1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm - trao đổi - về cuộc sống học tập và làm việc trong ngành luật ở các hệ thống luật khác

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi analyst, 11/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Kinh nghiệm - trao đổi - về cuộc sống học tập và làm việc trong ngành luật ở các hệ thống luật khác nhau

    Hi, các bạn. Hôm nay tớ mở ra một chủ đề mới này với mục đích đây là topic dành cho các bạn trao đổi với nhau về kinh nghiệm trong cuộc sống

    (a) học tập trong ngành luật, và
    (b) làm việc trong ngành luật

    ở các quốc gia có hệ thống luật pháp khác nhau (bao gồm common law và civil law). Trong topic này chúng ta sẽ chia sẽ cho nhau những kinh nghiệm này. Lấy ví dụ, bạn ở Việt Nam chưa bao giờ bạn học ở trường luật common law hoặc chưa bao giờ bạn làm việc trong văn phòng luật ở nước ngoài, và ngược lại bạn ở nước ngoài bạn chưa bao giờ hiểu trường luật Việt Nam dạy thế nào làm văn phòng luật ở Việt Nam thế nào, thì đây là topic chúng ta chia sẻ kinh nghiệm với nhau để cho nhau có thông tin.

    Đối với mình các bạn hãy đặt câu hỏi nếu mình biết được mình xin sẽ trả lời thành thật cho các bạn biết. Bạn hãy lưu ý rằng topic này là nói riêng về kinh nghiệm chứ không phải bạn đem Internet sources vào trong đây bạn quote lên cho bạn khác đọc. Nếu vậy thì không cần phải có topịc này làm gì. Topic là là thể hiện quan điểm chủ quan (subjective) về điều bạn thấy trong trường luật và điều bạn thấy trong văn phòng luật bạn đang làm (where applicable) chứ không phải bạn cung cấp kiến thức kiểu Internet primary and secondary sources cho người đọc.

    Theo mình nghĩ mà mình hoàn toàn có thể sai là đa số các bạn trong đây chưa có dịp sống và làm việc cho một văn phòng luật ở nước ngoài (nhất là văn phòng luật lớn say hàng trăm đến hàng nghìn luật sư) hoặc các bạn chưa có dịp làm việc trong các văn phòng luật nước ngoài ở Việt Nam. Vì vậy, topic này sẽ cho bạn có một khái niệm cơ bản về việc này qua những bài viết của mình.

    Mình nhắc lại là "no chính trị" chỉ là thuần tuý luật pháp. Thứ hai là xin các bạn vui lòng không hỏi về thông tin liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp khách hàng ví đó là điều cấm kỵ đối với luật sư làm việc cho văn phòng luật. Mình nói cái này để phòng hờ mà thôi.

    Câu hỏi đầu tiên của mình mong bạn nào trả lời cho mình là khi bạn làm việc trong văn phòng luật của Việt Nam làm bạn có phải ngồi viết ra giấy tờ cho thân chủ của bạn ghi ra rõ ràng quy định điều nào khoản nào hay không? Nếu bạn không hiểu rõ câu hỏi của mình xin vui lòng hỏi mình giải thích thêm vào ngày mai.

    Mình mong rằng đây sẽ là topic mà giúp cho nhiều bạn sinh viên đang học luật ở Việt Nam không có điều kiện để hiểu về cuộc sống của một luật sư làm việc ở nước ngoài trong hệ thống common law.
  2. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Đây cũng là 1 thứ kinh nghiệm:
    "Phó cho con Nguyễn Thị Đào
    Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai
    Chữ rằng xuân bất tái lai
    Cho về kiếm chút kẻo mai nữa già"
  3. hoanghuucanh

    hoanghuucanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2006
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Mình mới có người quen mới chuyển qua làm ở Viện Kiểm Sát thành phố .... Thấy nói công việc ở đây nhàn hơn chỗ cũ nhiều, mà lương lại được giữ nguyên như cũ ===>dễ sống hơn.
    Bạn mình làm Kế toán trong Viện Kiểm sát, vậy có được tính là "làm việc trong ngành luật" không nhỉ???
  4. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Bài viết này được viết ra theo 3 câu hỏi của bạn Pretty trong topic IRAC ở trang cuối cùng hiện nay. Hôm nay mình lại viết bài theo một hình thức trình bày mới mà mình học. Khi viết một bài viết dài mình sẽ bắt đầu bằng nội dung sơ lược trước cho độc giả thấy bài viết dài (và gồm nhiều tập) sẽ nói về vấn đề gì. Sau khi đọc xong những loạt bài viết này, bạn sẽ thấy ra được hai điểm (inter alia - amongst others):
    + Một là kinh nghiệm làm việc khi bắt đầu đi làm ở một hãng luật ở nước ngoài, và
    + Hai là những subjects học và đào tạo ở một trường luật theo hệ thống common law.
    PHẦN MỘT
    (i) Pretty có nói rằng khi bạn vào làm thì họ hỏi bạn làm ở lĩnh vực mà bạn không biết gì nhiều trong khi bạn biết ở cái không được hỏi. Đi làm và đi học là hai việc khác nhau. Nghề luật là nghề đòi hỏi kinh nghiệm nên việc bạn học ở trong trường ra kinh nghiệm không có bao nhiêu.
    (ii) Khi còn đi học bạn nên làm internship (hay còn gọi là clerkship) nghĩa là bạn làm người assistant cho luật sư làm tất cả những việc mà họ yêu cầu bạn để bạn có kinh nghiệm thực tế trong một văn phòng luật như thế nào. Đây là cách của mình. Trước khi học xong mình đã từng làm legal assistant. Việc làm này rất là giúp ích cho bạn cho việc xin việc làm cũng như sự tự tin.
    (iii) Khi bạn bắt đầu vào làm. Team leader (senior partner) xem bạn như là baby về kinh nghiệm. Trong một văn phòng tương đương như văn phòng employer của mình họ có hệ thống buddy system. Buddy là một người trong team cũng đã từng như bạn và bây giờ có kinh nghiệm (junior lawyer). Họ sẽ có hướng dẫn cụ thể của human resources phải làm gì và không làm gì với bạn ví dụ như họ sẽ phải chỉ cho bạn làm quen từng bước một với công việc. Khi bạn vào, trong tuần đầu tiên bạn sẽ qua induction training của HR mà trong đó họ nói cho bạn biết tất cả mọi thứ trong văn phòng nhất là IT system (máy móc điện thoại vân vân). Trong một văn phòng lớn IT system của họ rất lớn nhất là hệ thống precedent documents (không phải cases) và hệ thống document management system.
    (iv) Nhìn chung, đa số luật sư nói chung kiến thức rất là cơ bản (hoặc tệ) về IT cho nên 1 tuần đó là bạn được đào tạo biết cách dùng nó theo hệ thống đã có sẵn của văn phòng. Cũng trong tuần đó bạn sẽ được chỉ cho cách dùng library của văn phòng như thế nào. Tất cả các văn phòng luật lớn đều có library riêng cho mình và trong đó họ cung cấp tất cả dụng cụ tra cứu (online hoặc paperbased) mà bạn sẽ phải dùng cho công việc. Ở bên này không có việc bạn vào làm mà không có công cụ. Họ thuê skill của bạn chứ không phải họ đem bạn vào trong đó là họ thách đố khả năng "thích ứng" và tự phục vụ của bạn. Nếu bạn không có một công cụ nào (which is less likely vì họ đã phục vụ hàng trăm luật sư trong đó rồi) bạn nói với team leader hoặc HR. Nếu đó là để phục vụ cho công việc của bạn họ sẽ "dâng" đến tận nơi cho bạn.
    còn tiếp
  5. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (v) Trong một văn phòng luật lớn (từ hạng trung trở lên hạng nhất) thì một team bạn sẽ có đầy đủ cấp bậc luật sư trong đó (từ cao xuống thấp) equity partner, salaried partner, senior associate, junior lawyer. Có văn phòng luật lớn có thể chia ra local partner (ví dụ Baker & McKenzie) nhưng mà văn phòng của tớ không có phân chia này partner là partner không có local partner quyền thấp hơn international partner.
    (vi) Khi Pretty vào làm, buddy của Pretty sẽ chỉ cho bạn tất cả những gì bạn cần phải làm (mà không phải trong trường luật dạy cho bạn) để bạn làm việc. Họ không làm việc thay cho bạn nhưng họ chỉ cho bạn cách làm như thế nào. Bất cứ khi nào tiếp xúc họp với khách hàng (mà cần thiết) team leader của bạn (partner) hoặc senior associate (SA) sẽ nói bạn đi cùng cho bạn quen. Không bao giờ có việc bạn sẽ tự handle một case lớn (như khi đi học). Leader sẽ là người làm việc đó và chịu trách nhiệm hoàn toàn với việc tiếp xúc với thân chủ và lo toàn bộ mọi thứ. Ông ta (đa số ở văn phòng luật lớn là ông già) là một filter (bộ lọc) tất cả những gì phải đi qua ông ta. Ở bên này nếu bạn làm sai negligence bất chấp là ai (vicarious liability) khách hàng sẽ kiện công ty không kiện bạn hoặc báo cáo cho cơ quan quản lý luật sư tiểu bang hỏi thăm sức khoẻ giấy phép hành nghề của văn phòng cho nên partner phải cẩn thận là vậy. Luật sư bản chất của họ từ khi họ ra đã cẩn thận rồi và vì khả năng bị kiện lại sự cẩn thận còn nhiều hơn.
    (vii) Vì lẽ cẩn thận này bạn khi mới bắt đầu chỉ là làm một việc nhỏ trong một case mà thôi đa số là ngồi đó doing legal search cho cấp trên về cases trong một vụ án mà họ thụ lý cho khách hàng. Chuyện thư từ cho khách hàng là do luật sư lâu năm lo không phải bạn.
    (viii) Giả sử rằng ở một công việc mà Pretty không biết làm gì, hãy hỏi buddy nếu không hỏi luật sư lâu năm trong văn phòng chỉ cho. Lưu ý rằng luật sư ở đây nếu đã vào làm trong một văn phòng luật đó rồi không có việc kiến thức cơ bản trong một lĩnh vực luật mà họ không biết cho nên họ không phải là loại người không biết gì hết.
    (ix) Trong bài viết tiếp theo, mình sẽ kể cho Pretty nghe cách họ cho junior lawyers tiếp xúc với kinh nghiệm như thế nào. Trong văn phòng lớn trong những năm đầu tiên Pretty sẽ được "rotation" nghĩa là đi toàn bộ hầu hết các team trong văn phòng để học hỏi về lĩnh vực đó. Vì vậy, không có việc Pretty nói rằng tui chỉ học trong trường luật biết làm criminal mà không thích làm về intellectual property. Ở đây một công ty luật nhỏ không thể nào làm thế này được vì họ không có đủ team cho rotation. Trong một văn phòng luật medium to big, giả sử họ làm về corporate (công ty) họ sẽ có hầu như tất cả các team bao gồm nhưng không giới hạn property, construction, business and corporate, intellectual property, commercial, insurance litigation, insurance services, litigation, construction insurance, government PELG. Mình nhớ không hết nếu bạn muốn mình lấy manual policy của văn phòng viết ra đầy đủ. Nói chung là khoảng 15-20 teams. Khi bạn vào trong mỗi vài tháng bạn được chuyển qua làm trong team đó vài tháng để học hỏi kinh nghiệm cho bạn. Sau khi học xong trong thời gian đầu và chấm dứt rotation, bạn sẽ tự chọn team nào bạn thích làm nhất và ở lại team đó build kinh nghiệm của mình và đi lên cho đến 10-20 năm sau bạn sẽ trở thành partner cho họ.
    Xin hẹn lại tập tiếp theo (xem chủ đề sẽ nói trong post đầu tiên)
  6. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    Đây la? kinh nghiệm cu?a tớ lúc đâ?u va?o la?m việc tại một VPLS Việt Nam. Có thê? la? khác hơi nhiê?u so với VP cu?a bác Analyst.
    1/ Lúc mới va?o la?m việc ơ? VP, cách tốt nhất với các SV mới ra trươ?ng la? nên ti?m, hoặc tự xung phong "đánh máy" các đơn khơ?i kiện, các ba?i luận cứ, các công văn...giu?m cho các anh chị bên trên. Sơ? dif mới chi? la? " đánh máy" hoặc ti?m đọc bơ?i vi? trong quá tri?nh học ơ? đại học luật VN việc re?n luyện viết đơn, thư tư? trao đô?i với khách ha?ng, cơ quan nha? nước không được thực hiện nhiê?u. Do đó việc đánh máy, đọc có thể giúp các bạn biết được bố cục cu?a một cái đơn, các thuật ngưf pháp lý va? ha?nh chính viết trong đơn... Sau khi nắm được nhưfng vấn đê? trên, bạn hafy tự tin nói với Chief giao cho viết đơn đơn gia?n na?o đó.
    2/ Viết đơn
    Lúc mới bắt đâ?u bạn nên xin một cái đơn mâfu cu?a các anh chị bên trên gâ?n giống lifnh vực ma? bạn đang viết đê? thuận lợi hơn cho bạn. Sau khi viết song, hafy nhơ? các anh chị trên kiê?m tra trước khi tri?nh chief. " lưu ý việc viết đơn tối kị không được sai chính ta?"
    3/ Trong thơ?i gian đâ?u, lúc va?o văn pho?ng chưa có nhiê?u việc giao cho bạn thi? bạn đư?ng ngại ho?i mượn xem lại các hô? sơ ma? văn pho?ng đaf gia?i quyết đê? biết một hô? sơ vụ án thi? gô?m nhưfng cái gi? ( biên ba?n lơ?i khai, biên ba?n ho?a gia?i, biên ba?n phiên to?a, ba?n án...). Biết một hô? sơ vụ án gô?m nhưfng gi? đê? la? cơ sơ? đê? bạn có thê? chép hô? sơ vụ án sau na?y cho chief
    4/ chép hô? sơ vụ án
    Hiện nay có một số VP photo luôn tại to?a, một số VP mang máy a?nh đi chụp rô?i vê? chép ra.
    Việc chép hô? sơ bạn hafy nhận làm vi? qua việc chép bạn có thê? nắm bắt, theo được nội dung vụ án ma? VP bạn đang gia?i quyết, biết được lập luận cu?a các bên.
    Đây la? nhưfng việc đơn gia?n nhưng theo tôi la? vô cu?ng quan trọng đối với bạn. Bạn đư?ng khinh thươ?ng việc viết đơn bơ?i bạn có viết đơn gio?i thi? sau na?y bạn mới kiê?m tra được đơn do nhân viên cấp dưới bạn tri?nh lên. Bạn có chép hô? sơ thi? sau na?y bạn mới nắm được hô? sơ vụ án gô?m nhưfng gi?, va? cái gi? bạn câ?n pha?i quan tâm nhất trong hô? sơ vụ án.
    Khác với VP bạn Analyst. Không có chuyện trưởng VP luật sư tư vấn hoặc gia?i quyết công việc ma? bạn được ngô?i ngô?i gâ?n đê? coi họ tư vấn, giải quyết 1 vụ việc như thế na?o. Vi? thế, cách tốt nhất la? nên câ?m một tơ? báo hoặc cuốn sách ngô?i gâ?n đó, mắt nhi?n sách báo nhưng tai nên nghe xem chief nói nhưfng gi?, gia?i quyết như thế na?o...
    Co?n tiếp.
    ( lưu ý: trên đây mi?nh chi? viết ra kinh nghiệm cu?a mi?nh la?m ơ? VPLS. Mi?nh cufng mới ra trươ?ng nên kinh nghiệm còn thiếu, các bạn cứ trao đô?i nhé.
  7. moonie

    moonie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2006
    Bài viết:
    575
    Đã được thích:
    0
    Xin anh analyst va pretty cứ tiếp tục viết cho Moonie học hỏi với ạ. Moonie có dự định theo học Common Law nên rất tò mò về nghề!
  8. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (moonie em, cám ơn sự ủng hộ của em, mục đích của chủ đề này như đã nói ngay từ đầu là cho một số sinh viên việt nam chưa ra trường có một cái nhìn trong một bài viết chủ quan của những người tham gia về nơi học và nơi làm của họ trong ngành luật để họ có khái niệm cơ bản. Nếu moonie em có câu hỏi gì em nên post lên forum vì câu trả lời sẽ chia sẻ cho tất cả những người cùng câu hỏi).
    (i) Cám ơn nhiều bài viết của Pretty mình tặng cho bài viết 5 sao như là một sự cảm ơn. Không phải có nhiều sinh viên luật ở việt nam ra trường mà có thể đi làm được trong lĩnh vực luật như bạn cho nên về điều này không bạn phải là một người rất là giỏi. Ở nước ngoài cũng vậy, ngành luật rất là cạnh tranh không phải dễ dàng gì cho dân không phải bản xứ nhảy vào cạnh tranh với dân bản xứ khi đi kiếm việc làm. Những người như chị Duyên ở YKVN mà sang Mỹ học chỉ học LLM mà có thể học tiếp bar review ở NY rồi dùng bằng đại học luật HCM để học đến mức có thể thi lấy được giấy phép hành nghề ở NY (đây là một ít tiểu bang công nhận bằng luật foreign để cho thi bar lấy giấy phép hành nghề) thì phải nói rằng khả năng của chị Duyên là quá tuyệt vời và quá giỏi. Cũng chính vì sự cạnh tranh quá mạnh này (so với dân local sống từ nhỏ đến lớn) cho nên hầu hết sinh viên đi du học đều đa số chỉ giới hạn ở LLM chứ không học theo kiểu đại học (giả sử không có bằng luật nào ở vn) kéo dài 8-9 năm để lấy giấy phép hành nghề vì nhiều lý do khác nhau trong đó có lý do tài chính và lý do residency. Một sinh viên du học học xong đến 8-9 năm đó người nào cũng phải tốn ít nhất là sáu con số cho số tiền học và số tiền phải bỏ ra học đó có thể là một tài sản khổng lồ ở vn nhưng bù lại khi họ ra một thời gian họ có kinh nghiệm họ nếu có khả năng làm cho những văn phòng luật khổng lồ thì họ cũng kiếm 6 con số một năm chẳng khó khăn gì.
    (ii) Pretty hôm nọ có nói với tớ rằng học trong trường như thế nào có phải học hết không hay học giới hạn phân chia cho nên khi ra kêu làm một lĩnh vực nào đó thì không biết (xem IRAC topic). Câu trả lời là không có việc một luật sư ở đây đã cầm giấy phép hành nghề xong rồi nói rằng tao không làm được ở một lĩnh vực nào đó vì trường tao không dạy. Họ có thể làm ở bất cứ lĩnh vực nào chỉ là họ chưa có kinh nghiệm mà thôi. Khả năng của họ là do trường luật tạo ra cho họ.
    (iii) Ở bên này:
    + Trường luật là chỉ dạy môn luật không có dạy bất cứ cái môn củ chuối nào khác nhồi sọ quan điểm (xem link này coi quan điểm của trường luật là dạy cái gì - xem bên trái). Mục đích của trường luật là đào tạo luật sư chứ không phải dạy chính trị nhưng vì nó dạy tốt hơn loại trường khác cho nên một người đi ra có khả năng làm việc khác.
    http://www.lls.edu/academics/faculty/goldman.html
    + Nếu bạn muốn học cái gì khác ngoài luật bạn phải học trong bằng đại học truớc đó hoặc sau đó (say MBA). Một học sinh sẽ được kiểm tra trí thông minh và cách phân tích bằng LSAT trưóc khi vào học law school (google từ LSAT).
    + Khi vào học, tất cả phải học tất cả các môn core subjects bao gồm (chưa đầy đủ)
    Legal Writing (hoặc Method) dạy cho sinh viên biết cách viết
    Contract (một năm dài)
    Constitutional Law (một năm dài)
    Trust and Equity
    Corporations Law
    Criminal Law
    Evidence Law
    Civil Procedure
    Criminal Procedure
    Torts
    Administrative Law
    Property Law
    etc
    + Tất cả các môn này sẽ cho sinh viên một nền tảng kiến thức vững chắc về luật pháp. Sau đó sinh viên tự chọn học khoảng 7-8 môn về luật khác electives say Banking and Finance Law, International Business Law, Arbitration, Public International Law, IP Law, Internet Law, Human Rights Law, etc. Những môn này cũng phải là law nhưng cho sinh viên thích cái nào học cái đó và không bao giờ có một em sinh viên nào được phép học một môn như kinh tế chính trị gì đó trong trường luật. Đó không phải là jurisdiction của trường luật. Tớ cũng chưa học môn nào gọi là chủ nghĩa này hay hơn chủ nghĩa kia chủ nghĩa này ưu việt ít bóc lột hơn chủ nghĩa kia nên phải đả phá nó. Đó không phải là nhiệm vụ của trường luật. Muốn học cái đó thì đi chỗ khác học.
    (tạm dừng)
  9. moonie

    moonie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2006
    Bài viết:
    575
    Đã được thích:
    0
    Chào anh analyst và Pretty,
    Moonie dự định theo học common law ở 1 trường tại Hàn Quốc. Trường này chuyên đào tạo common law với falculty đa phần là giáo sư người Mỹ, sau khi lấy J.D xong thì có thể sang Mỹ thi bar exam ở Tenesse, NY (nếu pass bar ở bang khác rồi thì được thi ở New York thì phải).
    Em muốn hỏi là cơ hội được nhận vào một law firm ở Mỹ tại Mỹ cho sinh viên lấy J.D từ một nước khác (sau khi pass bar exam ở NY chẳng hạn) là có khả năng không ạ?
    Xin cảm ơn mọi người!
  10. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Chào analyst.
    Tớ cố gắng ngồi lì đọc hết các bài viết của bạn về kinh nghiệm làm việc tại một văn phòng luật sư nước ngoài, và tớ có một điểm thắc mắc sau:
    Bạn đang đề cập tới những văn phòng lớn với hàng trăm luật sư và có khả năng làm việc xuyên quốc gia, nhưng còn đa số còn lại thì sao, những văn phòng luật sư nhỏ do 1 hay một nhóm rất ít luật sư làm việc thì tổ chức và hoạt động như thế nào.
    P.S : Cái law firm (Vietnamese) bé tẹo của tớ đang giao cho tớ nhiệm vụ kết nối (contact) với 2 văn phòng luật sư cũng bé tẹo ở Mẽo, một ở Houston (Texas) do 2 bác Việt kiều và một ở Chicago cũng do một bác Việt kiều khác làm chủ nhằm xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực pháp lý. Vậy tớ cần lưu ý chiện gì để quan hệ hai bên được bền chặt và phát triển tốt.
    Chúc một ngày vui vẻ.

Chia sẻ trang này