1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm - trao đổi - về cuộc sống học tập và làm việc trong ngành luật ở các hệ thống luật khác

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi analyst, 11/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Bạn analyst ơi,
    Bạn analyst có thể chia sẻ cho mình biết là cường độ làm việc trong các văn phòng Luật mà bạn biết là như thế nào ko? Cụ thể là bạn dành bao nhiêu thời gian trong 1 ngày để làm việc? (đây là mình nói là làm việc cho văn phòng chứ ko tính đến chuyện bạn dành thời gian để tự nâng cao kiến thức cho riêng mình đâu)
    Mình rất quan tâm đến vấn đề này. Bởi cũng chính vì lý do "thời gian" mà mình đang tạm dừng giấc mơ trở thành "luật sư tư vấn".
    Trước đây, ở văn phòng của mình, các junior và legal assistant hầu như phải làm việc 12h/ngày (trung bình), nhiều khi là 14h/ngày, và quay cuồng trong các legal research, "cả ngày ko thấy mặt trời" :)(Vì chỉ có senior mới được đi gặp khách hàng thôi, và bọn mình cũng không được "cắp cặp" đi hầu đâu, cũng phải là junior xịn mới được "cắp cặp" đi hầu đó). Chính vì vậy, mà ko có ai trụ được lâu, lâu nhất là 2 năm, nữa là khoảng 1 năm, còn lại là liên tục ra đi, người này nối tiếp người khác (vì cuộc sống đâu phải chỉ có công việc )(Cũng lưu ý là bạn không được tính overtime, và policy của văn phòng là cũng ko bắt bạn phải làm overtime, nhưng lại có deadline, hix).
    Ngoài ra, một cậu junior nước ngoài có nói với mình là: ở các văn phòng luật sư lớn ở nước ngoài, luật sư mới ra trường phải cống hiến hết mình cho công việc trong một thời gian ít nhất là 3-4 năm. Hết thời gian đó thì người đó sẽ được coi là có kiến thức vững vàng, có kinh nghiệm, có khả năng làm việc độc lập. Lúc đó thì họ sẽ tự cover được một vài cases và tự chủ được thời gian hơn.
    Mình cũng còn ít kinh nghiệm trong các văn phòng luật sư lớn (vì cũng ko có điều kiện để thử sức mình ở những văn phòng tương tự nữa) nên ko rõ rằng chuyện overtime chỉ là chuyện riêng của văn phòng cũ của mình và của câu chuyện mà cậu junior cùng văn phòng kia nói hay là chuyện "muôn thuở" của các văn phòng luật sư lớn(Cũng xin bổ sung là mình đã tham khảo, thậm chí đi phỏng vấn tại một số văn phòng nhỏ hơn thì chuyện overtime ko đến nỗi là overload như ở văn phòng cũ của mình). Chính vì vậy, rất mong bạn chia sẻ cho bọn mình được hiểu rõ thêm về vấn đề này nha.
    Cám ơn bạn nhiều. (Thật sự là mong bạn xén chút thời gian dành cho chụp ảnh và trả lời về luật di trú chia sẻ với bọn mình nha)
    Thân ái.
    Constancy.
  2. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Mình trả lời một ít câu hỏi trước, vì như đã nói, mình quản lý nhiều room và những room đó mình đã gắn bó từ lâu lắm rồi cho nên mình luôn ưu tiên cho các bạn trong những room đó trong khi thời gian mình chỉ giới hạn một ngày mình chỉ dành đúng một ít thời gian trả lời câu hỏi vì mình còn phải đi kiếm tiền, mong các bạn thông cảm nhe. Sẽ có một ngày không xa mình phải lập gia đình và có family thì lúc đó mình nghĩ chắc là mình sẽ rời bỏ việc quản lý này.
    + Em Moonie, nếu em không ngại post lên đây thì em vui lòng cho anh biết ngoài luật pháp ra em có những khả năng gì khác trong các bằng cấp khác nhất là bằng đại học đầu tiên em học cái gì. Em phải so sánh và nhìn thấy được sự khác biệt giữa em và sinh viên bản xứ và trong trường hợp này em cũng như anh. Anh nói tiếng anh second language và không bao giờ có thể so sánh với họ được bất chấp là anh sống 10-20 năm nữa. Anh qua sau anh không hiểu xã hội và culture bằng họ. Vì vậy, phải chứng minh cho employer thấy rằng họ nhận em vì em có những cái vượt trội mà sinh viên bản xứ không có được. Trong trường hợp của anh, đó là IT và bằng cấp (chỉ là certificate) về nhiếp ảnh của anh học ở nước ngoài nhưng IT là mạnh nhất vì IT và LAW là hai ngành chõi với nhau nó không phải trong cùng một lĩnh vực với nhau (tự nhiên và xã hội). Nếu như em học bằng non-law mà em cũng học như sinh viên local thì anh nghĩ cơ hội của em sẽ ít hơn sinh viên local. Dù vậy, anh Lê Công Định và chị Duyên (sorry lúc trước anh nói Duyên làm ở YKVN không phải Duyên làm cho VILAF ở chỗ anh Tùng) khi học LLM đều đã vào làm cho văn phòng luật lớn của Mỹ và cả anh LeNet cũng làm cho Baker ở SF thì nếu em giỏi như họ em cũng sẽ làm được.
  3. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Mình trả lời 2 câu hỏi của Fsai trước những câu khác mình hẹn lại sau khi mình rảnh, như sau trả lời từng câu hỏi một của Fsai theo từng điểm một:
    ++ Mình ở đây chỉ làm đúng cho văn phòng luật hiện tại chưa bao giờ dám nhảy sang văn phòng khác (vì mình sợ không biết mình có may mắn làm ở văn phòng khác cùng tầm vóc như thế này hay không) cho nên ở những văn phòng nhỏ thì mình không có kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, câu trả lời khả năng chính xác thấp hơn nhiều so với việc mình đã nói ở trên. Ở văn phòng nhỏ thì bạn không có induction training cả tuần và có lẽ không có buddy system đâu vì họ nhỏ quá cái gì cũng nhỏ hệ thống document management của họ cũng nhỏ. Nếu Fsai muốn hãy vào VILAF hoặc VKVN hoặc văn phòng Chú Bích ở Lê Duẩn xem nhe. Văn phòng luật nước ngoài nhỏ cũng sẽ đơn giản như vậy. Mình lấy ví dụ văn phòng họ chỉ có một meeting room như văn phòng luật lớn thì họ có cả một floor hàng chục meeting rooms cùng một lúc và họ có cả một kitchen trong văn phòng để phục vụ món ăn cho senior partners và gold clients (key clients) của khách hàng. Họ có cả một đội gọi là CRM có partner quản lý chuyên đi phục vụ cho mối quan hệ với gold clients vì họ rất cần clients đó. Mình nghĩ ở những firm nhỏ thì bạn không học được những kinh nghiệm này. Khi mình có thời gian mình sẽ viết nhiều hơn về văn phòng của mình cách tổ chức cách liên hệ với giữa các văn phòng với nhau và cách rotate trong team cho ai chưa có kinh nghiệm. Trong một tổ hợp luật sư mà một chinh nhánh của nó ở một thành phố lớn (tiểu bang) có vài trăm fee earners thì có lẽ bạn không biết ai là ai ngoài team của bạn đâu và bạn có thể chỉ biết nói chuyện với nhau khi văn phòng tổ chức firm parties mà thôi. Ở vn thì trong văn phòng luật nước ngoài do nó nhỏ quá đi cho nên ai cũng biết ai.
    ++ Bạn vui lòng cho tớ biết thêm thông tin bạn định hợp tác về chuyện gì với họ để mình còn biết trả lời cho best interest của bạn.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 06:12 ngày 28/09/2007
  4. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Ah, cái quan tâm nhất của văn phòng tớ là dịch vụ pháp lý định hướng cho một nhóm khách hàng gần 2 triệu người gốc VN tại Mẽo trong các quan hệ có liên quan với cộng đồng 80 triệu tại mảnh đất hình chữ S này thuộc nhiều lĩnh vực : đầu tư, thương mại, di trú, gia đình, ...

    Tớ vào các văn phòng kia chơi nhiều lắm rùi, họ định hướng vào một nhóm khách hàng ngưòi nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư thui. Nên vấn đề tổ chức cũng khá đơn giản, chỉ nhấn mạnh sang trọng để lòe khách thui.
    Thân mến.
  5. moonie

    moonie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2006
    Bài viết:
    575
    Đã được thích:
    0
    Chào anh analyst,
    Moonie đã học Biotechnology ở Đại học Việt Nam và thêm bằng M.S về Molecular Cell Biology ở Korea. Hiện giờ moonie đang có ý định học common law tại một "lò luyện thi bar exam" cũng ở Korea. Vì nếu học trường này thì em không phải vay tiền đi học, có cơ hội nhận học bổng.
    Ngoài ra, em cũng có nghĩ đến việc dành 6 tháng đến 1 năm để học thi LSAT và làm application form để xin vào các trường Mỹ, tuy nhiên gia đình em (mẹ em) không thể chu cấp nổi cho em với cuộc sống ở Mỹ 3 năm huống chi là tiền học Law, vốn cực kỳ đắt.
    Xin anh analyst cho em lời khuyên!
    Thân chúc anh những gì tốt đẹp nhất!
  6. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (i) Để hợp tác, Fsai nên chỉ tập trung vào một lĩnh vực mà thôi trừ phi văn phòng của bạn có rất nhiều luật sư chuyên cho từng lĩnh vực. Giả sử nếu bạn làm về di trú cho người muốn xin visa đi Mỹ thì bạn nên làm trong một lĩnh vực thay vì bạn nói bạn làm cả đầu tư, thương mại, vân vân. Người không biết thì thôi chứ người Mỹ mà họ biết thì họ chỉ thích dùng luật sư chỉ chuyên một vấn đề mà thôi. Về hợp tác với văn phòng thì (tớ nói đây là giả sử tớ chưa biết gì về thoả thuận của bạn với họ) thì nếu bạn dùng referrals thì nếu không muốn ràng buộc gì nhau (không phải exclusive alliance) thì bạn không cần ký hợp đồng rõ ràng chi tiết. Nếu họ có cases cần ở vn thì họ sẽ giới thiệu cho bạn và ngược lại. Nếu bạn muốn hợp tác chặt chẽ hơn thì giả sử là đã happy với khả năng của nhau thì hãy ký hợp đồng exclusive alliance để hai bên khi nào referral cases cho nhau thì chỉ dùng văn phòng của nhau mà không được phép chuyển cho văn phòng khác. Trong hợp đồng giải quyết tranh chấp với nhau giữa Mỹ và Việt Nam bạn nên dùng arbitration thay vì litigation visa court system. Về chuyện này chắc bạn đã biết. Tớ chỉ biết bao nhiêu đó.
    (ii) Sẽ quay trở lại nói nhiều hơn nhưng trước khi Moonie học phải check lại thông tin này cho anh.
    + Check với Tennessee Board of Legal Examiners rằng họ công nhận JD ở nước ngoài Mỹ (foreign legal education). Muốn vào bar của tiểu bang này phải có bằng đại học và JD từ ABA approved law schools. Vì lẽ đó em muốn học JD ở nước ngoài phải check lại thông tin này trước khi học để được phép thi bar lấy giấy phép hành nghề.
    + Giả sử là học JD được từ Korea thì khi học bar review phải nên đến tiểu bang đó học.
    + Anh không biết em giải quyết vấn đề working visa như thế nào. Có visa đi làm việc không phải là chuyện dễ dàng chưa nói đến khả năng.
    hẹn lại.
  7. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (ii) Quay trở lại câu hỏi của Moonie về việc học nhe:
    + Em vui lòng PM cho anh tên trường của em học xem anh có thể check thông tin về trường đó được không.
    + Giả sử rằng em vẫn tiếp tục muốn đi học luật, em nên tìm thời gian nghỉ hè đi làm việc cho một văn phòng luật trong hệ thống common law. Kinh nghiệm này sẽ giúp cho em khi xin đi làm. Em phải dành thời gian sống ở quốc gia mà em sẽ hành nghề một vài năm và đi làm thì em mới có khái niệm tốt. Thứ hai nữa là thời gian sống đó sẽ giúp em kiếm ra cách để có working visa hoặc residency sau này để ở lại hành nghề.
    (iii) Về câu hỏi thời gian làm việc của Constancy, mình trả lời theo những ý sau:
    + Trong văn phòng tớ không có khái niệm overtime (with payment) và cũng không có quy định một ngày phải làm bao nhiêu giờ. Một ngày junior phải làm việc ít nhất 6.5 billable hours và khi lên đến cấp cao thì làm từ 7-7.5 billable hours một ngày. Để làm được điều đó, tính luôn cả non-billable hours bạn phải làm khoảng 10-11 hours một ngày tuỳ theo khả năng làm việc nhanh hay chậm của bạn. Nếu bạn làm dưới mức đã quy định cho bạn, team leader của bạn sẽ hỏi thăm sức khoẻ của bạn.
    + Mỗi một năm văn phòng sẽ phải có performance review xem lại năm qua bạn đã làm thế nào để dựa vào đó xét tăng lương cho bạn.
    + Việc cường độ làm việc thế nào phải tuỳ vào team bạn làm và tuỳ theo sự lựa chọn của bạn. Ví dụ như nếu bạn làm cho litigation team chuyên phải ra toà thì bảo đảm là áp lực công việc rất cao nhất là trước khi ra toà cho khách hàng. Bù lại, bạn lại có lương cao hơn. Như đã nói trước đây, làm văn phòng lớn (lớn có nghĩa là văn phòng vài trăm đến vài nghìn luật sư là lớn) thì bạn có cái lợi là nếu bạn không thích team này bạn xin chuyển sang team khác làm vì họ có khoảng 15-20 teams trong đó cho bạn chọn. Luật ở đây (như bác sĩ, nha sĩ) là khổ từ khi còn đi học lận chứ không phải chỉ đi làm. Tớ thì tớ đi học luật và phải đi làm IT để kiếm tiền học thì trong riêng case của tớ thì tớ thấy lúc tớ đi học + làm tớ khổ hơn chỉ đi làm.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 11:01 ngày 29/09/2007
  8. moonie

    moonie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2006
    Bài viết:
    575
    Đã được thích:
    0
    Chào anh Analyst,
    Em đã PM link của trường rồi ạ.
    Trường này đào tạo J.D. với mục đích là để thi bar exam ở Mỹ ạ. Nhiều alumni đã pass rồi ở lại Mỹ làm (nhiều người trong số này học B.A về Liberal Arts ở các trường nổi tiếng của Mỹ như Yale, Havard rồi quay về Korea học J.D) hoặc quay về Korea, hoặc đi làm cho common law law firms ở các nước khác nhau. Trường không được nằm trong ABA approved law schools nhưng có mối quan hệ với các trường khác ở Mỹ, nếu đi học được dạng trao đổi qua John Marshall School thì sẽ được thi bar exam của NY ạ.
    Trường này thành lập với hy vọng đào tạo được thêm nhiều Christian lawyers và tạo điều kiện cho những người ở các nước thế giới thứ 3 cũng có thể có cơ hội có J.D, trở thành lawyer và sau này đóng góp cho đất nước của chính họ.
    Tuy nhiên em vẫn mù tịt về working VISA và cách tìm việc làm tại Mỹ sau đó. Em nghĩ nếu học J.D ở Mỹ em còn có 3 năm để đi tìm việc làm part-time và học hỏi văn hoá cũng như là tăng cường tiếng Anh. Còn tuy trường này cũng cho em cơ hội thi Bar exam ở Mỹ nhưng em không có kinh nghiệm làm việc và tiếng Anh cực kém nên cơ hội ở lại Mỹ làm việc chắc là cực kỳ khó khăn. Người có background như em công dân ở Mỹ cũng không thiếu, tại sao họ phải chọn em?
    Càng thảo luận với anh Analyst em càng hiểu ra nhiều việc hơn. Nếu em không nhất thiết phải chọn Mỹ là nơi để làm việc và sinh sống thì chắc là trường ở Korea này sẽ phù hợp với em.
    Còn nếu em có một American dream cho riêng mình thì có phải tốt nhất là em sẽ dành thời gian sau khi finish cái Master này để ôn học thi LSAT và nộp đơn vào trường ABA approved law school ở Mỹ phải không ạ?
    Và trước hết, em muốn nghiên cứu kỹ càng xem, mình có thích hợp với Law hay không, em đã đọc nhiều Pre-Law, nhưng nếu anh analyst có link nào hay thì share cho em với ạ.
    Kính,
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn câu trả lời của bạn analyst.
    Tuy nhiên, mình mong bạn giải thích thêm một số điểm sau:
    1.Bạn có thể giải thích cụ thể giúp mình cách tính billable hours là như thế nào được không? Câu trả lời của bạn chắc cũng sẽ giải đáp giúp mình luôn là non-billable hours là gì?
    2. Mình ko hiểu khi bạn viết "Nếu bạn làm dưới mức đã quy định cho bạn, team leader của bạn sẽ hỏi thăm sức khoẻ của bạn". "Mức quy định" ở đây là billable hours phải không? Mà hỏi thăm sức khỏe tức là quan tâm đến sức khỏe của luật sư để kiểm tra xem sức khỏe của họ có đáp ứng được với công việc, đúng không bạn?
    Ngoài ra, bạn có nói thêm ý là "luật là khổ từ khi đi học". Mình cũng xin chia sẻ với bạn là: mặc dù mình sung sướng hơn nhiều người là ko phải lo cơm áo gạo tiền nhưng từ ngày còn đi học, kể cả ở VN hay khi học ở Pháp, mình chưa bao giờ thấy mình sướng hay được nghỉ ngơi thảnh thơi. Nếu như đi làm, phải làm 10-11h/ngày được coi là nhiều thì mình nhớ rằng ngày còn đi học, thời gian mình tích lũy kiến thứcc còn nhiều hơn thế (vậy mà vẫn cảm thấy thiếu thời gian). Tuy nhiên, khi đó là còn độc thân. Còn bây giờ, mặc dù mình cũng ko phải là chỉ làm việc 8h/ngày (công việc hiện thời của mình có thể coi là thoải mái, dễ thở hơn), nhưng sao mình thấy ko có thời gian để học hỏi, nâng cao thêm trình độ và kiến thức (bởi kiến thức là mênh mông, nhất là trong điều kiện Việt Nam - các văn bản pháp luật, hệ thống lý thuyết thay đổi liên tục). Và nếu được hỏi, bây giờ thích làm gì, mình vẫn trả lời là mình thích đi học hơn.
  10. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Tớ trả lời câu hỏi của hai bạn theo hai bạn hỏi ở trên và trong câu hỏi của Cons tớ trả lời theo từng điểm một từ trên xuống dưới theo đúng câu hỏi của bạn:
    (i) Moonie, anh tóm tắt câu trả lời của anh theo những điểm nhỏ:
    + Đã xem qua URL của trường của em và đã cung cấp cho em xem curriculum của một trường luật common law trong nước họ khác biệt nhau như thế nào. Đó cũng là lý do vì sao nếu một người muốn thi bar ở Mỹ đa số tiểu bang bắt buộc phải học ở ABA approved law schools là vậy.
    + Anh thấy em nói chưa đúng ở việc thi bar ở NY và nếu như một người không biết người ta hay tưởng rằng trường nào quảng cáo có liên kết với trường nào dạy luật của Mỹ thì có thể xin thi bar để có giấy phép hành nghề được. Điều đó không đúng. NY và một ít tiểu bang công nhận foreign legal education của một applicant bất chấp họ học luật ở đâu miễn là họ thi bar và pass thì sẽ được giấy phép hành nghề ở NY. Anh nhớ, và chưa check lại cho cẩn thận khi nói, là CA cũng vậy. Chính vì thế, Duyên mới có thể chỉ cần học LLM ở Mỹ đã có thể đến NY thi bar và có giấy phép hành nghề. Em học luật ở vn cũng được không cần phải học JD ở Korea nếu em tin rằng mình có khả năng pass bar thì cứ sang NY đăng ký vào và thi.
    + Anh rất là ngạc nhiên em tự nhận mình là tiếng Anh thật kém lại muốn đi vào học trong một lĩnh vực mà người nước ngoài (alien) phải ít nhất là xuất sắc về tiếng Anh chưa kể đến việc giỏi hơn người bản xứ ở một bằng đại học non-law trước đó hoặc có điều kiện hơn họ ở điểm khác. Tất cả bằng cấp em học ở nước ngoài ngoài nước Mỹ là em đã không sống ở đó để tự thân thấm văn hóa và xã hội của họ mà lại muốn cạnh tranh với sinh viên bản xứ. Như anh đã nói trong topic tiếng Anh, tiếng Anh có hai level, khi em học ở ngoài nước native speaker và không sống với họ, em rất khó có thể đạt khả năng diễn đạt tiếng Anh đến mức natural chưa nói đến là không bao giờ bằng dân bản xứ. Luật cần tiếng Anh rất nhiều và cần một khả năng diển đạt đến mức mà viết một câu trong hợp đồng một tỉ người trên hành tinh này chỉ hiểu đúng một nghĩa chứ không phải viết 1 câu 10 người hiểu mười nghĩa khác nhau (như luật ở một quốc gia nào đó).
    + Bản xứ họ hơn mình là đó là tiếng mẹ đẻ. Đó là lý do vì sao em nhìn lại đi có bao nhiêu sinh viên việt nam đi du học mà nhảy vào học JD hoặc tương đương trong gần 10 năm liên tục để có thể ra lấy giấy phép hành nghề cạnh tranh vớ dân bản xứ chưa nói đến working visa hoặc green card để ở lại.
    + Hãy tự ngồi xuống và suy nghĩ lại đi em. Hãy đọc Seven Habits của Stephen Covey đi và đọc phần ông ta nói về "Begin with the End in Mind". Tiếng Anh là năng khiếu nếu mình không xuất sắc thì nên kiếm ở lĩnh vực nào mình xuất sắc và đi theo nó. Xã hội này đâu phải làm luật sư, bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ kiếm lương 6 con số là tất cả đâu. Theo anh, một con người giỏi là một con người biết mình có khả năng gì và tận dụng khả năng đó chứ không phải làm cái gì mà mình chỉ "bám theo" và không phải ontop của nó.

Chia sẻ trang này