1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kính Thiên Văn (Các câu hỏi về mua bán thiết bị, vật liệu lắp ráp kính thiên văn hoặc các dụng cụ qu

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi chunhoc_yeuthienvan, 05/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chunhoc_yeuthienvan

    chunhoc_yeuthienvan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Kính Thiên Văn (Các câu hỏi về mua bán thiết bị, vật liệu lắp ráp kính thiên văn hoặc các dụng cụ quang học post vào topic n

    THẬT TIẾC VÌ VỪA RỒI 4 ROOM THIÊN VĂN HỌC ĐÃ BỊ PHÁ ! VẬY LÀ LẠI PHẢI XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ LẠI !EM RẤT TIẾC !
    EM MUỐN LẬP LẠI CHỦ ĐỀ VỀ KÍNH THIÊN VĂN , VÌ EM THẤY CHỦ ĐỀ NÀY RẤT CÓ ÍCH . NHẤT LÀ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI ĐANG CÒN BẬP BÕM NHƯ EM !
    MUỐN ĐẾN VỚI THIÊN VĂN HỌC EM NGHĨ ĐẦU TIÊN LÀ PHẢI CÓ ĐƯỢC MỘT CHIẾC KÍNH THIÊN VĂN CỦA RIÊNG MÌNH !RỒI TỪ ĐÓ MỚI NGIÊN CỨU GÌ THÌ NGIÊN CỨU!
    CHÍNH VÌ VẬY EM MONG BQT SẼ CHO TỒN TẠI CHỦ ĐỀ NÀY !
    RẤT MONG MỌI NGƯỜI ỦNG HỘ !
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    đáng tiếc là các chủ đề quan trọng đã bị xoá. Không biết có phục hồi lại được không ?
    Nếu các bạn cần các bài cũ thì có thể vào trang 5nam.ttvnol.com/thienvanhoc.ttvn lưu các bài của diễn đàn trước 1-1-2006.
    Còn các tài liệu quan trọng thì đã có ở www.thienvanvietnam.com
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 16:12 ngày 05/04/2006
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Tôi sẽ sưu tầm lại một số bài viết có chất lượng đã được post tại topic:
    Kính thiên văn ( Nơi hướng dẫn làm kính và rao bán các loại kính)
    do bạn Laze_a1 mở đầu vào ngày 04/04/2002
    (Các bạn có thể xem nội dung topic cũ tính đến cuối tháng 12/2005 tại đường link sau:
    http://5nam.ttvnol.com/thienvanhoc/55007.ttvn)
    =======================
    Các bạn cũng có thể tìm được rất nhiều kiến thức về kính thiên văn và các dụng cụ quang học tại những website sau:
    + Website của VACA:
    http://thienvanvietnam.com/KienThuc.htm
    (phần Kính Thiên Văn, đây là một tập các bài viết của Vũ Trọng Thư - VTT)
    + Website của Vũ Trọng Thư:
    http://12tinams.phidji.com/thienvanhoc/index.html
     
    + Website của RAGNAROK:
     
    http://tuanson.net.tc
     
    + Website của ThoTrang:
     
    http://www.kinhthienvan.com
     
    Zeratul - The Chief of The DarkTemplar
    =======================
    Bài viết của Laze_a1 gửi lúc 04/04/02. Đây là bài viết mở đầu topic "Kính Thiên Văn" cũ, cũng là một trong những bài viết đầu tiên của box.
    ====
    Chào các bạn. Ngoài việc post các bài viết, tại sao chúng ta không cùng chế tạo vài cái kính thiên văn nhỉ? Có kính cùng nhìn ngắm lên vũ trụ, như thế có phải là hoạt động của chúng ta thêm phần thú vị không?!! Trong năm vừa qua, tôi đã loay hoay mãi mà không thành công. Vậy bạn nào đã có kinh nghiệm xin chỉ giúp tôi vài chiêu đi, hoặc ai đã có kính thì cung cấp cho tôi vài chỉ số về tiêu cự của vật kính cũng như thị kính, bán kinh đường rìa(r)... được chứ. (Hiện nay tôi có 1 thị kính với tiêu cự f=1cm, 2 thấu kính với độ tụ(D) +1 và +2 diop).Rất cảm ơn các bạn Nếu có thể hãy để laze phụ trách về mảng tiến hành tạo kính thiên văn cho CLB, các bạn thấy thế nào, hãy cho ý kiến và liên hệ với mình nhé. Địa chỉ e-mail của mình : laze_a1@yahoo.com
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 17:11 ngày 08/04/2006
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bài của thành viên Tuanbass gửi lúc 13:59, 26/04/02
    ====
    Tôi cũng đã từng làm một cái kính thiên văn hồi còn ở Sg. Tìm kính mắt không khó lắm. Bạn có thể ra hàng kính hỏi các hàng bán kính. Các hàng bán kính thông thường chỉ có thể cung cấp cho bạn kính với max độ tụ là 20+ (thực ra cái này là trong bộ thủ mắt của họ, nhưng vì chằng có ai viễn đến độ như thế nên người ta mới bán đi, nghe đâu bộ thử mắt này nhiều triệu lắm.) Giá cả thì cũng còn tuỳ vì chỉ những ai thích thì họ mơi bán, nhưng nói chugn tôi đã đi hỏi nhiều hàng và cũng có nhiều người bán, giá rẻ nhất mà tôi mua được là 30 ngan/chiếc, đường kính nó khoảng 1,5cm-2cm. Bạn nên mua lấy khoảng 3 đến 4 chiêc sau đó ghép lại thì bạn sẽ có đuwọc một thị kính có độ tụ khoảng 60-80 diop, nhu vậy là khá được rồi đúng không? bạn ghép sát chúng với nhau, vì các kính này là trong bộ thủ mắt kính của ngoại nên nó dù có độ tụ lớn nhưng do chiết suất rất lớn (đồ Tây mà) nên thực ra nó rất mỏng nên rất dễ cho việc ghép sát mà chẳng gây nên sai số đáng kể.
    Cái khó nhất của tôi là cái kính vật kia.. Thường thì người làm kính TV nghiệp dư cứ cho rằng ra mua loại kính hội tụ 1+ là coi như xong. Nhưng thực tế thì bạn lắp vào sẽ bị quang sai ghê gớm ngay. Quang sai là một trong những khó chịu nhất và cũng là điều làm kém thú vị nhất khi bạn thử sản phẩm yêu quý của mình. Bị quang sai thì dù có G lớn đến đâu chằng nữa bạn cũng không thể thấy rõ được các lỗ trên mặt trăng (cái dễ quan sat nhât). Mua kinh 1+ ở ngoài hàng kinh bị quang sai là do mặt cong kính có dạng cầu để phù hợp với mỹ thuật gia công cho deo mắt.(Thế mới biết các ống nhòm ngày xưa nhìn mà thèm độ khử quang sai của nó) Tôi đố các bạn tìm được cái kính 1+ nào ở hàng kính mà nó không có dạng cầu (tôi đã đi hỏi thử ít nhất 20 hàng kính). Và vì thế một lần tôi đã gạ một ông hàng kính về việc đặt làm 1 cái kính 1+ với một mặt phẳng đường kính 10cm, còn mặt kia cho phép lồi ra (để được 1+). Ông ta nói là làm như vậy trong nhà máy kính chẳng khó gì miễn là có phôi để phay, va giá đặt như vậy chỉ là 50 nghìn. Tôi thấy trò đặt này khá hay nên hỏi ông ấy luôn có thể làm được thị kính như ống nhòm không (+50), ông ấy bảo cứ đặt là làm được hết và cung nói với tôi rằng kính +50 thì phải tìm loại phôi ngoại vì phải cần có chiết suất lớn (vì chỉ cần mỏng mà vẫn cho chiết suất lớn). Tôi không đặt thị kính vì đã chót mua rồi, liền chỉ đặt vật kính. Và các bạn có biết không, kết quả thât không ngờ, quang sai dường như đã mất hẳn mặc dầu kính của tôi cũng chẳng có tráng lớp phản xạ phản xiếc gì. Chỉ với G=x150 mà cũng có thể nhận ra vẹ tinh Jupiter ngon lành (trước đây thì đừng có mơ, kể cả dùng giấy bịt bớt sáng để tránh quang sai rìa).
    Kinh nghiệm của tôi cho thấy ống PVC làm là khá tốt, sự chính xác của đồng trục cũng không quan trọng lắm vì nó cung không ảnh hưởng lắm, chỉ cần khi bạn vừa làm vừa thử nếu thấy xuất hiện ảnh là đuwọc.
    Mà nên nhớ ngoài kính vật và mắt bạn cũng nên có một cái gương phản xạ đặt ở sát kính mắt để đổi hwưóng nhìn(để cho hướng nhìn của ta vuông góc với hướng nhìn lên trời) Cai gương này có 2 tác dụng, thứ nhất bạn đỡ phải ngửa cổ lên khi quan sát, thay vào đó bạn nhìn xuống dưới, thứ 2 là nó khử độ ngược trên dưới, bạn sẽ nhìn người không bị chân thành đầu. Nên nhớ một cái kính thường chỉ gồm thị kính và vật kính thì ảnh sẽ ngược hết cả (chân thành đầu, đi sang bên trái thì nhìn thấy họ đi sang phải). Vì vậy với cái kính có gương như thế bạn sẽ tháy ngưòi ta vẫn đunwgs đúng chiều, nhung có điều vẫn ngươci huớng trái phải. Sở dĩ ống nhòm bạn nhìn thấy nó thuận cả trên dưới trái phải là do nó có hệ 2 lăng kính phản xạ chuyển đổi rồi, vì thế mà bạn thấy ống nhòm thường có dạng chũ Z chú khong thẳng tuột từ đầu đến cuối.
    Chúc các bạn thành công, hẹn gặp lại khi khác.
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bài của VTT Gửi lúc 12:37, 28/04/02
    ====
    Đúng rồi, bọn mình chủ yếu làm KTV khúc xạ thì vướng nhất là tìm 1 cái kính vật lớn và tốt, nói chung nghèo thì chỉ ra hàng kính mua mấy cái kính viên dùng tạm thôi chứ biết đặt mua kính vật ở đâu bây giờ?
    Tôi có ý định thế này: tại sao chúng ta không chuyển sang thử nghiên cứu làm KTV phản xạ nhỉ, về gương phản xạ thì (nói ra hơi buồn cười 1 chút) tôi thấy có 1 số loại chảo được mạ inox phản xạ rất tốt, không biết nó có phải hình paraboloid không nhỉ. Hoặc tốt nhất là kiếm được cái chụp đèn có mạ inox như người ta hay dùng để chiếu sáng ở các hotel chẳng hạn, chắc cái đó là hình paraboloid. Đã mấy lần tôi định ra cửa hàng bán chụp đèn hỏi thử nhưng chưa có dịp, bạn nào đã có kinh nghiệm trong việc làm KTV phản xạ thì cùng bàn bạc đi.
    Làm được 1 cái KTV phản xạ chắc là xem thích lắm, đường kính vừa to lại còn loại bo được bao nhiêu quang sai của kính khúc xạ nữa chứ.
    Có mấy bạn nói về độ phóng đại của KTV, cho phép tôi mạo muội được nói thế này: có 3 đại lượng đặc trưng cho sự phóng đại 1 vật là số phóng đại góc, số phóng đại chiều dài và số phóng đại về diện tích. Vì các đối tượng mà chúng ta quan sát coi như ở xa vô cùng nên số phóng đại góc và số phóng đại chiều dài coi như dùng tương đương nhau, tuy nhiên nếu ta gặp phải những lời quảng cáo của các cửa hàng (ở nước ngoài) rằng KTV của họ phóng đại hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn lần thì đấy là họ đang nói về số phóng đại về diện tích đấy. Con số này bằng bình phương của số phóng đại góc nên rất lớn và dễ làm người không biết cảm thấy ghê gớm, chẳng hạn chính Galileo đã viết trong nhật ký rằng KTV của mình phóng đại vật thể lên gần 1000 lần, nhưng người ta đã biết rằng thực tế cái KTV đầu tiên đấy có f1=120cm, f2=4cm nên có số phóng đại góc khoảng 30 lần và vì thế có số phóng đại về diện tích khoảng 1000 lần.
    Còn đối với chúng ta điều thực sự cần nhất từ KTV chính là độ sắc nét của hình ảnh chứ không phải là mấy con số phóng đại kia bởi vì năng suất phân li của mắt người khá cao, chỉ cần hình ảnh nét, đẹp và biết cách quan sát là ta cũng có thế phát hiện ra các chi tiết nhỏ mà chẳng cần dùng KTV có số phóng đại lớn mới thấy được.
    VTT
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo là 1 serie các bài viết của VTT. Mặc dù đã gần 4 năm trôi qua nhưng những bài viết này vẫn còn giá trị và được nhiều nơi khác copy hoặc trích dẫn
    Bài viết ngày Gửi lúc 06:55, 02/05/02

    ====
    Chào mọi người, lâu lắm rồi tôi mới trở lại với TTVNOnline thì thấy TTVNOnline đã có rất nhiều đổi mới cả về chất lượng cũng như số lượng các thành viên, và đặc biệt nhất là đã có thêm forum Thiên văn học này. Bản thân tôi cũng là một người rất say mê về TVH nên qua đây cũng muốn chia sẻ và học tập thêm kiến thức và kinh nghiệm với tất cả mọi người.
    Thực lòng mà nói, ở VN hay các nước chậm pt cứ nhắc đến TVN là người ta thường hay nghĩ đến 1 cái gì đó rất cao siêu, trừu tượng và rất tốn kém để nghiên cứu... điều này đã làm nản lòng không ít người mới bước chân vào nghiên cứu lĩnh vực TVH. Nhưng trên thực tế chỉ cần có một chút kiến thức về vật lý và quang học cộng thêm tính kiên trì là bạn có thể tự tạo dựng cho mình một công cụ vô cùng quan trọng cho nghiên cứu thiên văn - đó chính là chiếc kính thiên văn (KTV)
    Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc tự mình sẽ làm ra được 1 chiếc KTV chưa? Có lẽ đa số là chưa vì cứ nói đến KTV là hình như người ta cứ nghĩ ngay đến những KTV khổng lồ đường kính 6m, 8m, 10m cùng với những nhà vòm to lớn... được chiếu trên TV và chỉ dừng lại ở đó. Tuy nhiên theo kinh nghiệm ít ỏi của bản thân tôi, việc đầu tiên mà chúng ta cần làm quen với TVH không phải là đọc các sách vở nói về các quy luật chuyển động các hành tinh, các chòm sao, mặt trời... mà phải là bắt tay vào tự làm cho mình một chiếc KTV (chiếc KTV mà tôi sẽ giới thiệu với các bạn sau đây có giá tiền mua nguyên vật liệu khoảng 30.000VND thôi nên chắc hầu hết ai cũng có thể thực hiện được)!
    Có thể bạn nghĩ rằng tôi suy nghĩ có vấn đề? Cũng có thể là như vậy lắm chứ, nhưng theo tôi mới học TV mà đã lao vào học trên lý thuyết suông các công thức, các quỹ đạo chuyển động... thì sẽ chỉ làm cho người mới học rối tung đầu óc lên thôi. Trong khi đó, tại sao ta lại không học TV thông qua thực hành nhỉ, bằng việc tự tạo cho mình một chiếc KTV (thực ra đối với amateur như chúng ta thì gọi nó là ống nhòm có lẽ đúng hơn) sẽ đem lại cho bạn những giây phút giải trí rất thú vị và hiệu quả.
    Chúng ta hãy cùng bắt đầu nhé, trước hết bạn cần biết rằng cấu tạo chung của KTV cực kỳ đơn giản, chỉ gồm có 2 thấu kính (lens) đặt trên cùng 1 đường thẳng thôi, không gì có thể đơn giản hơn như vậy. Tiếp theo để giữ cho ống kính được thẳng và có thể quay được người ta lắp 2 thấu kính trên vào 1 cái ống (tube) - đối với chúng ta theo tôi tốt nhất là dùng ống nước (nhựa PVC) để làm, vừa rẻ vừa nhẹ.
    Như đã nói ở trên, KTV của chúng ta gồm 2 thấu kính, 1 cái ở đằng trước đối diện với vật thể được quan sát được gọi là kính vật (objective glass) có tiêu cự f1; cái ở đằng sau là chỗ mà mắt ta trực tiếp ngắm vào gọi là kính mắt (eye piece) có tiêu cự f2. Nắm được 2 con số f1 và f2 cho ta một số tính năng cơ bản của 1 KTV, đó là:
    + Số phóng đại của kính G=f1/f2 (lần)
    + Chiều dài giữa 2 kính d=f1+f2 đơn vị chiều dài
    f1 và f2 thường được đo bằng cm, tuy nhiên có 1 số trường hợp f1 được đo bằng m còn f2 đo bằng mm nên bạn phải đổi chúng về cùng 1 đơn vị đo.
    Để cho rõ thêm về f1, f2 bạn có thể tham khảo ví dụ sau: chiếc KTV mà Galileo đã dùng để quan sát Mặt Trăng, sao Mộc... và đã phát hiện ra bao nhiêu điều mới là về vũ trụ, làm thay đổi toàn bộ quan niệm của con người, làm sụp đổ thuyết nhật tâm Ptoleme... có f1=120cm và f2=4cm. Như vậy bạn có thể tính được KTV này có số phóng đại G=30 lần và nó dài khoảng hơn 1,2m
    Còn 1 điểm nữa các bạn cũng có thể thấy được qua công thức G=f1/f2 là ta có thể có được G theo ý muốn bằng cách thay đổi f1 và f2. Thường thì ai mà chẳng muốn có số phóng đại lớn nên người ta hay tìm cách tăng f1 hoặc giảm f2, chẳng hạn với f1=2m (200cm) và f2=1cm thì ta sẽ có G=200 lần - quá tuyệt vời phải không. Tuy nhiên bạn cũng cần biết thêm rằng không phải cứ tăng G lên mà tốt đâu, đối với beginner thì chỉ cần khoảng G=30 lần là đủ, như thế chúng ta cũng sẽ quan sát được những gì mà Galileo vào năm 1609 đã thấy rồi.
    Vẫn từ công thức G=f1/f2, bạn thử nghĩ xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu như ta nhìn qua KTV theo chiều ngược lại từ đằng trước ra đằng sau nhỉ? Lúc đó vai trò của kính mắt và kính vật sẽ đổi chỗ cho nhau và ta sẽ có G=f2/f1 -> mọi vật sẽ bị thu nhỏ lại nhiều lần, chẳng hạn với ví dụ trên thì G mới=1/30 và bạn sẽ thấy cảnh vật xung quanh bị thu nhỏ đi 30 lần.
    ==================================
    Hình như tôi nói hơi nhiều rồi nhỉ? Bây giờ chúng ta cùng bắt tay vào làm từng bước 1 chiếc KTV nhé, việc đầu tiên là bạn phải đi mua kính vật và kính mắt.
    1. Kính vật phải là kính hội tụ có tiêu cự lớn và bạn nên chọn loại có tiêu cự f1 từ 40-100cm, theo tôi bạn nên ra một hàng kính mắt ở ngoài đường và hỏi mua 1 mắt kính viễn có độ tụ +1 điốp - như vậy bạn đã có được 1 kính mắt có tiêu cự 100cm với giá khoảng 10.000đ. Nhớ mua loại mắt kính mà người ta chưa mài để lắp vào kính nhé, nó sẽ có hình tròn đường kính 6,5cm mà bạn có thể dùng nó để phóng đại các vật ở gần xung quanh mình đấy.
    2. Kính mắt thường có tiêu cự f2 nhỏ khoảng <10cm và có thể là kính hội tụ hoặc là kính phân kỳ (khác với kính vật phải là kính hội tụ) tuy nhiên để mua được kính phân kỳ tiêu cự nhỏ thì hơi khó nên theo tôi bạn sẽ mua 1 kính hội tụ có tiêu cự khoảng 7cm - đó đơn giản chính là một cái kính lúp của TQ mà ta có thể mua ở các cửa hàng văn phòng phẩm. Khi bạn đi mua, có thể bạn sẽ gặp nhiều loại kính khác nhau, nhưng kinh nghiệm mua kính mắt là chọn loại càng nhỏ càng tốt, chẳng hạn 1 số cửa hàng có các loại kính cỡ 90mm,80mm...40mm, khi đó hãy chọn mua cái có đường kính 40mm (giá khoảng 8.000đ) và kiểm tra qua tiêu cự của nó.
    Để xác định gần đúng tiêu cự kính lúp này bạn có thể làm như sau: đặt kính lúp sát trên mặt bàn rồi dần dần đưa nó lên về phía mắt mình, lúc đó mọi vật qua kính sẽ to dần lên... đến 1 lúc 1 mọi thứ sẽ bị nhoè đi nhìn không rõ nữa, lúc đó k/c từ kính đến mặt bàn có thể coi gần đúng là f2.
    Sau khi đã mua được 2 kính trên, bạn hãy về nhà và thử sử dụng luôn khả năng phóng đại của 2 chiếc kính này. Trước hết hãy chọn 1 vật thể ở xa vô cùng (khoảng trên 20m là được, càng xa chỗ bạn càng tốt) đó có thể là 1 toà nhà, 1 cái cây...sau đó tìm cách cố định kính vật lại (bạn nên kẹp nó thẳng đứng vào 1 cái hộp, đặt trên 1 cái ghế để có thể di chuyển khi cần thiết). Kính mắt cũng làm tương tự như vậy hoặc nếu không bạn có thể cầm bằng tay. Tuy nhiên tốt nhất là bạn có được 2 cái ghế có cùng chiều cao, gắn kính vật và kính mắt vào 2 cái hộp để trên 2 cái ghế đấy sao cho chúng cao ngang nhau là thoải mái cho mình nhất.
    Tiếp theo hãy hướng kính vật về phía mục tiêu quan sát và cố định nó trên ghế, xê dịch cái ghế có để kính mắt đến thẳng hàng với kính vật và mục tiêu (hãy gọi đây là đường thẳng d). Bây giờ là lúc khó khăn nhất, bạn hãy vừa nhìn vào kính mắt, và vừa di chuyển cái ghế có chứa kính mắt theo đường thẳng d, bạn sẽ thấy hình ảnh của mục tiêu thay đổi mỗi khi vị trí giữa kính vật và kính mắt thay đổi. Khoảng cách đúng của nó sẽ phải là f1+f2 khoảng 107 cm nên bạn cố gắng xê dịch ghế trong khoảng này (nhớ là lúc nào hai kính này cũng phải song song với nhau nhé, nếu bị lệch nhiều quá bạn sẽ không thấy gì đâu).
    Chỉ một lúc sau thôi bạn sẽ thấy hình ảnh của đối tượng quan sát xuất hiện nét qua kính mắt, hãy dừng lại và dùng thước dây đo chính xác khoảng cách giữa 2 kính lúc này. Thế là xong giai đoạn 1 rồi, theo tôi lúc này bạn hãy tập quan sát thêm 1 vài mục tiêu khác cho quen dần với cách điều chỉnh đi - điều này sẽ rất có lợi về sau đấy.
    3. Quan sát theo kiểu như trên rất khó, đặc biệt là đối với các thiên thể thì vô cùng khó khăn (đã có 1 thời người ta cũng dùng 2 thấu kính kiểu như vậy để quan sát bầu trời - gọi là aerial telescope, nếu có dịp tôi sẽ nói thêm về cái này) bây giờ bạn cần phải làm cho KTV của mình một cái vỏ - ống, lúc này cần thiết phải có 1 cái cưa nhỏ để cưa và 1 cuộn băng dính nhỏ để nối nếu cần.
    + Để làm thân ống bạn hãy chọn mua khoảng 1m ống nhựa đường kính 60mm (khoảng 8.000đ)
    + Để giữ cố định vật kính (có đường kính 65mm) bạn cần mua 1 cái đầu nối từ 65mm về 60mm để gắn vào thân ống, cái này ở ngoài hàng ống nước người ta gọi là cái "chuyển bậc từ 65 về 60" (khoảng 3.000đ). Bạn hãy đặt kính vật vào giữa cái chuyển bậc này và cố định nó là bằng băng dính trong hoặc tốt nhất là bằng 1 dải đất sét. Nghe có vẻ hơi "bẩn" nhưng tôi thấy đất sét có tác dụng tốt nhất trong trường hợp này đấy, bạn nặn 1 dải đất sét nhỏ thôi, dài bằng chu vi của kính mắt và dùng để miết vào xung quanh chỗ tiếp xúc của kính mắt với ống nhựa. Như thế sẽ cố định được kính mắt với ống nhựa khá là chắc chắn.
    .
    + Cái vật kính của bạn hiện tại là 1 chiếc kính lúp có tay cầm nên bạn hãy tháo cái kính ra khỏi tay cầm của nó, việc này cũng không khó lắm đâu vì bản thân tôi đã tháo 6 cái rồi mà chưa bị vỡ hay nứt cái nào cả :-) (chỉ cần dùng tay thôi cũng đủ để làm rồi)
    Chú ý lúc này ta sẽ không mua cái chuyển bậc từ 60 về 42 (ở ngoài hàng ống nước không có cỡ 40 đâu) để đặt kính mắt đâu vì như vậy sẽ rất khó để di chuyển kính mắt để chỉnh nét. Thay vào đó ta sẽ mua cái chuyển bậc từ 60 về 50 làm trung gian và mua thêm khoảng 20cm ống nước cỡ 42mm để chứa kính mắt và có thể di chuyển được trong lòng cái chuyển bậc cỡ 50mm được.
    Vì các kính thước trên đều không khớp với nhau nên bạn cần phải trổ tài thủ công 1 chút vậy, hãy dùng giấy và băng dính để cuốn vào xung quanh ống, kính mắt... để cho nó vừa khít với nhau là được.
    ... Như thế là xong rồi đấy, chỉ sau vài tiếng đồng hồ vất vả bạn đã làm xong chiếc KTV đầu tiên của mình rồi, hãy dựa nó vào 1 điểm tựa vững chắc (ví dụ như bệ cửa sổ), chọn mục tiêu quan sát, di chuyển ống chứa kính mắt cho hình ảnh rõ nết và bắt đầu những quan sát đầu tiên của mình. Tuy rằng qua ống kính bạn sẽ thấy mọi vật bị lộn ngược lại (do đặc tính tạo ảnh của thấu kính hội tụ thôi) nhưng thực sự nó sẽ mang lại cho bạn rất nhiều điều thú vị. Hãy tranh thủ quan sát các mục tiêu trên mặt đất thật nhiều và làm quen dần cách điều khiển KTV của bạn, nó sẽ giúp cho bạn có rất nhiều kinh nghiệm quý báu trước khi chuẩn bị quan sát các thiên thể vào ban đêm - đối tượng chính của chúng ta. Chúc các bạn thành công!
    ==============
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo bài viết trên
    ====
    Còn sau đây là tóm tắt lại trình tự các bước ở trên:
    Phần 1 - Những thứ cần mua, chuẩn bị
    1. Kính vật là kính viễn có độ tụ +1 đi ốp, đường kính 65mm (10.000đ)
    2. Kính mắt là kính lúp, đường kính khoảng 40mm (nhỏ hơn thì càng tốt) (8.000đ)
    3. 1m ống nhựa đường kính 60mm (8.000đ)
    4. Cái chuyển bậc 65-60 (3.000đ)
    5. Cái chuyển bậc 60-50 (2.500đ)
    6. 20cm ống nhựa đường kính 42mm (2.000đ)
    7. 1 cuộn băng dính trong loại nhỏ (500đ)
    8. Xin 1 ít đất sét hoặc nếu không có thì phải đi mua vậy, cũng rẻ thôi.
    9. Chuẩn bị giấy, kéo, thước dây và 1 cái cưa nhỏ để cưa ống nước
    Phần 2 - Lắp ráp KTV
    10. Ngắm thử kính vật và kính mắt để xác định khoảng cách giữa 2 kính cho ảnh rõ nét
    11. Lắp kính vật vào cái chuyển bậc 65-60, dùng đất sét cố định nó lại
    12. Tháo kính mắt ra khỏi tay cầm, dùng giấy và băng dính cố định nó vào ống nhựa 20cm
    13. Dùng giấy và băng dính độn vào bên trong cái chuyển bậc 60-50 sao cho ống nhựa 20cm nói trên có thể di chuyển được trong nó (đừng chặt quá cũng như đừng lỏng quá)
    14. Vẽ phác sơ đồ cấu tạo của kính ra giấy, ước tính thử chiều dài của thân ống nước (chú ý chiều dài này khoảng 80-90cm vì ta còn phải tính thêm chiều dài của ống nhỏ mang kính mắt nữa)
    15. Cưa ống nhựa chính theo chiều dài đã tính toán
    16. Lắp tất cả 3 bộ phận ở (11), (13) và (15) lại với nhau. Ngắm thử và điều chỉnh lại (cưa hoặc nối các ống nhựa) nếu cần thiết.
    * Thêm một vài kinh nghiệm nhỏ nữa của tôi tới các bạn:
    + Đừng quá mong chờ vào kết quả mà bạn mong đợi, hình ảnh nhìn qua kính sẽ không được đẹp như nhìn bằng mắt thường hoặc qua ống nhóm đâu, lí do là vì các thấu kính chúng ta sử dụng đều là loại rẻ tiền nên chịu rất nhiều sai số. Để khắc phục bạn hãy cố gắng sưu tầm hoặc tìm mua các thấu kính chuyên dụng, ví dụ như tháo kính mắt của ống nhòm hoặc 1 số máy quang học ra để dùng chẳng hạn, nhưng như thế sẽ khá đắt, ví dụ kính mắt cũ tiêu cự 1cm có khử 1 số sai số quang học cơ bản khoảng 40.000đ còn mới khoảng 120.000đ...
    + Tìm một kính vật tốt có khử các sai số quang học còn khó hơn, nhưng nếu may mắn bạn vẫn có thể tìm được chúng từ các máy quang học đã qua sử dụng hoặc đã bị hỏng...
    + Có 1 biện pháp đơn giản để tăng chất lượng hình ảnh khi nhìn qua kính là sử dụng những tấm bìa cáctông để chắn bớt ánh sáng đi qua rìa của kính vật. Bởi vì kính vật ta sử dụng làm bằng nguyên liệu thuỷ tinh chất lượng thấp nên càng ở phía rìa kính thì sai số càng nhiều, bạn hãy cắt 1 số hình tròn đường kính 65mm, ở chính giữa có đục các lỗ đường kính 1cm, 2cm,3cm... và dùng thay đổi nhau để đặt vào trước kính vật, che bớt phần ánh sáng đi qua rìa của kính. Như thế hình ảnh sẽ sắc nét hơn nhiều nhưng lại bị tối đi, vì thế bạn nên có khoảng 4 cái để có thể lựa chọn cái tốt nhất cho mình, tuỳ theo từng đối tượng và thời điểm quan sát.
    + Hãy làm 1 bộ sưu tập các thấu kính, cố gắng đi mua, xin... càng nhiều thấu kính (kính lúp) và các bộ phận quang học càng tốt, có thể có những cái bây giờ bạn chưa biết dùng nó vào việc gì nhưng sau này chắc chắn nó sẽ có ích đấy. Cố gắng tìm cách xác định tiêu cự cho từng cái, càng chính xác càng tốt.
    + Chiếc KTV này của bạn có G khoảng 100/7=13 lần, hơi nhỏ nhưng cũng đủ để tầm nhìn của bạn vươn xa hơn bình thường, còn gì thú vị hơn khi tự tay mình đã giúp mở rộng tầm mắt? Hãy tiếp tục nâng cấp khả năng KTV của bạn, chủ yếu bằng cách sử dụng các kính mắt có tiêu cự ngắn hơn, ví dụ nết bạn kiếm được kính vật có tiêu cự 4cm thì G lúc này sẽ là 25 lần rồi.
    + Khi đi mua ống nhựa, có lẽ người bán hàng sẽ khuyên bạn nên mua các loại ống nhựa cứng, bền và đắt tiền... nhưng hãy nhớ là ống của chúng ta dùng để đựng ánh sáng chứ không phải là đựng nước nên hãy chọn những loại nhựa càng mềm càng tốt, hơn nữa chúng lại có giá rẻ hơn và dễ cưa hơn.
    + Quan sát qua KTV cần 1 yếu tố rất quan trọng nữa là tính ổn định của ống kính, nếu có thể bạn hãy tự làm cho mình 1 cái giá đỡ cho ống kính sao cho khi quan sát không cần phải dùng tay để giữ, như thế sẽ thoải mái hơn rất nhiều. Nếu có điều kiện tôi sẽ trình bày thêm về cách làm giá đỡ trong bài sau.
    + Bên cạnh việc chính là chế tạo KTV, bạn còn có thể dùng các thấu kính, ống nhựa, đất sét còn thừa để làm 1 số dụng cụ quang học đơn giản khác nữa. Như thế sẽ giúp bạn bớt nhàm chán hơn nhiều, khi nào có điều kiện, tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách làm kính hiển vi đơn giản, thiết bị phóng đại giúp tự nhìn mắt mình, kính tiềm vọng... hoàn toàn rất dễ làm, thậm chí còn dễ làm hơn cả KTV nói ở trên nữa kia.
    + Những công việc trên bạn hoàn toàn có thể tự làm 1 mình được, nhưng tại sao không rủ thêm vài người bạn của mình tới làm cùng nhỉ, như thế sẽ vui hơn rất nhiều và ai cũng có quyết tâm hơn. Và một điểm quan trọng nữa là bạn bè sẽ giúp đỡ ta rất nhiều trong công việc, bản thân tôi khi mới bắt đầu cũng vậy, cứ tự mày mò một mình rất mệt, sau này cũng được 1 số bạn cùng sở thích giúp đỡ nhiều nên cũng gọi là có 1 chút kiến thức.
    + Bây giờ điều kiện dùng Internet rất dễ dàng, bạn hãy tranh thủ vào các trang web mà tìm đọc các thông tin có liên quan, tốt nhất hãy vào search các từ sau: space exploration spacecraft shuttle NASA ESA Hubble ISS...
    hoặc vào 1 số trang như www.cnn.com (chọn phần Space), www.planetary.org, www.marsnews.com v.v..
    + Các phần mềm, từ điển BKTT trợ giúp nghiên cứu TVH trên máy tính cũng có rất nhiều như chương trình SkyGlobe, Orbits 3... với các hình ảnh và mô hình trực quan sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những thứ bên ngoài Trái đất thân yêu của chúng ta (Có một câu nói của Xiôncốpxki - nhà bác học nổi tiếng về tên lửa đẩy của LX mà tôi rất thích: "Trái Đất là cái nôi nuôi dưỡng con người từ thửa nhỏ. Nhưng sẽ đến lúc con người tự mình rời khỏi chiếc nôi nhỏ bé này để bước đi chinh phục vũ trụ!").
    *** Và lời cuối cùng tôi muốn nhắn tới các bạn: Chúng các bạn thành công và yêu thích môn Thiên văn học này!
    P/S: Chắc chắn trên forum của chúng ta còn có rất nhiều bạn có hiểu biết sâu về TVH, và bài viết của tôi cũng không thể tránh khỏi có thiếu sót, mong các bạn nhiệt tình đóng góp ý kiến và tranh luận vì mục tiêu chung của chúng ta - môn TVH!
    Tôi còn 1 ý kiến nữa này, chắc cũng có nhiều bạn đã tự mình làm được KTV rồi phải không, thế thì tại sao chúng ta lại không tổ chức một ngày hội KTV nhỉ? Có lẽ nên chọn 1 ngày hè rồi tất cả chúng ta cùng mang KTV đến 1 địa điểm rộng rãi nào đấy, vừa gặp mặt nhau và có thể trao đổi nhiều kiến thức với nhau nữa, như thế chắc sẽ rất vui và kích thích được ảnh hưởng của môn TVH này đến giới HS-SV nhiều hơn?
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của VTT Gửi lúc 06:57, 02/05/02
    ====

    Nếu như đã có kính rồi thì việc chọn mục tiêu và địa điểm quan sát cũng là 1 vấn đề rất quan trọng, chẳng hạn vào những đêm trăng tròn thì ánh sáng của nó rất chói, sẽ làm ảnh hưởng nhiều tới việc quan sát các thiên thể khác, đặc biệt là các DSO (dark sky objects). Ngoài ra bạn cũng nên tránh những chỗ gần nhà cao tầng, gần cột đèn và cố gắng chọn địa điểm quan sát càng cao càng tốt, trên trần nhà chẳng hạn để hạn chế tối đa ảnh hưởng của bụi, hơi nước...
    Sau mặt trăng là thiên thể dễ dàng để quan sát nhất thì tiếp theo bạn nên quan sát các hành tinh trong hệ MT của chúng ta, nhất là sao Mộc và sao Thổ, sau đó là sao Hỏa, sao Kim... Để tìm vị trí chính xác (tọa độ trên thiên cầu) của những hành tinh này thì bạn cần có một chút kiến thức về TVH và 1 số chương trình trên máy tính như Orbits 3 chẳng hạn. Cụ thể hiện nay 5 hành tinh trong hệ MT là Thuỷ, Kim, Hỏa, Mộc, Thổ đang ''xếp thành 1 hàng'' nếu như chúng ta nhìn từ TĐ lên đấy (thực ra 5 hành tinh này nằm rải rác trong 1 cung khoảng 15độ trên bầu trời, nhưng đây cũng là 1 sự kiện khá hi hữu vài trăm năm mới có 1 lần), chúng nằm gần chòm sao Taurus và Pleides và cũng gần dải Ngân Hà.
    Trước khi quan sát bạn cũng có thể tính toán và hình dung được mình sẽ nhìn thấy gì đấy, ví dụ như khi sao Mộc ở gần TĐ nhất thì góc trông của nó là khoảng 1'' (1phút trong đo góc) và nếu bạn dùng KTV chất lượng tốt có số phóng đại 30 lần thì hình ảnh của sao Mộc qua kính sẽ có góc trông là 30'' - nghĩa là to gần bằng Mặt trăng khi nhìn bằng mắt thường. Các số liệu này bạn có thể tính được bằng tay thông qua đường kính của hành tinh và k/c của nó tới TĐ, nhưng tốt nhất là dùng các chương trình có sẵn vừa tiện lợi vừa chính xác.
    To dolphin2311: Tôi đang ở HN đây
    ============
    Bây giờ để tôi tiếp tục bài viết lần trước nhé:
    ... Sau khi đã làm được KTV và có những quan sát đầu tiên, việc mà các bạn sẽ nhận thấy ngay là việc quan sát rất không được thoải mái đối với chúng ta, đó là phải nheo mắt liên tục, tay luôn phải giữ ống kính rất mỏi mà lại hay bị rung rất khó bắt và giữ mục tiêu trong trường nhìn của ống kính. Để giải quyết vần đề mắt thì theo tôi bạn nên dùng băng dính dính 1 mẩu giấy nhỏ che vào 1 mắt hoặc làm một cái băng vải quấn quanh đầu và che mắt trái (hoặc mắt phải) lại, khi đó soi gương trông mình như cướp biển ý nhưng không sao cả vì lúc quan sát sau này thoải mái vô cùng.
    Còn để giải quyết mấy vấn đề sau thì bạn cần phải làm cho KTV của mình 1 cái giá chắc chắn nhưng lại phải xoay được dễ dàng theo 2 trục. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào trí tưởng tượng của mỗi người thôi, còn tôi thì làm như thế này:
    + Lấy một cái xô nhỏ (hoặc 1 hộp đựng bánh kẹo) hình trụ, đk khoảng 20cm, cao khoảng 30cm.
    + Mua 1 đoạn ống nhựa PVC phi 48 (tuỳ bạn chọn) dài khoảng 1m để làm cột chính
    + Trộn xi măng và đổ gần đầy vào hộp trụ đo, cắm ống nhựa trên vào chính giữa và giữ cho nó càng thẳng đứng càng tốt
    + Đợi khoảng 2 ngày cho xi măng đóng rắn hẳn lại, bây giờ bạn có thể cầm ống nhựa mà xách cả cái đế đi được rồi
    + Phía trên ống nhựa lắp 1 ống chữ T (1 đầu phi 48 và 2 đầu kia phi 55) -> ống chữ T này có thể xoay quanh trục được, nếu thấy lỏng quá có thể độn thêm giấy vào bên trong cho chắc nhưng cũng đừng chắc quá về sau khó sử dụng.
    + Cưa ống nhựa thân KTV làm 2 phần, nói chung là phần chứa vật kính nên dài hơn 1 chút vì phần chứa thị kính về sau ta sẽ lắp thêm các bộ phận khác vào -> để cho chúng cân đối về khối lượng.
    + Mua một ống chữ T gồm 2 đầu phi 60 để nối 2 phần ống KTV lại (phần này phải cố định thật chắc) và 1 đầu phi 55
    + Mua một đoạn ống nhựa phi 55 khoảng 10cm để nối KTV với trục quay chính là xong
    Như vậy bây giờ mỗi khi quan sát là bạn có thể ''triển khai dàn máy'', lắp đặt các thành phần xong và hãy thưởng cho mình 1 cái ghế để ngồi thật thoải mái mà không cần phải dùng tay để giữ cái gì nữa!
    * Đây là giá dùng cho các KTV loại dài từ 1m trở lên và có đk ống kính lớn. Với loại nhỏ hơn dài khoảng 50cm và đk ống kính khoảng phi 40 thì tôi khuyên các bạn nên ra một cửa hàng bán đồ thí nghiệm vật lý ở phố Tràng Tiền, từ cửa hàng kem đi lên trên qua 1 phố là tới ngay, nó nằm cạnh cửa hàng sách tự chọn đấy. Vào hỏi cô bán hàng bán cho bộ dụng cụ để kẹp ống nghiệm, giá khoảng 50.000 nhưng ta sẽ có đủ đế, giá đỡ và 2 cái kẹp có thể thay đổi được chiều rộng nữa, rất hữu ích đấy. Tiện thể trong đó cũng có 1 số thiết bị quang học như máy đo chiều dài, đo nhiệt độ từ xa, kính hiển vi nhỏ, thị kính... các bạn cũng nên tham khảo qua 1 chút.
    - Làm xong giá đỡ cho KTV rồi, khi quan sát nhiều bạn sẽ gặp phải 1 điều bất tiện khác đó là khi ta phải quan sát các đối tượng ở trên cao (có vĩ độ lớn thường là từ 60-90 độ). Lúc đó ống kính phải ghếch lên trời rất nhiều nên ta cứ phải cúi sát xuống phía dưới mà ngắm lên thật là mệt mỏi. Để khắc phục điểm bất lợi này của kính, bạn cần phải làm thêm 1 bộ phân để đổi hướng ánh sáng trong ống kính, hắt nó vuông góc ra phía ngoài để ta có thể nhìn từ phía cạnh ống kính vào mà không cần phải nhìn từ dưới lên ''xuyên qua'' ống kính như trước. Đối với cái KTV Big Pearl thì ChâuNM đã dùng 1 cái lăng kính phản xạ toàn phần để bẻ vuông góc hướng đi của ánh sáng, tuy nhiên bạn cũng chỉ cần 1 mẩu gương nhỏ khoảng 3x4cm là đủ.
    Tôi đã dùng gương để đổi chiều ánh sáng đi trong ống như thế này: Mua 1 cái ống chữ L có 2 đầu phi 60 để lắp vừa thân ông kính. Để lắp cố định mẩu gương nhỏ vào trong ống chữ L này thì sau nhiều lần thử tôi vẫn quyết định dùng đất nặn để giữ gương. Nghe có vẻ hơi ''bẩn'' 1 chút nhưng theo tôi dùng đất nặn trong trường hợp này là tiện lợi, ít tiền, dễ kiếm và cũng dễ dàng để hiệu chỉnh nhất. Bạn lấy 4 mẩu đất sét nhỏ bằng 4 đầu ngón tay út, đính vào 4 góc của gương rồi nhẹ nhàng đặt tất cả vào chính giữa ống chữ L, sau đó vừa ngắm vừa điều chỉnh cho đên khi ưng ý thì thôi. Dùng đất nặn có cái tiện là điều chỉnh nâng lên hạ xuống cực kỳ dễ dàng, hơn hẳn so với dùng băng dính như tôi làm lúc đầu.
    * Lắp nốt ống thị kính vào đầu kia của ống chữ L là bạn có thể thoải mái chĩa KTV của mình đi khắp bầu trời mà vẫn quan sát tốt được rồi đấy, không còn phải cúi đầu khổ sở như trước nữa!
    Tuy nhiên dùng gương để đổi chiều ánh sáng có 1 nhược điểm rất lớn đó là nó tạo ra 3 hình ảnh của đối tượng quan sát và ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh mà ta nhìn thấy được. Cụ thể bạn hãy tưởng tượng đường đi của tia sáng như thế này:
    + Tia sáng từ đối tượng phát ra, đi tới và khúc xạ qua kính vật, đi trong lòng ống kính và tới gương phản xạ
    + Bạn cần biết rằng những gương mà ta mua ở ngoài hàng kính đều được <B>tráng bạc mặt trong</B>, có lớp tráng bạc để phản xạ ánh sáng nằm dưới 1 lớp thuỷ tinh dày vài mm ở bên trên. Vì thế tia sáng khi tới bề mặt lớp thuỷ tinh có 1 phần nhỏ phản xạ ngay tới thị kính tạo ra 1 ảnh phụ của đối tượng quan sát.
    + Phần ánh sáng kia khúc xạ vào trong thuỷ tinh, đi tới mặt tráng bạc thì phản xạ trở lại, khúc xạ qua lớp thuỷ tinh 1 lần nữa và tới bề mặt thuỷ tinh - không khí
    + Lúc này 1 phần nhỏ ánh sáng đi thẳng (nghe rất lạ nhưng thực tế là vậy, tôi chưa biết giải thích ra sao cả) đến kính vật tạo ra ảnh phụ thứ 2 của đối tượng quan sát.
    + Phần ánh sáng còn lại khúc xạ qua thuỷ tinh và đến vật kính tạo ra hình ảnh chính của đối tượng (sáng, rõ nhất)
    + Tóm lại, vì sử dụng gương tráng bạc mặt trong nên ví dụ khi quan sát Mặt trăng bạn sẽ thấy có 3 Mặt trăng chồng lên nhau, hình ở giữa rõ nhất (khoảng 80% ánh sáng) còn 2 hình ở 2 bên mờ nhạt hơn. Tất nhiên nếu muốn có 1 hình ảnh đẹp thì bạn có thể mua lăng kính phản xạ toàn phần như của Châu cũng được (Châu bảo cái đó mua mất 30.000) hoặc nếu không thì tìm cách đặt người làm kính làm cho 1 cái gương <B>tráng bạc mặt trên</B> với giá cả thoả thuận. Tôi may mắn mua được 1 mẩu gương tráng bạc mặt trên và 1 cái thị kính 1cm với giá 50.000
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của VTT Gửi lúc 20:31, 03/05/02
    ====

    Hi, I?Tm back again!
    Có thể nói rằng thật là vui khi tất cả chúng ta - những người yêu thích TVH lần đầu tiên đã có 1 nơi tụ họp cho riêng mình. Mong tất cả hãy tiếp tục hăng hái viết bài đóng góp lên forum nhé. Còn bây giờ tôi sẽ giới thiệu với các bạn 2 món đồ chơi quang học nhỏ mà các bạn hoàn toàn có thể tự làm được đấy.
    Giả sử bạn đã có trong tay 1 chiếc KTV và đã tiến hành các quan sát của mình... tuy nhiên suốt ngày chỉ có nhìn và ngắm thì cũng chán chết, nhất là quanh đi quẩn lại chỉ có vài mục tiêu quen thuộc. Vậy thì tại sao ta lại không tranh thủ làm thêm 1 vài dụng cụ quang học khác nhỉ - chắc chắn các bạn sẽ hoàn toàn thấy bất ngờ và sẽ hài lòng về chúng. Ở đây tôi xin giới thiệu thêm với các bạn cái kính giúp tự nhìn mắt mình và một chiếc kính hiển vi (KHV) nhỏ. Rồi bạn sẽ thấy rằng việc làm chúng còn đơn giản hơn so với làm cái KTV ở trên rất nhiều lần.
    Trước tiên chúng ta hãy bắt đầu với cái kính giúp tự nhìn mắt mình nhé: vật liệu để làm không có gì đơn giản hơn ngoài 1 cái kính lúp tiêu cự khoảng 7cm (giống như cái kính mắt của KTV mà tôi đã nói ở bài trước, giá khoảng 8.000), 1 miếng gương kích thước khoảng 4x4cm và cuối cùng lại là một mẩu đất nặn nhỏ :-)
    Đầu tiên hãy lấy ra 4 mẩu đất nặn nhỏ bằng khoảng 4 đầu ngón tay út, dính đều vào 4 góc của cái kính hội tụ (bạn tách cái kính hội tụ này ra khỏi cán của nó) sau đó nhẹ nhàng dính lên mặt miếng gương cho thật đều, và thế là...xong!
    Thật là đơn giản phải không nào, bây giờ sẽ đến lúc bạn sử dụng nó rồi. Trước hết phải kiểm tra xem 4 mẩu đất nặn có đủ sức để giữ cái kính với cái gương với nhau không, nếu không đủ thì cho thêm đất nặn vào và ấn chặt hơn nữa. Sau đó bạn cầm cả hệ kính, gương nói trên đưa lên ngang với mắt mà mình muốn nhìn, rồi từ từ đưa nó lại gần mắt... đột nhiên bạn sẽ thấy lờ mờ hình ảnh phóng đại của chính con mắt mình hiện lên trong đó, rất là to đấy (khoảng 10-20 lần).
    Ảnh của mắt nhìn qua thiết bị này hơi bị tối và có phần khó nhìn bởi vì chính thiết bị này đã che rất nhiều ánh sáng chiếu vào đối tượng quan sát ?" chính là con mắt của chúng ta. Để khắc phục bạn chỉ cần ngồi ra gần chỗ có nhiều ánh sáng, ví dụ như chiếu đèn bàn vào mặt chẳng hạn, lúc đó ta sẽ được nhìn rất rõ và chi tiết con mắt của chính mình đấy.
    Tóm lại theo tôi đây là một món đồ chơi quang học đơn giản, dễ làm nhất mà ai cũng có thể làm được và hơn nữa kết quả nó mang lại cũng làm cho chính chúng ta phải bất ngờ. Bạn hãy thử làm xem!
    * Để hiểu rõ thêm về nguyên lý hoạt động của cái kính này, tôi khuyên bạn nên tự mình giải 1 bài quang học đơn giản: cho 1 kính hội tụ tiêu cự 8cm đứng trước, cách gương phẳng 1cm. Vật thật để trước kính 3cm, tìm ảnh của vật qua hệ, tính số phóng đại dài. Phải thay đổi các khoảng cách như thế nào để được số phóng đại lớn nhất?
    ------------------------------------------
    Còn bây giờ chúng ta hãy cùng bắt tay vào làm 1 chiếc KHV nhỏ, trước hết chúng ta cùng xem lại lý thuyết của nó nhé - thực tiễn phải dựa vào lý thuyết mà: chiếc KHV có cấu tạo đơn giản nhất gồm 2 kính hội tụ tiêu cự nhỏ (cỡ cm) được ghép với nhau.
    Đúng vậy, và chỉ đơn giản như thế thôi là đã thành 1 cái KHV rồi. Điểm thứ 2 ta cần biết là công thức tính độ phóng đại của KHV: G=(D*d) / (f1*f2)
    trong đó D là hằng số bằng 25cm (đây là khoảng các ngắn nhất mà mắt người nhìn vật được rõ nét, bạn nên đọc thêm trong các sách Vật lý); f1, f2 lần lượt là tiêu cự của kính vật và kính mắt của KHV, Khác với KTV thường có f1 lớn (cỡ dm, m) thì f1 của KHV nhỏ hơn rất nhiều (cỡ cm) và nó rất giống kính mắt. Chỉ còn lại mỗi đại lượng d ?" đó đơn giản chính là khoảng cách giữa kính vật và kính mắt.
    Nhìn qua công thức tính G của KHV, chắc hầu hết chúng ta ai nấy đều nghĩ ngay đến việc làm thế nào để tăng G lên càng nhiều càng tốt, hệt như đối với KTV vậy. Rất tốt, đó cũng chính là động cơ thúc đẩy nhân loại phát hiện ra nhiều điều mới lạ đấy. Trong công thức thì D là hằng số -> để tăng G ta có thể giảm f1 và f2. Tuy nhiên điều này rất khó khăn, nhất là đối với chúng ta ở đây đều không có điều kiện để mua các thấu kính hội tụ tiêu cự nhỏ (đặc biệt là những thấu kính chuyên dụng có tiêu cự dưới 1cm). Cũng có thể dùng cách ghép chung các kính hội tụ với nhau để được tiêu cự tổng hợp nhỏ hơn nhưng tốn kém và chất lượng hình ảnh cũng giảm theo.
    Như vậy để tăng G thì chỉ có cách tăng d, mới nghe thì có vẻ đơn giản và dễ thực hiện như vậy (chỉ cần làm ống kính dài thêm ra) nhưng trên thực tế d càng lớn thì đúng là ảnh thu được có to hơn nhưng thị trường của kính (lúc này là khoảng cách giữa vật tới kính vật để ta nhìn thấy ảnh rõ nét) cũng bị giảm đi rất nhiều, ảnh đang nét chỉ cần bạn rung tay 1 cái là lại bị nhoè ngay -> rất khó quan sát. Vì thế nói chung chúng ta chỉ cần làm KHV với d=10cm là đủ.
    Tóm lại sau đây là các bước để bạn tự làm cho mình 1 chiếc KHV loại nhỏ:
    1. Chuẩn bị 2 kính hội tụ tiêu cự nhỏ, nếu chưa có thì nên mua 2 cái kính lúp có f1=f2=7cm ở các cửa hàng VPP. Nên gỡ kính ra khỏi cán của nó bằng tay thôi.
    2. Mua 1 đoạn ống nước dài khoảng 10cm có phi thích hợp để gắm kính vào. Nếu bạn mua kính lúp như ở trên thì mua ống có phi 42, thêm một lần nữa hãy chọn loại ống nước làm bằng nhựa mềm, vừa ít tiền hơn mà lại rất dễ cưa, ghép.
    3. Đây là bước khó nhất, bạn dùng kéo, giấy, băng dính... để gắn 2 kính hội tụ vào 2 đầu của ống nhựa.
    4. Tiến hành quan sát các đối tượng ở xung quanh: đầu tiên để KHV sát đối tượng, mắt luôn nhìn vào kính, tất nhiên lúc này chưa thấy gì cả, sau đó từ từ đưa kính lùi ra xa đối tượng quan sát, chỉ 1 lúc sau (khi khoảng cách giữa vật tới kính vật vào cỡ tiêu cự của kính vật) thì bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh phóng đại của nó (khoảng 10-30 lần tuỳ theo kính của bạn).
    Làm kính nhìn mắt, KHV theo tôi là đơn giản hơn so với KTV như đã nói ở trên, hơn nữa chúng đều có thể dùng chung 1 số bộ phận với nhau, chủ yếu là các thấu kính hội tụ tiêu cự ngắn nên bạn hãy cố gắng sưu tập càng nhiều thấu kính càng tốt vì ta có thể luôn thay đổi chúng theo ý thích.
    * Thêm một số điểm cần chú ý nữa mà bạn nên biết thêm:
    + Ống kính phải luôn được giữ ổ định trong quá trình quan sát, vì nếu không mục tiêu sẽ chạy mất chỉ vì những cử động nhỏ, rất khó chịu và dễ gây nản lòng-> bạn phải rất chú ý đến phần làm giá đỡ cho kính của mình. Đối với cái kính tự nhìn mắt thì chẳng có gì để nói cả, tuy nhiên nếu bạn thấy khó khăn khi nhìn thì có thể thay bằng kính hội tụ có tiêu cự lớn hơn (10cm chẳng hạn) khi đó ảnh sẽ bị nhỏ đi 1 chút nhưng kính lại dễ sử dụng hơn.
    + Đối với cái KVH thì tốt nhất là bạn nên mua cái giá đỡ dùng trong thí nghiệm vật lý, hóa học mà tôi đã nói ở bài trước. Chắc là ở các cửa hàng bán đồ thí nghiệm đều có đấy, bạn nên mua 1 bộ (khoảng 50.000) vì ngoài làm giá cho KHV ra ta còn có thể dùng nó để làm giá đỡ cho KTV nhỏ hoặc để gắn 1 cái kính lúp vào dùng để đọc sách cũng rất tiện...
    + Bạn nên
    + Một điểm tối quan trọng đối với tất cả các thiết bị quang học mà chúng ta nghiên cứu chế tạo là chúng đều dùng để phóng đại các đối tượng. Tuy nhiên cứ phóng đại đối tượng lên bao nhiêu lần thì độ sáng của đối tượng đó cũng giảm đi bấy nhiêu, khó quan sát chi tiết hơn. Vì thế người ta mới cố gắng làm KTV có đường kính kính vật càng to càng tốt để thu được nhiều càng nhiều ánh sáng càng tốt.
    + Đối với những KHV và kính nhìn mắt lại được dùng để quan sát các đối tượng nhỏ và ở gần nên đường kính ống kính lại không quan trọng nữa (ví dụ như khi bạn dùng KHV để quan sát 1 con kiến thì ống kính còn to gấp hàng mấy trăm lần con kiến ấy chứ). Vấn đề quan trọng ở đây là độ chiếu sáng của bản thân đối tượng được quan sát, vì thế bạn nên chuẩn bị 1 cái đèn pin hoặc 1 cái đèn bàn đi kèm với KHV.
    + Trên thực tế các đối tượng (mẫu vật) dùng để quan sát qua KHV luôn được cắt thành từng lát rất mỏng, được ngâm trong 1 dung dịch bảo quản và được bọc bằng một lớp vật liệu trong suốt ở bên ngoài - người ta gọi đấy là các tiêu bản. Vì các tiêu bản rất mỏng như vậy nên nó cho phép ánh sáng chiếu xuyên qua. Các bạn hãy để ý xem các KHV được dùng trong thực tế đều có 1 tấm kính nhỏ dùng làm giá đỡ tiêu bản ở bên dưới vật kính. Làm như thế sẽ để cho ánh sáng có thể đi từ bên dưới lên chiếu sáng cho cả tiêu bản (nguồn sáng có thể là đèn điện hoặc ánh sáng Mặt trời qua 1 hệ thống gương phản xạ).
    + Vì thế, nếu có điều kiện thì bạn hãy lấy 1 miếng kính trong suốt và dùng mấy sợi dây đồng để làm cho KHV của mình 1 cái giá đỡ, điều khó nhất ở đây là làm sao để cho khoảng cách từ miếng kính đến vật kính thật chính xác thôi.
    + Nhân tiện nói thêm về KHV, mặc dù công nghệ hiện đại cho phép chế tạo các thấu kính có độ tụ cực lớn, nhưng độ phóng đại của 1 vật thể (thường là các siêu vi khuẩn) không thể to mãi lên được, bởi vì chúng cũng rất nhỏ so với ngay cả bước sóng của ánh sáng nhìn thấy. Bạn hãy thử tưởng tượng như thế này: trên mặt biển có những con sóng nối đuôi nhau liên tục (ta hãy coi như chúng là các sóng ánh sáng). Giả sử có 1 hòn đá nhô lên thì nó sẽ dễ dàng chặn các sóng lại và ta dễ dàng phát hiện ra được. Nhưng giả sử đó là 1 cái que được cắm xuống thì bạn cũng có thể dễ dàng hình dung ra được là các sóng nước sẽ dễ dàng đi qua cái que đó mà hầu như không để lại dấu vết gì... Do vậy, để đạt được các số phóng đại lớn hàng triệu lần người ta không dùng KHV quang học nữa mà phải dùng KHV điện tử, KHV electron...
    BB, hẹn gặp lại!
    P/S: Hình như tôi vẫn chưa phải là member của CLB TVH, nhờ các bạn add vào với.
    VTT
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của VTT Gửi lúc 11:04, 10/05/02
    ====

    Bạn crazyboy thân mến, bạn cho rằng độ phóng đại của kính chỉ là 15x hoặc 20x là quá bé ư? Cũng có thể là như vậy đấy, còn nếu bây giờ tôi bảo với bạn là tôi đã từng tạo ra và đã sử dụng hàng chục KTV khác nhau thì bạn có tin không? Nghe rất là khó tin phải không, nhưng nếu xét về 1 khía cạnh nào đó thì điều này hoàn toàn đúng đấy.
    Hiện nay tôi có khoảng 6 cái kính hội tụ có tiêu cự khác nhau được dùng làm kính vật và khoảng 10 cái kính cả hội tụ và phân kỳ dùng làm kính mắt. Theo lý thuyết của KTV thì cứ ghép 2 cái kính lại với nhau là ta đã có 1 KTV rồi phải không. Trên thực tế tôi đều đã thử ghép tất cả chỗ kính đó lại với nhau và tạo ra rất nhiều KTV để thử, như vậy ít nhất cũng phải có đến 6x10=60 cái KTV (tất nhiên có nhiều cặp khi ghép vào chất lượng không được như ý nên cái KTV đó chỉ được dùng đúng 1 lần thôi).
    Đó là còn chưa kể đến việc tôi còn dùng cả chính các kính mắt ghép lẫn với nhau để tăng độ tụ, giảm tiêu cự của chúng đi nữa. Nếu mà tính cả chỗ này vào thì nói rằng số KTV mà tôi đã từng sử dụng lên tới trên 1 trăm cái cũng không sai!
    ....
    Tôi nói chuyện này ra với ý muốn nói rằng khi nói về 1 cái KTV thì ta đừng nên căn cứ vào số phóng đại của nó mà suy xét (tất nhiên đây là căn bệnh chung của tất cả mọi người thôi, ngay cả tôi hồi mới bắt đầu làm cũng tham số phóng đại lắm chứ có kém gì ai đâu :-)
    Một cái KTV gồm chủ yếu là 1 kính vật ghép với 1 kính mắt. Bạn cần chú ý rằng kính vật khó kiếm và khó thay hơn kính mắt, trong khi đó việc thay 1 kính mắt này bằng 1 kính mắt khác lại vô cùng dễ dàng (lúc này coi như bạn đã có 1 KTV mới với số phóng đại khác trước rồi). Vì thế với cái kính có số phóng đại 15x chỉ cần thay kính mắt có tiêu cự = ¼ tiêu cự cũ là sẽ thành 60x ngay, chẳng có gì khó khăn cả.
    Còn lý do tại sao tôi lại khuyên những bạn mới tập làm KTV nên làm kính có số phóng đại nhỏ vì thế này:
    + Nguyên vật liệu để làm rất dễ kiếm, giá cả cũng chấp nhận được (giá thấp nhất chỉ khoảng 30.000)
    + Kính làm ra có thể sử dụng khá dễ dàng vì có trường nhìn rộng và khoảng điều chỉnh tiêu cự lớn nên rất thoải mái khi quan sát. Hơn nữa nó sẽ giúp ta tập dần cách quan sát, cách điều chỉnh kính... rất có lợi cho sau này
    + Cho dù kính có số phóng đại nhỏ nhưng vẫn còn hơn nhìn bằng mắt thường.
    + Việc nâng cấp về sau rất dễ dàng, bởi vì chủ yếu chúng ta chỉ thay kính mắt có tiêu cự ngắn hơn thôi, lúc đó toàn bộ ống kính vẫn giữ nguyên, không cần thay đổi chiều dài thân ống kính làm gì cả.
    + Sự thẳng hàng của 2 quang trục đối với các KTV loại nhỏ không phải là vấn đề quan trọng, chỉ cần ước lượng bằng mắt thường và hiệu chỉnh bằng tay là đủ rồi (vì số phóng đại nhỏ)
    + Làm cái gì cũng nên đi từ dễ đến khó, như vậy mới thấy được những tiến bộ của chính mình và bạn sẽ cảm thấy gắn bó với sản phẩm mình làm ra hơn.
    Nếu bạn muốn làm ngay KTV có số phóng đại lớn (trên 100x) thì điều này là tuỳ ở bạn. Nhưng mặc dù những nhược điểm của việc làm 1 cái KTV có số phóng đại lớn chính là những ưu điểm của việc làm 1 cái KTV có số phóng đại nhỏ đã nói ở trên, tôi cũng xin được nhắc lại 1 lần nữa:
    - Nguyên vật liệu để làm tương đối khó kiếm, chẳng hạn bạn sẽ không chấp nhận kính vật chất lượng kém với giá 10.000 hay kính mắt đầy sai số... tuy nhiên việc kiếm 1 cái kính có chất lượng tốt ở VN hiện nay không phải ai trong chúng ta cũng muốn là được (bạn phải chuẩn bị vài trăm nghìn là bình thường)
    - Kính làm ra sử dụng không được dễ dàng cho lắm vì có trường nhìn rất hẹp và khoảng điều chỉnh tiêu cự quá nhỏ, chạm nhẹ vào ống kính là hình bị nhoè ngay nên rất khó khăn khi quan sát.
    - Nếu bạn làm kính bằng chất liệu thường (ít tiền) thì sẽ không đạt được độ sắc nét cần thiết. Cho dù hình ảnh có to lên rất nhiều nhưng nó lại bị nhoè rất khó quan sát các chi tiết.
    - Việc nâng cấp về sau rất bị hạn chế, bởi vì bạn sẽ rất khó kiếm được kính mắt có tiêu cự nhỏ hơn nữa, hay là bạn muốn thay kính vật bằng 1 cái có tiêu cự dài gấp đôi?
    - Lúc này việc xử lý sự thẳng hàng của 2 quang trục của kính vật và kính mắt lại trở nên 1 vấn đề lớn mà bạn phải chú ý tới vì sai 1 li là đi 1 dặm ngay (vì số phóng đại lớn).
    - Nếu bạn thành công và hài lòng với KTV có số phóng đại lớn thì rất tuyệt, điều đó chứng tỏ bạn đã nắm rất vững về nhiều lý thuyết vật lý, quang học, TVH... và rất khéo tay, kiên trì... Tuy nhiên nếu như không thành công ở ngay lần đầu tiên thì sao? Lúc đó đã bỏ ra rất nhiều tiền để mua thiết bị rồi lại bỏ phí thì ta sẽ rất mất tinh thần, chán nản...
    *** Tóm lại dựa vào kinh nghiệm ít ỏi của mình, tôi thành thật khuyên các bạn mới làm KTV nên làm từ những cái có số phóng đại nhỏ (thật nhỏ thôi cũng được) rồi sau đó hãy nâng cấp, dần dần tăng thêm sức mạnh cho KTV của mình. Rồi sẽ đến 1 lúc nào đó bạn cảm thấy như vậy là đủ và sẽ hài lòng với những gì mình đã làm. Sẽ rất tuyệt vời đấy!
    Hồi mới đầu tự mày mò làm KTV, tôi chỉ mong ghép mấy cái kính lúp lại với nhau để được 1 cái ống nhòm có số phóng đại 3X. Làm xong khá thất vọng vì nó nhỏ quá, có cảm giác rằng nó còn nhỏ hơn cả nhìn bằng mắt thường nữa. Sau đó cố gắng là cái 6X, rồi 9X. Lúc này kết quả đã khả quan hơn và tôi nghĩ đến con số 20X và 30X, khi đấy phải chuyển sang dùng loại ống dài nên khó khăn hơn, nhưng rồi cũng OK.
    Rồi tôi mua được 1 cái kính mắt 1cm nên đã dễ dàng nâng cấp cái kính 30X lên 100x (dễ hơn nâng từ 9X lên 30X rất nhiều lần). Tiếp theo là tôi chuẩn bị cho những KTV có số phóng đại lớn, lúc đó vì rất ?omáu? nên tôi đã mua ngay 1 cái kính mắt 0.5 điốp (f=2m) và bắt tay vào làm cái KTV dài trên 2m có số phóng đại 200X.
    Công việc làm cái KTV này khó hơn tôi tưởng rất nhiều lần, bởi vì trước kia mình chưa tính đến trọng lượng của cả ống kính. Vì cả ống kính bằng nhựa phi 60 dài trên 2m, chưa kể các thiết bị lắp thêm vào làm cho nó rất nặng và 2 nửa của ống kính bị võng xuống, không thẳng hàng được nữa...
    ... Đó là 1 đêm mùa hè năm 2001, sau khi tập quan sát các mục tiêu trên mặt đất nhiều lần qua kính 200x tôi đã quyết định bê toàn bộ ?ocỗ máy khổng lồ? này lên trần nhà để quan sát thiên văn. Đó là lần đầu tiên và cũng chính là lần cuối cùng cái KTV bé bự này được sử dụng để quan sát 1 thiên thể. Hôm đó rất may là ngày trăng tròn, bầu trời đêm khá trong, ít mây... và quan trọng nhất là Mặt Trăng ở vĩ độ khá thấp (khoảng 20-30 độ tính từ đường chân trời) ?" như thế nghĩa là tôi không phải ghếch ống kính lên quá cao (lúc đó Mặt trăng mà ở gần thiên đỉnh thì coi như khỏi phải nhìn gì cả).
    Sau một hồi lâu vất vả điều chỉnh ống kính, buộc dây... để nâng đỡ cho ống kính khỏi bị gục xuống bởi khối lượng của chính nó, tôi đã được thưởng công bằng những cảnh tượng đẹp nhất trên Mặt Trăng từ trước đến giờ. Công nhận là nếu làm được KTV có số phóng đại lớn mà quan sát thì sướng thật, các bạn biết không, lúc đó ảnh của MT rất to, trường nhìn của ống kính chỉ thấy được 1 phần bề mặt của MT thôi. Lúc đó mặc dù là ngày trăng tròn (các đỉnh núi trên MT hướng thẳng về phía Trái Đất) nhưng tôi vẫn có thể thấy rất rõ các miệng núi lửa, các craters... và ấn tượng nhất là con số 200x đã lần đầu tiên cho phép tôi tận mắt nhìn thấy 1 craters nhỏ ở trong lòng của 1 craters khác lớn hơn!
    Nhưng sau đó phải cất dọn cái KTV này cũng rất mệt, lỉnh kỉnh... nên tôi đã không dùng nó nữa mà hiện nay vẫn hài lòng với cái KTV có f1=133cm; f2=1cm; và sẽ đợi đến khi nào có các kính chất lượng tốt hơn sẽ nâng cấp KTV của mình lên cũng không muộn.
    BB!

Chia sẻ trang này