1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

kính thiên văn nhìn thấy quá khứ

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi oanh89, 25/06/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    3.176
    Đã được thích:
    4.519
    kính thiên văn nhìn thấy quá khứ

    Ánh sáng từ những thiên hà xa xôi – cách địa cầu vài tỉ năm ánh sáng – mờ nhạt đến nỗi mắt con người không thể thấy. Ở điểm xuất phát ánh sáng là bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùng quang phổ nhìn thấy, nhưng khi tới trái đất nó trở thành tia hồng ngoại mà mắt người không cảm nhận được.
    có 1 cách chế tạo một kính thiên văn có khả năng thu nhận tia hồng ngoại mang tên hy vọng sau khi được phóng lên vũ trụ nó sẽ giúp quan sát những sự kiện đã xảy ra cách đây vài tỉ năm.
    có khả năng thu nhận những tia hồng ngoại cực yếu vì nó sẽ được đặt trong môi trường có nhiệt độ -273 độ C. Một tấm chắn tản nhiệt có diện tích tương đương sân quần vợt sẽ ngăn cản nhiệt từ mặt trời và trái đất tới thị kính.Chúng ta có thể nhìn ngược thời gian vì ánh sáng cần có thời gian để di chuyển từ nơi nào đó tới trái đất. Khi chúng ta nhìn càng xa vào vũ trụ thì thời gian ánh sáng di chuyển từ điểm xuất phát tới chỗ chúng ta càng dài. Nếu nhìn đủ xa, con người có thể chứng kiến quá khứ của vũ tru

    ,
    Không nên xem nhẹ các thông tin tối quan trọng dưới đây.

    [​IMG]
    Ngày 10 tháng 3 năm 2006 NASA đã đưa ra lời cảnh báo về một cơn bão mặt trời nhưng không nói với người dân là tại sao lại đưa ra cảnh báo ấy trong báo cáo của họ.Sau đó, vào tháng 6 năm 2010, NASA một lần nữa cảnh báo người dân thế giới, nhưng lần này NASA cảnh báo cộng đồng thế giới hãy sẵn sàng đón một cơn bão mặt trời mà mỗi đời người chỉ có thể một lần được thấy. Tiến sĩ Richard Fisher, trưởng Phòng Vật lý mặt trời của NASA cho biết: “Chúng tôi biết cơn bão này sắp đến nhưng chúng tôi không biết chúng sẽ tệ đến mức nào.” NASA nói rằng cơn bão mặt trời này sẽ diễn ra khoảng năm 2012-2013, tuy nhiên Học viện Khoa học Quốc gia Mỹ cho biết, “Giờ đây cơn bão mặt trời này có thể bắt đầu xảy ra vào bất cứ ngày nào”. NASA cho biết: “Dù ai đúng thì cơn bão cũng đang đến!”
    Tin tức đáng báo động này được phát sóng ngày 14 Tháng 7 năm 2010 mà hiện nay giải thích lý do tại sao NASA, cùng với Học viện Khoa học Quốc gia và các nhà khoa học nổi tiếng khác trên thế giới đều rất quan tâm đến sự hoạt động cực đại của mặt trời năm 2012-2013 sắp tới.




    [​IMG]



    Điều NASA không nói với chúng ta là mặt trời đang tiến vào một đám mây năng lượng vũ trụ nhiễu loạn, khiến hoạt động cực đại của mặt trời trong năm 2012 trở nên hung tợn, gây ra hiệu ứng Carrington, có thể thúc đẩy những vụ nổ mặt trời khổng lồ, gây ra từ trường bất thường, làm nghiêng các sao chổi và làm mất ổn định quỹ đạo của một số hành tinh nhỏ.
    Tuy nhiên các quan chức chính phủ cấp cao đã không thông báo chính thức về những tác động thảm khốc trên quy mô toàn cầu để người dân chuẩn bị!
    Các dữ liệu khoa học do Alexei Dmitriev tiết lộ xác minh thêm cho Cảnh báo bão mặt trời năm 2012 của NASA vốn đã ban hành vào năm 2006.
    Nhà Vật lý thiên văn Alexei Dmitriev nói rằng cả hai vệ tinh Voyager 1 và Voyager 2 đều cho thấy mặt trời, cũng như toàn bộ hệ mặt trời của chúng ta, hiện đang di chuyển vào bên trong một đám mây năng lượng vũ trụ. Opher, một nhà nghiên cứu Vật lý mặt trời của NASA từ Đại học George cho biết đám mây năng lượng này rất hỗn loạn. Dmitriev giải thích rằng đám mây năng lượng này đang kích thích bầu khí quyển của các hành tinh trong Thái Dương hệ của chúng ta và đặc biệt là mặt trời. Khi đám mây năng lượng này tiếp tục kích thích mặt trời, nó khiến mặt trời trở nên năng động hơn, dẫn đến năng lượng tỏa ra lớn hơn. Tức là: bão mặt trời lớn hơn và thường xuyên hơn cùng với sự bùng nổ gió mặt trời dẫn đến hiệu ứng Carrington (đặt theo tên nhà khoa học thế kỷ 19 Richard Carrington). Đám mây năng lượng điện này cũng bị trái đất hấp thụ, và các nhà khoa học đã khám phá thấy rằng nó gây ra động đất nhiều hơn, trong khi ảnh hưởng đột biến tới thời tiết trên trái đất của chúng ta.
    Khi Tiến sĩ Dmitriev được hỏi tất cả điều này đối với trái đất có nghĩa là gì, ông trả lời: “Thảm họa toàn cầu! Không phải trong hàng chục năm nữa, mà là trong vài năm nữa”.
    Có lẽ điều đó giải thích tại sao NASA đã gửi một thông điệp cá nhân tới cho tất cả nhân viên của mình. (NASA gửi thư điện tử “Kế hoạch chuẩn bị cho Gia đình-Cá nhân” tới tất cả nhân viên)
    Tiến sĩ Dmitriev đang nói về Hiệu ứng Carrington có thể phá hủy hệ thống điện và tất cả các dạng truyền thông hiện đại trên toàn thế giới hàng tháng trời, thậm chí là hàng năm. Khi điều đó xảy ra, tình trạng hỗn loạn và cướp bóc toàn cầu sẽ sớm bắt đầu khi dây chuyền sản xuất thực phẩm sẽ trở nên tê liệt hoặc mất ổn định ở các quốc gia, trong khi tình trạng thiếu nước sẽ nhanh chóng trở thành một mối đe dọa cho sự tồn tại của chúng ta, bởi vì các máy bơm cung cấp nước cho nhà ở và văn phòng của chúng ta đều chạy bằng điện. Nếu không tự chuẩn bị đủ để tồn tại trong khoảng từ một đến hai năm, thì bạn và gia đình sẽ có nguy cơ mất nước và thiếu ăn trong suốt thời gian khi mà nước uống, thực phẩm sẽ có giá trị hơn cả tiền bạc.
  2. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    3.176
    Đã được thích:
    4.519
    Rõ ràng nguồn gốc và lịch sử của kính viễn vọng vẫn còn là điều bí ẩn. Nó thuộc về những thời đại vô cùng xa xưa, vượt xa sự tưởng tượng của chúng ta.Nhà khoa học kiêm triết gia Hy Lạp nổi tiếng Democritus (sống cách nay khoảng 2.400 năm) từng tuyên bố rằng Dải Ngân Hà gồm có vô số vì sao. Nếu không từng quan sát Ngân hà qua kính viễn vọng trong thực tế thì làm sao ông có thể tưởng tượng ra được điều đó? Ngoài Democritus còn có nhiều phát biểu của các triết gia Hy Lạp và La Tinh cổ đại cho thấy người ta đã sử dụng kính viễn vọng từ rất xa xưa.
    [​IMG][​IMG]
    Các triết gia nổi tiếng thời cổ đại: Iamblichus và Democritus
    Triết gia nổi tiếng người Assyria cổ đại Iamblichus Chalcidensis nói rằng “Nhờ compa, thước, và teleskopein, khả năng nhìn được làm cho chính xác”. Trong đó, trong tiếng Hy Lạp cổ từ “tele” có nghĩa là “ở xa”, còn “skopein” nghĩa là “nhìn”. Vậy, trong thực tế người Hy Lạp đã sử dụng kính viễn vọng từ khi nào?
    [​IMG]
    Người Babylon vài ngàn năm trước đã biết rất nhiều điều về thiên văn học, chứng tỏ họ đã sở hữu kính thiên văn
    Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người cổ đại đã dùng kính viễn vọng từ rất lâu. Các nhà thiên văn học Babylon, giống như được mô tả trong con dấu cổ đại bên trên, đã lập danh mục các ngôi sao cố định, đã quan sát và ghi chép lại về các hiện tượng nhật thực và nguyệt thực của các hành tinh, và xác định đúng chiều dài vòng giao hội của mặt trăng. Họ cũng biết một năm có 365 ngày 6 tiếng 11 phút, chỉ sai khác hơn 1 phút so với hiểu biết hiện nay của chúng ta (365 ngày 6 tiếng 10 phút). Họ còn biết sự sắp xếp của các hành tinh trong Thái dương hệ và một số mặt trăng của chúng. Để biết được điều đó tất nhiên là phải sử dụng kính thiên văn. Trên các tấm đất sét được lưu trữ tại Bảo tàng Anh, niên đại khoảng năm 747 trước Công nguyên, có các ghi chép thiên văn học cho thấy họ đã quan sát một số mặt trăng của sao Mộc và sao Thổ. George Rawlinson, nhà Đông Phương học người Anh, vào những năm 1860 đã nói: “Có bằng chứng rõ ràng rằng họ đã quan sát 4 vệ tinh của sao Mộc, và rất có lý khi tin rằng họ đã quen thuộc với 7 vệ tinh của sao Thổ”.
    [​IMG]
    Heinrich Scliemann và một trong những thấu kính mà ông khám phá ra tại một thành phố cổ đại mà nhiều nhà nghiên cứu cho là thành Troa huyền thoại

    [​IMG]
    Ngài Austen Henry Layard là một nhà bác học nổi tiếng người Anh (5/3/1817 – 5/7/1894)
    Trong số các thiết bị thiên văn của họ dường như có các kính thiên văn khúc xạ ống kính đơn, lớn hơn và phức tạp hơn các thấu kính của người Babylon cổ đại mà ngài Austen Henry Layard tìm thấy tại Nimrud và mang tới Anh vào năm 1853. Theo giáo sư Giovanni Pettinato thuộc trường Đại học Rome, Italia, chiếc thấu kính này có thể khiến lịch sử khoa học phải được viết lại. Ông tin rằng nó có thể giải thích tại sao người Assyria cổ đại lại hiểu biết về thiên văn học như vậy.
    [​IMG][​IMG]
    Một thấu kính do Austen Henry Layard tìm được tại vùng đất xưa kia thuộc Babylon cổ, hiện đang nằm tại Bảo tàng Anh.
    Trong tác phẩm “Mặt trời pha lê”, Robert Temple đã cung cấp nhiều tấm ảnh của các thấu kính rải rác xung quanh nhiều viện bảo tàng khác nhau. Trong đó, có một mảnh gốm Hy Lạp 2.000 năm tuổi tại Bảo tàng Acropolis ở Athens, trên đó có vẽ một người đàn ông đang nhìn qua thứ y hệt như một chiếc kính thiên văn khúc xạ hiện đại của chúng ta ngày nay.
    [​IMG]
    Thấu kính được tìm thấy tại Cairo, Ai Cập (bên trái), và hình ảnh một người đàn ông Hy Lạp cổ đại thế kỷ 4 trước công nguyên đang cầm ống nhòm quan sát, trên một mảnh gốm khai quật được

    [​IMG]
    Một thấu kính cổ đại khác được tìm thấy tại Louvre, Paris

    [​IMG][​IMG]
    Các thấu kính tìm thấy tại Visby, Thụy Điển, có niên đại hàng ngàn năm trước
    [​IMG]
    Hình ảnh tái tạo 3D cho thấy độ cong hoàn hảo của thấu kính Visby

    [​IMG]
    So sánh hình chạm nổi kính viễn vọng trên chiếc bình cổ Hy Lạp với một chiếc kính viễn vọng hiện đại
    [​IMG]
    Ống nhòm 2 mắt cũng được người xưa biết tới từ lâu. Trong tác phẩm “Những mảnh vỡ” của sử gia Polybius (200 – 118 trước công nguyên) Hy Lạp cổ đã nói về “một kính viễn vọng có 2 ống”. Hơn nữa, nhà bác học Gaius Plinius Secundus (23-79 sau công nguyên), trong khi tranh cãi về vị trí của địa cầu trong vũ trụ, cũng nói rằng “ống nhòm 2 mắt đã xác nhận điều này một cách rất rõ ràng”.
    Theo một số nguồn tư liệu, trước khi phát minh ra Lịch ****** vào năm 46 trước công nguyên, ****** Caesar có thể đã sử dụng kính thiên văn để xác định vị trí của địa cầu.
    Roger Bacon (1214–1294) 9 năm trước khi vượt qua vùng biển Anh Pháp đã sử dụng một loại ống nhòm để khảo sát bờ biển nước Anh khi đứng tại nước Pháp.
    Người cổ đại không chỉ sử dụng kính thiên văn khúc xạ ống kính đơn. Họ cũng đã chế tạo ra kính thiên văn phản xạ, có chất lượng tốt hơn. Gaius Plinius Secundus viết: “Khi sử dụng một tấm gương nếu bề dày của tấm kim loại được mài nhẵn và được gò thành một hình dạng hơi lõm, thì kích thước của các mục tiêu được phản chiếu được phóng đại lên rất lớn“.
    Những mô tả đó đã chứng minh là người cổ đại đã biết sử dụng kính thiên văn từ hàng ngàn năm trước thời Galileo chào đời (hiện trong sách giáo khoa Galileo vẫn được cho là đã phát minh ra kính thiên văn vào thế kỷ 17).
    [​IMG]
    Một tảng đá ICA, Peru cho thấy một người đàn ông đang quan sát bầu trời bằng một chiếc kính thiên văn. Hiện nay bộ hiện vật đá ICA khổng lồ gồm tới 15.000 viên này vẫn là một chủ đề luận chiến lâu dài giữa một bên khẳng định và một bên phủ định chúng.
    [​IMG]
    Có nhiều bằng chứng khác nữa cho thấy kính thiên văn đã được sử dụng nhiều ngàn năm trước thời Galileo. Điển hình là bức phù điêu Sumer này, có niên đại khoảng 5.000 năm trước, trên đó (vùng bôi vàng) có khắc hình ảnh Mặt trời và 9 hành tinh của Thái dương hệ xung quanh. Nếu không có kính thiên văn thì làm sao họ biết được điều đó?
    [​IMG]
    Người Maya đã biết tháng mặt trăng là 29,53086 ngày (hiện nay đo được 29,53059 ngày); chu kỳ giao hội của sao Kim là 583,92027 ngày (hiện nay ta đo được 583,93 ngày); chu kỳ giao hội của sao Hỏa là 780 ngày (hiện ta đo được 779,94 ngày); năm nhiệt đới có 365,242 ngày ( hiện nay đo được là 365,24198 ngày)
    Hàng ngàn năm trước, nếu người Maya không có kính thiên văn thì làm sao họ có được tri thức thiên văn cao cấp như vậy?
    Như vậy ít nhất thì điều mà sách giáo khoa vẫn dạy, rằng Galileo là người đầu tiên phát minh ra kính viễn vọng vào đầu thế kỷ 17, là sai. Rõ ràng nguồn gốc và lịch sử của kính viễn vọng vẫn còn là điều bí ẩn. Nó thuộc về những thời đại vô cùng xa xưa, vượt xa sự tưởng tượng của chúng ta
  3. To_lai__nd

    To_lai__nd Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2010
    Bài viết:
    1.207
    Đã được thích:
    0
    Cái này thú vị phết ;))
    [​IMG]
  4. Caydangh

    Caydangh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2011
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    18
    Kính thiên văn không những chỉ nhìn được về quá khứ của vũ trụ mà kĩ thuật không gian còn được ứng dụng cho công nghệ sinh học. Những kĩ thuật quang học phối hợp, đang được dùng cho các kính viễn vọng mạnh nhất thế giới, có thể được các nhà nghiên cứu ở California khai thác để nghiên cứu những phần nhỏ nhất trong các cơ thể sống. ( Theo Popula Science,LV. Khoa học @ Công nghệ, số 33 ( 18-8-2011 )
    Theo tôi, nếu như các nhà thiên văn học và sinh học cùng kết hợp để nghiên cứu vũ trụ thì các hành tinh và các ngôi sao không còn được coi là những khối vật chất vô chi vô giác nữa!
  5. SSX999

    SSX999 Guest

    Kinh nhỉ? Thế nghĩa là vác kính thiên văn đi dòm .... nhiễm sắc thể???[:P][:P][:P]

    Hay nhà thiên văn cho nhà sinh học mượn kính viễn vọng đi tìm ... kiến trên Hỏa tinh???:((:((:((
  6. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    3.176
    Đã được thích:
    4.519
    Vệ tinh nhân tạo Mỹ rơi vào cuối tuần sau
    Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo một vệ tinh nhân tạo hỏng của họ đã rời quỹ đạo và có thể rơi xuống một nơi bất kỳ trên trái đất vào ngày 24/9.

    AP dẫn lời NASA cho hay Vệ tinh Nghiên cứu Tầng thượng quyển (UARS) sẽ lao xuống với tốc độ 8 km/giây và có rơi xuống một địa điểm bất kỳ trong khu vực giữa 57 độ Bắc và 57 độ Nam của đường xích đạo. Đó là khu vực có mật độ dân cư lớn, song nguy cơ gây họa của vệ tinh chỉ là 1/3.200, bởi phần lớn vệ tinh sẽ vỡ hoặc cháy trước khi chạm đất.
    [​IMG]
    Vệ tinh nhân tạo UARS ngừng hoạt động vào năm 2005.

    Các nhà khoa học của NASA xác định được 26 mảnh vỡ có khả năng rơi xuống tận mặt đất. Chúng có thể nằm rải rác trong một khu vực có chiều rộng từ 400 tới 500km. NASA cho hay, các nhà khoa học của họ chỉ có thể dự báo chính xác vị trí rơi của vệ tinh khoảng hai giờ trước khi nó tiến vào bầu khí quyển.

    Phi thuyền con thoi Discovery đưa UARS (có khối lượng hơn 6 tấn) lên quỹ đạo vào năm 1991. Nó ngừng hoạt động vào năm 2005. Người dân không được phép giữ hay bán những mảnh vỡ của UARS, bởi chúng vẫn là tài sản của chính phủ Mỹ.

    Vụ rơi vệ tinh nhân tạo gần đây nhất xảy ra vào năm 1979. Khi đó Skylab, một vệ tinh có khối lượng gấp 15 lần UARS, lao xuống miền tây của Australia. Chính phủ Australia đã yêu cầu chính phủ Mỹ bồi thường vỏn vẹn 400 USD để thu dọn những mảnh vỡ của vệ tinh.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Vệ tinh của sao Thổ có không khí
    Phi thuyền Cassini của Mỹ phát hiện vệ tinh Dione của sao Thổ có một bầu khí quyển mỏng và chứa khí oxy.
    Vệ tinh Dione của sao Thổ được tạo nên chủ yếu bởi băng. Ảnh: NASA.

    [​IMG]
    National Geographic đưa tin tàu Cassini vừa thực hiện một chuyến bay sát vệ tinh Dione của sao Thổ. Căn cứ vào dữ liệu mà tàu gửi về, các nhà khoa học kết luận Dione có bầu khí quyển.


    Nếu một vệ tinh không có bầu khí quyển, chúng ta có thể coi nó giống như một quả cầu khổng lồ. Các đường từ của sao Thổ sẽ không nhiễu loạn khi vệ tinh di chuyển bên trong từ trường, bởi sự nhiễu loạn từ chỉ xảy ra khi vệ tinh có khả năng dẫn điện.

    “Từ trường chỉ nhiễu loạn khi bạn có các hạt mang điện tích từ một nguồn nào đó, chẳng hạn như khí quyển. Bầu khí quyển của vệ tinh Dione đủ mạnh để gây nhiễu loạn từ trường của sao Thổ”, Sven Simon, một nhà nghiên cứu của Viện Địa vật lý và Khí tượng thuộc Đại học Cologne tại Đức, giải thích.

    Với đường kính 1.123 km, Dione là vệ tinh lớn thứ 15 trong hệ Mặt Trời. Giới khoa học phỏng đoán nó được tạo nên chủ yếu bởi nước ở dạng băng và có lõi đá.

    Dione không đủ lớn để có thể giữ một bầu khí quyển dày giống như địa cầu. Hành tinh của chúng ta và các hành tinh lớn khác sở hữu lực hấp dẫn đủ mạnh để ngăn cản các hạt trong khí quyển bay vào vũ trụ.

    Bầu khí quyển của Dione không có lực hấp dẫn mạnh, nên các phân tử khí của nó liên tục thất thoát.

    Vậy khí quyển của Dione được sinh ra từ đâu ?

    Sao Thổ được bao quanh bởi một vành đai gồm các hạt mang điện tích lớn. Dione nằm trong vành đai ấy. Vì thế những hạt mang điện tích – có nhiệt độ cao và vận tốc di chuyển lớn – liên tục bắn phá bề mặt của Dione.

    Khi các hạt lao xuống Dione, chúng phá vỡ các phân tử nước trong băng trên bề mặt của vệ tinh này. Quá trình đó giải phóng các phân tử khí, tạo nên bầu khí quyển.

    Do bầu khí quyển của Dione được phát hiện nhờ dữ liệu về từ trường của sao Thổ, các nhà khoa học không biết thành phần tạo nên bầu khí quyển đó. Họ cho rằng do bầu khí quyển của Dione được tạo nên từ băng nên có thể khí oxy chiếm phần lớn thể tích của nó.
  7. Caydangh

    Caydangh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2011
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    18
    . Nếu như các vệ tinh nhân tạo được thiết kế sao cho sau khi hết hạn sử dụng chúng vừa chuyển động trên quỹ đạo vừa tự quay thì sẽ không bị rơi xuống Trái đất.
    . Mật độ khí quyển của các hành tinh không chỉ phụ thuộc vào khối lượng mà còn phụ thuộc vào quá trình hoạt động nội tại của chúng. Như Kim tinh có khối lượng gần bằng Trái đất, lại ở gần Mặt trời hơn, nhưng mật độ khí quyển lại lớn hơn Trái đất;bề mặt Kim tinh có nhiệt độ +475 độ C, áp suất 90 ap.
  8. Caydangh

    Caydangh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2011
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    18
    .Kính thiên văn nhìn thấy một điều kì diệu mới:
    Các nhà thiên văn Mỹ và Úc trên đỉnh Maunkea tại quần đảo Hawaii đã quan sát được một hành tinh vẫn đang trong quá trình hình thành, đã ghi hình và đặt tên cho nó là LKCa 15b. Nó quay quanh một ngôi sao trẻ cách Trái đất 450 năm as. Kết quả quan sát này đã giải đáp được câu hỏi là hành tinh được hình thành trong thời kì " thanh xuân" hay " tuổi xế chiều" của một ngôi sao mà nó quay quanh. ( Lược trích theo VietAstro news. 24-10-2011)
    . Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Glasgow, Anh, do Giáo sư Lee Cronin đứng đầu đã trình bày phương pháp chế tạo tế bào từ các chất vô cơ được gọi là iCHELLS, có thể có tính năng như tế bào hữu cơ.( Theo tạp chí Angewandte. Tháng 9-2011)
    Theo tôi, với hai hướng nghiên cứu trên đây của các nhà khoa học thì cơ chế hình thành của các thiên thể sẽ được sánh tỏ và con người sẽ hoàn thiện được chính bản thân mình để chủ động định cư trong không gian.
  9. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    3.176
    Đã được thích:
    4.519
    ko hiểu thế nào la rác vũ trụ :-ss:-ss:-ss:-ss:-ss
  10. Caydangh

    Caydangh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2011
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    18
    Các nhà khoa học tạo ra rác vũ trụ thì phải có trách nhiệm dọn nó đi, không được " đổ đại lên đầu con người" trên mặt đất.

Chia sẻ trang này