1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Koudan Miyamoto Musashi

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi NhatLang, 29/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dkny2010

    dkny2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2010
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    (tiếp - chương 30)
    Akemi lắc đầu thổn thức.
    - A di đà Phật ! Xin đấng Vô Lượng cứu vớt chúng sinh.
    - Đạo sĩ có thương con không ? Đạo sĩ khuyên con phải làm gì bây giờ ?
    Thì ngươi phải nói cho ta biết chuyện gì chứ ?
    Akemi cắn môi. Nàng đã tự nhủ không hở chuyện này cho ai biết nhưng sao đêm nay, cái đêm gần hết năm, chấm dứt một chặng đường trong cõi vô thủy vô chung, nàng không còn can đảm một mình mang gánh nặng tội lỗi và khổ đau ấy trên vai nữa.
    Nàng muốn làm lại tất cả. Cũng như cây cỏ sang xuân đâm chồi nảy lộc, nàng thấy cần phải trút bỏ hết mọi ưu phiền cũ để cho dòng nhựa mới luân lưu trong cơ thể.
    Nghĩ thế, Akemi lau nước mắt. Và nàng kể hết cho Tanzaemon nghe cuộc đời của mình, những chuyện xảy ra từ khi còn thơ ấu trên đồi Ibuki, phải vâng lời mẹ lột xác chết trên bãi hoang bán lấy tiền cung phụng mẹ, rồi gặp Takezo, theo mẹ mở trà thất, sông những năm sa đọa ở Kyoto, bị Yoshioka Seijuro cưỡng hiếp, nàng tự tử và được cứu sống ra sao, nhất nhất thuật lại. Nhiều đoạn không dằn được xúc động, Akemi nức nở.
    Lão đạo sĩ ngồi nghe, không nói gì chỉ thỉnh thoảng lắc đầu. Nước mắt Akemi thấm ướt vạt áo gai trên đùi lão. Thương cho Akemi bao nhiêu, lão không khỏi không ghen tức với Seijuro. Ôi chao ! Lòng trần còn nặng, dứt đi thật khó. Nhìn đầu Akemi gục trên gối mình, phô làn da gáy trắng ngần, mịn màng. Tanzaemon giơ tay vuốt nhè nhẹ. Lão tự nhủ lòng:
    ?oÀ thì ra da thịt này hắn đã làm chủ !?.
    Mùi thơm da thịt quyện mùi phấn sáp thoang thoảng đưa lên ngây ngất. Hơi thở Tanzaemon nặng nề hơn. Đã lâu lắm lão không ngửi mùi này, bây giờ gần Akemi, lòng ham muốn của lão trỗi dậy. Tấm thân suy nhược tưởng khô cằn, giờ đây sống lại.
    Một ý tưởng tội lỗi vụt hiện. Nhưng lão vẫn ngồi yên, vẻ trầm mặc, mục quang dán vào làn gáy đầy, trắng có những sợi tóc đen mướt chải thẳng hàng của Akemi. Trong phút hôn mê của lý trí ấy, màu trắng dường như mở rộng mãi ra, bao bọc lấy lão làm lão ngộp thở.
    Một tiếng ?okịch? ở đằng sau. Lão đạo sĩ quay lại. Con khỉ đã ngồi đấy từ bao giờ, loay hoay đang tìm cách mở nồi cháo. Đạo sĩ như tỉnh giấc, đẩy đầu Akemi ra, đến bên bếp lửa. Tưởng có người đến đuổi, con khỉ chạy vội ra hiên. Lão quỳ xuống, đầu cúi rạp, miệng lẩm bẩm chẳng hiểu là một đoạn kinh, một bài sám hối hay một lời cảm tạ.
    Lúc sau, lão quay vào, Akemi vẫn còn phủ phục trên chiếu. Lão ôn tồn nói:
    - Con ạ, đời người là bể khổ. Nhưng cái khổ của con so với cái khổ của bao nhiêu người khác vẫn chưa phải là to lớn. Đức Phật từ bi thương xót tất cả, cứu vớt tất cả. Con chỉ là nạn nhân của dục vọng. Quan trọng là tấm lòng. Tấm lòng con trong trắng thì con vẫn trong trắng. Múc cháo ăn đi con, cháo có lẽ khê rồi đó.
    Nói xong, lão đạo sĩ nhặt bồ đoàn, cầm gậy lặng lẽ bước ra cửa. Đêm tàn, trăng lụn. Một tiếng vạc trên từng không vọng xuống, báo hiệu bình minh sắp rạng.
    oo Cuối đông, vùng hoang địa quanh khu Teramachi lạnh buốt. Sương mù chỗ xanh lam, chỗ trắng đục, trên những ngọn lau khô còn vương vất chưa tan mặc dầu bấy giờ là cuối giờ thìn sang giờ tỵ.
    Một tiếng ?ochoét? sắc, gọn, vài cái lông rơi lả tả, tiếng vỗ cánh bay đi của con chim cắt. Thế là hết. Cuộc đời một sinh vật vừa được cáo chúng. Cắt tha mồi bay đến đậu trên cườm tay của Kojiro. Hắn giơ con mồi lên, quay gọi Seijuro:
    - Đại huynh ! Bữa nay mình đi săn thế là hên đấy chứ ! Mới sáng mà đã được chú chim gáy này rồi. Cắt này khá lắm !
    Con chó săn theo sau, cất tiếng sủa vang, đuôi ve vẩy.
    Kojiro bỏ mồi vào bị đeo bên hông, lấy tay đập nhẹ nhẹ lên đầu chim cắt, đậy chiếc mũ da nhỏ xíu che mắt nó lại rồi tiếp tục len lỏi giữa hàng lau.
    Hôm qua cũng gần chỗ này đây, con chó cắn đuôi con khỉ khiến nó bỏ chạy.
    Không biết bây giờ đâu, đệ đoán nó trốn ở trong tàn cây đằng kia thôi ...
    Không nghe trả lời. Ngạc nhiên, Kojiro ngoái cổ nhìn, không thấy Seijuro đâu, bèn quay trở lại.
    Nửa tháng nay, ngụ tại võ đường Yoshioka, Kojiro chẳng có việc gì làm, bày trò tiêu khiển, thường cùng với chưởng môn nhân Yoshioka mang cắt đi săn bắn. Bữa trước qua đây, chẳng may con khỉ của hắn sợ hãi bỏ đi, bữa nay hắn muốn trở lại tìm.
    Seijuro chẳng có lòng dạ nào đi săn, chỉ vì cần đến võ tài Kojiro mà hắn phải chiều. Hai tuần chung sống với gã thiếu niên, nhiều khi hắn bực mình thấy rõ sự trưởng thành không đi đôi với tuổi trẻ. Kojiro ưa rong chơi, tính nết phóng đãng gần như buông thả, y phục sặc sỡ không ra thế nào. Seijuro đôi khi dùng lời bóng gió nhắc nhở, Kojiro chỉ cười, không để ý.
    - Tiểu đệ còn trẻ, để khi nào lập gia đình, sống vào khuôn phép cũng còn kịp chán.
  2. dkny2010

    dkny2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2010
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    (tiếp và hết - chương 30)
    Nhìn Seijuro cau có, buồn rầu ngồi trên tảng đá, Kojiro đến bên vồn vã:
    - Đại huynh trong người không được khỏe chăng ?
    - Không, tại hạ vẫn bình thường.
    Một lát lại nói:
    - Dạo này ta với thiếu hạ làm điều đó thật lầm.
    - Điều gì ?
    - Đi săn. Cứ rong chơi mãi chẳng luyện tập, ngày nguyên tiêu gần đến rồi, sao đủ sức địch với hắn !
    Kojiro cười để lộ hàm răng trắng bóng:
    - Không sao. Theo ý đệ, ta chẳng nên lo lắng vô ích.
    - Nhưng thiếu hạ phải biết hắn là tay ghê gớm, chẳng nên khinh thường. Binh pháp có nói không bao giờ được khinh địch. Trước khi tranh đua, phải chuẩn bị và tập luyện kỹ càng.
    - Đệ biết chứ. Nhưng bây giờ trễ rồi. Cách tốt nhất là giữ cho lòng bình thản thoải mái. Thắng địch tùy thuộc nhiều yếu tố ...
    Tuy nói thế, nhưng trong thâm tâm Kojiro coi thường Seijuro lắm. Hắn cho Seijuro hẹp hòi, không biết nhìn xa trông rộng và thiếu những dự phóng tương lai.
    Tài năng lại kém cỏi, mấy lần thử so gươm với Seijuro, hắn lấy làm lạ một người như vậy mà giữ chức chưởng môn một môn phái danh tiếng. Chả trách gì Yoshioka càng ngày càng lụn bại.
    Theo ý riêng hắn, có lẽ em Seijuro là Denshichiro nhiều khả năng hơn, nhưng nghe nói Denshichiro rượu chè be bét, lại vô trách nhiệm, việc gì cũng phó mặc ông anh nên chưa chắc Denshichiro bảo vệ được gia phong. Vả có muốn tìm cũng khó. Hạc nội mây ngàn, biết tung tích hắn đâu mà tìm về cho kịp.
    Kojiro lắc đầu, thương hại Seijuro và cả phái Yoshioka. Nếu chưởng môn nhân Yoshioka đọc được những điều Kojiro đang nghĩ, chắc hắn mất tinh thần lắm.
    Có tiếng chó sủa dữ dội đằng xa. Kojiro nói:
    - Chó thấy mồi rồi. Để đệ ra xem sao.
    - Thiếu hiệp cứ đi săn, nếu muốn. Ta về đây !
    Kojiro sửng sốt định nói gì, nhưng nghĩ lại thôi. Hắn mặc kệ Seijuro, theo hướng chó sủa, vạch lau xăm xăm đi tới.
    Tiếng chó sủa mỗi lúc một gần. Đến nơi, thấy con chó săn đứng trước thềm một căn nhà đổ nát, vươn mình sủa dữ dội. Hắn đá con chó một cái, ghé mắt nhìn vào trong nhà tối như hũ nút. Hắn giơ tay kéo liếp. Con chó nhảy xổ vào nhanh như tên bắn. Tiếng kêu thét hãi hùng, tiếng chó sủa ủng oẳng, đồ đạc đổ vỡ rầm rầm lẫn với tiếng la hét thất thanh của một thiếu nữ làm căn vách ván rung rinh như sắp sập.
    Trong cảnh tranh tối tranh sáng, Kojiro nhìn con chó đè lên hình thù một người nằm trên chiếu. Mõm nó ngoạm vào cánh tay người ấy, lắc đi lắc lại định rứt đứt tay áo. Con khỉ lông vàng của hắn nhảy choi choi trên cái kệ gỗ, nhe răng kêu khẹc khẹc.
    Không suy nghĩ, Kojiro nhẩy xổ đến, hai tay nắm hai hàm răng con chó bửa mạnh. Một tiếng rắc, tiếp theo là những tiếng ằng ặc, máu tuôn xối xả, bắn cả vào mặt mũi hắn. Con chó dẫy đành đạch, máu lẫn với rãi rớt phun ra ướt đầm mảng lông cổ trước ngực. Một lát sau thì tắt thở hẳn.
    Kojiro quỳ bên Akemi nằm thiêm em. Hắn vạch tay áo nàng lên, vết răng chó cắn sâu vào tận trong thịt, máu loang ướt cánh tay trần. Áng sáng bên ngoài hắt qua khe liếp hé, trông nàng như một đóa phù dung bị xéo nát.
    Kojiro ghé miệng hút máu từ vết thương ra, nhổ đi mấy lần, rồi xé vạt áo buộc lại. Hắn lượm xác con chó vất ra sân, đoạn xốc Akemi lên vai.
    Gió lạnh bên ngoài làm hắn rùng mình. Hắn kéo vạt áo che cho người thiếu nữ.
    oo Đến khuya, lão đạo sĩ trở về. Cảnh hoang vắng của căn nhà thê lương hơn và tự nhiên lão linh cảm có một chuyện gì ghê rợn vừa xẩy ra. Lão hốt hoảng gọi:
    - Chị ! Chị còn đấy không ?
    Không có tiếng trả lời. Chỉ thấy lão hành khất già ở phía sau lê bước tới.
    - Nàng bị bắt đi rồi.
    - Ai bắt ?
    - Một tráng sĩ cao lớn còn trẻ lắm, mặc áo đỏ viền xanh, đeo trường kiếm.
    - ...
    - Chà ! Con người mới khỏe và đẹp làm sao ! Đẹp trai hơn ta và lão nhiều ! Sức lão chẳng giữ được nàng đâu !
    Nói xong như rất vừa ý về câu pha trò đó, lão hành khất cười hềnh hệch.
  3. dkny2010

    dkny2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2010
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 31
    TÌNH HUYẾT NHỤC

    Seijuro về đến võ đường, mặt cau có. Hắn ném con cắt cho một đệ tử bảo nhốt vào ***g rồi ngồi phịch xuống ghế.
    - Kojiro tráng sĩ không về cùng với tiểu chủ ư ?
    - Không. Nhưng chắc hắn cũng sắp lại.
    Seijuro vào nhà tắm thay áo rồi ra ngồi ở đại sảnh.
    Võ đường đóng cửa từ ngày hăm lăm, phần lớn võ sinh đã tản mát về quê ăn Tết cả. Những tiếng đao kiếm không còn rộn rã như mọi ngày và lò sưởi cũng không nhóm vì tiết kiệm than củi. Không khí lạnh lẽo càng thêm giá buốt và làm tăng vẻ rộng lớn của gian đại sảnh. Sàn gỗ đen im lìm. Đây đó vài giá binh khí đứng trơ trọi. Seijuro bước vào, nhận ngay thấy cái cảnh hoang vắng ghê người ấy. Ngồi bên chiếc bàn thấp, hắn bất giác thấm thía nỗi cô đơn của chính lòng mình và sự bất lực của cả môn phái. Hắn rùng mình, mất hết ý chí chiến đấu. Sự trụy lạc trong tâm hồn của Seijuro còn đáng sợ gấp mươi lần sự trụy lạc của võ phái hắn đang đảm trách.
    Seijuro rung chuông gọi đệ tử hầu cận. Chẳng thấy ai tới, hắn uể oải đứng dậy vén màn cửa nhìn ra ngoài.
    Bên kia vườn, trước gian nhà gỗ dùng làm văn phòng của viên tổng quản, vô số người ngồi đứng lố nhố. Đủ các hạng. Thợ mộc, thợ nề, lái buôn, chủ tiệm rượu, thấp thoáng có cả bóng phụ nữ. Họ là những khách thương và phu phen bấy lâu nay vẫn thường cung cấp nhu yếu phẩm hoặc sửa chữa võ đường đến đòi nợ cuối năm. Ai nấy nếu không bồn chồn thì cũng lo lắng, vẻ giận dữ hiện ra nét mặt.
    - Không biết bao giờ ông quản mới đến ? Nợ bác nhiều không ?
    - Cũng đến vài ngàn.
    - Của tôi thì số nợ năm trước coi như xong, nhưng năm nay chưa được đồng nào cả.
    - Lúc sinh tiền Kempo lão gia, đâu có bao giờ phải chầu chực thế này. Chẳng biết các ngài trong ấy ăn tiêu ra sao mà ông quản này chậm chạp đến thế ?
    Họ hỏi han nhau, trao đổi những lời than phiền. Tuy thế một phần lớn vẫn còn giữ lễ độ. Danh vọng các bậc tiền bối Yoshioka còn để lại trong lòng họ một sự tôn kính mà hậu duệ của phái, dù hèn kém, chưa làm mai một.
    Mãi đến trưa, khi mặt trời đứng bong, một toán chừng sáu bảy người, dẫn đầu là Ueda, mới khệnh khạng đến. Ueda nhìn đám chủ nợ, thấy toàn là thứ dân, bèn lên tiếng hách dịch:
    - Tổng quản đi vắng, chưa về.
    Quả thật, tổng quản Toji đã trốn rồi, ẵm luôn cả số tiền hắn quyên được của những đồ đệ và thân hữu, cùng với Oko đi biệt tích. Một chủ nợ đứng lên trần tình:
    - Anh em tiểu nhân bất đắc dĩ phải đến đây. Năm cùng tháng tận rồi, xin các ngài trong quý phái trả nợ cho. Nếu không được hết thì cũng chi cho mỗi người một ít để bọn tiểu nhân lo trang trải nợ nần.
    - Đúng rồi ! Bọn tiểu nhân không đợi lâu hơn được nữa.
    Người khác nói.
    - Nếu ngài không trả được thì cho bọn tiểu nhân gặp chưởng môn.
    Ueda ghé tai đồ đệ nói nhỏ. Hắn chạy đi, lát sau trở lại thì thầm:
    - Tiểu chủ bảo nói tiểu chủ không có nhà.
    Ueda cau mặt. Tiến thoái lưỡng nan, hắn phân vân không biết xử trí ra sao, nhưng vì thân danh là một trong mười cột trụ của phái, hắn cao giọng:
    - Bản chưởng môn không có nhà. Để thư thả, ta sẽ hoàn trả chu tất.
    - Thư thả là đến bao giờ ? Hôm nay cuối năm rồi, không trả ngay không được !
    Nghe giọng nói có vẻ hỗn xược, Ueda nóng mặt:
    - Đứa nào nói không được ?
    Mọi người im thin thít.
    - Ta đã nói trả là trả. Bây giờ các ngươi về đi, ta còn nhiều việc khác.
    Nhưng chẳng ai nhúc nhích. Một chủ nợ than phiền:
    - Vay thì năn nỉ, trả thì khó khăn, còn lên mặt mục hạ vô nhân, không biết nhục !
    - Đứa nào nói đấy.
    - Ta nói !
    Ueda đứng dậy, xăm xăm đến bên người vừa cất tiếng, xuất kỳ bất ý, thoi cho một quả. Mọi người ồ lên một tiếng kinh ngạc và bất nhẫn. Ueda nắm cổ áo người đó nhấc bổng lên ném ra cửa.
  4. khanhfocus

    khanhfocus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2010
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    - Trông đấy ! Đứa nào còn nói hỗn sẽ biết tay ta !
    Rồi đưa mắt cho đàn em:
    - Dồn chúng nó ra cổng trước, đóng cửa lại !
    Đồ đệ Yoshioka nhất tề xắn tay áo, mặt hầm hầm. Mọi người nhìn nhau cung cúc bước ra. Khỏi bờ mới quay lại chửi mắng thậm tệ Ueda và đồng bọn.
    Seijuro ngồi trong sảnh, nghe tiếng ồn ào đã biết chuyện gì rồi nhưng vẫn cúi mặt làm ngơ. Vấn đề chi tiêu trong nhà, hắn chẳng bao giờ lý tới, mặc quản gia lo liệu.
    Từ khi Toji bỏ đi, tất cả mọi việc đều do Ueda quán xuyến, cho nên thấy đàn em làm bậy, hắn cũng chẳng nói năng gì. Bản tính rụt rè, ưa hưởng thụ, hắn sợ, không muốn làm mất lòng kẻ tay chân.
    Ueda bước vào thấy Seijuro vẫn còn ngồi thờ thẫn bên chiếc bàn thấp.
    - Tiểu chủ, có chuyện gì không vui thế ?
    Nhìn bọn thuộc hạ, Seijuro vững dạ. Hắn đáp:
    - Không. Chẳng có chuyện gì. Sắp đến ngày rồi phải không Ueda ?
    - Sắp rồi ! Bọn tiểu đệ đến đây cũng vì việc ấy. Tiểu chủ phải tính chỗ và giờ hẹn đi chứ, để còn thông báo cho nó biết, không chần chờ được nữa đâu.
    - Ờ ...ờ ... chỗ nào tiện nhỉ. Ngươi nghĩ cánh đồng Rendaiji phía bắc Cổ Thành có được không ?
    - Chỗ đó được. Đệ nghĩ chẳng còn chỗ nào hơn. Thế còn ngày giờ, tiểu chủ định ra sao ?
    - Ngươi tính nên hẹn trước hay sau ngày hạ nêu ?
    - Đệ cho là càng sớm càng tốt. Đừng để nó kiếm cớ trốn mất.
    - Mùng tám được không ?
    - Mùng tám là kỵ nhật lão tiền bối tổ khảo, tiểu chủ quên rồi sao ?
    - Ừ nhỉ, vậy vào ngày mùng chín đi. Đầu giờ thìn, bấy giờ sương chưa tan, mình dễ xoay sở.
    - Dạ. Bọn tiểu đệ sẽ cho yết bảng ngay tối nay dưới chân cầu.
    - Vậy tốt !
    - Tiểu chủ sẵn sàng cả rồi chứ ?
    - Dĩ nhiên, dĩ nhiên !
    Nói thế nhưng Seijuro không an tâm. Tuy Musashi chỉ là một tên kiếm khách, nhưng gần đây có tin đồn đại gã đã giao đấu với nhiều cao thủ võ lâm và đều thắng cả. Seijuro hơi sợ. Hắn không muốn tự nhận mình tư chất kém cỏi, không đủ khả năng bảo vệ danh dự một môn phái lớn, mà chỉ cho là hiện giờ tâm không tĩnh, một phần vì tình hình tài chính của Yoshioka kiệt quệ quá, một phần cũng vì Akemi. Trong vụ Sumiyoshi, Akemi cự tuyệt hắn làm lòng tự ái của hắn thương tổn, hắn càng nghĩ càng giận. Lại Toji bỏ đi. Tất cả những biến cố ấy khác nào những mũi thương ác độc đâm thủng lòng tự tin của hắn, giảm nhuệ khí của hắn không ít.
    Seijuro gọi người hầu, hỏi tin Kojiro. Thấy trình Kojiro chưa về, hắn ngạc nhiên. Nắng xiên khoai đã đổ dài bóng những gốc tùng, bách cao lớn sau nhà mà người hắn mong đợi tiếp tay vẫn còn mãi mê săn bắn làm hắn khó chịu, cảm thấy như bị phản bội.
    Ueda trở lại, theo sau là một đệ tử mang tấm bảng gỗ mới cắt, chữ viết còn đen nhánh nét mực chưa khô. Seijuro nhìn tấm bảng, lẩm nhẩm đọc:
    ?oCáo yết Musashi lãng nhân kiếm khách, Phúc đáp yêu cầu của ngươi, bản phái quyết định ngày giờ gặp gỡ như sau:
    Địa điểm:
    Đồng Rendaiji, phía bắc Cổ Thành Ngày giờ:
    đầu giờ thìn, ngày mùng chín tháng một xuân năm mùi.
    Bản chưởng môn sẽ hiện diện. Nếu vì lý do gì ngươi không đến, bản phái giành toàn quyền điếu mạ ngươi trước công chúng. Phần bản phái, nếu không giữ lời hứa, xin quỷ thần tru diệt.
    Làm tại sảnh đường Yoshioka ngày quý đông năm Ngọ
    Chưởng môn:Yoshioka Seijuro?.
    Seijuro đọc xong, gật gù:
    - Được đấy !
    Lời văn rõ ràng trong cáo thị làm hắn hết do dự. Ít nhất, tình thế đã ngã ngũ rồi, hay có lẽ bây giờ hắn mới ý thức được như vậy.
    Ueda ra lệnh cho đồ đệ mang bảng ra cắm ngay dưới chân dưới chân cầu Gojo và trở vào ngồi cùng Seijuro bàn các việc sắp tới.
    oo Dưới chân đồi Yoshida, Musashi len lỏi giữa những ngôi nhà nghèo nàn của các Samurai vọng tộc nhưng ít tiền. Những Samurai này phần lớn mang tư tưởng bảo thủ, cầu an, không ưa hay không thể làm được những việc xuất chúng, đành cam phận sống tầm thường như mọi người.
    Musashi vừa đi vừa đảo mắt đọc những tấm bảng gỗ nhỏ đề tên gia chủ treo trước cửa mỗi nhà. Hắn tìm gia đình người dì, vì hắn chỉ còn có bà dì này với Ogin, chị hắn, là hai người thân duy nhất. Dì hắn lấy chồng Samurai, phục thị dưới trướng Tôn Điền. Có điều hắn không ngờ chú dượng hắn cũng chẳng giàu có gì, tư thất ở hỗn độn trong khu gia cư thanh bạch này, tìm được thật khó. Nhà nào cũng nhỏ chỉ hai gian, chen chúc nhau, co ro như sợ cái lạnh mùa đông, nấp sau mấy thửa vườn hẹp xơ xác, cây cối khẳng khiu, tuyết trong trận bão vừa qua vẫn còn đọng trên cành cây gầy guộc.
    Cửa đóng kín mít. Ngày ba mươi Tết, tuy có đôi nhà trang trí trúc và cành thông theo tục lệ cổ truyền ở trước hàng hiên, nhưng thiếu hẳn cái không khí rộn rịp ngoài đại lộ.
  5. khanhfocus

    khanhfocus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2010
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Đi mãi không tìm được nhà, mà tứ bề vắng vẻ không biết ai hỏi thăm, Musashi tự nhủ:
    ?oChắc di mẫu ta dọn đi nơi khác rồi?. Bèn đi ngược trở lại. Đến gần chợ, sương chiều phủ kín khắp nơi nhưng phố xá ngày Tết vẫn còn tấp nập. Đèn đường nhòe nhoẹt rung rinh giữa những vòng ánh sáng vàng úa. Khách bộ hành mang xách đi lại vội vàng, lúc ẩn lúc hiện.
    Một phụ nữ đứng tuổi bước ngang trước mặt Musashi. Đột nhiên hắn có cảm giác kỳ lạ, hình như đã thấy người này ở đâu rồi. Những nét quen thuộc lắm. Người đàn bà đi đã xa mà hắn vẫn còn ngẩn ngơ nhìn theo. Đứng một lúc, hắn sực nhớ :
    nét mặt này là nét mặt của mẹ hắn, hắn vẫn mường tượng trong giấc mơ. Đúng rồi, chắc bà đó là di mẫu hắn. Tuy không gặp dì mười năm nay, nhưng cái vẻ mặt và cái dáng đi ấy, hắn không sao quên được.
    Musashi chạy theo gọi. Bà kia dừng lại, nhìn hắn ngạc nhiên tột độ, nhưng trong khóe mắt nhăn nheo và trong tròng mắt bắt đầu mờ đục vì cuộc sống khó khăn, thoáng một niềm nghi kỵ:
    - Ngươi là Musashi, con ông Munisai phải không ?
    Đến lượt Musashi ngạc nhiên. Hắn tự hỏi không hiểu sao dì hắn lại gọi hắn là Musashi mà không là Takezo. Trực giác bén nhậy của hắn cho biết rõ ràng hắn không được tiếp đón nồng nhiệt. Nhưng vẫn thành thật đáp:
    - Vâng, con là Takezo, dòng họ Shinmen.
    Bà dì nhìn Musashi từ đầu đến chân, không một lời mừng rỡ:
    ?oỒ ! Con đã lớn thế này rồi cơ à !? hoặc ?ocon đấy ư, lâu lắm dì chẳng gặp con? ... Bà chỉ lạnh nhạt nói:
    - Mày đến đây làm gì ?
    - Thưa di mẫu, cũng không có lý do gì đặc biệt. Nhân đi qua Kyoto, con tạt vào thăm di mẫu và chúc di mẫu cùng di trượng sang năm mới an khang.
    Hắn nhìn nét mặt, chân tóc bà dì. Nhiều nếp nhăn ở đuôi mắt, vành môi, chân tóc cũng đã bắt đầu nhuốm bạc. Nếu mẹ hắn còn sống, bà cũng tuổi này và chắc còn nhiều vết nhăn hơn. Giọng nói hẳn cũng thế.
    Bà dì tỏ vẻ không tin:
    - Mày đến thăm ta ư ?
    - Dạ, con cáo lỗi đã không báo trước.
    Bà giơ tay đuổi Musashi:
    - Vậy bây giờ đã gặp ta rồi thì thôi, đi đi !
    Kinh ngạc về lời nói quá vô tình ấy, Musashi giận dữ:
    - Tại sao di mẫu lại đối với con như thế ? Nếu di mẫu đuổi con, con xin đi ngay chẳng dám làm phiền, nhưng con muốn biết tại sao. Hay con đã làm điều gì để di mẫu phật ý. Ít nhất di mẫu cũng cho con biết chứ !
    Dường như hối hận vì thái độ lạnh nhạt của mình, bà đi quay đi, không trả lời vào câu hỏi. Bả nói lảng:
    - Ừ, thôi đã đến đây thì về nhà, chào dượng mày một câu. Ta là dì mày, cũng không muốn mày đi khỏi nơi này rồi đem lòng oán giận ta.
    Musashi theo bà về nhà. Hắn đợi ở phòng ngoài chờ bà vào báo cho dượng hắn biết. Tiếng ho khan và thở khò khè của một người bị bệnh suyễn ở phòng trong vọng ra cùng với lời nói bực tức:
    - Sao ? Con ông Munisai à ? Nó đến đây làm gì thế ? Sao bà để nó vào nhà mà không báo cho tôi biết trước ?
    Tiếng dì hắn nói thầm những gì không rõ, rồi tiếng lục đục của người ở trên giường bước xuống tìm dép. Sau cùng, cánh cửa lùa mở và ông Kaname bước ra, mắt hấp háy.
    Kaname là dượng hắn, dáng thấp lại hơi gù, hai vai so lại vì bệnh hoạn. Nhìn Musashi, ông tỏ vẻ khinh rẻ ra mặt, một sự khinh rẻ thường thấy ở những người tình thành nhìn bà con thô lỗ của họ Ở quê ra thăm:
    - Thằng Takezo đấy à ? Mày đến làm gì thế ?
    - Con nhân có việc đi qua Kyoto, đến thăm di trượng.
    - Láo !
    - ...
    - Mày trí trá lắm, ta lạ gì. Đừng tìm cách dối gạt. Ở Mimasaka người ta đuổi mày nên mày trốn lên đây chứ gì ?
    Musashi đứng sững. Hắn không ngờ dượng hắn lại có thái độ như vậy.
    Dưới ánh đèn lờ mờ, dì hắn ngồi lặng thinh trong góc phòng, đầu hơi cúi.
    - Mày giết người, dụ dỗ con dâu người ta, làm bại hoại gia phong, thật đáng xấu hổ, bây giờ còn đến đây định bêu xấu chúng ta nữa ư ?
    Nói xong dượng hắn thở hổn hển. Dường như câu nói dài và sự tức giận làm ông mệt nhọc, ông giơ tay đỡ ngực. Musashi buồn rầu, tuy biết bị hàm oan nhưng trước cảnh ấy không giữ được lòng thương xót.
    - Thưa di nương di trượng, con biết đã làm nhiều điều không phải, nhưng bấy giờ con còn dại. Bây giờ xin sửa đổi.
    Ông lão hình như không để ý đến lời hắn nói. Ông ngồi xuống chiếu tiếp tục mắng nhiếc:
    - Dân làng ruồng bỏ mày, chắc mày phải bỏ đi cũng vì thế. Gieo gió gặt bão, ông Munisai dưới mồ hẳn không được nằm yên.
    Musashi thấy di trượng, di mẫu tỏ ra phiền lòng và giận dữ quá, bèn cáo thoái:
    - Thôi, con chỉ đến để chào di trượng và di mẫu. Bây giờ xin cho con được kiếu ...
    - A ! Không được ! - Ông Kaname giận dữ cắt ngang - Mày không đi bây giờ được. Mày biết ai đợi mày ngoài ấy không ? Mụ Honiden. Mày mà gặp mặt mụ thì phiền lắm.
    - Ô ! cụ Osugi đến đây ư ?
    - Chứ gì nữa. Tháng trước mụ tới đây, kể cho chúng ta nghe hết về mày. Nếu không phải vì tình huyết nhục thì ta đã trói mày giao cho mụ ấy rồi. Nhưng mày là cháu, chúng ta nghĩ tình đối với ông Munisai và ****** nên giữ mày lại. Mày nên đợi đến khuya hãy trốn đi.
    Musashi buồn phiền khôn tả, biết có trần tình cũng vô ích nên chỉ ngồi cắm mặt xuống đất. Những lầm lỗi của hắn trong tuổi thiếu thời không ngờ đã bị cụ Osugi thổi phồng lên và đã gieo vào lòng di mẫu và di trượng hắn một ấn tượng xấu xa đến thế.
    Dì hắn nhìn hắn thương hại, bảo hắn ra nhà sau nằm nghỉ. Một mình trong bóng tối, dựa lưng vào đống củi, một lần nữa, Musashi lại thấm thía nỗi đơn độc của mình. Hắn cởi cây gươm đeo bên sườn, vuốt nhẹ lên bao gỗ nhẵn bóng. Cảm giác mát rượi của vỏ gươm làm hắn thoải mái như những lời an ủi của người bạn cố tri.
  6. khanhfocus

    khanhfocus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2010
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Musashi ngồi đã lâu, không một ai hỏi han gì. Không khí trong vựa củi ẩm ướt lạnh tanh. Đói, mệt và buồn ngủ, hắn em đi lúc nào không biết.
    Tiếng chuông giao thừa đổ hổi làm Musashi bừng thức giấc. Năm mới rồi, năm mới rồi đấy ! Giấc ngủ vừa qua đã đem lại cho hắn sự sảng khoái. Tâm trí lâng lâng thư thái, những bắp thịt sau một thời gian nghỉ ngơi như được dãn nở thêm ra và một luồng sinh lực mới chu lưu khắp thân thể.
    Musashi đứng dậy vươn vai. Chuông chùa vẫn thong thả buông những tiếng ngân nga, uy nghi đĩnh đạt, đủ một trăm lẻ tám tiếng cho một trăm lẻ tám mê vọng của người đời, mỗi tiếng là một lời nhắc nhở họ về tính chất phù ảo của kiếp nhân sinh.
    Musashi tự hỏi có bao nhiêu người trong đêm nay, cái đêm trừ tịch này, đã nói được:
    ?oTa đã làm xong điều ta phải làm, ta chẳng có điều gì hối tiếc?. Riêng đối với hắn, mỗi tiếng chuông lại làm hắn rùng mình nghĩ đến những tư tưởng, những hành động xấu xa hắn đã phạm phải trong năm qua, năm trước và những năm trước nữa.
    Không năm nào không có những điều hắn không hối tiếc. Người đời thay vợ đổi chồng, đối đãi với tổ tiên, cha mẹ, anh em, con cái, ai dám tự hào đã không có điều gì xúc phạm ?
    ?oTa vẫn tự nhủ:
    nhất định không mong nhờ ai điều gì mà sao vẫn còn hy vọng ở họ lòng thương yêu ? Thật là ngu xuẩn và dại dột. Ta phải quyết tâm và ghi điều này lên giấy mới được !?. Musashi mở hành trang, lấy ra một mẩu nến, đánh lửa thắp lên rồi rút ra quyển sổ giấy đã vàng trong đó hắn ghi những điều nhận xét về võ công, về địa lý cũng như những ý tưởng hỗn độn của hắn trên bước đường giang hồ, kèm theo với cây bút nhỏ. Hắn nhổ nước bọt vào cái nghiên con, mài mực, viết câu khai bút:
    ?oTa muốn không có điều gì phải hối tiếc?. Nhưng viết thôi, không đủ, hắn cần tìm một câu ngắn, gọn, ý nghĩa súc tích như một thành ngữ để có thể nhắc đi nhắc lại hàng ngày. Có thế hắn mới không quên. Bèn sửa:
    ?oTa sẽ không hối tiếc những điều ta làm?. Nhưng vẫn chưa vừa ý, hắn lại sửa lần nữa:
    ?oKhông làm những gì phải hối tiếc?. Musashi lẩm nhẩm nhắc đi nhắc lại câu này giữa những tiếng chuông lớn ngân nga và những tiếng chuông nhỏ đổ hồi báo hiệu một năm mới vừa điểm.
    Cửa lùa xịch mở. Dì hắn thò đầu vào và nói, giọng run run thì thầm:
    - Takezo ! Mày ở đây không được nữa rồi. Mụ Honiden đến ngoài kia và đòi chúng ta phải điệu mày ra. Chúng ta đã nói mày không có đây nhưng mụ không nghe. Đầu năm, đừng để xảy ra chuyện không hay.
    Giọng bà dì hạ thấp hơn:
    - Takezo, trốn đi mau. Dượng mày đang giữ mụ ngoài nhà khách.
    Bà lẻn vào, cầm nón đội lên đầu Musashi và đẩy hắn ra phía cửa bếp.
    Hắn vừa đi vừa khoác vội túi hành trang lên vai:
    - Con ân hận và xin lỗi đã làm phiền di mẫu.
    Bà tạt vào bếp lấy năm cái bánh dầy nhỏ, gói vào vuông vải trắng dúi vào tay hắn.
    Musashi cung kính giơ bánh lên ngang trán tỏ dấu cảm ơn và đi vội ra cửa:
    - Con xin vĩnh biệt di mẫu.
  7. khanhfocus

    khanhfocus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2010
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 32
    DƯỚI CHÂU CẦU GOJO
    Như cánh chim bạt gió, Musashi lầm lũi đi trong đêm tối, dưới trời giá buốt. Chiếc nón nan mong manh không đủ che đầu, gió lạnh lùa qua lần khăn mỏng quấn quanh trán, hắn phải cắn chặt hai hàm răng cho khỏi và vào nhau kêu lập cập. Hơi hắn thở ra trắng tựa khói, vướng vào hàng lông tơ trên mép chẳng mấy chốc đã đọng thành những giọt sương nhỏ li ti.
    ?oChà, lạnh dữ !?. Trước nay, lạnh như thế này đối với hắn có nghĩa gì đâu, sao đêm nay hắn run rẩy như chiếc lá ? Chắc chẳng phải vì cái lạnh bên ngoài mà vì lòng hắn nhu nhược. Như đứa trẻ nhỏ thích được mẹ ôm ấp nâng niu, hắn vẫn còn trông cậy vào tình thương của người khác. Trong thâm tâm, hắn chưa gạt bỏ được sự mong ước nắm một bàn tay trắc ẩn, nghe một lời âu yếm, hay nhận một cử chỉ vuốt ve, hắn vẫn còn bị tình cảm ràng buộc. Sự thất vọng vừa qua tại nhà người dì đã như một gáo nước dội vào dập tắt tất cả những mong ước ấy làm hắn lạnh tê, nhưng đồng thời cũng khích động lòng tự ái của hắn không ít. Hắn chẳng trách người dì và ông chú dượng, chỉ giận mình chưa đủ trưởng thành để sống một đời tự lập. Tự lập ! Trong cơn phẫn nộ với chính mình, Musashi nói to như hét:
    - Tự lập ! Ta phải sống cuộc đời tự lập ngay tự trong lòng ta !
    Tiếng kêu giận dữ phát xuất từ tâm khảm hắn vang lên tựa sấm động bên tai.
    Trong giờ khắc trang nghiêm của buổi nguyên đán, giữa những tiếng chuông chùa dõng dạc uy nghi, tiếng kêu bi thiết ấy là lời hứa long trọng với chính mình, Musashi sung sướng như người vừa được giải thoát. Hắn bước nhanh hơn, hơi thở dồn dập, một thay đổi sâu xa đương làm đảo lộn cả tâm hồn và thể chất hắn.
    ?oKiếm đạo không phải là con đường dành cho những kẻ yếu hèn, không lý tưởng.
    Người mang kiếm không lý tưởng chỉ là kẻ ăn mày lang bạt. Sự khác biệt giữa một kẻ ăn mày lang bạt và một hiệp sĩ giang hồ nằm trong đáy lòng mình chứ không ở nơi nào khác?. Musashi vừa lòng với những suy tư ấy. Hắn bước những bước dài, mạnh trên đường cỏ ướt sương và không còn thấy tê cóng trên đầu ngón chân như trước nữa.
    Hồi lâu, cảnh trí xem chừng đổi khác. Rặng liễu ven đường nhiều thêm ra và nhà cửa cũng thưa dần. Dưới chân Musashi đã có những vũng nước đóng váng. Đôi lúc, hắn phải tránh đường mòn, đi lên bờ cỏ cho khỏi ướt chân.
    Ngoài xa, một dải sương trắng đục mờ mờ, có lẽ là sông Kamo. Không ngờ hắn đến bờ sông Kamo chóng đến thế ! Trời còn tối lắm. Lau sậy và cỏ lác mọc rậm rạp ven sông càng làm cho bờ sông tối thêm, hắn không phân biệt được đâu là bờ, đâu là nước nữa.
    Musashi men theo rặng liễu đến chỗ lũng cao. Trời chưa sáng, vả hẵn cũng không gấp nên quyết định ngồi nghỉ chân trên lũng. Nhìn quanh, vô số cành lá gãy, lá khô, hắn nhặt gom lại thành đống, mồi lửa đốt. Gió sông thổi ào ào, mấy lần lửa đã bắt lại tắt ngấm. Kiên nhẫn, hắn lấy nón che, thả từng chiếc lá làm mồi, đến khi lửa bốc cao, hắn xoa hai tay vào nhau khoan khoái và cởi hài xảo hong bên đống lửa. Ngọn lửa theo gió thổi tạt vào mặt nóng rát. Musashi lùi lại, bỗng tay chạm vào một túi nặng đeo bên mình. Sực nhớ đến mấy chiếc bánh dì hắn cho lúc sang canh, cơn đói ở đâu kéo đến khiến hắn ứa nước rãi. Hắn tháo túi, lấy bánh ra bày trước mặt, dùng cành khô xiên từng chiếc hơ lên lửa.
    Bánh dầy gặp lửa phồng to tựa quả cam, vàng ngộm, nhắc hắn nhớ đến những ngày Tết nguyên đán xưa, khi còn nhỏ, hắn cũng nướng bánh ăn như thế này. Bánh dầy nhạt, không tẩm đường và cũng không có muối, nhưng dẻo và thơm, càng nhai càng có vị. Bất giác, hắn so sánh những chiếc bánh thuần hậu với cuộc đời hành hiệp hắn đang theo đuổi, đạm bạc mà cao khiết.
    Musashi vui vẻ, vừa ăn bánh vừa ngó ngọn lửa bập bùng. Cơn gió thổi, ngọn lửa rạp sang bên rồi lại tỏa ra cháy xuê xoang hơn trước. Những tiếng nổ lách tách reo vui, một chút vui nhỏ trong niềm vui lớn sáng tạo của vũ trụ.
    ?oNăm nay ta ăn một cái Tết nguyên đán của riêng ta ...giang hồ lãng tử như ta mà cũng có bánh ăn đầu năm thì chắc Trời Phật chẳng để ai đói lòng. Này sông Kamo là bạn, băm sáu ngọn Hải Nhai Sơn làm bối cảnh trang trí cho cây tùng xanh tốt ngoài kia !
    Thật là hùng vĩ ! Ta phải làm cái gì mới được ! Ờ ờ ...ăn xong, ta sẽ xuống sông tắm gội cho thân thể thanh khiết đợi ánh sáng đầu tiên của năm mới.? Musashi lần ra bờ sông, cởi bỏ quần áo, xếp cùng với hành trang bên gốc liễu rồi nhảy xuống tắm. Nước lạnh quất vào da thịt làm cho bắp thịt hắn săn lại nhưng Musashi thấy sảng khoái vô cùng. Hắn vùng vẫy bơi lội, bọt nước bắn tứ tung chẳng khác gì một loài thủy cầm đang đùa nghịch.
    Musashi vừa tắm xong, chân trời phía đông cũng vừa hửng sáng. Hắn bước lên bờ, linh cảm làn dương quang mới hé chiếu trên lưng, quay lại thì đúng lúc mặt trời vừa ló.
    Xúc động trước vẻ đẹp bao la của cảnh vật, bóng tối lui dần dưới bầu trời rạng rỡ, sông dài, trời rộng trải thênh thang, Musashi cứ để nguyên thân thể trần truồng như kẻ cổ sơ, dạng chân giơ tay hít một hơi dài bầu không khí trong lành buổi ban mai vào ngực.
    Giây phút huyền diệu ! Đột nhiên, hắn cảm thấy tâm hồn lâng lâng bay bổng, bừng lên một sự cảm thông với vô cùng và hòa đồng cùng vạn vật. Hắn không còn là hắn nữa, hắn là cái cây, là đám mây, là ngọn núi. Hơi thở của hăn, những tế bào trong cơ thể hắn chỉ là những mắt xích của vô cùng, ảo giác mà thôi, hiện ra rồi lại tan loãng vào thiên nhiên để mà luân lưu mãi. Không ngờ trong giây phút linh thiêng này, hắn vừa lý hội được cái nghĩa sắc, không của nhà Phật.
    Musashi lau khô mình, sắp sửa mặc quần áo thì vừa hay nhìn lên lũng cao, thấy bóng một bà già bên đống lửa. Bà đó không ai khác hơn là cụ Osugi.
    Cụ Honiden Osugi trông thấy hắn cũng không khỏi kinh ngạc:
    - Đúng rồi ! Đúng hắn rồi !
    Mới kêu được có thế, bà đã hụt hơi vì xúc động, hai tay giữ ngực rồi sụp xuống.
    Chân tay run rẩy, bà thều thào:
    - Lạy Trời lạy Phật, vong hồn cậu sống khôn thác thiêng run rủi cho ta gặp thằng ác tặc đây rồi !
    Từ khi cậu Gon gặp nạn chết đi, bà luôn luôn đem theo trong mình một cái túi nhỏ đựng vài sợi tóc và lóng xương của người em bạc mệnh như một giải bùa để những khi trái gió trở trời, hoặc gặp chuyện gì phiền não, bà mang ra cầu nguyện. Tuy cậu mới chết chẳng bao lâu, nhưng không ngày nào bà không khấn vái vong linh cậu. Bà nguyền sẽ trả mối thù cho dòng họ đến hơi thở cuối cùng, giết cho bằng được tên đại gian đại ác, cho dù có phải tan xương nát thịt cũng cam lòng.
    Nghe đồn có bảng cáo thị dưới chân đường Gojo của Yoshioka phái hẹn Musashi tỉ võ ngày nguyên tiêu, cụ Osugi không ngần ngại, vội vàng đến Kyoto xem hư thực. Bà chỉ sợ trễ, Musashi mà chết dưới tay Yoshioka rồi thì còn đâu để bả trả hận. May sao Trời Phật và đức Quan Âm bồ tát đã chứng giám lời cầu xin thành khẩn của bà, lại nhờ vong hồn cậu Gon linh thiêng, bà bắt gặp nó ở đây.
    Thấy ánh lửa ven sông, bà đinh ninh cho là lửa của kẻ ăn xin nào đó đốt lên sưởi ấm, không ngờ lại chính là Musashi. Khi nhìn dáng dấp cao lớn của người dưới nước bước lên, dám khinh thường cái lạnh, tắm sông về mùa này, bà không còn hồ nghi gì nữa.
    Musashi trần truồng là một dịp rất tốt cho bà tấn công, chờ lúc hắn đang mãi bận quần áo, xuất kỳ bất ý xông ra đâm cho một nhát, tất hắn tránh không kịp.
    Nhưng bộ Óc già nua của bà không cho thế là phải. Bà nhắm mắt chắp tay cảm ơn Thần Phật, tin rằng Thần Phật sẽ phù hộ bà cho đến lúc chết. Mà có Thần Phật phù hộ thì lo gì bà không giết được nó ?
    Khi cụ Osugi mở mắt ra, Musashi đã mặc xong quần áo. Túi hành trang trên vai, song kiếm giắt lưng, thoắt cái hắn đã nhảy qua vũng nước lớn, rảo bướ c đi về phía dưới chân cầu Gojo.
    Cụ Osugi há hốc miệng, không ngờ hắn nhanh quá đến thế. Rút kiếm ra rồi, bà lại tra kiếm vào vỏ, chạy theo. Bà cũng khôn ngoan không lên tiếng thách thức, chỉ men theo hàng liễu và lẩn sau những bụi lau sậy, dõi bước chân hắn.
    Bóng chiếc cầu gỗ đã bắt đầu hiện ra lờ mờ trong sương sớm cùng với những mái nhà rêu màu xám nhạt. Còn một thôi nữa thì đến chân cầu, Musashi bước nhanh. Hắn dư biết cụ Osugi đang đuổi theo nhưng hắn không quay lại. Vì quay lại, tất nhiên phải đối đầu với bà. Hắn phải tự vệ nhưng lại không muốn làm bà lão bị thương. ?oThật là khó xử !?. Hắn tự nhủ thầm, và mỉm cười:
    ?oThật là một đối thủ lợi hại!?.
    Nếu như hắn vẫn là thằng Takezo xưa kia, khi còn ở Miyamoto thì dễ quá:
    hắn chỉ đấm cho một quả, bà sẽ nằm liệt giường hàng tháng. Nhưng nay hắn là người khác rồi.
    Thực ra Musashi chẳng ưa gì cụ Osugi, nhưng hắn không căm thù bà như bà căm thù hắn. Hắn cho rằng lòng căm thù của bà sinh ra từ một điều ngộ nhận.
    Hắn muốn trần tình, nhưng cái thế không cho phép. Chắc chắn hắn nói thế nào bà cũng chẳng nghe, bà vẫn nổi tiếng là người bướng nhất làng. Chỉ Matahachi nói, may ra bà mới để vào tai, vì thực ra ngoài Matahachi, còn ai có thể chứng minh chính con bà đã viết thư từ hôn với Otsu ?
  8. khanhfocus

    khanhfocus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2010
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Đến đầu cầu đường Gojo, Musashi chậm bước. Dịp may để cụ Osugi đuổi mau hơn. Trăm thước. Năm chục thước. Ba chục thước. Trông dáng đi của Musashi, sao bà ghét lạ ! Đến những vết chân hắn in trên đất, bà cũng ghét cay ghét đắng. Bà ngoảnh mặt đi, nhổ bọt, rồi không giữ nổi kiên nhẫn, hét lớn:
    - Takezo !
    Nhưng Musashi không chú ý, làm như không nghe tiếng.
    - Takezo ! Mày điếc à ? Sao không nghe ta gọi ?
    Musashi vẫn điềm tĩnh tiến bước.
    Cụ Osugi tức uất, hai tay nắm chặt, cổ bạnh ra, chạy lên chặn đường hắn.
    - Đứng lại !
    Musashi giả vờ ngạc nhiên:
    - Chà ! Ai như cụ Osugi ? Sao bà lại ở đây ?
    - Tiểu tặc gian ác, đừng vờ vịt ! Sao ta lại ở đây ! Đáng lẽ ta phải hỏi mày câu ấy.
    Ta đã để mày chạy khỏi tay ta trên sơn đạo chùa Phổ Quang, bây giờ không thể cho mày trốn thoát được. Ta phải lấy đầu mày !
    Mặt cụ Osugi đỏ gay, gân cổ nổi lên như chiếc đũa. Giọng bà the thé phun ra từ cái miệng nhăn nheo có hàm răng vổ, thưa làm Musashi thấy sợ hãi hơn là tiếng thét xung trận của một đối thủ lợi hại.
    Sự sợ hãi của hắn bắt nguồn từ hồi nhỏ, khi hắn và Matahachi đang mãi hái trộm dâu trong vườn thì bị bà bắt được. Bấy giờ hắn tám chín tuổi gì đó. Tiếng hét của bà làm hắn sợ hãi quá chừng, bỏ chạy mà trống ngực đập thình thịch. Thời gian trôi qua, cường độ của sự sợ hãi giảm bớt nhưng âm hưởng tiếng hét vẫn còn vang dội bên tai làm hắn giật mình khó chịu.
    Phần cụ Osugi, tuy bây giờ Musashi đã thành niên, nhưng ấn tượng một đứa bé hỗn láo và man dại vẫn còn ghi trong ký ức. Khi Matahachi đăng lính, rồi Otsu, con dâu tương lại của bà bỏ đi, bà đều quy tội cho Musashi dụ dỗ. Vì những lời đàm tiếu trong làng, sự tức giận của bà mỗi ngày một tăng và nay trở thành thù hận.
    Bây giờ, tất cả kỳ vọng của bà trước khi nằm xuống là được cắt đầu Takezo cáo gia tiên để trả mối hận đó.
    Cụ Osugi giơ tay quệt mép, nhổ bọt vào gan bàn tay rồi rút kiếm đánh soạt:
    - Takezo ! Thằng vô lại du đãng kia ! Rút kiếm ra nếu không đừng trách ta không báo trước.
    Tích xưa, chuyện con bọ ngựa đá xe không biết có từ đời nào nhưng so vớ i cảnh này thì thật hợp. cụ Osugi chân tay khô đét chẳng khác gì càng bọ ngựa, mắt lồi, da mặt nhăn nhúm, chiếc áo chẽn bà mặc ngắn đến lưng, gió thổi phồng lên như hai cái cánh. Còn Musashi chẳng nói chẳng rằng, lừng lững như cỗ xe vững chãi, đưa mắt nhìn lão bà bọ ngựa múa kiếm chạy quanh. Cảnh tượng thật nực cười, nhưng Musashi không cười được. Hắn chỉ thấy thương.
    Khi cụ Osugi đến gần, giơ kiếm định đâm, hắn không tránh, giơ tay nắm chặt lấy khuỷu tay bà.
    - Thôi mà, bà bớt giận để con nói.
    Giọng hắn cầu khẩn. Đang đà, cụ Osugi ngã xô vào người hắn. Hắn nhẹ nhàng đẩy ra.
    - Bà hiểu lầm con rồi !
    - Mày đừng tìm cách lừa gạt. Ta từng này tuổi đầu, ăn hơn mày bốn mươi cái Tết, mày chỉ đáng con cháu ta, chuyện gì ta phải nghe mày nói ?
    Mặt bà đỏ gay, bọt sùi ra bên mép qua hai hàm răng vổ và thưa. Musashi lắc đầu:
    - Bướng quá sức ! Thật chẳng hổ danh dòng Honiden.
    - Tiểu tặc đừng hỗn. Ta không nghe những lời tán tụng của mày đâu. Bỏ tay ta ra !
    - Bà hãy nghe con giải thích ...
    - Không ! Không giải thích gì cả. Đọc kinh sám hối đi là vừa, trước khi ta chặt cổ mày !
    Cụ Osugi vùng vẫy giằng tay ra, dáng điệu hung hăng như con gà chọi.
    - Bà không nghe con nói thì con phải đoạt thanh kiếm này.
    - Hứ ! Đoạt đi ! Nó là đồ gia bảo nhà ta. Mày giết ta mới lấy được. Đừng hòng !
    - Xin bà bớt giận. Tuổi bà đã cao, giận dữ không tốt. Hãy để Matahachi nói bà rõ.
    - Á ! Mày nói gì thằng Matahachi ?
    - Con có hẹn hôm nay gặp Matahachi ở chân cầu. Nó biết rõ chuyện, bà đợi nó nói hết cho bà nghe.
    - Xì ! Chỉ láo ! Thật xấu hổ, mày có phải con ông Munisai dòng họ Shinmen không ? Ông ấy có dạy mày khì phải chết thì chết cho đĩnh đạt không ? Đừng tìm cách gạt ta để rồi trốn như lần trước !
    Mắt bà long sòng sọc ngước nhìn Musashi. Thấy hắn lặng thinh, bèn giật mạnh tay, nhưng vì dùng quá sức, bà bắn ra xa, ngã ngồi xuống. Musashi định đến nâng dậy song bà đã đứng lên kịp, cầm gươm xông tới:
    - Nam mô quan thế âm bồ tát !
    Cụ Osugi vừa niệm kinh vừa phóng ra một chiêu. Kiếm chiêu vừa run lại vừa chậm. Musashi khẽ nghiêng mình né tránh. Bỗng thấy nhói bên mí mắt, hắn đưa tay lên sờ. Không có máu, chỉ thấy cay và hơi ngứa.
    Cụ Osugi quay lại tấn công lần nữa. Hắn nheo mắt nhìn. Mắt bên trái hắn cay như xát ớt, nước mắt chảy ra ràn rụa, hắn không hiểu tại sao.
    - Nam mô a di đà Phật !
    - Nam mô quan thế âm bồ tát !
    Mỗi câu niệm Phật lại kèm theo một chiêu kiếm. Cụ Osugi điên cuồng chạy xung quanh Musashi, phóng kiếm đâm chém liên tiếp. Đôi dép da trâu dưới chân bà kêu lép nhép, mà hắn chỉ nghiêng mình tránh né.
    Musashi phiền lòng quá. Nếu muốn, hắn chỉ giơ tay bà sẽ ngã ngay nhưng thấy bà yếu, hắn không nỡ. Mắt hắn bị thương, bây giờ cộm và ngứa. Hắn muốn giải quyết vụ này cho chóng xong mà chưa biết phải làm thế nào.
    Đột nhiên, cụ Osugi giả chạy quá đà, quay ngược lại dùng thế hồi mã chém một nhát vào đầu Musashi. Musashi giơ tay đỡ. Soạt ! Lưỡi kiếm cắt đứt miếng áo ngoài và chạm vào cườm tay hắn. Cụ Osugi thấy đã chém trúng địch thủ, mừng rỡ nhảy lên:
    - Mô Phật ! Phen này mày chết với ta !
    Musashi cau mặt. Từ trước hắn vẫn coi thường bà lão, không quan tâm điều thắng bại, nhưng bây giờ biết là lầm. Binh thư cũng như kinh nghiệm đều dậy không bao giờ được khinh địch. Theo luật giang hồ, như vậy là hắn bại rồi. Vết thương ở cườm tay tuy nhẹ, nhưng chứng tỏ hắn đã bất cẩn, một điều hết sức tránh trong khi giao đấu.
    Musashi hét một tiếng, chờ cho Cụ Osugi đến gần, vòng tay ra sau lưng bà điểm mạnh một cái. Bà lão ngã sấp, kiếm văng sang bên. Bà không đứng dậy được nữa, mặt nhăn nhó. Musashi dùng cầm nã thủ pháp khóa tay bà lại, đồng thời móc vào nẹp áo xách bà lên như xách con mèo. Tay kia hắn nhặt thanh gươm, cầm lăm lăm.
    Cụ Osugi rên rỉ:
    - Thằng này hỗn, thằng này hỗn ! Mày làm gì ta vậy ? Ối chao, đau ! Bỏ ta ra !
    Không còn Thần Phật gì nữa hay sao ? Takezo. Thằng súc sinh này, mày hỗn quá!
    Cụ Osugi giẫy đạp như điên, mồm la bai bải. Mặc ! Musashi làm như không nghe gì hết. Hắn giơ bà ra xa để bà khỏi đạp vào chân hắn rồi lầm lũi đi về phía cầu.
    Đang phân vân không biết xử trí ra sao, bỗng xa xa gần bờ sông có chiếc thuyền nhỏ neo bên gốc liễu. Thuyền dường như bỏ trống. Một ý nghĩa thoáng hiện. Hắn xăm xăm xách cụ Osugi đến bên thuyền, tìm dây trói chặt chân tay bà lại.
    - Trời ời ! Takezo, mày làm gì ta thế này ? Mày định trôi sông ta hay sao ?
    Ừ giết ta đi, mày làm nhục ta quá rồi !
    Musashi không đáp. Nét mặt hắn đăm chiêu, vẻ buồn và hối hận thoáng lộ trên khóe mắt.
    - Qúa lắm rồi ! Thật không còn Thần Phật trời đất gì nữa ! Takezo ! Sẵn gươm kia sao mày không cho ta một nhát ?
    Musashi nhẹ nhàng đặt bà lão lên thuyền.
    - Bà nằm tạm đây, con đi tìm Matahachi.
    Rồi hắn bỏ đi.
    Nhưng cụ Osugi không chịu. Bà la hét, gọi tên Musashi chửi rủa, dùng hai chân bị trói đạp lung tung khiến chiếc thuyền nhỏ chòng chành tưởng sắp lật.
    Đi một quãng, nghĩ thế nào, Musashi quay trở lại. Hắn tìm giây chão buộc chặt hai đầu thuyền vào gốc liễu. Lại nhặt thanh kiếm gia bảo nhà Honiden tra vào bao rồi cẩn thận đặt lên thuyền bên bà lão.
    Lần này hắn bỏ đi hẳn, giữa những tiếng mắng nhiếc và câu nói sau cùng nghe được của cụ Osugi:
    - Takezo ! Mày nói theo kiếm đạo mà ngu quá, có biết gì về kiếm đạo. Lại đây ta dạy cho, thằng tiểu tặc ...
    Musashi mỉm cười, lẩm bẩm:
    - Để rồi sẽ học sau.
    oo Mặt trời đã lên cao, đỏ chói trên bầu trời xanh nhạt không vẩn mây. Musashi tưởng như những tia nắng mới của vầng thái dương xuyên thấu tâm can.
    Hắn nghĩ đến điều dân gian thường tin tưởng:
    mỗi năm vào ngày mồng một, đúng lúc bình mình, tia sáng đầu tiên của mặt trời sẽ làm tiêu tán con sâu tư kỷ nó đục khoét tâm ta và ràng buộc ta vào những ham muốn ti tiện. Ai bắt gặp tia sáng đó, suốt năm sẽ hưởng hạnh phúc, an vui.
    Musashi phanh ngực áo, hít một hơi dài. Hắn hy vọng.
  9. khanhfocus

    khanhfocus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2010
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 33
    CỐ NHÂN
    "Rendaiji, bắc Cổ Thành, đầu giờ thìn tháng mạnh xuân, ngày mồng chín ...?.
    Musashi vẻ tư lự, lẩm nhẩm đọc ngày giờ và điểm hẹn cáo yết trên bảng gỗ dựng dưới chân cầu rồi thong thả lui vào một chỗ khuất đứng ngó mông lung.
    Thấy mắt còn cộm, hắn đưa tay dụi, không ngờ chạm phải một vật cứng dính gần cổ áo. Rút ra xem, ra là một cây châm nhỏ bằng sắt giống như cái kim khâu nhưng không có lỗ chỉ, một đầu nhọn, đầu kia hơi loe buộc vài sợi tơ ngắn.
    - À ra cái này đây !
    Musashi không ngờ bà già ghê gớm thế ! Trên bước đường giang hồ, hắn đã từng nghe nói nhiều đến thuật phóng châm của một số phụ nữ. Hắn không tin mấy, mặc dầu cho rằng thuật đó không hẳn là vô căn cứ. Nhưng dù có thật đi chăng nữa, chắc cũng chỉ là một tiểu kỹ của những kẻ yếu thế, gặp lúc cùng thì dùng để tự vệ, hắn chẳng quan tâm. Song qua kinh nghiệm vừa rồi, Musashi thấy thuật phóng châm quả là một đòn nguy hiểm không thể coi thường. Cây châm nếu được phóng trúng vào con ngươi và chiêu kiếm của bà già nhanh hơn chút nữa thì trong lúc lúng túng dụi mắt, hắn đã bị khốn rồi. Hơn nữa, nếu cây châm lại được tẩm thuốc độc, kết quả còn đáng sợ gấp mấy ! Nghe nói người sử dụng tuyệt kỹ này có thể giấu rất nhiều châm trong tay áo hoặc trong miệng rồi xuất kỳ bất ý phóng ra có khi hai ba cái một lúc. Châm phóng bằng miệng phải luyện tập công phu và nếu không phải tay lão luyện, không dám dùng châm độc.
    Chẳng biết cụ Osugi đã sử dụng tuyệt kỹ nào, nhưng may cho hắn, châm của bà không tẩm độc chất, hắn chỉ thấy mí mắt ngứa xoàng và hơi cộm. Hắn vận khí thấy kinh mạch vẫn điều hòa không có triệu chứng gì tỏ ra bị ngộ độc thì yên dạ. Musashi mở bọc định lấy lọ thuốc bột rắc vào chỗ ngứa, thình lình nghe sột soạt phía sau lưng.
    Một thiếu nữ đã đứng đó tự bao giò, tay cầm giải lụa trắng đưa cho hắn, nói:
    - Chớ dụi. Càng dụi mắt càng ngứa thêm. Takezo, chàng hãy lấy giải lụa này mà buộc !
    Musashi ngạc nhiên:
    - Cô là ai ? Sao biết tại hạ ?
    Thiếu nữ không đáp, chỉ đăm đắm nhìn. Lát sau thấy hắn vẫn đứng im như phỗng thì ra vẻ bối rối. Không giấu được vẻ buồn đượm chút tủi thân, nàng cúi đầu nói khẽ:
    - Takezo ...à ...à ...Musashi ! Chàng thật không nhận ra em sao ?
    Musashi nhìn kỹ. Thiếu nữ này chắc thuộc hạng quyền quí trong xã hội.
    Lối trang phục xa xỉ, áo bằng hàng lụa đắt tiền thêu hoa chim, nhưng nếp áo xô lệch.
    Cửa tay và thân áo nhiều chỗ đã rách, vạt áo loang lổ những vết bùn dường như chưa được gột rửa kỹ. Da mặt nàng hơi xanh dưới lớp phấn thoa vội. Đôi môi nàng mọng, tô son đỏ thắm run run như sắp khóc hay định nói điều gì song cố giữ.
    Trông nàng như con chim non bị bão, vậy mà trong cái tơi tả ấy, diện mạo thiếu nữ vẫn còn giữ được một vẻ đẹp lạ kỳ. Những đường cong của môi, của má, của cằm nàng mang một sức quyến rũ đặc biệt, đầy nữ tính. Musashi so sánh thiếu nữ đứng trước mặt với Otsu. Hai người xấp xỉ cùng trạc tuổi như nhau, nhưng Otsu đẹp thanh cao, trang nhã và quý phái còn nàng này cũng đẹp nhưng đẹp cách khác. Ở khóe mắt bờ môi có một vẻ gì nồng nàn nó lôi kéo, thu hút người khác phái như một thứ nam châm hút sắt. Thiếu nữ trông quen lắm, hình như hắn đã gặp ở đâu rồi mà không tài nào nhớ ra được.
    Sự im lặng của Musashi làm thiếu nữ càng bối rối thêm. Sau cùng không nhịn được nữa, nàng òa lên khóc, giang tay ra ôm chặt lấy hắn:
    - Takezo.
    Cử chỉ tự nhiên và tiếng kêu xuất phát tự đáy lòng có một cái gì khích động làm bừng dậy trong tiềm thức Musashi những kỷ niệm cũ tưởng đã quên lãng từ lâu.
    Văng vẳng, hắn nghe đâu đây tiếng nhạc khánh leng keng như khi ở trên đồi Ibuki, hắn còn là tên lính bại trận phải trốn tránh trong vựa củi của một căn trại đổ nát.
    Và hắn sửng sốt kêu lớn:
    - Akemi ! Ồ Akemi ! Nàng đã lớn từng này rồi đấy !
    Nụ cười sung sướng nở trên môi, Akemi gật đầu, trong khi mắt vẫn còn long lanh hai hàng lệ:
    - Phải rồi ! Chàng đã nhớ ra người cũ ! Hơn năm năm rồi còn gì ...
    Nàng ôm chặt lấy Musashi hơn và nói như trong giấc mộng:
    - Em đợi mãi mới có ngày nay. Takezo, chàng có nhớ em không ?
    Musashi chẳng biết trả lời sao. Đối với hắn, những ngày ẩn nấp trên đồi Ibuki là một giai đoạn kỳ thú trong cuộc đời trôi nổi của hắn. Mang ơn Oko, thanh mộc kiếm đen bóng như mun vẫn còn đeo bên sườn đây là kỷ niệm Oko tặng, nhưng hắn cũng không quên vì người phụ nữ đa tình ấy mà Matahachi đã bỏ đi, gây cho hắn không biết bao nhiêu phiền lụy với gia đình nhà Honiden. Còn Akemi, nàng chỉ là một cô bé ngây thơ ngẫu nhiên gặp trong những ngày đầu của cuộc đời phiêu bạc, rồi tan biến với thời gian, chẳng để lại một cảm tình gì sâu đậm trong lòng hắn. Đột nhiên bây giờ nàng lại hiện ra, đôi vai thổn thức, ánh mắt dậy thì đam mê trông hắn như van lơn, như cầu khẩn. Hắn biết trả lời sao đây ?
    Musashi không muốn làm phật lòng người thiếu nữ đáng thương kia, nhưng cũng không muốn nói dối. Bèn đánh trống lảng:
    - Sao nàng biết ta ở đây mà tìm ? Nàng còn ở Ibuki không ? Mẹ nàng đâu rồi ?
    Nghe hỏi đến mẹ, Akemi như bị tổn thương, chỉ thổn thức mà không đáp.
    - Còn Matahachi nữa ? Ngày đó Matahachi cũng bỏ đi với mẹ con nàng mà.
    Bây giờ còn ở chung với mẹ nàng không ? Ta có hẹn gặp Matahachi ở đây hôm nay, nàng biết chứ ?
    Mỗi câu hỏi lại nhưng một mũi dao đâm sâu vào vết thương phiền muộn của Akemi. Áp mặt vào ngực Musashi, nàng chỉ biết nức nở lắc đầu.
    - Matahachi đâu, Akemi ? Chuyện gì vậy ? Nàng không trả lời ta thì ta biết làm sao mà giúp nàng được ?
    Akemi nói qua nước mắt:
    - Matahachi không đến đâu. Em đâu có nhắn cho ông ấy biết.
    Musashi gỡ tay Akemi ra, nhìn thẳng vào mặt nàng. Nước mắt chan hòa nhòe nhoẹt cả son phấn. Hắn lấy tay áo lau mặt cho nàng. Akemi giữ chặt tay hắn, muốn kể rõ mọi chuyện từ khi bỏ Ibuki đi ra sao và thổ lộ hết tâm sự với Musashi nhưng có một cái gì làm nghẹn cổ họng. Nàng chỉ đứng lặng nhìn hắn, nước mắt chứa chan.
  10. khanhfocus

    khanhfocus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2010
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    oo Trời đã sáng rõ. Tiết trời đầu năm bỗng ấm hẳn. Nắng xuân chan hòa loang loáng trên những cành tùng xanh biếc, vẽ loang lổ từng miếng ánh sáng màu nâu tươi trên nền đất ẩm. Gần bờ sông, ở một vài chỗ cỏ còn ướt, tia nắng rọi qua những giọt sương đọng trên lá chiếu thành những vòng hào quang ngũ sắc óng ánh như những chiếc cầu vồng nhỏ.
    Người đi trên cầu mỗi lúc một đông:
    phụ nữ mặc áo mới hoa sặc sỡ, thoa cài đầu lóng lánh dưới ánh nắng mai; đàn ông đứng tuổi trang nghiêm trong những bộ y phục sẫm hồ bột cứng nhắc. Họ đến chùa hoặc đi thăm bạn hữu ngày nguyên đán. Lẩn trong đám đông ấy, Jotaro cũng lên cầu, mắt nhớn nhác nhìn ngược nhìn xuôi tìm sư phụ.
    Bỗng Jotaro reo lên một tiếng vui mừng. Nó vừa trông thấy Musashi.
    Nhưng này, ồ, lạ quá ! Sao thầy nó lại ôm trong lòng một thiếu nữ ? Mà thiếu nữ này không phải Otsu. Ai thế nhỉ ? Jotaro nhăn mặt khó chịu. Nó nheo mắt, lấy tay che nắng nhìn cho rõ. Đúng rồi ! Người đứng dưới chân cầu là Musashi, sư phụ nó.
    Cái dáng dấp cao lớn, ngang tàng, đôi song kiếm giắt bên hông, túi hành trang màu chàm đã bạc vì sương nắng, Jotaro không thể lẫn. Nhưng Otsu đâu ? Mà thiếu nữ kia là ai, sao thầy nó lại ôm nàng vào lòng giữa chỗ đông người qua lại như thế này mà không biết ngượng ?
    Nó thường được dạy dỗ người tự trọng phải biết kềm chế dục tính, không bày tỏ tình cảm một cách thái quá trước công chúng, sao vị tôn sư khả kính của nó lại có thái độ tồi bại như vậy ? Jotaro mím môi, vừa mừng vừa giận, lại ghen hộ cho cô Otsu. Nó muốn chạy đến níu áo thầy. Đã lâu không gặp, thầy nó thấy nó chắc vui lòng, nhưng còn thiếu nữ kia, nó e dè không dám. Jotaro tuy nhỏ, nhưng cũng đã biết thế nào là tế nhị, không muốn làm người khác phải lúng túng.
    Ít lâu nay, Jotaro và Otsu tạm nương náu trong khuôn viên lâu đài của Karasumaru Mitsuhiro. Khi hai chị em mang tranh của viện chủ viện Arakida đến làm quà, Karasumaru thấy Otsu đang trong cảnh lưu lạc, người thân không có mà năm cũ sắp hết, bèn ngỏ ý lưu lại. Jotaro và Otsu bằng lòng ngay vì nghĩ không còn nơi nào an toàn hơn nữa.
    Mới tối hôm trước, tin rằng thế nào Musashi cũng có mặt tại dưới chân cầu Gojo ngày nguyên đán, Otsu đã sắp sẵn bộ y phục nàng ưng ý nhất và tính những chuyện gì cần phải nói với chàng. Mới canh ba, Otsu đã dậy gội đầu chải tóc thật kỹ, lòng rộn ràng vui sướng như đứa trẻ sắp sửa được đi trẩy hội. Jotaro cũng đòi đi cùng, song Otsu không muốn. ?oLần này ta để em cùng đi, nhưng lần này ta muốn gặp thầy em nói câu chuyện riêng. Thế nào em cũng gặp thầy mà, nhưng đến sau đi, ta và thầy em hứa sẽ đợi?.
    Jotaro phụng phịu. Nó lơ mơ hiểu cảm tình của Otsu đối với thầy nó, có điều nó không biết tại sao một thiếu nữ đẹp, tài hoa và khôn khéo như Otsu lại cứ khóc mỗi khi nhắc đến Musashi. Chắc có điều gì làm nàng phiền muộn lắm nên nó thương và bằng lòng để nàng có cơ hội giải bày tâm sự với thầy nó.
    Jotaro ngó nháo nhác tìm quanh. ?oKỳ thật ! Không lẽ cô Otsu không biết đường ?
    Đáng lý ra phải đến đây lâu rồi chứ ! Hay lại tạt vào đền chùa nào cầu khấn gì chăng ??.
    Nó đi ngược đám đông quay trở lại, lòng bồi hồi lo lắng.
    Trên cầu, khách vãng lai càng lúc càng tấp nập. Musashi kéo Akemi đến một chỗ khuất nẻo hơn.
    Dưới gốc liễu ngay bờ sông, chỗ mọi ngày đàn sếu trắng vẫn thường đến đậu chờ mồi, hôm nay chẳng thấy có con nào. Một thanh niên còn trẻ lắm, y phục sặc sỡ, đứng ngay ở đó, lưng dựa vào cành liễu cỗi có đầu cành vặn vẹo sà trên mặt nước giống con rắn lớn. Gã thanh niên khoanh tay trước ngực, mắt chăm chú hướng về phía Musashi và Akemi.
    Bên Musashi, thiếu nữ vẫn sụt sùi, giọng thành khẩn kể lể nỗi niềm. Nàng đã quyết rũ bỏ hết lòng tự ái, không giấu Musashi điều gì, chỉ mong mối tình vô vọng nàng ấp ủ bấy lâu nay được đáp ứng.
    Tội nghiệp cho nàng ! Những lời kể lể ấy chẳng biết có lọt tai chàng thanh niên lãng tử kia không mà chỉ thấy hắn ừ hử hoặc gật đầu cho qua hay trả lời gióng một.
    Mối tình thơ dại đẹp bao nhiêu cũng chỉ như đám bọt nước kia tung lên trắng xóa dưới chân cầu. Mà chân cầu thì hờ hững. Mà bọt nước thì tan đi, còn gì đâu dấu vết ?
    Như linh cảm thấy mình đang bị dò xét, Musashi chú ý nhìn quanh. Mục quang hắn quét từ gần ra xa, soi mói những bụi sậy xơ xác ven bờ, kín đáo dừng ở từng tảng đá. Sau cùng, nó ngưng lại, chăm chú vào gã thanh niên trang phục sặc sỡ đứng bên gốc liễu.
    Musashi mắt nâu. Lúc sinh tiền, ông Munisai vẫn bảo hắn:
    ?oThằng Takezo này mắt nâu, không như mắt ta, đen. Chắc nó giống cụ tổ cữu cũng có đôi mắt sắc như thế, tàn nhẫn lắm !?. Bây giờ, dưới ánh nắng chênh chếch, mắt Musashi hồng lên rồi đỏ rực như hổ phách.
    Hắn nhìn gã thanh niên. Gã thanh niên cũng nhìn lại hắn. Hai làn mục quang chạm nhau tưởng chừng tóe lửa.
    Binh pháp có dạy trước khi lâm trận, hãy xét khả năng địch thủ trên đầu kiếm.
    Đúng vậy, hai gã này đang thủ thế với nhau, không phải bằng kiếm mà bằng mắt. Như hai con dã thú gờm gờm nhìn nhau trước khi xông vào nhau cắn xé.
    ?oHừ !?. Gã thanh niên bên gốc liễu nghĩ thầm. ?oChắc thằng này là Musashi đây. Một địch thủ ta phải cẩn thận !?.
    Musashi càng lúc càng chú mục. Mắt hắn lộ hung quang xoáy về phía thanh niên thách đố. Và gã thanh niên không vừa, dường như gật đầu chấp nhận.
    Bây giờ cường độ mục quang của cả hai không phải do mắt phóng ra nữa mà tự tâm khảm phát xuất. Nó là cường độ của ý chí, của quyết tâm không cần lời nói và cũng không gì lay chuyển.
    Cả hai tuổi tác tương đương, Musashi chỉ hơn gã kia chừng hai tuổi, cùng ở vào cái tuổi ngang tàng, không biết e sợ là gì, đầy tự tin và ngạo mạn đến liều lĩnh. Hai cá tính đó đối nhau, tất không khỏi va chạm. Và như hai con thú dữ, bản năng của chúng đều ngầm bảo chúng:
    đối phương trước mắt là một kẻ thù nguy hiểm và đáng sợ !
    Một lúc, thanh niên y phục sặc sỡ quay mặt đi, tránh tia mắt của Musashi, khẽ nhếch mép. Musashi thấy rõ nụ cười ngạo mạn ấy, nhưng hắn tin chắc trong trận vừa rồi, hắn đã thắng.
    Cúi nhìn thiếu nữ đứng trước mặt, Musashi để tay lên vai nàng:
    - Akemi !
    Thiếu nữ ngước trông lên, lệ còn hoen má.
    - Người đó là ai ?
    Akemi ngạc nhiên, nhìn về phía Musashi hất hàm chỉ. Bỗng giật mình.
    - Người đó có vẻ biết nàng. Hắn đã theo nàng đến đây để dò xét ta phải không, Akemi ?
    Akemi lau nước mắt:
    - Em không rõ, nhưng người đó em chỉ mới biết đây. Y là ân nhân của em.
    - ...
    - Hai hôm trước em bị chó cắn, nhờ y cứu và gọi thầy thuốc đến chữa cho mới được thế này.
    - Thế bây giờ nàng ở với hắn phải không ?
    Akemi cúi mặt.
    - Tên hắn là gì ?
    - Sasaki Kojiro. Người ta còn gọi là Ganryu.
    - Ganryu ?
    - Phải. Ganryu là ngoại hiệu của y. Sao ?
    - Ta nghe cái tên quen lắm, hình như trong giang hồ đã có nhiều người nhắc đến tên hắn.
    Musashi lại đưa mắt nhìn về hướng Kojiro đứng và hỏi:
    - Có phải hắn sử dụng một cây trường kiếm hỗn danh là cây sào phơi không ?
    - Em không biết, nhưng thanh kiếm của y quả có dài hơn kiếm thường.
    Thấy Musashi nhìn mình, Kojiro mỉm cười, đôi má lúm đồng tiền.
    Một điều lạ, Musashi cũng mỉm cười đáp lại, nhưng nụ cười của cả hai chẳng giống nụ cười của đức Phật khi thấy đệ tử mình là A Nan bóp cánh hoa trong tay. Nụ cười Sasaki ngạo mạn và mỉa mai; nụ cười của Musashi ẩn một ý chí tranh đấu mãnh liệt, đầy thách thức.
    Akemi đưa mắt nhìn hết người này đến người kia, không hiểu. Musashi khẽ vỗ vào vai nàng:
    - Akemi, thôi bây giờ hãy về phòng trọ đi. Ta sẽ lại thăm nàng sau.
    Akemi khóc nấc. Hắn phải cầm tay an ủi:
    - Đừng ngại. Ta sẽ lại thăm nàng mà !
    - Takezo ! Thật nhé, em đợi.
    Musashi gật.
    - Em trọ Ở thương điếm Hải Âu, trước thiền viện đường Quan Ngoại.
    Musashi lại gật.
    Dường như không được hài lòng về thái độ của hắn, Akemi nắm tay Musashi bóp chặt, giọng run run qua hai hàng lệ:
    - Nhé ! Takezo ! Chàng nhớ đến nhé ! Nhớ đấy !
    Kojiro cất tiếng cười vang, trở gót. Akemi vừa bước đi vừa ngoái lại.
    Musashi tần ngần đứng một mình dưới chân cầu, nhìn theo hai người, lòng buồn vô hạn.

Chia sẻ trang này