1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Koudan Miyamoto Musashi

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi NhatLang, 29/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 1311176

    1311176 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2004
    Bài viết:
    615
    Đã được thích:
    0
    Bác nói em mới nhớ, không khéo phải đọc lại Yaiba
  2. L337Krew

    L337Krew Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.111
    Đã được thích:
    0
    huyền thoại kiếm sỹ của J hồi Sengku thì phải, ko nhớ có đung ko, mà sự J thời này là còn nổi tiếng, như chiến quốc ở TQ còn lại có vẻ ko được đặc sắc, kết Masamune hơn , ke ke ke, ko biết truyện này thế nào chứ sư phụ của Yaiba thì số 1, hớ hớ, chắc chỉ kém thăng sư phụ chuyên ăn trộm quần bít tất trong Ranma
  3. Carnavaro

    Carnavaro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    2.313
    Đã được thích:
    1
    Cái truyền Vagabond rất khác truyện chữ. Em đọc cái truyện tranh ấy thì Sasaki Kojiro còn bị câm và điếc. Trưởng nam nhà Sejuro thì rất mạnh. Các trận chiến với bao nhiêu đối thủ nổi tiếng diễn ra. Thế nhưng qua truyện chữ đọc thấy khác nhiều quá. Nó ko có cái tính cách hoang dã như truyện tranh. Đọc truyện tranh hay hơn. Miêu tả chân thực hơn, viết về tâm trạng, hoàn cảnh của các võ sĩ cũng chia tiết hơn, đọc nó như kiểu thuỷ hử vậy ko quá thiên về đạo đức như truyện chữ.
    Còn Yaiba thì nhắng hết chỗ nói. Từ Kojiro đến Mushasi, tất cả đều bựa.
  4. cungbanvutang

    cungbanvutang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    0
    Các bác ạ, về mặt hư cấu thì người ta cho thế nào thì phải chịu thế thôi, chuối hay là giỏi thì rốt lại giữa Kojiro và Musashi người thắng vẫn là Musashi.
    Truyện tranh Lãng khách là dựa theo tiểu thuyết Musashi của nhà văn Nhật Bản Eiji Yoshikawa, tuy vậy có một số đoạn ko giống lém, vả lại hình dung về Musashi cũng không giống trong truyện chữ......
  5. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm.
    Các bạn ở Sài Gòn có thể mua sách tại 244 Lê Thánh Tôn, Q.1 hoặc hệ thống nhà sách Minh Khai, Hà Hội, Toàn Thắng (nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai)
    Koudan Miyamoto Musashi hoàn toàn không liên quan đến truyện tranh Vagabond hoặc tiểu thuyết Miyamoto Musashi của Yoshikawa Eiji. Như đã giải thích, Koudan là lối kể chuyện, lối diễn thuyết mang tính chủ quan của diễn giả. Tập sách này do diễn giả Itou diễn lại các giai thoại (phần nhiều là...bịa) về Musáhi, nhưng tình tiết rất lôi cuốn và hấp dẫn.
    Về bộ tiểu thuyết Miyamoto Musashi của Yoshikawa Eiji, đây được đánh giá là một trong những bộ sách có giá trị của nhân loại. Bản Việt văn do Cung Vũ dịch từ tiếng thứ ba và còn thiếu rất nhiều chương so với nguyên tác. Trong thời gian sắp tới chúng tôi xin ra mắt bạn đọc tập sách này được dịch từ nguyên tác và đầy đủ. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ.
    PS: Nếu có hứng thú với nhân vật lịch sử Miyamoto Musashi thì các bạn có thể tham khảo một số vấn đề ở:
    http://blog.360.yahoo.com/blog-5A3xcK0_cra2XJz0oQI7vxQ4Ne_1QA--?cq=1&tag=musashi
    @BlackHawk_SGVN
    Mình có đầy đủ bản tiếng Nhật cho cả Koudan và tiểu thuyết của Yosikawa Eiji. Nói tóm lại là có đủ bản tiếng Nhật cho bất cứ tài liệu nào liên quan tới nhân vật này. Khảo cứu, tiểu thuyết,....
    Mình đang ở Sài Gòn, nếu cần xin PM.
  6. pinkkira

    pinkkira Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2007
    Bài viết:
    519
    Đã được thích:
    0
    đọc rồi nhưng thấy tên musashi có vẻ "đểu đểu". thiếu cái gọi là quang minh chính trực !
  7. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Cùng một tiếng chim hót, người phương nam nghe khác mà người phương bắc nghe khác. Lại tuỳ tâm trạng mà mỗi người lại nghe tiếng chim đó khác nhau.
    Ở đời cùng một nhân vật, cùng một sự kiện nhưng không ai có nhận xét giống ai.
    Ngày xưa khi ông Yoshikawa Eiji viết bộ tiểu thuyết vĩ đại nhất đời mình, lúc đó trên văn đàn Nhật Bản xảy ra cuộc tranh luận về Miyamoto Musashi. Có người bênh vực, có kẻ chê bai. Nhân tình hình đó Yoshikawa cầm bút viết theo ý kiến của mình.
    Một tác gia mà mình yêu thích là Shibaryou Tarou. Ông chuyên viết về đề tài lịch sử.
    Con người rồi ai cũng chết. Mà càng chết đã lâu thì nhìn nhận về người đó càng chính xác hơn. Khi tôi quan sát người khác để miêu tả thì đứng trực diện sẽ không chính xác, tôi thường leo lên toà nhà cao để nhìn xuống. Lúc đó những cảnh vật tôi thấy hàng ngày bỗng khác hẳn, tôi nhìn được toàn diện hơn người mà tôi muốn quan sát. Không phiến diện không định kiến.
    Nhưng khi lên cao như thế thì người cao cũng như người thấp đều như nhau cả. Có đúng có sai có hay có dở nhưng một khi ở trên cao nhìn xuống thì tất cả đều trở nên vô vị.
  8. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Trích một đoạn trong "Miyamoto Musashi" của Yoshikawa Eiji (đoạn cuối, khi Musashi đánh bại Kojirou)
    Nhưng cuộc chiến xong rồi, hắn phải đi. Musashi cúi đầu vĩnh biệt đối thủ, kẻ mà tài năng khiến hắn ngưỡng mộ, rồi ra bờ nước nhảy lên thuyền đợi sẵn, giục chèo ra khơi. Thanh mộc kiếm bằng bơi chèo hắn mang trả lại gã trạo phu không dính một vệt máu.
    Musashi đi đâu, chẳng ai biết. Hắn có bị đệ tử Sasaki tập kích ở Hikojima không, chẳng tài liệu nào nhắc tới.
    Cho đến hơi thở cuối cùng, con người vẫn không thoát khỏi tình yêu và thù hận.
    Như những đợt sóng thủy triều dâng lên rồi lại rút, thất tình của con người theo nhau lui rồi lại tới, mãi mãi không dứt.
    Có người không ưa Musashi, chỉ trích thái độ hắn trong trường hợp này là hèn nhát, vì sợ trả thù mà vội bỏ đi. Nhưng biển trần gian, lúc nào chẳng có tiếng sóng lao xao ? Trên mặt nước, tôm tép dập dìu, nhưng ai biết dưới kia, xa vạn dặm, lòng biển sâu nghĩ gì ? Ai đo được hồn vực thẳm ?
  9. cungbanvutang

    cungbanvutang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    0
    @Nhất Lang : trong tay của tôi là bộ Musashi do NXB Giáo dục xuất bản năm 1995, thế nhưng lại chỉ có đến chương 4 và hồi thác nam thác nữ là hết, tác giả không phải là cung vũ dịch trên mạng mà dịch từ nguyên bản do Japan Foundation cung cấp, bạn có thể cung cấp cho tôi một ít thông tin về phần thiếu được không? Thanks
    @all: bạn nào bảo Musashi là người nham hiểm hay bẩn cũng tùy, duy chỉ có một điều bạn nên biết, Musashi thách đấu ở đâu cũng chỉ đi một mình(theo tác giả truyện-nếu cảm nhận của bạn là từ đọc truyện Musashi mà ra). Ông là một triết gia sâu sắc và từ kinh nghiệm của mình, ông đã viết ra bộ sách Ngũ Luân Thư(Gorin no Sho) là một bộ sách triết học mà các kendoka, iaidoka rất thích. Tác giả truyện có thể hư cấu về nhân cách của từng nhân vât nhưng bạn không thể phủ nhận rằng đối với các đại danh sư, khi đi thi đấu thường tiền hô hậu ủng rất đông và sẵn sàng đánh hội đồng nếu như võ sư của họ thua. Vậy các chiến thuật của Cung bản vũ tàng(Miyamoto Musashi) không có gì là sai cả......Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy, đi.....ấy.........mặc "áo mưa"!!!!
  10. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Chào Cung Bổn Vũ Tàng (^^^^^^^^^^^^^^^!!!).
    Vấn đề đánh giá một con người có lẽ không cần phải bàn cãi gì nữa. Như Yoshikawa Eiji viết trong đoạn trích bên trên có lẽ là đã thâu gọn tất cả.
    Về quyển Miyamoto Musashi mà bạn nói xuất bản năm 1995 có phải người dịch là Mộng Huyền hay không?
    Trước nay đã có nhiều người dịch bộ này, nhưng hình như vẫn chưa có người dịch từ nguyên ngữ thì phải. Mới đây có dịch giả Vũ Ngọc Đĩnh dịch (hình như từ tiếng Pháp) khá đầy đủ, sách bán với tên "Musashi giang hồ kiếm khách". Nhưng đáng tiếc là lời văn giống như được dịch tự động bằng phần mềm vậy.
    Trong số các bản dịch Việt văn, có lẽ xuất sắc nhất là bản của Cung Vũ. Tiếc là dịch giả không còn nữa. Ông dịch rất hay, thâu tóm được tinh thần của tác phẩm, Có điều Cung Vũ đã bỏ qua khá nhiều chương hay.

Chia sẻ trang này