1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Kỳ môn độn giáp" dưới sự nhìn nhận của khoa học.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi kankuli, 21/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    "Kỳ môn độn giáp" dưới sự nhìn nhận của khoa học.

    Nghe tên có vẻ mang tính "mê tín dị đoan"quá nhỉ?
    Tuy nhiên trong chủ đề này mình muốn chúng ta cùng bàn luận về nó dưới góc độ Vật Lý.Ai biết về nó hoặc có thắc mắc gì về nó chúng ta cùng gửi lên cho mọi người cùng tham khảo nha.
    "Kỳ môn độn giáp" dưới góc độ khoa học được định nghĩa là " một khoa học về phương - vị dựa trên cơ sở nguyên lý Cảm Ứng Ðiện Từ."
    Ta đều biết trái đất là một từ trường lớn, chịu ảnh hưởng của hệ Mặt Trời, tức chịu ảnh hưởng của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hệ sao khác. Con người là một vật mang điện (nhân điện). Khi một vật mang điện mà di động trong một từ trường nó sẽ bị từ trường ảnh hưởng, cảm ứng và tác động. Mà từ trường của trái đất lại chịu sự ảnh hưởng của cả Hệ Mặt Trời. Mặt Trời, Mặt Trăng, và các hệ sao khác luôn luôn di chuyển, do đó sự cảm ứng và tác động điện từ vào con người ta cũng luôn luôn thay đổi theo từng ngày, từng giờ, từng phút. Làm cho con người ta lúc khỏe lúc yếu, lúc tốt lúc xấu.
    Kỳ Môn Ðộn Giáp là môn khoa học cho ta biết được thời điểm nào, phương vị nào sự ảnh hưởng của điện từ trường đó sẽ có lợi cho ta và phương vị nào sẽ bất lợi cho ta, rồi ta có thể dựa vào đó cải thiện vận mệnh của ta cho từng thời điểm.
    Còn khá nhiều điều thú vị về "KMĐG" mình chờ ý kiến của mọi người.



    Tri thức là vô tận.
  2. McWolf

    McWolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2001
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Điều thắc mắc đầu tiên của em là chẳng biết kỳ môn độn giáp là gì cả, lần đầu tiên được nghe. Bác thử viết một bài xem cái đó nò hoạt động thế nào.
    ********** ​
    "When you get to college, biology is really chemistry, chemistry is really physics, physics is really calculus, and calculus is really hard."
  3. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Mình đã nói khái quát về KMĐG ở bài trên rồi cơ mà.Bạn đọc kỹ lại đi.
    Mình muốn đi sâu hơn về nguồn gốc của nó.
    KMĐG là một môn cổ học tinh hoa của người Trung Hoa được phát minh vào khoảng 5 ngàn năm trước đây. Từ thời Hoàng Ðế lập quốc đã được sử dụng trong trận chiến với Si Vưu. Sau này, được Thái Công, Lã Vọng, Trương Lương, Khổng Minh, Lưu Bá Ôn, . phát triển và hoàn chỉnh thêm. Thời xưa, chủ yếu được dùng trong đấu tranh chính trị và quân sự. Hiện nay, Kỳ Môn Ðộn Giáp đã được áp dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực trong đời sống hàng ngày.
    Kỳ Môn Ðộn Giáp nguyên gọi là Tam Nguyên Kỳ Môn Ðộn Giáp. Tam Nguyên tức là Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên (có nơi còn gọi là Thiên Nguyên, Nhân Nguyên, Ðịa Nguyên dựa trên cơ sở Tam Tài là Thiên Ðịa Nhân rồi tìm ra Thiên Thời Ðịa Lợi Nhân Hòa).
    Kỳ là Tam kỳ và Lục Nghi trong 10 Thiên can thì Ất, Bính, Ðinh được gọi là Tam Kỳ, còn Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí được gọi là Lục Nghi. Con giáp được ẩn đọng trong Lục Nghi nên gọi là Ðộn Giáp.
    Môn là Bát Môn, tức là tám cửa. Gồm có Hưu Môn, Sinh Môn, Thương Môn, Ðỗ Môn, Cảnh Môn, Kinh Môn, và Khai Môn. Tám cửa này là từ tám phương vị của Bát Quái mà ra. Trong quân sự còn có tên khác là Bát Trận Ðồ mà Gia Cát Khổng Minh đã sử dụng để nhốt Lục TỐn. Tên trong Bát Trận Ðồ là Thiên Môn, Ðịa Môn, Phong Môn, Vân Môn, Long Môn, Hổ Môn, Ðiểu Môn, và Xà Môn. Bát Trận Ðồ này xem thì rất đơn giản, dễ dàng nhưng kỳ thực thì thiên biến vạn hóa, cao siêu thần diệu. Cái kỳ diệu đó có lẽ cũng chỉ có một số nhà quân sự vĩ đại như Gia Cát Khổng Minh, Tôn Tử, Thái Công, Trương Lương, Lưu Bá Ôn mới hiểu hết được cái thần diệu vĩ đại của nó. Ở Việt Nam chỉ có cụ Trạng Trình là thấu hiểu được môn khoa học này. Vậy Bát Môn thực tế là tám loại cảm ứng điện từ của hệ Mặt Trời và Trái Ðất đối với con người ta.
    Ngoài ra còn có Cửu Cung Tinh tức là chín cung màu. Là 1 - Trắng, 2 - Ðen, 3 - Biếc, 4 - Lục, 5 - Vàng, 6 - Trắng, 7 - Ðỏ, 8 - Trắng, và 9 - Tím. Là chín loại bức xạ của tuyến Vũ Trụ, chúng xuyên qua lớp khí quyển tới mặt đất và ảnh hưởng đến sinh lý, hành vi của sinh vật trên trái đất.
    Cửu Thiên Tinh là 9 ngôi sao gồm có 7 ngôi sao của hệ sao Bắc Ðẩu và 2 ngôi sao phụ. Chúng có tên là Thiên Bồng, Tiên Nhuế, Thiên Xung, Thiên Phụ, Thiên Cầm, Thiên Tâm, Thiên Trụ, Thiên Nhiệm và Thiên Anh. 9 ngôi sao của hệ sao Bắc Ðẩu này có ảnh hưởng tới con người ta trên Trái Ðất đã được biết từ ngàn xưa.
    Bát Thần là 8 ông thần có tên Trực Phù, Ðằng Xà, Thái Âm, Lục Hợp, Câu Trần, Chu Tước, Cửu Ðịa, và Cửu Thiên.
    Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng tới trái đất theo năm, tháng, ngày, giờ và thời tiết, gây nên những cảm ứng khác nhau cho vạn vật trên trái đất trong đó có con người chúng ta, hình thành tốt (cát) hay xấu (hung). Sự biến hóa thay đổi đó được thể hiện trên 9 cung của Bàn Ðồ Kỳ Môn Ðộn Giáp như một mạch điện từ, nó thay đổi biến hóa theo sự vận chuyển của trái đất và Thái Dương Hệ theo năm, tháng, ngày, giờ và tiết khí. Vậy Tam Nguyên Kỳ Môn Ðộn Giáp chính là một "Phương vị học" được dùng để tuyển cát, tức dùng để chọn một thời điểm một hướng tốt, thời điểm đó và hướng đó ta có thể có được thiên thời, địa lợi, nhân hòa, để htực hiện mục đích riêng của ta, và biến vận xấu thành vận tốt.
    Tam Nguyên Kỳ Môn Ðộn Giáp xưa kia được dùng trong đấu tranh chính trị quân sự, sau này mới phát triển và được dùng trong mọi lĩnh vực cả về tướng mệnh học, địa lý bói toán, .
    Có khó hiểu quá không vậy?
    Tri thức là vô tận.

Chia sẻ trang này