1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỹ năng và từng bước để có thể Tư vấn đầu tư trực tiếp - Gấp quá, ai giúp với!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi No-fear, 26/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Kỹ năng và từng bước để có thể Tư vấn đầu tư trực tiếp - Gấp quá, ai giúp với!

    Quả thực hôm nay em dính phải một vụ như thế này:

    Có một cá nhân nước ngoài muốn đầu tư trực tiếp vào khu công nghiệp, khu chế xuất của Việt Nam một doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất hoá chất gia dụng. Tuy nhiên, hắn ta chưa biết lựa chọn hình thức đầu tư nào cho hiệu quả nhất. Chưa biết quy định về ưu đãi đầu tư nước ngoài, chưa biết quy định về thuế, về chuyển lãi suất ra nước ngoài, chưa biết đầu tư theo BOT, BTO hay BT nói tóm lại là đầu tư như thế nào để có được hiệu quả nhất... hắn ta giao lại tất cả cho em, nhờ em tư vấn.

    Em thấy có rất nhiều điểm phải làm, phải nghiên cứu để đưa ra được một phương án đầu tư có hiệu quả nhất cho tay đầu tư này. Em lại chưa bao giờ thực hiện nghiệp vụ tư vấn đầu tư nước ngoài như thế này. Vậy có anh nào nắm rõ được những bước thực hiện tư vấn đầu tư hay kỹ năng làm sao để có thể tìm ra được phương án đầu tư tốt nhất không? (chỉ cho em từng bước cụ thể? - Em cảm ơn lắm lắm).

    Giúp em với, hạn của em chỉ có trong 15 ngày. Em quyết định thử sức phát này. Mong các cao thủ đi trước giúp em với.
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Tư vấn về đầu tư nước ngoài.
    Chào anh No-fear. Hôm qua em có hỏi hộ anh một người cũng có đôi chút kinh nghiệm về tư vấn. Thì về trường hợp của anh, người đó có gợi ý một chút thế này. Em nghĩ là cũng không thật sự bổ ích lắm cho anh đâu. Nhưng anh cứ tham khảo xem nhé. Biết đâu từ đó anh lại có một hướng đi đúng.
    Trước tiên là em muốn hỏi ông nước ngoài kia đã biết gì về VN chưa? Về doanh nghiệp mà ông ta muốn đầu tư. Về địa bàn đầu tư. Về khu công nghiệp hay là khu chế xuất. Trả lời được những câu hỏi này để đi tiếp những vấn đề tiếp theo.
    Giả sử ông ta chưa biết gì về VN thì giờ ông ta cần phải tìm hiểu những vấn đề sau để quyết định đầu tư như thế nào có hiệu quả nhất.
    Như ta đã biết một doanh nghiệp bất kỳ đều chịu tác động những yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Yếu tố nội sinh đó chính là các chiến lược maketting của doanh nghiệp. Ví dụ như là: tập trung vào xuất khẩu, xuất khẩu mặt hàng gì, nhập nguyên liệu nước ngoài đề sản xuất hay là lấy từ nguồn nguyên liệu trong nước (em thật sự chưa hiểu gì về maketting lắm nhưng đại loại em thấy họ nói như vậy). yếu tố ngoại sinh là thị trường trong nước, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, các hệ thống chính sách,...
    Vậy ông ta cần phải tìm hiểu những vấn đề đó. Cụ thể là thường giao cho một công ty tư vấn chuyên làm nhiệm vụ tư vấn trọn gói. Ở đó có nhiều khâu: nghiên cứu thị trường, tìm hiểu hệ thống chính sách, tìm hiểu hệ thống pháp luật, ... thậm chí là nếu nó có quan hệ với chính khu công nghiệp, khu chế xuất mà ông ta quan tâm nữa thì càng tốt.
    Vậy với tư cách là một người tư vấn chuyên về lĩnh vực Luật thì theo họ nói, anh cần phải tìm hiểu những loại quy định sau:
    - Về khu chế xuất, khu công nghiệp (có 1 nghị định)
    - Về địa bàn đầu tư (ưu đãi hay không ưu đãi, thuế?)
    - Ngành nghề đầu tư (ưu đãi hay không, thuế là bao nhiêu)
    - Thậm chí nếu có tìm được quy định nào của riêng khu chế xuất đó là tốt nhất anh ạ.
    Không thấy nói gì về BT, BOT, BTO ... Nhưng theo em nghĩ thì đó là phương thức đầu tư trong họat động xây dựng mà.
    Có vài ý kiến với anh như thế. Tại em cũng nắm không chắc lắm về đầu tư nước ngoài nên hôm qua hỏi có vài chỗ em không nắm được. Đại khái là lĩnh hội được hộ anh thế này. Hihi. Chúc anh may mắn nhé.

    No sign!!!
  3. longpt

    longpt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Mother Kiep!
    ----------------------------
    Nếu chú Fear tự làm vụ này sẽ có hai cái bất lợi:
    1. Tay kia sẽ chạy (thực tế sẽ như thế)
    2. Nếu không chạy thì chú cũng chẳng tư vấn được gì -> không lấy được tiền.
    ----------------------------
    Để tiến hành được công tác tư vấn thì bản thân người tư vấn phải HƠN HẴN nhà đầu tư về kiến thức đầu tư bao gồm một hoặc một số các lĩnh vực liên quan tới: Luật Pháp, Kinh tế (kinh tế đầu tư), chính sách, quan hệ địa phương, kỹ thuật (ngành đầu tư) và các thông tin khác liên quan như thị trường... và đơn giản nhất là trình độ ngoại ngữ đủ để giao tiếp cho nó hiểu.
    Vì vậy để tư vấn đầu tư thì không chỉ một người mà đó là kết hợp của nhiều người trong đó có một người có sự hiểu biết rộng nhất được cử làm trưởng nhóm tư vấn.
    ---------------------------
    Các công việc của nhà tư vấn đầu tư:
    1. Nghiên cứu và lập dự án tiền khả thi (FS)
    Giai đoạn này khó nhất, yêu cầu của giai đoạn này là trả lời câu hỏi có đầu tư hay không? Lựa chọn giữa các dự án như thế nào?
    Đơn giản nhất là lựa chọn bằng các chỉ tiêu tài chính:
    - Về mặt tài chính thì NPV>0, IRR>k
    - Lựa chọn dự án có NPV là max.
    Tiếp theo là xét tới các yếu tố ảnh hưởng như môi truờng tự nhiên, xã hội, chính trị, luật pháp.
    2. Nếu 1. trả lời là OK, chuyển sang bước chi tiết. Lập dự án chi tiết để triển khai .
    Giai đoạn này khá tốn kém về mặt thời gian, nó đòi hỏi nhiều kiến thức khác nhau. Và chi tiết là khác nhau cho mỗi dự án nên không thể trìnhh bày ở đây.
    ----------------------------------
    Quay trở lại đề bài của Fịa:
    1. Cá nhân nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sản xuất hoá chất gia dụng ==> Không cần quá nhiều tiền, công nghệ không phức tạp, cần gì BT với BO, bảo nó làm liên doanh hoặc nếu nó thích thì làm 100%FOC. Total Capital của nó là bao nhiêu? Nó có đủ không? (Chắc là nó chọn 100%FOC vì sợ lộ bí quyết, hoá chất là như vậy)
    2. Nó định đầu tư ở địa bàn nào? Nếu nó chưa biết thì phải chỉ cho nó danh sách các khu công nghiệp để nó chọn, liên quan tới giao thông và các chính sách ưu đãi cũng như giá cả và hạ tầng của các khu công nghiệp.
    3. Còn nhiều kỹ năng khác, nếu mà với thông tin như chú thì chưa đủ, phải gặp trực tiếp mới biết được,
    Chi phí cho vụ này tối thiểu là 3000$, thông thường bên anh lấy 7000$.
    Chú tự quyết định làm hay nhờ anh là quyền của chú. Nếu anh tự làm thì Hoa hồng của chú là 15%. Nếu chú tham gia để học hỏi thì hoa hồng chỉ còn 10%.
    Chúc vui vẻ và thành công!
    http://www.lawyerVietnam.Com
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    hic, anh longpt làm ơn giải thích giùm em 3 cái viết tắt này được không?
    IRR?
    NPV?
    FOC?
    Cám ơn anh nhiều.

    No sign!!!
  5. longpt

    longpt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    NPV: Net present Value. Giá trị hiện tại ròng của dự án.
    Được tính theo công thức
    NPV=(Bi-Ci)/(1+k)^i
    trong đó Bi và Ci là thu nhập và chi phí của kỳ thứ i,
    k là tỷ suất chiết khấu, đồng thời là chi phí vốn
    i là số thứ tự của kỳ tính toán.
    (Tham khảo thêm hàm này trong EXCEL)
    IRR:Internal Return Rate: Suất hoàn vốn nội bộ
    IRR là giá trị k mà tại đó NPV =0 (hoà vốn).
    FOC : Foreign owner capital.
    http://www.lawyerVietnam.Com
  6. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Cứ làm đi em!
    Thật ra tư vấn một dự án ĐTNN là một quá trình dài, trong đó công việc chủ yếu của luật sư tư vấn là phải giúp cho khách hàng chuẩn bị được một Bộ hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư chuẩn. Thực sự- một dự án tư vấn như vậy thường trải qua 03 bước:
    I. Bước chuẩn bị triển khai dự án. Đây là bước đi quan trọng nhất của dự án, thể hiện năng lực và trình độ của luật sư. Đối với dự án loại này, em cần lưu ý những vấn đề sau:
    1. Chính sách đầu tư tại địa phương. Dù đầu tư trong hay ngoài KCN, điều kiện tiên quyết để dự án đầu tư loại này được cấp phép là phải có một văn bản của UBND tỉnh/ thành địa phương- trong đó nêu rõ "đồng ý về nguyên tắc để nhà đầu tư X nghiên cứu khả năng đầu tư dự án Y tại....". Để có được văn bản này, em và khách hàng cần làm việc qua Sở Kế hoạch và Đầu tư (Phòng Đầu tư nước ngoài & Kinh tế Đối ngoại). Nói chung cũng đơn giản thôi. Văn bản này sẽ là cái bùa hộ mệnh để em đi làm việc tiếp với các ban ngành địa phương như:
    - Sở xây dựng (xác định địa điểm)
    - UBND huyện/ thị nơi có mặt bằng (nếu ĐT ngoài KCN)
    - Sở địa chính- nhà đất
    - Sở KH-ĐT
    Nói chung, UBND mỗi tỉnh/ thành phố đều có văn bản hướng dẫn vấn đề này. Khách hàng đầu tư vào tỉnh nào, thì em phải liên lạc với Sở KH&ĐT địa phương để xin văn bản.
    Cũng cần phải lưu ý em một điểm nữa là nếu dự án này có quy mô tương đối lớn (Vốn ĐT twf khoảng US$ 5 mio trở lên)- thì em cần phải tìm hiểu cả chính sách của Bộ Công nghiệp về chủng loại hoá chất mà khách hàng sẽ sản xuất nữa. Nói chung, Bộ Công nghiệp hiện vẫn có chính sách hơi nghiêng về bảo hộ ngành sản xuất hoá chất cơ bản trong nước- do vậy nhiều khi cũng gây khó dễ cho các dự án ĐTNN trong khu vực này.
    2. Vấn đề mặt bằng. Nếu thuê ở KCN cần phải làm rõ về giá thuê, điều kiện thanh toán, phí hạ tầng..vv với công ty kinh doanh hạ tầng KCN. Nếu đầu tư ở ngoài khu công nghiệp, em phải có được khung giá đất của tỉnh- tính toán lên phương án đền bù GPMB trên cơ sở khung giá do UBND tỉnh ban hành.
    3. Vấn đề môi trường. Bao giờ cơ quan công quyền cũng dị ứng với các dự án hoá chất về vấn đề môi trường. Em cần phải trao đổi với khách hàng và tìm hiểu xem liệu dự án có phải lập Bảng đăng ký tiêu chuẩn môi trường hoặc Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường không ?. Để làm rõ vấn đề này, em cần đọc một Thông tư của Bộ KHCN&MT (nay là TN-MT) hướng dẫn về vấn đề này.
    4. Về thẩm quyền cấp phép. Em cần xác định rõ quy mô vốn đầu tư của dự án- ngành nghề đầu tư để xem loại dự án này là do Ban Quản lý KCN địa phương/UBND tỉnh hay Bộ KH&ĐT cấp phép
    II. Lập Bộ Hồ sơ xin cấp GPĐT. Bước này cũng đơn giản thôi. Đơn, Điều lệ, Hợp đồng, FS đều không có gì khó khăn cả.
    III. Nộp hồ sơ và chờ kết quả.
    Trên đây là một số ý kiến của anh để em tìm hiểu trước- nói gì thì nói, việc lập 1 bộ hồ sơ chuẩn là không đơn giản, anh cũng không đủ điều kiện để trao đổi chi tiết ngay 1 lần được. Em cứ mạnh dạn nghiên cứu và làm vụ này đi, nếu có gì mắc anh em cùng trao đổi. Việc thì khó thật, nhưng không phải là không thể làm được và chỉ có một số người mới làm được; anh tin là mình đủ sức để giúp em vụ này. Nếu thành công, trả công anh một chai Heinekel là đủ!.
    Được lvha74 sửa chữa / chuyển vào 00:55 ngày 28/08/2003
  7. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các anh rất nhiều, thực sự những bài học do các anh Longpt, anh LVHa74 thật tuyệt. Em như người chết gặp phao vậy. Em đang chết chìm trong đống Thông tư, Nghị định về ĐTNN. Mọi vấn đề đều rối tung rối phèng lên. Nhưng em sẽ cố.
    Sở dĩ, em chưa thạo trong tư vấn đầu tư - nhưng em nhận thấy đây là một cơ hội rất tốt để em thử sức mình, cũng như tích luỹ thêm kinh nghiệm. Chính vì vậy, có gì em sẽ lại hỏi các anh tiếp. À quên, cảm ơn cả em Constancy nữa. Mong mọi người giúp đỡ nhau nhiều hơn và box ta ngày càng phát triển.
    Em cảm ơn rất nhiều.

Chia sẻ trang này