1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh tế học - Economie (cùng bàn về tất cả những vấn đề liên quan đến chuyên ngành này)

Chủ đề trong 'Czech' bởi N_L, 03/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. N_L

    N_L Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2004
    Bài viết:
    855
    Đã được thích:
    0
    Kinh tế học - Economie (cùng bàn về tất cả những vấn đề liên quan đến chuyên ngành này)

    Chào các bạn,mình mạn phép tạo ra topic này vì rất nhiều người trong chúng ta đang theo học Economie phải không à ? Chẳng nhẽ trong box Czech thiếu những người đam mê Eco ? Và box Czech chắc chắn rất buồn tẻ nếu thiếu cái gì đó mang tính phân tích khoa học phải không ạ ? .....
    Xin mọi người vào cho chút ý kiến ý cò nhé !
  2. input

    input Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Input cũng đang ngấp nghé học,nhưng thưa bác định bàn vấn đề gì ạ?Mikro hay makro?
  3. N_L

    N_L Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2004
    Bài viết:
    855
    Đã được thích:
    0
    Bất cứ cái gì trong sách vở và thực tế mà chúng ta vướng mắc liên quan đến kinh tế ...thế thì nhiều quá nhỉ ? Nhưng học thầy không tày học bạn.
    Thí dụ đơn giản thế này nhé, giá trứng ở Praha :
    Ta so sánh giá trứng ở chợ holešovické và vinohradské. Ở chợ holešovické ta thấy rằng có quá nhiều người bán và lại ít người mua,tức là cung thì lớn mà cầu lại nhỏ,phải không ạ ? Và trứng họ bán ở đây là 2 Kč. Ở vinohradské thì ngược lại có quá ít người bán và lại nhiều người mua, nghĩa là số lượng cung cấp lớn với nhu cầu nhỏ giá trứng sẽ được bán là 3 Kč.
    Với tình hình thế này thì trong thời gian tới điều gì sẽ xảy ra ? Giá trứng ở cả hai chợ này sẽ thế nào ?
  4. the_little_star

    the_little_star Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Theo con mắt của nhà kinh tế...tương lai em xin đc nhận xét như sau ạ :
    Nhờ sự quảng cáo hết sức thuyết phục của bác N_L, khách hàng sẽ kéo nhau tới chợ Holešovická và mua trứng tại đây.Tất nhiên người bán sẽ kô tăng giá (đễ còn giữ khách chứ ạ).Và sau 1 thời gian, ở chợ Vinohradská chỉ còn lại những khác hàng ... ngại tàu xe mà thôi ạ. Từ đó suy ra > chợ Vinohradská rồi cũng fải hạ giá trứng mà thôi... khô thì lỗ to ah`.
    Àh quên, 1 vấn đề lớn ở đây là thời gian và các yếu tố khác.. có fần liên quan kô nhỏ tới buôn bán nữa ạ.... nhưng nói về những vấn đề này thì dài dòng lắm ạ
    Nói tóm lại..kết quả là >càng cạnh tranh, ng mua càng có lợi {vâng, đúng vậy nhưng kô fải lúc nào cũng thế đâu ạ...}
  5. N_L

    N_L Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2004
    Bài viết:
    855
    Đã được thích:
    0
    Phân tích của bạn "dưới con mắt của người tiêu dùng" còn những người bán hành vi của họ ? Cái mình bàn ở đây là giá cả sẽ như thế nào ở hai chợ trên trong tương lai,nó thay đổi ra sao.
    Khi ở chợ holeševické những người bán nhận ra ở bên vinohradské bán một quả trứng với cái giá cao như vậy 3 Kč, họ sẽ tới đó bán. Kết quả là cung giảm bên chợ holešovické và giá sẽ tăng lên, ngược lại bên chợ vinohradské cung tăng và giá giảm .
    Cùng với phản ứng của người bán, người mua nhận thấy
    bên chợ holešovické trứng bán rẻ hơn và họ tới đó mua. Kết quả nhu cầu về trứng bên chợ vinohradské sẽ giảm và ngay cả giá cũng giảm,và ngược lại với chợ holešovické tăng lên. Và nó chỉ dừng lại khi giá giữa hai chợ này là gần như nhau.
    Người mua muốn lợi ích cho mình và người bán cũng muốn vây ? Theo bạn đã hợp lí chưa ?
  6. the_little_star

    the_little_star Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Phân tích của bạn "dưới con mắt của người tiêu dùng" còn những người bán hành vi của họ ? 1/ Cái mình bàn ở đây là giá cả sẽ như thế nào ở hai chợ trên trong tương lai,nó thay đổi ra sao.2/ Khi ở chợ holeševické những người bán nhận ra ở bên vinohradské bán một quả trứng với cái giá cao như vậy 3 Kč, họ sẽ tới đó bán. Kết quả là cung giảm bên chợ holešovické và giá sẽ tăng lên, ngược lại bên chợ vinohradské cung tăng và giá giảm .
    Cùng với phản ứng của người bán, người mua nhận thấy
    bên chợ holešovické trứng bán rẻ hơn và họ tới đó mua. Kết quả nhu cầu về trứng bên chợ vinohradské sẽ giảm và ngay cả giá cũng giảm,và ngược lại với chợ holešovické tăng lên. 3/ Và nó chỉ dừng lại khi giá giữa hai chợ này là gần như nhau. Người mua muốn lợi ích cho mình và người bán cũng muốn vây ? Theo bạn đã hợp lí chưa ?
    [/quote]

    Định để hôm nào rỗi mới trả lời bác...nhưngggg .........thôi thì bỏ chút ít thời gian xin đc bàn luận tiếp với bác vậy.. dù sao đây cũng là vấn đề TLS nên biết tới mà
    ad1)Bác N_L, bác thử đọc kỹ lại bài của TLS lần nữa đi ạ. Vả lại TLS cũng đã nói là còn fụ thuộc vào nhiều vấn đề khác rồi cơ mà.
    ad 2) Vâng, nhưng ng mua thì có thể di chuyển dễ dàng(v.d. kết hợp lúc đi đâu đó chẳng hạn), chứ ng bán thì còn fụ thuộc vào số lượng quầy hàng.. rồi cả chi fí (đầu tư ) cho quầy mới nữa chứ ạ !
    ad3) Theo TLS thì cũng chưa hẳn là thế đâu ạ... Bác đã đọc VsZ?OVA DILEMA. chưa ạ? /nếu chưa thì ``` tiếc quá bởi hôm nay TLS kô có nhiều thời gian, kô thì cũng kể cho bác nghe rùi TLS nghĩ nó cũng có thể vận dụng cho vấn đề này đấy ạ.
    Không biết TLS nghĩ thế có sai kô ạ?
    Được the_little_star sửa chữa / chuyển vào 03:07 ngày 04/11/2004
  7. N_L

    N_L Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2004
    Bài viết:
    855
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Định để hôm nào rỗi mới trả lời bác...nhưngggg .........thôi thì bỏ chút ít thời gian xin đc bàn luận tiếp với bác vậy.. dù sao đây cũng là vấn đề TLS nên biết tới mà
    ad1)Bác N_L, bác thử đọc kỹ lại bài của TLS lần nữa đi ạ. Vả lại TLS cũng đã nói là còn fụ thuộc vào nhiều vấn đề khác rồi cơ mà.
    ad 2) Vâng, nhưng ng mua thì có thể di chuyển dễ dàng(v.d. kết hợp lúc đi đâu đó chẳng hạn), chứ ng bán thì còn fụ thuộc vào số lượng quầy hàng.. rồi cả chi fí (đầu tư ) cho quầy mới nữa chứ ạ !
    ad3) Theo TLS thì cũng chưa hẳn là thế đâu ạ... Bác đã đọc VsZ?OVA DILEMA. chưa ạ? /nếu chưa thì ``` tiếc quá bởi hôm nay TLS kô có nhiều thời gian, kô thì cũng kể cho bác nghe rùi TLS nghĩ nó cũng có thể vận dụng cho vấn đề này đấy ạ.
    Không biết TLS nghĩ thế có sai kô ạ?
    [/QUOTE]
    Mình chú ý đến câu mà bạn đã túm lại,nó không liên quan lắm tới cái mình hỏi,bạn phân tích tất nhiên không sai gì cả. Những cái chúng ta đề cập đến phải rõ ràng chứ không trích dẫn nói chung chung,đi thẳng giải thích vấn đề vì vốn những cái chúng ta biết chưa sâu sắc lắm hay với mình thì nhiều cái cũng chưa rõ hết. Nói về ví dụ này mình đã kết luận người mua hay người bán không ngó chợ này xem có rẻ hơn không hay người bán có tâm lí bán nhiều trứng và đắt hơn không thì ở cả hai chợ phải có giá bán gần xấp xỉ bằng nhau. Nếu bạn thấy nó không như vậy được thì mình rất mong bạn giải thích bằng Dilema V>znů cho mọi người hiểu và thuyết phục.
    Rất mong các bạn khác vào tranh luận.
    Được N_L sửa chữa / chuyển vào 04:01 ngày 04/11/2004
  8. input

    input Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Với những yếu tố đưa ra chỉ là hai chợ như vậy thì sau một thời gian đúng là người bán hàng ở chợ có cầu ít sẽ đổ sang bên có cầu nhiều. Lúc đó giá trứng tương lai sẽ là giá trứng hai chợ cộng lại chia đôi là 2,5 korun. Còn về những tình huống cụ thể hơn đầu đề có cho đâu mà biết chợ nào có người cao tuổi lương thấp......Cái đó hình như chửa nên tính đến.
  9. kieuanhcz

    kieuanhcz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2003
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Gia thiet ?" khoang cach giua 2 cho la xa (asi 10km gi do, Anh ko o Praha nen ko ro ,thong cam nhe)
    Truoc het ta xet ve nhung nguoi ban hang nay ?"
    - Ta gia thiet rang nhung nguoi ban hang nay lay viec??.ban trung de kiem song lau dai (dlouhodobá nabídka) ?" neu Anh nho ko nham thi theo quan diem co dien (názor klasiků ?" hinh nhu la trong mo hinh Cung dai han) trong kinh te thi luong cau hang hoa ko phu thuoc vao gia (gia tang hay giam thi so luong hang mua van the, ko suy chuyen). Nguoi ban hang chi nang gia khi cac ieu to dau vao tang len (ví du: thue nhan cong, tien dau tu vao mua ga de co trung nay,thuc an cho ga, vv?). O day ta hieu rang truoc khi nguoi ban hang ban ra 1 qua trung voi gia 3 KC (cho Vinohradská)thi ho da phai tinh toan het cac khoan chi phi dau tu cho 1 qua trung roi ?" gia nay ta hieu la minimální prodejní cena nhe ?" nedá se snížit ješt>, jinak Tržby = Náklady ---- Zisk = 0 --- ban ma khong co lai thi?.Tat nhien ta con chua tinh den ieu to canh tranh giua nhung nguoi ban ?" van de nay cac vi cung rat ro con gi, tren thi truong muc gia la khac nhau, ko ton tai 1 gia chuan cho 1 mat hang, cang nhieu nguoi ban se sinh ra cang nhieu canh tranh ?" va no dan den su giam gia toi 1 muc nhat dinh.
    Bo qua mo hinh dai han, ta thu xet tu goc do Cung- ngan han xem sao = prodej za krátké období (1 vai ngay chang han)
    O day muc gia la cung, ko thay doi,( gia cua 2 cho van y nguyen) so luong hang ban ra se phu thuoc vao tong cau. Neu cau ve hang hoa tang thi se ban duoc cang nhieu. Gia thiet cua mo hinh nay la gia ca luon giu nguyen vi vay ko co su tang hay giam gia gi ca. Suy ra neu nhung nguoi ban hang ko thay doi gia cho linh dong , hop voi thi truong thi tinh hinh van the ?" cho co trung re hon van co nhieu nguoi mua , cho Vinohrad ban trung dat hon van it nguoi mua
    Do la cach nhin bang makroekonomie (mot trong nhung faktor ko the ko tinh trong mo hinh nay la thue, neu thue tang thi moi thu deu tang..)..
    con neu nhin bang con mat mikro thi Anh cung dong quan diem voi pac N-L, chi khac mot cho la may nguoi ban hang ben Vinohrad se phai giam gia ma ko can phai sang cho Holešovice (do canh tranh - co qua nhieu nguoi ban, chi phi xang cho oto,vv? va podle zásady : tha ban nhieu voi muc gia thap hon mot chut con co loi hon la giu muc gia dat cat co nhung ko thu duoc dong nao
    To input ?" muc gia 2,5 hoi bi dep, theo Anh hieu thi do la muc gia ma tai do ca hai cho deu ban het sach trung ah?Cu cho la nhu vay di va cu cho rang ca 2 ben cho deu thong nhat muc gia do di, nhung su can bang cung chi ton tai rat la ngan han ma thoi (sau do la oscilace ?" tu nay dich ra tieng vn la gi, giup gium cai). Thuc te cho thay tren thi truong ko bao gio ton tai lau hien tuong Nabídka = Poptávka dai lau ca.
    Xin loi moi nguoi vi ko type duoc tieng vn nhe.
  10. N_L

    N_L Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2004
    Bài viết:
    855
    Đã được thích:
    0
    Mình cảm ơn các bạn vì nhưng phân tích cho thí dụ của mình. Hôm nay mình muốn giới thiệu cùng các bạn một nhà kinh tế học mà có trong một tài liệu mình vừa có được,mong được chia sẻ cùng các bạn ở đây. Đó là Paul Samuelson.
    Paul Samuelson là một hình tượng đầy nghịch lý. Ông có thiên hướng toán kinh tế hơn bất kỳ ai trong cuối thế kỷ 20. Nhưng Samuelson nổi tiếng, và có rất nhiều tiền, nhờ vào việc viết thành công rất nhiều sách giảng dạy về kinh tế học cơ bản. Nhưng ông lại viết mọi khía cạnh trong kinh tế học. Đối với một người có khả năng toán học như vậy thì viết rộng được như thế rất đáng chú ý và hiếm có.
    Samuelson sinh năm 1915 ở Gary, Indiana; nhưng cha mẹ ông chẳng bao lâu sau đó chuyển đến Chicago, do vậy Samuelson được giáo dục trong hệ thống trường công của Chicago. Sau đó ông vào học tại trường đại học Chicago. Với dự định học chuyên ngành toán học, Samuelson học qua một khoá kinh tế học và ngay lập tức nhận ra rằng toán học có thể cách mạng hoá kinh tế học như thế nào.
    Nhờ vào việc đạt được học bổng của Hội đồng nghiên cứu khoa học xã hội, Samuelson đã có tiền trang trải cho học sau đại học, nhưng cũng phải trả giá. Theo qui định học bổng thì ông không thể tiếp tục học tại trường Chicago, Samuelson chọn học tại trường Harvard, và ông nhận bằng tiến sĩ vào năm 1941 tại đây. Hầu hết các nhà kinh tế học đều nhìn nhận luận án tiến sĩ của ông đã cung cấp những nền tảng toán học cho kinh tế học đương thời.
    Samuelson thích đại học Harvard và ông muốn trường dành cho ông một vị trí giảng dạy chính thức tại đây. Nhưng trường Harvard đã quyết định không giữ ông ở lại. Quyết định ở lại Cambridge, ông đồng ý một vị trí giảng dạy tại Học viện công nghệ Massachusetts. Ông giảng dạy ở lại đây cho đến khi nghỉ hưu, và trở thành một giáo sư ở tuổi 32. Vào năm 1947 ông nhận huy chưng John Bates Clark của Hiệp hội kinh tế học Mỹ, giải thưởng hàng năm dành cho những nhà kinh tế học triển vọng nhất dưới tuổi 40. Trong suốt năm 1951 ông làm Chủ tịch Hiệp hội kinh tế lượng, và năm 1961 ông làm Chủ tịch Hiệp hội kinh tế Mỹ. Vào năm 1970 Samuelson nhận gii thưởng Nobel kinh tế.
    Trong tất cả các tác phẩm của mình, Samuelson tìm cách đưa ra cơ sở toán học cho những ý tưởng kinh tế, ông tin rằng lý thuyết kinh tế mà không được công thức hoá thì sẽ không có tính hệ thống và không rõ ràng. Không như Marshall, người cảm thấy rằng chuyển từ các câu chữ thành các phưng trình toán học chỉ làm mất thời gian, Samuelson cho rằng điều ngược lại nghĩa là chuyển từ các phưng trình toán học thành các câu chữ mới là lãng phí thời gian. Đối với Samuelson thì dùng các công thức toán học sẽ làm sáng tỏ bản chất của mô hình và các luận cứ, và tạo nên giá trị của lý thuyết kinh tế học. Thông qua ảnh hưởng của Samuelson, các bài giảng kinh tế ở bậc sau đại học đã ngày càng có hướng sử dụng các công cụ và kỹ thuật đại số tuyến tính cùng với các phép tính vi phân và tích phân, và giao tiếp giữa các nhà kinh tế học ngày càng mang tính toán học.
    Nhưng Samuelson đã không ủng hộ tính chặt chẽ chỉ vì mục đích chặt chẽ, hay dùng công thức chỉ cho mục đích công thức. Thay vào đó, ông nhìn nhận toán học như một công cụ. Toán học làm sáng tỏ các luận cứ và chứng minh những lý thuyết kinh tế mà có thể kiểm định thực tiễn.
    Mối quan tâm trong những liên quan và khả năng kiểm định các lý thuyết kinh tế học đã ẩn chứa một cuộc tranh luận về mặt phưng pháp luận giữa Samuelson và Milton Friedman trong những năm hậu chiến. Friedman cho rằng tính đúng đắn của các giả thuyết kinh tế là không quan trọng; điều duy nhất quan trọng đó là liệu các dự đoán từ các giả thuyết này có đúng không. Samuelson phản ứng lại rằng tính không chính xác về mặt thực tiễn trong các gi thuyết sẽ không bao giờ có ích trong khoa học. Ông cũng chỉ ra rằng sự phân biệt giữa những giả thuyết và dự đoán không bao giờ quá rõ ràng; cái được coi là một gi thuyết và cái được coi là kết quả của giả thuyết nào đó là ngẫu nhiên. Do vậy, các giả thuyết không thực tế mà Friedman ca ngợi có thể được coi là những dự đoán không thực hay giả dối xuất phát từ một tập hợp các gi thuyết khác nhau. Cuối cùng, Samuelson chỉ ra rằng theo những nguyên lý logic thì những tiền đề đúng có thể chỉ tạo ra kết luận đúng, nhưng tiền đề sai sẽ có thể tạo ra cả hai, và điều mà người ta mong muốn trong kinh tế học là kết luận đúng.
    .......( còn tiếp)

Chia sẻ trang này