quan, chạy nhanh thành ra các bạn giữa và Chốt thường fải cố để chạy, sợ rớt nên khá nguy hiểm. Em là 1 trường hợp cụ thể như thế nên hơi ghê răng, đành fải tự rớt.
    Thứ 2, các bạn chạy trước nên chú ý cả các xe chạy sau. Có khi xe áp chót chạy trc xe Chốt cả km mà không biết nên khi xe Chốt gặp trục trặc mà không 1 ai biết(Vụ này em cũng chứng kiến trường hợp cụ thể rồi) nên cũng cần "bóng bàn" kỹ càng trc khi chạy.
    Thứ 3, các đoàn hay tham chạy mà ko ấn định mỗi điểm dừng là bao nhiêu phút thành ra các bạn ham "bắn" ảnh, bị "cháy" thời gian. Vì sợ muộn(Ví như ra tầu hoả hoặc ô tô đã hẹn trc) nên chạy cố, chạy "lấy được", khá nguy hiểm.
    Vài trường hợp em bị rồi nên đưa ra cho các bác chú ý 1 chút thôi ạ. Mong các bác đừng ném đá ạ.
  5. TERAHZ

    TERAHZ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2007
    Bài viết:
    1.083
    Đã được thích:
    24
    Lý thuyết là vậy thôi thực tế đi ban ngày xe trước nhận ra xe sau đã khó nói gì ban đêm thì gần như điều này là bất khả thi. Theo mình các đoàn nên:
    Ban ngày các xe nên cắm cờ hay Bật đèn để xe trước dễ dàng nhận ra xe sau nhờ gương ( hay nhất là bật đèn)
    Ban đêm các xe chay nên dán đề can phản quang phía sau để xe sau nhận ra xe đồng đội , hoặc các xe luôn bật xinhan rẽ trái hoặc phải để dễ nhận ra nhau và các xe khac tham gia giao thông cũng dễ dàng nhận ra mình đi theo 1 đoàn và có tổ chức. Giống như mấy bác otô đi cả đoàn cũng bật 2 xinhan mà.
    Còn một vấn đề nữa mình chưa thấy ai nhắc đến nếu như chạy xe vào ban đêm Người đi đầu để đèn Pha các xe sau để Cốt thỉnh thoảng nháy pha nếu không nhìn rõ đường thôi, vì nếu người sau để pha chiếu vào gương sẽ làm người đi trước bị loá
    1/ không nhìn rõ đường
    2/ không thể nhìn gương để biết người đằng sau thế nào.
    tạm thời mình đóng góp chút ý kiến khi nào có ý tưởng mới sẽ cập nhật tiếp
  6. 892891

    892891 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    (AutoPro) - Những kinh nghiệm để vô hiệu hóa mưa phùn - tử thù của các loại xe!
    Với thời tiết mưa phùn và gió lạnh, việc đi lại trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn do tầm nhìn bị hạn chế cũng như sự mất an toàn từ mặt đường trơn trượt. Chỉ với vài lưu ý nhỏ, bạn có thể yên tâm khi đi lại và đảm bảo an toàn cho những người cùng tham gia giao thông.
    Những lưu ý về chiếc xe:
    - Kiểm tra lốp xe: Với bề mặt đường trơn ướt, những chiếc lốp mòn sẽ khiến cho chiếc xe của bạn bị rê trượt khi vào cua và khi phanh gấp. Lốp bơm quá căng cũng có thể gây nguy hiểm do dễ trượt trên mặt đường khi phanh gấp hoặc vào cua.
    - Kiểm tra phanh xe: Nới một chút dây phanh sẽ khiến chiếc xe được giảm tốc từ từ hơn và tránh được những pha quăng đuôi xe bất đắc dĩ.
    - Kiểm tra đèn hậu và đèn pha: Hãy đảm bảo là chúng đang ở trong tình trạng hoạt động tốt nhất. Đặc biệt với các kiểu xe tay ga có đèn thấp như Honda Spacy, Yamaha Force, SYM Attilla nên lau sạch kính đèn trước khi đi (do đèn ở vị trí thấp nên dễ bị bẩn và người lái khó nhận biết khi ngồi trên xe).
    - Kiểm tra còi, xi nhan và lắp gương chiếu hậu: Cả trước và sau khi đi hãy dùng thử đèn còi, xi-nhan vì với xe cũ rất có thể nước mưa lọt vào các tiếp điểm các công tắc gây chập cháy hoặc không có tác dụng.
    Những lưu ý khi vận hành xe vào thời tiết xấu:
    - Hãy luôn bật hệ thống chiếu sáng và để chúng về chế độ đèn cốt: Điều này giúp cho những phương tiện đi trước và sau bạn luôn nhận thấy sự hiện diện của bạn trên đường khi tầm nhìn bị hạn chế.
    - Luôn tạo khoảng cách rộng với xe phía trước và phía sau: Khi mặt đường trơn ướt luôn tạo ra mối nguy hiểm tiềm tàng khi vận hành xe. Giữ khoảng cách lớn hơn và tốc độ thấp hơn so với ngày nắng, đường khô sẽ sẽ khiến bạn xử lý tình huống được tốt và an toàn hơn. Hơn nữa, khi phanh gấp nhớ nhìn gương hậu: rất có thể xe sau không phản ứng kịp sẽ đâm vào xe bạn; trước khi phanh tốt nhất hãy nháy tay phanh để đèn hậu lóe sáng cho người đi sau dè chừng.

    - Hãy học cách quan sát phía sau bằng gương chiếu hậu và ra hiệu cho xe phía trước bằng đèn pha: Việc ra tín hiệu cho xe trước bằng đèn pha sẽ đảm bảo những chiếc xe đó biết chắc chắn là bạn và vị trí xe bạn đang ra hiệu. Điều này giúp cho người đi xe phía trước xử lý tín hiệu được tốt hơn âm thanh phát ra từ còi xe. Luôn quan sát gương chiếu hậu để phát hiện ra những chiếc xe đang vận hành phía sau mình. Nếu không tạo được khoảng cách tốt từ phía sau, cách tốt nhất là để cho những xe sau vượt lên trước.

    - Chuẩn bị khăn lau và "giấy ăn": Trời mây mù kèm theo mưa phùn là kẻ thù với những chiếc mũ bảo hiểm có kính và những người có bệnh về mắt và phải đeo kính. Với chiếc mũ bảo hiểm có sử dụng kính chắn gió, hãy luôn để trong túi áo khoác của bạn một chiếc khăn nhỏ có khả năng thấm nước cao.

    Đơn giản hơn với những người phải thường xuyên đeo kính và không sử dụng mũ bảo hiểm có kính chắn gió là chỉ cần mang theo những tờ "giấy ăn" nhỏ và bỏ chúng vào túi áo khoác. Mỗi khi nước mưa làm mờ kính, chỉ mất vài thao tác đơn giản là dùng khăn (hoặc "giấy ăn") lau qua kính là bạn lại có thể quan sát rõ đường. Tốt hơn hết, hãy vận hành xe chậm hơn trong thời tiết xấu và quan trọng nhất là đừng tháo kính cũng như không sử dụng kính chắn gió cho xe!

    - Luôn sử dụng giầy hoặc ủng: Ngoài việc giữ ấm cho đôi chân, những chiếc giầy sẽ giúp chân bạn không bị ẩm ướt và bị nhiễm bẩn do bùn đất bắn lên. Sự vững chãi và an toàn do những đôi giầy mang lại đảm bảo rằng bạn sẽ không bị trơn trượt với lớp bùn ẩm ướt trên mặt đường.

    - Rửa xe sau khi sử dụng: Sau khi sử dụng xe trong trời mưa phùn, hãy luôn rửa qua chiếc xe của bạn để tránh bị hiện tượng rỉ sét cũng như rửa sạch hệ thống phanh nhằm loại bỏ mọi đất cát và bùn bẩn có thể bám vào hệ thống phanh.
    (Nguồn AutoPro.com.vn)
  7. LastWalkman

    LastWalkman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2008
    Bài viết:
    4.483
    Đã được thích:
    7
    Nói chung là muốn an toàn thì không được đi nhanh.
    Đây này, cái ảnh này này, vừa chạy vừa bấm máy này. Tốc độ cao, lại một tay lái và chụp một tay nên ảnh hơi mờ. Nghĩa là biết nguy hiểm mà vẫn làm, vân xkhuyên răn người khác mà không tự nhắc nhở mình. Các bạn chắc nhiều người như vậy, nhỉ???. Bó tay với các bạn phịch phượt nhà mình.
    [​IMG]
  8. xadieu_2000

    xadieu_2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Theo mình để đảm bảo an toàn và tăng thêm tính đồng đội, tập thể đối với những đoàn đi cùng 1 thời điểm hoặc trùng nhau một đoạn trong Cung đường:
    - Trước khi đi các đoàn, nhất là trưởng nhóm nên có sự liên hệ( lấy số điện thoại, giao dịch trước khi đi) để có thể giao lưu với nhau hoặc giúp đỡ nhau trên đường Phượt khi gặp hoạn nạn. Sự giao lưu này còn mang lợi ích là các bạn có thể Update được tình hình đường xá trên cung đuờng của mình.
    Ngoài ra :
    - Các bạn đã đi Phượt nên dành một khoản tiền nhất định cho việc bảo dưỡng và duy tu xe máy. Điều này hầu như ai cũng biết nhưng không mấy khi các bạn thực hiện đầy đủ. Hầu như các bạn Phượt mà mình quen đều chỉ bảo dưỡng 1 phần trong toàn bộ. Nếu bảo dưỡng đầy đủ trước và sau chuyến đi bạn phải làm như sau:
    - Kiểm tra dầu
    - Kiểm tra Nhông, xích
    - Kiểm tra đèn trước, sau và xi nhan
    - Kiểm tra phanh trước, sau
    - Kiểm tra vành
    - Kiểm tra thụt
    - Kiểm tra súp pát
    - Kiểm tra CHK
    - Ngoài ra còn xem xích cam,....
    Xe cộ là công cụ, con nguời điều khiển nhưng xe cộ ngon thì sự an toàn của con nguời sẽ được tăng lên rất nhiều. Bản thân xe mình giờ đã kém nhiều nhưng tiền bảo dưỡng mỗi tháng cũng mất khoảng 300 - 500k.
  9. MinskPro

    MinskPro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    1.715
    Đã được thích:
    0
    Có cái quan trọng nhất mà ông này quên
    Xăm lốp phải ngon nhé
  10. tamta

    tamta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Tôi mới đi một chuyến xe máy ở Tây Bắc về, cảm thấy các kinh nghiệm chuẩn bị xe và chạy xe nêu trên là không thừa chút nào. Ngoài ra còn có một số kinh nghiệm để chia sẻ như sau:
    1. Kinh nghiệm vào cua và xuống đèo: như có người đã nói ở trên, khi vào cua và xuống đèo ta có thể dùng số để hãm bớt xe và tăng mức kiểm sóat tay lái:
    1a. Khi đang chạy đường bằng mà vào cua, ta nên giảm tốc độ đồng thời về số 3 cho đến khi có tầm quan sát tốt thì tăng tốc lên là vừa.
    1b. Lúc xuống đèo cứ số 2 mà chạy. Lúc gắt quá thì không ngại gì mà không về số 1. Phanh trước và phanh sau chỉ dùng khi khẩn cấp, hoặc phụ thêm vào. Máy sẽ gào rất kinh, nhưng mình đỡ phải gào ;)
    Tôi đã áp dụng cả hai cách nêu trên, và đúng là thấy an tòan hơn hẳn!
    Cũng phải nói là chạy kiểu này không có lợi cho máy xe, vì tua máy sẽ cao hơn mức cần thiết. Nhưng nếu xét đến tính an toàn cho cả chuyến đi dài thì lợi nhiều hơn hại, phỏng ạ.
    2. Dành cho người ngồi sau: nên nhớ người ngồi sau cũng quan trọng không kém ngồi trước để đảm bảo chuyến đi an toàn
    + Đã giao tay lái cho người khác chạy thì nên tin tưởng, đừng góp ý hoặc bình luận về cách chạy xe, gây mất tập trung không cần thiết Nên nhớ tầm nhìn từ phía sau không giống tầm nhìn của người cầm lái !
    + Cố giữ tỉnh táo, mắt luôn nhìn về phía trước. Nếu buồn ngủ quá có thể yêu cầu dừng xe để rửa mặt. Rất nguy hiểm nếu vừa đi vừa ngủ gật, vì sẽ không kịp phản ứng trong trường hợp xe bị đổ. Hơn nữa người ngồi sau mà ngủ gật thì sẽ không có phản ứng nghiêng cùng với xe khi vào cua, gây thêm khó khăn cho người cầm lái
    + Ngồi vững, ôm chặt. Cùng lý do như trên.
    Chúc các bạn lái xe an toàn!

Chia sẻ trang này