1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kính Thiên Văn (Các câu hỏi về mua bán thiết bị, vật liệu lắp ráp kính thiên văn hoặc các dụng cụ qu

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi chunhoc_yeuthienvan, 05/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. phong_pleiku

    phong_pleiku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Bác Sơn nóng quá ah! Tụi em k biết thì hỏi cho biết chứ! Vì như thế khỏi mắc công tui em làm! Tui em cũng đang làm thử nghiệm làm loại phản xạ đó! Nếu có gì k phải, bác Sơn bỏ qua nhé! Cảm ơn đã trả lời!
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    bác Thủy có thể cho em biết sơ qua về máy test của bác được không. Bác test độ tụ hay cả độ đồng đều của gương?
    Trang tiếng nga thì em chỉ xem bản tiếng anh của nó không biết có khác gì bản tiếng Nga không? Nhưng em chưa tìm được cấu tạo của máy test
    Em đã xem qua một số web thì thấy ngoài độ tụ thì độ đồng đều của gương khi mài cũng rất quan trọng. Nếu xem như phần chế tạo gương làm được thì phần test cũng rất quan trọng. Máy test của bọn nó có cả phần test bề mặt bằng laser.
    Em mới xem sơ qua nên chưa rõ lắm. Muốn biết là hiện nay chức năng máy test của bác là để làm gì ?và cấu tạo của nó.
    Còn phần phôi kính không biết ở ngoài có kính dày khoảng 2ly (2cm) không, phần mài có thể tỉ mỉ làm được quan trọng là phôi kính. không biết có kính dày cỡ này ko chừng 10mm thì e mỏng quá chác chỉ làm đựoc cái có đuờng kính bé.
    Mài kính có vẻ khả thi hơn việc tiện gương bằng kim loại vì dễ tinh chỉnh hơn.
    Trong các web em đọc có vẻ tay này viết chi tiết nhất http://lerch.yi.org/atm/
  3. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Nguyên lý của máy Test là kiểm tra ảnh ( ảnh thật bằng và ngược chiều vật )của một vật sáng ( bán nguyệt- Foucaul hay nhiều vạch -Ronchi ) đặt tại tâm của gương cầu . Do đó ta sẽ KT được cả tiêu cự và những sai lệch so với mặt cầu chuẩn. Thực ra độ chuẩn cầu là quan trọng nhất.
    Việc dùng đèn laser tôi đọc thấy họ chỉ dùng để chuẩn trục quang học máy test và gương cho nhanh khi làm việc chỉ một mình, chứ không dùng để test bề mặt gương.
    Bạn phải vào trang tiếng Nga mới có chi tiết cách làm và máy test. Trang stellafane.com cũng rất chi tiết nhưng điều kiện của mình giống Nga hơn và anh chàng Nga bắt đầu bằng gương cầu và sau đó nâng cấp lên parabol chứ không nhảy vọt như stellafane.
    Tôi dự tính xong phần máy test sẽ
    1- Nhờ tiện 1 gương thép khác ( lần trước đánh bóng trên máy tiện mặt cầu không chuẩn) và tự đánh bóng bằng tay.
    2- Kiếm mua dụng cụ để tự mài gương thuỷ tinh.
    Phôi kính D khoảng 100mm dày 10mm
    Trang Web bạn giới thiệu rất hay nhưng tay này có vẻ hiện đại quá chắc mình khó theo được.. Tôi sẽ xem kỹ hơn.
  4. semde_vn

    semde_vn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/04/2006
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    http://www.opticsplanet.net
  5. semde_vn

    semde_vn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/04/2006
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Anh em ai biết ở HN có chỗ nào bán sách về quang hình ko, và các dụng cụ quan sát, mình tìm ở Tràng tiền ko thấy
  6. chunhoc_yeuthienvan

    chunhoc_yeuthienvan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    cho em hỏi có những dụng cụ và cách nào để hỗ trợ cho ktv nhìn rõ nét hơn
    và cả lăng kính nữa ! lăng kính có tác dụng gì thế !
  7. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    KTV khúc xạ tự chế bằng kính viễn 1diop, theo tôi, chẳng có cách nào để nhìn rõ nét hơn (như cách nói của bạn). Do quang sai quá nhiều bạn phải che vật kính lại còn khoảng 1-2cm để nhận tia sáng gần quang trục, khi đó độ sáng của ảnh giảm nghiêm trọng ( (6,5 -2)^2 lần ) và KQ là ta chẳng phân biệt được chi tiết nhỏ.
    Độ KĐ tối đa của vật kính = Đường kính vật kính ( tính bằng inches) x 50.
    Vật kính 2cm x 50 / 2,54 = 39,4 lần.
    Nếu bạn tăng độ KĐ lên 80-100X thì cũng chẳng cải thiện được khả năng nhìn rõ nét bao nhiêu. Bạn cứ xem ảnh mặt trăng ở 100X và 200X của bạn Orion chụp bên topic "Quan sát bầu trời và ..." trang 38 thì rõ.
    Cách tốt nhất là dùng vật kính tiêu sắc nhưng không dễ kiếm được ở VN, còn đặt mua nước ngoài thì đắt và không phải ai cũng làm được.
    Dễ thực hiện hơn ( theo các TL được xem ) là mài gương cầu hay parabol để lắp KTV phản xạ.
    Chúng tôi đang tiến hành theo hướng này, đã lắp xong và xử dụng được máy Test gương. Đã đặt cắt phôi kính 100mm và đang kiếm mua vật liệu mài. Mời các bạn cùng tham gia.
    Lăng kính trong KTV là loại PX toàn phần. Nó có tác dụng PX tia sáng tới lệch đi 90 độ. Tác dụng này giống như 1 gương phẳng đặt nghiêng 45 độ với tia sáng tới. Lắp vào KTV bạn sẽ khỏi phải ngửa mặt lên trời để ngắm (khá mỏi cổ đặc biệt khi ngắm gần thiên đỉnh)
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Tớ mới lại nhà bác Thủy xong. Về phần kỹ thuật thì hoàn toàn khả thi. Giờ do là người đi tiên phong nên khó khăn về kinh nghiệm thực tế để chế tạo.
    Tớ xin mở một topic riêng cho Dự án này được không. Vì nên có một topic riêng dạng nhật ký để ghi lại quá trình thực hiện thành công cũng như thất bại để anh em trao đổi.
  9. NGR

    NGR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    686
    Đã được thích:
    0
    Có nhiều bạn yêu thích thiên văn học muốn có một dụng cụ phổ thông để thoả mãn sở thích của mình.Việc tự tìm tòi chế ra một chiếc kính thiên văn khúc xạ là rất đáng trân trọng nhưng theo tôi nếu mua được thì ta nên mua chứ chế thì mãi mãi không hài lòng về nó.
    Bản thân tôi cũng mày mò cách chế cái kính khúc xạ từ năm lớp 7.Tôi gọi là chế vì dân nghiệp dư chỉ chế chứ máy móc đâu mà chế tạo,mà chỉ chế được kính khúc xạ chứ mua đâu được cái gương lõm xịn làm kính phản xạ .sau 2 năm thất bại ,cuối cùng tôi cũng làm ra được một cái nhìn tạm được (1).nhưng rồi tôi phải ngậm ngùi cho thằng em ở quê cái đó để dùng cái kính thiên văn do Trung Quốc sản xuất vì so với cả đồ Tàu thì cái mình chế ra thua xa về chất lượng!.
    Hãy xem những hạn chế của "kính chế" với kính sản xuất công nghiệp:
    -vật kính của kính chế mà dân nghiệp dư bọn mình làm toàn là thấu kính đơn,trong khi tất cả các kính thiên văn khúc xạ cá nhân trên thế giới đều có vật kính là thấu kính tiêu sắc(tkts).TKTS là hệ 2 tk(hội tụ-phân kì hoặc hội tụ-hội tụ) được ghép sát nhau ,có tác dụng như một tk hội tụ.tkts có thể loại trừ các sắc sai khi quan sát.Ở cái kính Tàu của mình 2 thầu kính này được ghép sát nhưng khi cần lau có thể tách ra được,chứ nếu là hàng Đức hay Nhật là hai thấu kính này được dính chặt bằng công nghệ gì đó,khi nấu thuỷ tinh lại cho thêm hoá chất quang học(có màu vàng xanh tím như trong máy ảnh ,ống nhòm).Bạn thấy đó,vật kính tiêu chuẩn là phải như thế chứ lấy cái thấu kính đơn làm vật kính thì đó là chuyện của thời ông galile thể kỉ 17 rồi .Cái kính(1) của tui cũng được lắp vật kính làm bằng 2 cái kính (hội tụ 2 diop,phân kì 1diop) mà nhìn vẫn còn lúc loá và quầng sắc bẩy màu vẫn bao quanh vật (có lẽ là do ghép không thể sát và hai cái kính đó khác chất thủy tinh) huống chi là thấu kính đơn!
    Thị kính .Cái này thì không quan trọng lắm nhưng thị kính "chế" chất lượng vẫn không bằng thị kính tiêu chuẩn.Hơn nữa kính Tàu tôi mua có bộ 3 cái thị kính để có thể thay đổi độ bội giác X35,X56,X175,dùng nó nhìn núi trên mặt trăng chỉ nhỏ hơn nhìn núi khi đi tàu ở Hạ Long khoảng 5 lần thôi
    Kính chế phải tỉ mỉ mới giữ cho vật kính và thị kính đồng trục,trong quá trình điều chỉnh dễ làm cho các ống lệch nhau ,thế là lệch tiêu điểm .
    Kính chế chắc chắn không loại trừ được hiện tượng phản quang gây sắc sai ở thành trong ống kính .Kính sản xuất công nghiệp được sơn tĩnh điện đen kịt toàn bộ lòng ống,hơn nữa lòng ống được làm nhám chứ không nhẵn để tránh bóng.
    Kính sản xuất công nghiệp có giá kính ,bộ phận chỉnh độ cao và ống ngắm để quan sát đáng hoàng ,thoải mái.
    Giá tiền của kính sản xuất công nghiệp không đắt.Một bộ kính khúc xạ D60mm,f700mm,của Tàu ,khi tôi mua năm 2001 giá 900000vnd,gồm ống kính,ống ngắm,giá kính,gương phản xạ 90 độ,3 thị kính ,hai ống tăng độ phóng đại (X1,5;x3),một mắt kính chống chói khi nhìn mặt trăng.Cả kính với một đống phụ kiện để quan sát thoải mái mà giá như thế là quá rẻ.So với chi phí để chế :mua mấy cái vật kính (khoảng 50000/cái-loại tốt) về thí nghiệm,mua thị kính (100000/cái),mua chục cái ống nước về để làm các cỡ khác nhau,rồi công cưa,giũa,chưa kể nhìn không ra lại phải làm lại;thì mua một cái của Trung Quốc làm thật kinh tế,hiệu quả hơn nhiều.
    Bạn nào muốn mua kính thì nhân dịp nghỉ nào đó lên Lạng Sơn chơi,vô chợ biên giới là có ngay(hàng Trung Quốc thôi nhưng chất lượng tốt,giả rẻ-Thế mà về Hà Nội,cửa hàng ở Tràng Tiền hét 1,6 triệu,chắc tính thuế hoặc để lừa dân không biết gì).Còn ai thích hàng Nhật,Đức chắc phải nhờ người trong nghề mua hộ,giá đắt.
    AI muốn ngắm nghía hàng kính tv,vô google,bấm telescope một cái là có trăm trang bán kính tv qua mạng,nhìn đã cả mắt mà không sờ vào được 1
  10. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Bác Lequangthuy đang tự mài mò chế tạo thí nghiệm kính thiên văn phản xạ, em vẫn thường xuyên theo dõi bài viết của bác ấy, rất chi tiết, bác có thể xem thử topic đó. Hi vọng mọi việc suông sẻ và thành công nhiều hơn thất bại

Chia sẻ trang này