1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kính thưa Khổng Tử

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi tietcanhga, 15/05/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tietcanhga

    tietcanhga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2008
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Kính thưa Khổng Tử

    Đôi khi, kẻ tiểu nhân nông cạn này hay bâng khuâng với lời đấng anh minh. Liệu còn không câu nói "nhân chi sơ..." hiểu theo nghĩa rộng, tức là người trẻ tuổi vốn giàu thiện lương. Kính mong được bạn hữu chia sẻ...
  2. quynhthoidai

    quynhthoidai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    1.278
    Đã được thích:
    0
    Thời buổi bây giờ thì nó khác xưa quá nhiều rồi, có vẻ như nhân chi sơ ... đang lỗi thời thì phải hay do con người ngày nay thực dụng và sống vội nhỉ.
  3. longanhn

    longanhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2009
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy đây là một đề tài rất hay, mà sao box này lại hơi quạnh quẽ thế. Vì thế, tôi xin đóng góp một ý kiến nhỏ của mình cùng các bác.
    Khi dạy chúng ta rằng "Nhân chi sơ tính bản thiện", phải chăng Khổng Phu Tử muốn nhắn nhủ chúng ta rằng "cái thiện" phải gắn liền với sự "giản đơn" và "trong sáng". Bởi lẽ, ai sinh ra cũng gắn liền với thuộc tính giản đơn và tron sáng. Những cùng với quá trình trưởng thành, chúng ta trở nên phức tạp hơn, chúng ta bước vào một vòng luẩn quẩn nên tính thiện đã bị tổn thương. Liên hệ với các lĩnh vực khác của cuộc sống cũng vậy, tôi xin đưa ra hai ví dụ sau:
    - Với người tu hành: Một nhà sư xây dựng cho mình một cách sông đơn giản và có nghị lực duy trì sự giản đơn ấy trong cuộc đời tu hành của mình, nhà sư ấy càng tiến gần và tiệm cận tơí sự giác ngộ.
    Tuy nhiên, thực tế lại ít có những nhà sư như vậy. Khi phước đến, khi có nhiều đệ tử đến với mình, cách sống của nhà sư trở nên không đơn giản nữa. Thay vì phải một mình đi bộ đến tận nơi để làm lễ cho đệ tử của mình, họ đã yêu cầu phải có xe đưa người đón. Thay vì ăn chay theo đúng tôn chỉ "không sát sinh", họ đã ăn chay với những món ăn "giả thịt gà", "giả giò",... tức là hàm ý "thú sát sinh" trong họ vẫn còn.
    Vì thế, tính thiện trong người tu hành đã bị tổn thương và suy giảm.
    - Với nghề làm báo: trách nhiệm của nghề làm báo là phản ánh trung thực các hiện tượng của cuộc sống, và tự thân sự phản ánh trung thực này sẽ hình thành nên tính "phản biện xã hội". Song, chúng ta quá lạm dụng cái gọi là "phản biện xã hội", chúng ta đã suy diễn, khoác lên rất nhiều nguyên nhân cho một hiện tượng của cuộc sống. Vì thế, chúng tá luẩn quẩn, chúng ta không còn phản ánh trung thực những hiện tượng của cuộc sống. Sự đơn giản, trong sáng của nghề báo bị bào mòn, tính thiện trong nghề báo đang dần biến mất.
    TRên đây là những suy nghĩ của tôi, rất mong các bác chia sẻ những trải nghiệm của mình để làm rõ thêm lời dạy của Khổng Phu Tử.
    Kính bút!
  4. penenut

    penenut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2008
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    0
    Nhân chi sơ, tính bản thiện. Có 2 yếu tố:
    1. là đứa trẻ nhỏ, chưa nhận thức được cái rì thì cũng ko đủ khả năng làm cái rì ác cả, chứ nó thử mới sinh nhưng khỏe như voi xem, đè chết người ngay
    2. tính bản thiện ở đây là một khái niệm có tính so sánh, ngược lại với tính dc coi là ác của xã hội. Mà quan điểm xã hội mỗi thời mỗi điểm khác nhau một cách tương đối nhưng có xu hướng ngày càng phức tạp theo thời gian.
    KL: vì càng ngày xã hội nuôi trẻ con càng tốt với đủ thứ bổ béo và càng ngày càng lắm cái ác nên: câu đấy vẫn đúng và thời gian đúng thì càng ngày càng ngắn
  5. choai

    choai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    Lại có câu "Nhân chi sơ tính bản ác"
    Rồi lại "vừa thiện vừa ác", nữa rồi lại "Không thiện không ác".
    Tôi ủng hộ ý cuối cùng. Đó mới là "trung dung", chả thế này cũn chả thế kia. Sinh ra trong môi trường nào nào, được giáo dụ thế nào thì thành ra thế ấy.
  6. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295
    Thật ra, cụ Khổng dạy rằng "nhân chi sơ, tính bản thiện" nghĩa là cái lớn nhất trong con người là tính thiện, là sự mưu cầu hoà bình và yên lành, còn những việc làm trái với đạo lý chỉ là bất đắc dỹ, ngoài cái mong muốn của người ta.
    Thời cổ đại, chiến tranh loạn lạc liên miên, tự nhiên cái bản tính sát sinh nó nhiều hơn bây giờ chứ! Nếu cứ đề cao cái quá khứ xa xôi mà không thực sự hiểu nó như thế nào thì e rằng mọi nguời không biết trân trọng những gì con nguời đang làm được trong thế giới hiện tại.
    Đọc những gì các cụ viết vẫn chủ đạo là than phiền về nhân tình, thế thái và tư tưởng hoài cổ Nghiêu Thuấn, cho thấy ở thời đại nào con nguời cũng không hài lòng với hiện tại và bi quan cho tương lai. Thái độ như thế liệu có thoả đáng không?
    Con người mới sinh ra được cha mẹ nuôi nấng, trưởng thành phải lo cơm áo rồi tương lai phải mệt mỏi tính toán để đạt được những tham vọng của mình. Lẽ tất nhiên, cái thời thơ dại được mơ mộng và phục vụ miễn phí luôn là cái thời thần tiên, nhưng không lẽ cứ hoài niệm mãi như thế mà không thấy hạnh phúc vì có cơ hội được sống thực sự?
    Cụ Khổng thực sự mong muốn gì có lẽ không ai biết, nhưng nếu đám hậu sinh mượn tư tưởng của cụ để nguỵ trang cho sự ỷ lại trong bản ngã của mình thì ...
    Vài lời tâm sự, không phải cao đàm khoát luận gì, mong các bác miễn thứ!

Chia sẻ trang này