Lập Topic này mong muốn cùng với mọi người chia sẻ với nhau những kỹ năng sống cơ bản nhằm làm cho đời sống của chúng ta ngày một hạnh phúc, tốt đẹp lên. Trước hết mình chia sẻ kỹ năng hoàn thành nhiều công việc một cách tốt đẹp. Ai cũng từng than hay có cảm nghĩ: sao nhiều việc thế, sao công việc phức tạp thế, sao công việc nặng thế. Đời sống là vậy, công việc ngổn ngang, phức tạp, nặng nề thường là nhiều. Tuy nhiên, tại sao có nhiều người làm được nhiều việc lớn, họ giàu có thành đạt lại có kẻ chẳng làm được việc gì, nghèo hèn, lười biếng, mặc dù họ cũng có sức khỏe như nhau. Nguyên nhân cơ bản vẫn là do hoàn cảnh, môi trường và sự giáo dục. Ta lấy ví dụ một tờ giấy trắng và một cây bút đưa cho nhiều người dùng thì mỗi người sẽ dùng nó vào một kiểu: rất có ích, có ích, vô ích, phản tác dụng. Qua đó ta hiểu được phần nào rồi. Để có thể làm được nhiều việc, thậm chí được xem là khó khăn, rất phức tạp mà tốn ít thời gian công sức, hao tổn ít sức khỏe, thậm chí có lợi cho sức khỏe thì ta phải tạo động lực làm việc, có kế hoạch làm việc khoa học. Một cách mà tôi cùng chia sẻ đó là biết : sắp đặt, phối hợp. Đó là sự xen kẽ các công việc, phối hợp song song. Để làm được điều này ta phải biết cách phân tích, chia nhỏ công việc, sắp đặt và phối hợp khi làm việc. Ví dụ: sau công việc gây mệt mỏi, ta chọn công việc nhẹ để làm, như vậy ta vừa như được nghỉ ngơi mà các công việc đơn giản ít mệt khác ta lại có thể làm. Thực tế các công việc không giống nhau, na ná giống nhau, trái ngược nhau thì ta thì ta phải biết cách phối hợp hợp lý nhất. Tóm lại, nếu ta biết cách phân chia, sắp đặt , phối hợp thì ta có thể làm được rất nhiều việc mà ta không bị nhàm chán, mệt mỏi, không lãng phí thời gian, và ta có rất nhiều niềm vui.
Sống có chiều sâu. Sự hời hợt là rất nguy hiểm. Mặc dù hình thức cũng rất quan trọng nhưng nội dung cũng rất quan trọng. Mỗi thứ đều có vai trò của nó và không được dễ dàng đánh đồng. Hình thức thì ta dễ nhận thấy nhưng có nhược điểm là dễ bị đánh lừa. Bởi thế từ bên ngoài mà thấy được bên trong thì phải cẩn thận. Khi làm việc gì thì phải biết cách đi từng bước. Mục tiêu thường là cái to lớn là sự kết hợp nhiều mục tiêu nhỏ. Có một ví dụ mang tính triết lý là : bạn không thể ghép hai hình vuông để tạo nên một hình vuông hay hình tròn. Trong khi đó có thể bằng nhiều hình méo mó, góc cạnh nếu có sự sắp xếp hợp lý thì có thể làm được. Từ đó ta thấy rằng trong công việc khác cũng vậy, phải biết cách phối hợp nhiều cái đôi khi được xem là "vụn vặt" thì mới thành công. Đời sống ai cũng muốn mọi thứ hoàn hảo nhưng ít ai biết cách để đạt được. Sự hớp tớp, nóng vội sẽ chẳng mang lại kết quả hay nào. Sự thành công chỉ đến với người kiên trì, có ý chí mạnh mẽ, có sự đam mê công việc, mục đích của mình. Những ai không dám làm, dám chinh phục, chỉ biết ngồi mà xét nét, chê bai thì chẳng có gì cả. Mặc dù thấy được nhược điểm cũng hay nhưng không dám làm, thì sẽ chẳng có cái gì cả. Người có trách nhiệm là phải biết tìm ra giải pháp để khắc phục, cùng cam cộng khổ để vượt qua khó khăn.
Có tinh thần tập thể, cộng đồng. Độc đoán chuyên quyền đó là một kiểu điều hành đơn giản yếu kém. Nhược điểm là không phát huy được sức mạnh tập thể vì thế tổ chức này không vững vàng. Cấp trên không sáng suốt thấu tỏ, cấp dưới thụ động, nông nổi, kết quả là tập thể tổ chức này bị suy yếu không thích ứng với thời cuộc. Một tập thể vững mạnh là mọi người đều có khả năng phát huy mọi khả năng của mình, cùng đóng góp chung tay xây dựng. Mọi người đều có sự tôn trọng, bàn bạc ý kiến của nhau trên tinh thần xây dựng chung. Mỗi người đều phải có ý thức dựa vào nhau mà sống, hỗ trợ nhau thay vì nghi ngờ, xét nét, soi mói. Đây chính là mấu chốt xây dựng tinh thần đoàn kết.
Không được đánh mất lòng tin của người khác. Đánh mất lòng tin của người khác đối với mình là một điều cực kỳ kiêng kỵ. Nhân gian có câu " mua danh ba vạn, bán danh ba đồng", điều đó nghĩa là: danh dự uy tính của ta là rất đắt đỏ sao ta lại bán rẻ dễ dàng vậy được. Niềm tin người khác đối với mình là một điều không dễ, nó là một tài sản quý, may phúc sao ta có được, ấy vậy mà ta lại đánh mất lòng tin của người khác đó là một điều khiến lương tâm bạn bị dằng xé không nguôi. Niềm tin của đồng nghiệp đối với mình, con cháu đối với mình, bạn bè đối mình v.v. Ta tuyệt đối không nên phụ lòng tin của họ đối với mình, điều đó gây tổn thương nghiêm trọng đến tinh thần của người khác và của cả ta. Lấy vài ví dụ: Ta hứa với con cháu rằng: ta sẽ tặng cái này cái kia, cho đi chơi, đi xem phim. Trẻ nhỏ rất vui mừng khi ta hứa, chúng sẽ không bao giờ quên lời hứa của ta. Chúng rất tự hào vì có người cha, người chú tốt biết quan tâm thương yêu chúng.Chúng sẽ đi khoe với bạn bè chúng về điều đó. Thử hỏi làm sao ta có thể phản bội lại lòng tin đó được, ta có hiểu chúng tin tưởng chúng ta thế nào không. Nếu vì lý do gì đó mà ta không thể thực hiện được lời hứa thì ta phải thành thật xin lỗi chúng và hẹp dịp khác gần nhất có thể để trả để lấy lại lòng tin của chúng. Trong công việc cũng vậy, đồng nghiệp, đối tác tin tưởng ta mới giao trọng trách cho ta. Ta phải đảm bảo được lòng tin đó, việc phụ lại lòng tin là một điều kiêng kỵ tuyệt đối, có thể vì những lý do khách quan mà ta không đảm bảo được thì ta phải cho họ biết rằng nó nằm ngoài khả năng của ta, chứ không phải do thái độ tinh thần trách nhiệm của ta. Chuyện vợ chồng cũng vậy. Người bạn đời mà phản bội lại lòng tin của nhau thì rất đáng xấu hổ. Có gì thì chia sẻ thẳng thắn với nhau cùng tìm ra hướng giải quyết. Sự trung thực khiến cho lương tâm của bạn luôn thanh thản bởi bạn không gian dối điều gì không hay. Sự trung thực khiến niềm tin lại càng củng cố bởi những khó khăn mà đều chia sẻ với nhau thì có gì mà không thể chia sẻ.