1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kính Thiên Văn (Các câu hỏi về mua bán thiết bị, vật liệu lắp ráp kính thiên văn hoặc các dụng cụ qu

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi chunhoc_yeuthienvan, 05/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Một thông số các bạn hay quan tâm khi chế tạo KTV là độ phóng đại. G = f1/f2.
    Tâm lý thường có là muốn có G càng lớn càng tốt bằng cách tăng f1 của vật kính và giảm f2 của thị kính.
    Thật ra độ phóng đại này chả có ý nghĩa gì nếu hình ảnh thu được nhoè nhoẹt, không phân biệt được các chi tiết.
    Các bạn thử mở một ảnh chụp bằng Webcam có độ phân giải thấp và dùng một CT xem ảnh nào đó Zoom to nó ra xem sao ! Bạn sẽ thất vọng vì nó còn tệ hơn nhiều so với giữ nguyên kích thước.
    Với kính thiên văn, cũng như vậy. Bạn cần có hình ảnh đủ sáng và độ phân giải cao (xem rõ chi tiết).
    Hai thông số này lại tuỳ thuộc vào đường kính D của vật kính ! D càng lớn ánh sáng thu nhận được càng nhiều và độ phân giải tăng.
    Độ phóng đại tối đa của KTV = 20 x D (cm)
    Độ phân giải = =206.265.000 x w / D (w bước sóng ánh sáng tính bằng nm).
    Với kính viễn 1 diop, bạn phải che vật kính còn khoảng 2cm để giảm quang sai. G tối đa lúc đó chỉ còn 40 lần !
    Mọi cố gắng dùng thị kính tiêu cự ngắn hơn 2.5cm đều vô ích. Ảnh sẽ tối đi nhiều và mất chi tiết : Sao Mộc chỉ là đốm tròn nhoè nhoẹt, sao Thổ như vệt ellipse . Mặt trăng thì khá hơn nhưng sắc sai cũng tăng đáng kể, ảnh bị viền màu không thể chấp nhận được.
    Với KTV SX công nghiệp cũng vậy. Hãng SX thường quảng cáo G rất lớn !
    Kính của Fairy có f1= 70cm, khi dùng với thị kính 4mm và ống Barlow 2x có G lên tới 350 lần ! Đúng ra với D = 76mm. G tối đa chỉ khoảng 150 lần . Và trong thực tế kính này chỉ đạt khoảng 120 là hết !
    Tôi đã được đọc một QC khác, Kính khúc xạ D =60mm có G lên đến 645 !!!!!!
    Trong thực tế G tối đa còn bé hơn công thức trên do chất lượng kính và điều kiện quan sát.
    Các bạn có thể tham khảo cách xác định G tối đa của Mel Bartels tại trang http://www.bbastrodesigns.com/largthin.html.và thang đánh giá chất lượng vật kính dựa theo G tối đa và đường kính D của vật kính.
    Trích :
    Mirrors that can sustain 35x to 50x per inch of aperture I rate as excellent.
    Mirrors that sustain 25x to 35x per inch of aperture I rate as good.
    Mirrors that sustain 25x per inch of aperture are acceptable.
    Mirrors that sustain 15x to 25x per inch of aperture are poor, usable only at lower powers.
    Mirrors that fail at 12x per inch of aperture are plain just not finished.
    Tức là Kính có G đạt 14 đến 20 trên 1cm đường kính vật kính đã được xem là tuyệt hảo rồi.!
    Nếu dùng kính viễn, bạn hãy chấp nhận G khoảng 40, và hãy chuẩn trực kính thật tốt, dùng thị kính ghép có f khoảng 2.5cm để có thị trường rộng, không phải chỉnh hướng liên tục và giảm sắc sai.
    Gallile với kính có G khoảng 30 và thị kính phân kỳ có thị trường rất bé mà đã phát hiện được 4 vệ tinh sao Mộc thì kính của Bạn tại sao lại không đạt được như vậy !
    Một yếu tố quan trọng nữa là giá kính. Cần phải chuyển hướng được nhẹ nhàng nhưng vẫn cứng vững.
    Nó giúp bạn không phải nhìn cảnh "trăng sao nhảy múa" như một bạn đã từng nói. Bạn có thể quan sát lâu hơn và có thể nhận ra các chi tiết nhỏ trên các thiên thể, các vệ tinh, vành sao Thổ ....mà với giá kính yếu, rung động chẳng thể nào thấy được.
    Giá kính mua cũng mắc lỗi này. hãy chỉnh giá càng thấp càng tốt. Bạn có thể dùng ghế thấp hay thậm chí ngồi bệt hẳn xuống đất, hơi bẩn... nhưng ảnh ổn định hơn nhiều. Có thể dằn hoặc treo vật nặng ( một bình nước 5l chẳng hạn) vào giá kính để chống rung động.
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Điều này rất đúng khi mua hay làm kính lời khuyên là chọn thông số f/D ( tiêu cự vật kính/ Đường kính vật kính) cho phù hợp để có chất lượng ảnh tốt .
    Điều hạn chế nữa với kính tự làm là thường chúng ta để vật kính và thị kính đồng trục gây ra khó khăn thậm chí là không thể ngắm được các vật ở thiên đỉnh . Vì thế muốn thoải mái hơn nên phát triển bộ phận bẻ tia sáng như các kính mua .
    @ Anh Thủy. Kô biết T7 này anh có góp vui được không ?
    Kính của Tuấn Anh hôm trước bị lệch trục với sai tiêu cự nhiều quá, em có thử chỉnh lại như kết quả vẫn chưa được. Nhờ anh chỉnh giúp vậy (hôm nào em mang xuống nhà, nhân tiện gửi trả anh mấy cái thị kính nữa)
  3. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Vậy theo các bạn đổi hướng ánh sáng mình nên dùng lăng kính phản xạ toàn phần hay dùng gương phẳng. Mình đọc bài viết của các bạn thì thấy một số bạn ca ngợi gương phẳng, một số khác lại ca ngợi lăng kính....????
  4. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Như nhau, nếu cả 2 cùng tốt.
    Với điều kiện VN
    Lăng kính chỉ tháo từ ống nhòm cũ, nếu có tráng chất chống phản quang là loại rất tốt và cũng khó kiếm ! Loại thường ánh sáng mất khoảng 10% .
    Gương phẳng cắt từ gương soi tẩy lớp sơn : rẻ tiền, kích cỡ tuỳ ý muốn nhưng bề mặt thường không thực sự phẳng cho lắm, gây méo ảnh.Ánh sáng cũng mất khoảng 15%. Gương tốt, đúng TC chỉ có đặt mua (30-40USD !!!! )
    Đã PM cho em !
    @ Fairy : Anh đăng ký cả 2 tay , chỉ mong trời đẹp và không có sự cố đột xuất
    Em xem lại, có phải tối 22/5 MT lại đi sát Sao Thổ hơn cả sao Kim ngày 19/5 ?
    Được lequangthuy sửa chữa / chuyển vào 17:02 ngày 16/05/2007
  5. laphroaig

    laphroaig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Nếu chất lượng kính tốt thì chỉ cần 7x là thấy được ít nhất 3 trong 4 vệ tinh sao Mộc. Ống nhòm cỡ 7x50 đã có thể nhìn vệ tinh sao Mộc thoải mái rồi.
    Việc nhìn thấy hay không nhìn thấy phụ thuộc vào chất lượng ống kính nhiều hơn là vào độ phóng đại. Ngoài 20x là có thể nhìn thấy vành sao Thổ và 50x là đủ để thấy vân tối trên sao Mộc nếu chất lượng kính và điều kiện quan sát đủ tốt.
  6. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Có bạn đã trả lời rồi
    Được vtt sửa chữa / chuyển vào 11:36 ngày 18/05/2007
  7. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Không nên đặt mài kính ở các hàng kính mắt vì đơn giản kính mắt không thích hợp dùng làm vật kính cho kính thiên văn, ngoài ra lại khá tốn kém. Nếu có thể được em hãy ra chợ Trời tìm mua thấu kính cũ lấy từ các máy quang học của Đức, Liên Xô rất tốt. Có thể tham khảo thêm ở trang web về tự làm kính thiên văn: http://thuvt.hostvivid.com/make%20a%2060mm%20scope.htm
    Được vtt sửa chữa / chuyển vào 11:42 ngày 18/05/2007
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi do bận ôn thi nên không trả lời các bạn được. Hôm nay mới có thời gian tôi xin giải đáp một số thắc mắc của các bạn như sau:
    vấn đề thấu kính đèn laser: tôi mua 2 cái đèn laser đồ chơi của trẻ con rất thông dụng. Giá của 2 chiếc tổng cộng là 12k chứ không hề lên tới 25 k mỗi chiếc. Đèn laser của Nhật lên tới 120k mỗi cái cơ. Bạn nào mua 25 k chắc là bị mua đắt rồi!
    Về vấn đề đặc điểm của thấu kính đèn: thấu kính có tiêu cự chính xác là 5mm (loại cũ thì tiêu cự cao hơn một ít), dày khoảng chừng 3mm và hoàn toàn trong suốt chứ không có màu...vàng vàng như bạn nào đó nói đâu.
    Về vấn đề chất lượng hình ảnh, tôi có thể khẳng định là nó tốt hơn nhiều loại KTV 133/2 mà tôi đặt làm. Nếu bạn thay thế thị kính bằng loại 1cm thì G=133 nhưng tôi đảm bảo là loại này cũng chẳng cho hình ảnh khá hơn loại 100x của tôi là bao! Nếu bạn nào có thấu kính 1cm chế tao theo phương pháp công nghiệp với số lượng lớn thì chất lượng hình ảnh còn khá, chứ nếu thấu kính 1cm đặt làm thì không thể nào cho ảnh nét bằng loại 5mm trong đèn laser. Tôi đã làm thử điều này với hơn 20 loại thấu kính 1cm của bọn bạn rồi nhưng không cái nào vượt qua được...
    Về vấn đề có thể nhìn vệ tinh của sao Mộc bằng KTV 7x, tôi thấy chuyện này không thể tin nổi! Tôi có một ống nhòm quân sự 20x loại cực tốt của Nga nhưng khi nhìn sao Mộc cũng...bó mắt vì chẳng nhìn thấy cái quái gì cả. Nếu mắc thêm Webcam và chụp đồng thời xử lý lên tới 50x thì các vệ tinh mới hiện ra mờ mờ. Vậy xin hỏi bạn đã làm KTV 12.28x kia rằng bạn sử dụng công nghệ gì vậy ta?
  9. laphroaig

    laphroaig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Với ống nhòm 7x tôi thấy được 3 vệ tinh sao Mộc, với ống nhòm 10x tôi thấy được cả 4. Các ống nhòm của tôi đều là loại bình thường và điều kiện quan sát cũng không phải là tốt nhất.
    Chỉ cần vào google tra ''jupiter moons binoculars'' bạn sẽ thấy vô số tài liệu khẳng định khả năng quan sát vệ tinh sao Mộc bằng ống nhòm 7x.
    4 vệ tinh thường thấy của sao Mộc đều sáng khoảng mag. 6. Điều này có nghĩa là nếu không bị ''lu mờ'' trong quầng sáng của sao Mộc thì chúng có thể được nhìn thấy bằng mắt thường.
    Bạn dùng ống nhòm 20x loại tốt mà vẫn không thấy được các mặt trăng của sao Mộc thì theo tôi có thể vì 2 lý do: 1, thời tiết không đủ tốt, 2, ống nhòm 20x nhưng đường kính vật kính lại nhỏ, làm cho ảnh bị tối. Nếu ống nhòm 20x của bạn có đường kính vật kính chỉ bằng hoặc nhỏ hơn 50mm thì ảnh sẽ tối hơn nhiều so với ống nhòm 7x hay 10x có cùng đường kính vật kính (7x50, 10x50).
  10. super_nova

    super_nova Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Bác Thuỷ mài được gương cầu lõm thì có mài được thấu kính lồi không ạ ?
    @ VTT : Em còn chưa tìm ra cái chợ trời nào ở Thanh Hoá cả ! Hỏi ông thầy dạy lí thì thầy nói là : Làm gì có cái thấu kính hội tụ nào tiêu cự 100 cm bán ở ngoài chợ ! Rồi thầy lại hỏi : Chứ em hỏi làm cấy chi ? Rồi em trả lời : Em làm đồ chơi. ( lúc ấy bọn bạn đang ngồi lân cận đó, chúng nhiều răng lắm ). Kiểu này phải bò sang box Thanh Hóa hỏi thử.

Chia sẻ trang này