1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kungfu Marketing?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Lonelymanus, 12/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Chứng minh của bác Cuong là quá rõ ràng rồi. Nói Karate bắt nguồn từ Thiếu Lâm thì chưa chính xác về mặt lịch sử. Nhưng nói là Karate ngày nay kế thừa một phần từ võ Thiếu Lâm thì có lẽ đúng hơn. Khi một nhà sư Thiếu Lâm đến quê hương của Karate đã kết hợp môn Thiếu Lâm với võ của bản địa tạo nên một sự "hợp lưu" hai dòng võ thuật.
    Có tài liệu còn nói rằng Karate có nguồn gốc từ Ấn Độ.
  2. cao_thu_vo_lam

    cao_thu_vo_lam Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/02/2006
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Lớp NHẤT NAM ở CUNG VIỆT XÔ cần cố gắng hơn nữa để phát triển . Không được để mai một . Thời gian tới tôi sẽ trực tiếp đến để gánh vác trọng trách này cùng các bạn .
  3. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Trời, nhập môn Hồng gia bên cu Viên Anh, làm sao lại có thời gian nhập môn Nhất nam nữa hả ông Cạo Thử ?
  4. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Ui da! Tài liệu thật thì không tin, thế tin cái quái gì? Võ mồm không có nguyên tắc đánh lộn, nhất là đánh lần lượt từng người đến chừng nào bị thua thì thôi. Tôi đâu có ngu cỡ đó chứ? Quân tử dụng khẩu không động thủ đó mà!
  5. ca_xuong_rong

    ca_xuong_rong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Trở về chủ đề Kung fu marketing:
    Cá biết rất ít, nên rất bảo thủ với những cái mình biết .
    Thương trường như chiến trường, nhưng marketing thuật về loại tâm lý chiến .
    Chiến đấu dành đất, dành vị trí chiến lược . Tâm lý chiến hay marketing là dành vị trí trong đầu của người tiêu thụ . Một trong những cách là nhồi sọ hay lập lại nhiều lần .
    Muốn chiếm vị trí trong đầu người tiêu thụ thì phải hiểu tâm lý . Muốn người ta nhớ một cái gì thì trung bình phải lập lại hơn 8 lần cho một ý .
    Trở lại với võ, khi hỏi võ Việt có gì đặc sắc hơn các võ khác thì các bác sẽ trả lời như thế nào . Chỉ cần một hay hai nét đặc sắc để cho người ta nhận ra đựợc là võ VN thì hãy tính đến phần branding và advertising .
    Thí dụ, Aikido là môn võ của tình thương . Độc đáo, đúng là một hiệu (brand) không thể lẫn lộn . Thí dụ thứ hai, nói tới VVN, ta liên tưởng tới đòn kéo bay, trademark của VVN.
  6. cao_thu_vo_lam

    cao_thu_vo_lam Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/02/2006
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    TÔI sẽ cho ảnh của TÔI và ÔNG HOÀNG VĨNH GIANG lên đây . Các bạn sẽ phải hiểu .
  7. sihyeu

    sihyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    Vâng, bác cho đi, anh em sẽ hiểu ngay :)
  8. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Cái "Môn võ của tình thương và sự hoà hợp" của Aikido thì gọi là Slogan thì đúng hơn là Brand.
    Còn nếu tìm Slogan cho VVN thì hỏi chú donghailongvuong đó.
    Theo tôi thì Slogan cho Võ Tây Sơn - Bình Định là BƯỚC CHÂN TÂY SƠN THẦN TỐC (cái này hơi vi phạm bản quyền của dép Biti''s). Tại vì Võ Bình Định chú trọng bộ NGỰA mà.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 19:22 ngày 31/03/2006
  9. ca_xuong_rong

    ca_xuong_rong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Đúng "môn võ của tình thương" là slogan nhưng là một slogan có hiệu quả và nó làm cái hiệu Aikido dính vào đầu người ta . Mỗi khi nhắc tới Aikido, thì ... à ... đó là môn võ của tình thương .
    Slogan võ VN của bác cũng hay hay, nhưng mà nói cho người ngoại quốc thường thì họ không biết Tây Sơn là cái quái gì .
    Trong đầu của cá thì nói tới võ thuật VN thì câu "gối chỏ song hành" rất chính xác và dễ nhớ . Kỹ thuật tay chân thì mỗi phái có đặc điểm riêng để làm nhãn hiệu . Người ta hay đơn giản hoá để dễ nhớ, như nói tới Taek thì cá nghĩ tới mấy đòn chân biểu diễn, nói tới Jujitsu thì bẻ, khóa, nói tới Thái thì gối và phang ống ...v .v. Đành rằng võ VN ở tay, chân, thân pháp, gối, chỏ đều có điểm hay, nhất là gối chỏ có thể hơn võ Thái ở kỷ thuật, nhưng muốn làm hiệu để market thì không thể gom hết những cái này vào mà nói . Ngay cả gối chỏ song hành thì cũng hơi còn dư cái gối ... vì mặc dù mình cũng có kỹ thuật gối hay, nhưng đối với người ngoại quốc, nói tới gói là nói tới Muay Thai .
    Nên cuối cùng em nghĩ chỉ còn là "chỏ liên hoàn" có thể dùng để market võ VN .
  10. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Nói như bác cũng không sai vì Nhật bổn cũng chịu sự du nhập của Phật giáo và tôi cho rằng Karate chịu sự ảnh hưởng của Thiếu Lâm rất nhiều. Tôi không tin lắm về lịch sử của Nhật bản vì họ theo Thần giáo Shin tô nên rất tự hào về đất nước của họ. Cách đây 1 ,2 năm chẳng phải có sự tranh cãi giữa Hàn xẻng và Nhật bản về sách GK lịch sử đó thôi.
    Được arcvubale sửa chữa / chuyển vào 02:14 ngày 01/04/2006

Chia sẻ trang này