1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kíu Kíu (1 người dốt Văn đang gặp nạn)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi four_eyes13, 01/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. four_eyes13

    four_eyes13 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2004
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Kíu Kíu (1 người dốt Văn đang gặp nạn)

    Mấy anh chị giúp em với. Em đang học về văn nghị luận, thầy em vừa cho 1 cái đề rất "hiểm hóc", xin anh chị cho em chút ý kiến về
    -Tư liệu về Phan Bội Châu , lý tưởng của ông.
    -Ý nghĩa của cái đề.
    -Dàn bài ( như thế nào, cần những phần gì, luận đề gì, luận điểm gì??)
    -Những dẫn chứng trong cuộc sống hiện nay??

    Đề văn như sau:
    Để động viên bản thân và các đồng chí lên đường đấu tranh CM, nhà chí sĩ Phan Bội Châu có 2 câu thơ:
    Ví thử đường đời bằng phẳng cả
    Anh hùng hào kiệt có ai hơn
  2. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Công nhận việc ngại nhất trong các môn học, đó là phải làm tập làm văn.
    Thể loại văn Nghị luận thì em đọc qua phần lý thuyết, để khỏi lạc đề làm sang thể loại văn khác.
    Còn dĩ nhiên, trọng tâm vấn đề là con đường CM mà PBC muốn cho các chí sĩ khác cũng hướng về đó để tự xác định. Con đường làm CM là con đường tất yếu ( hoàn cảnh XH+ đất nước....) nghĩa vụ của mỗi người ( trong khi tư tưởng của nhà nho còn vương vấn rất nhiều)...
    Mà hình như đề văn của em post thiếu phần đuôi, phần câu hỏi.
    - Em hãy nhớ là đã có một nhà cách mạng khi bị địch bắt phát biểu: Chúng tôi ko làm nên cách mạng, mà thời thế tạo nên CM...
    -Ví thử đường đời bằng phẳng cả
    Anh hùng hào kiệt có ai hơn
    Câu này chính là nói về thời thế , và con người, cùng hành động của họ. Sự xác định tư tưởng, lòng quyết tâm ....
    v...v..vv....
  3. Hoabaoxuan

    Hoabaoxuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    1.232
    Đã được thích:
    0
    Nếu muốn tìm tư liệu về Phan Bội Châu thì tìm cuốn Phan Bội Châu toàn tập, quên mất tác giả nhưng nhớ là của TT văn hoá, ngôn ngữ Đông Tây, xuất bản cách đây hai năm. Bộ sách này rất đắt nên rất... ế ẩm, còn rất nhiều nơi có đấy. Chỉ có những ai thích sưu tầm sách (ví như bác mặt trời già nhà mình) thì mới bỏ một đống tiền ra mua thôi ...
    U cũng có thể đến đăng ký mượn tại thư viện của TT Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây (điều kiện là phải làm thẻ và nộp một ít tiền cho một cái thẻ đọc sách / năm).
    Goodluck!!
  4. Rosebaby

    Rosebaby Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    792
    Đã được thích:
    0
    Ngày xửa ngày xưa, thầy giáo của RB dạy là một bài nghị luận thường gồm có 3 phần. RB thử đưa ra 1 gợi ý khá mù mờ :
    Đặt vấn đề: Giới thiệu qua về thân thế sự nghiệp của nhà yêu nước Phan Bội Châu (chỉ vài câu thôi) rồi lợi dụng mạch văn làm tới lun : Nói về quan điểm làm cách mạng của ông trong 2 câu thơ mà đề bài đã ra.
    Giải quyết vấn đề:
    Trả lời các câu hỏi. Ví dụ:
    1- Câu thơ "Ví thử đường đời bằng phẳng cả
    Anh hùng hào kiệt có ai hơn" có nghĩa là gì?
    2- Tại sao lại "Ví thử đường đời bằng phẳng cả
    Anh hùng hào kiệt có ai hơn"?
    Nhớ có những luận cứ, luận chứng thật thuyết phục bằng cách dùng cuộc đời làm cách mạng của ông để minh chứng và một số câu thơ, câu nói khác của ông để điểm tô cho thêm phần sinh động.
    3 - Trong thời đại đó, hoàn cảnh đó, 2 câu thơ có ý nghĩa như thế nào, và cho đến bây giờ ý nghĩa của nó có còn nguyên giá trị hay không?
    Phần kết luận: Gút lại toàn bộ nội dung tư tưởng của bài viết
    Còn dưới đây là tư liệu về PBC:
    Phan Bội Châu (1867-1940)
    Phan Bội Châu (1867-1940) tên thật là Phan Văn San, hiệu Sào Nam, người huyện Nam Đàn, Nghệ An. Ông sớm bộc lộ lòng yêu nước: năm 17 tuổi viết hịch Bình Tây thu Bắc, năm 19 tuổi lập đội thí sinh 60 người để ứng nghĩa với kinh đô Huế. Từ năm 1900, sau khi đỗ giải nguyên, có uy tín trong giới sĩ phu, Phan Bội Châu càng nhiệt tình tham gia các phong trào cứu nước, dần dần trở thành nhà cách mạng hàng đầu trong 20 năm đầu thế kỷ XX. Phan Bội Châu chủ trương giành độc lập dân tộc bằng bạo lực. Ông dùng văn chương như một phương tiện để nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí. Ông chủ trương Đông du, đưa thanh niên sang Nhật để đào tạo nhân tài, ông liên kết các nhân sĩ trí thức yêu nước, các nhà các mạng. Ông thành lập Duy Tân hội, rồi Việt Nam Quang Phục hội và cuối cùng Việt Nam Quốc dân đảng (1924). Ông bôn ba Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan... gặp nhiều chính khách lớn để tìm hỗ trợ cho cách mạng Việt Nam. Điều kiện lịch sử chưa cho phép Phan Bội Châu nhận ra động lực của cách mạng giải phóng dân tộc. Ông thất bại, nhưng đã để lại nhiều bài hoûc cho hậu thế thành công. Phan Bội Châu sử dụng rất nhiều thể loại văn hoûc: thơ, phú, câu đối, ca trù, truyện, văn bia, văn tế... để vận động cách mạng. Phan Bội Châu không coi văn chương là sự nghiệp, ông hay nhắc tới câu thơ của Tùy Viên Lập thân tối hạ thị văn chương . Ông dùng văn chương làm phương tiện vận động giác ngộ để đạt mục đích giải phóng dân tộc. Chủ đề lớn nhất, luôn luôn sôi nổi nồng nhiệt trong ông là lòng yêu nước. Gioûng thơ Phan Bội Châu không phải là gioûng cảm khái. Cảm khái chưa phải là thái độ của hành động. Phan Bội Châu là người hành động. Thơ ông thức tỉnh tâm và trí người đoûc. Khi bi, khi hùng, khi nào cũng lôi cuốn thuyết phục, dựng người dậy, lôi cuốn người đi:
    Mõ chuông là cái lưỡi đây
    Lôi đình trên ngọn bút này nổi lên
    Thơ của ông là máu là nước mắt của người thương nước viết nên câu có sức rung động hàng triệu đồng bào. Thơ của ông cũng là nghĩa khí hào hùng của người chiến đấu.
    Nghĩ lắm lúc bầm gan tím ruột
    Vạch trời cao mà tuốt gươm ra
    Chất trữ tình trong thơ Phan Bội Châu là trữ tình cứu nước, trữ tình công dân. Đời ông, như chính ông nhận định, cả trăm lần thất bại chưa một lần thành công, nhưng lúc nào cũng cuồn cuộn lòng yêu đất nước. Có câu thật bình dị: Yêu gì hơn yêu nước nhà ta. Có câu thật thống thiết: Hồn cố quốc biết đâu mà goûi, nhưng bao giờ lòng yêu nước ấy cũng thức tỉnh người ta đứng dậy, đấu tranh đầy khí phách:
    Ai ơi tỉnh dậy đừng mê
    Xin đem thù nhục mà thề non sông.
    Thơ Phan Bội Châu là thơ của ngoûn lửa thiêng bất diệt, của lòng thương nòi giống, của một tình cảm lớn lao, dấn thân, chấp nhận moûi đầy ải lao lung, kể cả cái chết, để giành độc lập tự do cho dân cho nước. Thơ viếng người hy sinh vì nước có sự xót đau của không gian rộng lớn trời biển núi sông:
    Trời xanh ***g lộng, biển mênh mông
    Một lá thư đưa lệ vạn dòng

    Lại có sự ca ngợi chân thành cao cả của lòng người: Đầu giận sao không rơi trước bạn. Ngay trong tình thế bi đát ấy, ý chí chiến đấu của Phan Bội Châu cũng không hề nao núng. Ước có vạn tay vung vạn kiếm. Trong 15 năm cuối đời, bị giam lỏng ở Huế, Phan Bội Châu "Ông già Bến Ngự" không có điều kiện duy trì hành động bạo lực, ông đã tận dụng con đường văn hóa, trước tác, dịch thuật, khảo cứu nhằm nâng cao dân trí, hun đúc ý chí thanh niên và tổng kết kinh nghiệm, cổ vũ hành động.
    Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần
    Đừng ham chơi, ham mặc, ham ăn
    Dựng gan góc để đánh tan sắt lửa,
    Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ.
    (Bài ca chúc tết thanh niên năm 1927)

  5. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Đâu có, thư viện Đông Tây vẫn cho mượn sách trả tiền theo ngày mà. Còn không có thời gian ngồi đó đọc có thể vác sách về nhà rồi đặt CMT cho mấy chị bà già dễ thương trên đó.
    Cái thư viện này cũng có lắm cuốn hay ho lắm các bác ạ. Tôi khoái nhất là có những bản thảo sửa tay trước khi tác giả đưa đem in cũng có ở đây, hoặc những bản thảo chưa được xuất bản...
  6. four_eyes13

    four_eyes13 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2004
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các anh chị. Thế cái thư viện này nằm ở đường nào, cho em cái địa chỉ với.
    Cho em hỏi 1 câu nữa :
    Bình Luận khác Nghị Luận nhu thế nào???
    Cái này em còn lờ mờ lắm, mọi người giúp với.

Chia sẻ trang này