1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỳ Kinh Bát Mạch

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi muoi_mot, 19/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa copy của bác nguyenvantruong bên box Võ thuật và cũng đã post ở topic Khí công của Hiếu Yến:
    http://5nam.ttvnol.com/vothuat/110692/trang-9.ttvn
    Kinh mạch:
    I. Chính kinh:
    - Có 12 kinh , tả hữu đối xứng gọi là thủ túc âm tam dương kinh , tương thông trực tiếp với tạng phủ. Thuộc ở tạng thì gọi là âm kinh , thuộc ở phủ thì gọi là dương kinh.
    Mười hai kinh bao gồm:
    1. Thủ thái âm phế kinh,
    2. Thủ thái dương đại trường kinh,
    3. Túc dương minh vị kinh ,
    4. Túc thái âm tỳ kinh ,
    5. Thủ thiếu âm tâm kinh ,
    6. Thủ thiếu âm tiểu trường kinh,
    7. Túc thái dương bàng quang kinh ,
    8. Túc thiếu âm thận kinh ,
    9. Thủ quyết âm tâm bào kinh ,
    10. Thủ thiếu dương tam tiêu kinh ,
    11. Túc thiếu dương đảm kinh ,
    12. Túc thiếu âm can kinh.
    * Thủ tam tiêu kinh từ ngực đến tayà giao với thủ tam dương kinh.
    * Thủ tam âm kinh từ tay đến đầu à giao với túc tam dương kinh, tuc tam duong kinh la từ đầu đến chân à giao với túc tam âm kinh
    * Túc tam âm kinh giao từ chân đến ngực à giao với thủ tam âm kinh
    * Kinh lạc bên trong thì thông với tạng phủ, bên ngoài thì thông với tứ chi thất khiếu, kết cấu liên hợp tuần hoàn , thông âm dương dẫn khí huyết, dưỡng tạng phủ. Kinh lạc hoạt động bình thường thì âm dương cân bằng, khí huyết thông sướng, thân thể khoẻ mạnh ngược lại trăm bệnh sẽ phát sinh.
    II. Kỳ kinh :
    Có 8 mạch hợp xưng là "kỳ kinh bát mạch" gồm: đốc mạch, nhâm mạch, xung mạch , đới mạch, âm nghiêu mạch, dương nghiêu mạch, âm duy mạch, dương duy mạch , âm duy mạch.
    Kì kinh bát mạch có tương quan trực tiếp tới tạng phủ.
    Khí huyết vận hành theo mỗi kinh lạc qua một hệ thống các điểm mẫn cảm mà thông tới các bộ phận . điểm mẫn cảm ấy gọi là huyệt vị . những huyệt này nếu bị tác động xẽ gây ra cản giác đau đớn, tê liệt, xung xướng ....huyệt vị không rời kinh lạc , kinh lạc quyết định huyệt vị...
    Mối quan hệ giữa thời khắc với sự vận hành của khí huyết qua 12 kinh mạch như sau: (đây là các giờ cực thịnh)
    Giờ tý (23h-1h)?????????khí huyết vận hành ở kinh đản;
    Giờ sửu(1h-3h) ????................ khí huyết vận hành ở kinh can;
    Giờ dần(3h-5h)????????..khí huyết vận hành ở kinh phế;
    Giờ mão(5h-7h)????????.khí huyết vận hành ở kinh đại trường;
    Giờ thìn (7h-9h)???????? khí huyết vận hành ở kinh vị;
    Giờ tị (9h-11h) ???????......khí huyết vận hành ở kinh tỳ;
    Giờ ngọ (11h- 13h) ??????..khí huyết vận hành ở kinh tâm;
    Giờ mùi (13h-15h) ???????khí huyết vận hành ở kinh tửu trường;
    Giờ thân (15h-17h)??????? khí huyết vận hành ở kinh bàng quang;
    Giờ dậu (17h- 19h) ???????khí huyết vận hành ở kinh thận;
    Giờ tuất (19h-21h) ???????.khí huyết vận hành ở kinh tâm bào;
    Giờ hợi (21h-23h) ??????..?khí huyết vận hành ở kinh tam tiêu.
    Bài vè gợi nhớ:
    " Phế Dần, Đại Mão, Vị Thìn kinh
    Tỳ Tị , Tâm Ngọ, Tiểu mùi trung
    Thân Bàng , Dậu Thận, Tâm bào Tuất
    Hợi Tam, Tí Đởm, Sửu Can thông "
    Khi muốn điểm huyệt hay giải huyệt ngoài biết chính xác huyệt vị cần phải có đủ kình lực để tác động tới huyệt và phần lớn các huyệt cần phải điểm đúng giờ mới có tác dụng mong muốn; Ngoài ra có các huyệt phải tinh cả ngày và giờ. VD một bài về tinh giờ của ngày giáp theo phép tý ngọ lưu chú :
    " Ngày Giáp:
    giờ Ất đởm Khiếu âm
    sang giờ bính tý Tiền cốc huỳnh
    mậu dần dương minh du Hãm cốc
    về gốc Khâu khư nguyên đởm kinh
    canh thìn khí đến Dương khê huyệt
    nhâm ngọ bang quang Uỷ trung tìm
    giáp thân khí nạp tam tiêu thuỷ
    vinh thuỷ can nhâm lấy Dịch môn "
    ----------------
    Được muoi_mot sửa chữa / chuyển vào 11:02 ngày 07/05/2006
  2. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    (Bài này trích từ cuốn Khí công tự chữa bệnh của KCS NQT.
    Hoàng Vũ Thăng)
    Quả đất quay 1 vòng xung quanh mặt trời hết 365 ngày, cơ thể con người có 360 đốt xương. Quả đất tự quay 1 vòng tạo nên ngày đêm, sinh Âm Dương, khí trong cơ thể con người cũng có Âm Dương - Thái Dương hệ có ngũ hành, con người có ngũ tạng. Một năm có 12 tháng, con người cũng có 12 kinh mạch chính... Cơ thể con người gần giống như cấu trúc vũ trụ và chịu sự chi phố của vũ trụ.
    Trước khi đi vào hệ thống bài luyện để đưa con người hòa hợp thiên nhiên, chúng ta hãy xem xét lại cấu trúc và sự vận động của cơ thể con người.
    HỆ KINH LẠC VÀ HUYỆT VỊ.
    Hệ kinh lạc gồm kinh mạch, lạc mạnh. Là đường lưu thông khí và giao lưu khí huyết trong cơ thể
    1. Kinh Chính.
    Là đường kinh vận chuyển lục khí tạng phủ. Trong cơ thể có 12 tạng phủ thì có 12 kinh Chính.
    Tạng: bản tính ÂM, hoạt tính biến vi DƯƠNG (dương trưởng, âm tiêu), chạy trong kinh âm, nằm ở mặt trong chân tay.
    Phủ: bản tính DƯƠNG, hoạt tính biến vi ÂM (âm trưởng, dương tiêu), chạy trong kinhdương, nằm ở mặt ngoài chân tay.
    Tạng khí đi từ Tạng theo kinh âm ra tay chân, hồi theo kinh dương qua Phủ rồi trở về Tạng
    Tà khí xâm nhập Tạng phủ phải thông qua kinh lạc. Như vậy, tà khí gây bệnh ở đường kinh trước rồi mới gây bệnh cho tạng tạng phủ sau:
    (Đường Tạng kinh bắt đầu từ tạng ở khoang ngực đi ra tay chân, rồi qua đường Phủ kinh hồi về tạng lên qua đầu cổ. Khí vận hành theo vòng Đại chu thiên, giờ thịnh suy theo thời sinh học. Biến vi hoạt dụng theo quy luật ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH.
    Dương khí, Âm khí mới phát sinh gọi là Thiếu Âm, Thiếu Dương. Dương khí cực thịnh gọi là Dương minh, Âm khí tràn đầy gọi là Quyết Âm. Dương khí đại thịnh (tỏa rộng khắp) gọi là Thái Dương, Âm khí mạnh nhất (tỏa rộng) gọi là Thái Âm)
    12 Kinh chính mang 6 tính Âm Dương tương hợp với 6 tính thiên thời như sau:
    Thái dương có tính hàn Thủy, Thiếu dương có tính khí tướng Hỏa, Dương minh có tính khí táo Kim, Thái âm có tính khí thấp Thổ, Thiếu âm có tính hỏa Nhiệt, Quyết âm có tính khí phong Mộc.
    Hỏa có 2 thứ: Quân hỏa tượng trưng cho thứ lửa mặt trời chiếu xuống, Tướng hỏa tượng trưng cho thứ lửa nhiệt của lòng đất đưa lên. 2 thứ hỏa này được phản ánh qua mạch rẽ của kinh Thủ thiếu âm Tâm là: kinh Thủ Quyết âm Tâm bào lạc và kinh Thủ Thiếu dương tam tiêu. (Tâm bào là màng bao tim, tạng định danh, có quan hệ biểu lý với Tam tiêu).
    Khi nắm bắt và hiểu thuộc tính 12 kinh chính sẽ giúp cho việc chuẩn đoán mà xử lý bệnh một cách nhanh chóng. VD như:
    - Kinh Thái dương: đi phía sau lưng lên sau gáy. Nếu đau ở phía sau đỉnh đầu thì bệnh ở kinh túc Thái dương bàng quang, thủ Thái dương tiểu trường.
    - Kinh thiếu dương: đi về 2 phía lên 2 bên đầu. Nếu đau ở 2 bên đầu thì bệnh ở kinh túc Thiếu dương Đởm và kinh thủ Thiếu dương Tam tiêu.
    - Kinh Dương Minh men theo phía trước bụng đi lên phía trước đầu. Nếu đau ở trước đầu thì bệnh ở kinh túc Dương Minh vị và thủ Dương minh đại trường.
    - Còn đau ở đỉnh đầu thì hãy nghĩ ngay đến Đốc mạch bệnh
    ....
    Lược đồ vận khí:
    [​IMG]
    2. Kinh biệt:
    12 kinh Chính đều có nhánh rẽ, gọi là Kinh biệt.
    Kinh Biệt khởi đầu từ tay chân đi sâu vào nội tạng rồi đến gáy cổ.
    Kinh Biệt của tạng kinh nào đều mang tính chất Tạng đó. Nó phối hợp kinh khí Âm dương của Tạng Phủ biểu lý, và có 6 lần hợp lại. Đó là:
    - Kinh Thận hợp với kinh Bàng quang ở Gáy
    - Kinh Can hợp với kinh Đởm ở vùng Âm mao
    - Kinh Tỳ hợp với kinh Vị ở họng rồi vào Lưỡi
    - Kinh Tâm hợp với kinh Tiểu trường ở khóe trong Mắt
    - Kinh Tâm bào hợp với kinh Tam tiêu ở phía dưới xương Hoằng cốt
    - Kinh Phế hợp với kinh Đại trường ở vùng Khuyết bồn
    Đường kinh Biệt nối với các kinh Âm Dương của tạng phủ ở phần bên trong. Nó không phụ thuộc vào phương chiều của kinh chủ. Bởi vì tạng phủ vừa có kinh Chính và kinh Biệt nên khi chuẩn đoán bệnh lý cũng cần phải lưu ý đến kinh Biệt.
    Được muoi_mot sửa chữa / chuyển vào 22:47 ngày 05/05/2006

Chia sẻ trang này