1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh Thi

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Tao_lao, 04/03/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Lần trước gửi Kinh Thi lên mà sau đó không hiểu vì sao lại lạc đi mất, hỏi thăm cũng không thấy ai biết. Thôi thì gửi lại vậy:

    001 Quan thư - chương I

    Quan quan thư cưu
    Tại hà chi châu
    Yểu điệu thục nữ
    Quân tử hảo cầu.

    Chu Nam

    Dịch Nghĩa
    Đôi chim thư cưu hót họa nghe quan quan,
    Ở trên cồn bên sông.
    Người thục nữ u nhàn,
    Phải là lứa tốt của bực quân tử (vua).

    --------------------------------------

    Chú giải của Chu Hy:

    Chương này thuộc thể hứng.

    Quan quan, tiếng chim trống chim mái ứng họa nhau.
    Thư cưu, loài chim nước, lại có một tên nữa là vương thư, hình dạng giống như chim phù y, ngay trong khoảng Trường giang và sông Hoài thì có chim ấy. Chim này sống có đôi nhất định mà không hề lẫn lộn. Hai con thường lọi chung mà không lả lơi, cho nên sách của Mao công có nói rằng: Đôi chim thư cưu tình ý chí thiết khăn vó đậm đà, nhưng lúc nào cũng giữ gìn cách biệt.

    Sách Liệt nữ truyện cho là người ta chưa từng thấy chim thư cưu sống dư cặp hay sống lẻ loi, là vì tính của nó như thế. Hà, tên thông dụng của những dòng nước chảy ở phương bắc.

    Châu, cồn đất ở giữa sông có thể ở được.
    Yểu điệu, là ý u nhàn, u tích yên lặng và nhàn nhã.
    Thục, hiền lành.
    Nữ, con gái chưa gả chồng, nói nàng Thái Tự, vợ vua Văn vương, lúc còn ở nhà với cha mẹ.
    Quân tử, chỉ vua Văn vương.
    Hảo, đẹp lành.
    Cầu, đôi lứa.

    Sách của Mao công nói chí là rất, tình ý rất tha thiết đậm đà.

    hứng, là trước nói một vật gì để sau dẫn đến lời ca vịnh.

    Vua Văn vương nhà Chu sinh có thánh đức, lại được bậc thánh nữ họ Tự để kết hôn. Nhưng người trong cung, lúc nàng Thái Tự mới đến, thấy nàng có đức hạnh u tịch, nhàn nhã và trinh chuyên, bèn làm bài thơ này rằng: Kìa đôi chim thư cưu nghe hót quan quan, đang ứng họa nhau ở trên cồn bên sông. Người thục nữ yểu điệu này há không phải là bạn lứa tốt của bậc quân tử Văn vương hay sao? Có ý nói nàng Thái Tự và vua Văn vương cùng hòa vui mà cung kính lẫn nhau, cũng như tình chí thiết đậm đà mà lúc nào cũng giữ gìn cách biệt của đôi chim thư cưu vậy.

    Về sau hễ nói hứng thì ý văn cũng phỏng theo chương này.

    Ông Khuông Hành nhà Hán nói rằng: Yểu điệu thục nữ, Quân tử hảo cầu, là nói rằng nàng Thái Tự rất mực trinh thục không thay tiết tháo. Những rung cảm về ******** không hề lẫn vào nghi dung, những ý vui riêng không hề lộ ra cử chỉ, có được như thế rồi mới có thể phối hợp với bậc chí tôn và làm chủ tế tông miếu. Vì đó là đầu mối của cương thường và của nền vương hóa. Giảng Kinh Thi như thế đáng gọi là người khéo nói vậy.


    Dịch Thơ
    Quan thư chương I

    Quan quan kìa tiếng thư cưu
    Bên cồn hót họa cùng nhau vang dầy
    U nhàn thục nữ thế này
    Xứng cùng quân tử sánh vầy lứa duyên.

    Bản dịch: Tạ Quang Phát

    Sống và chết tầm thường như một kẻ vô danh
  2. optimize

    optimize Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Tớ thử dịch:
    Quan quan kìa tiếng thư cưu
    Đôi chim quấn quít khúc yêu bên dòng
    Có nàng thục nữ má hồng
    Bên người quân tử đẹp lòng xứng duyên
     

Chia sẻ trang này