1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỹ nghệ phòng thủ:Cuộc chạy đua vũ trang của các nước Châu Á

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi hoibihay, 03/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoibihay

    hoibihay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Kỹ nghệ phòng thủ:Cuộc chạy đua vũ trang của các nước Châu Á

    Hơn một thập niên sau cuộc chiến tranh lạnh có tính cách chết người giữa các tầu ngầm của khối Xô Viết và Tây Phương chấm dứt, sự tranh đua dưới nước lại bắt đầu trở nên mạnh mẽ ở Á Châu khi các nước trong vùng này đang tranh giành ảnh hưởng đến chiến lược trên đường biển. Cuộc thi đua võ trang dưới lòng biển trị giá hàng nhiều tỷ đô la đang khởi sự khi những nước giàu mạnh cũng như các nước nhỏ khác chạy đua nhau để chế tạo hay mua những chiếc tầu ngầm mới có nhiều kỹ thuật tân tiến. Cuộc chạy đua này có khả năng đe dọa đến ảnh hưởng quyền lực trong vùng giữa một số nước có sự thù địch lâu đời trước đây và cũng có thể đe dọa đến các lộ trình (đường biển) thương mại chính hiện nay.

    Trung Quốc, Ðài Loan, Ấn Ðộ, Pakistan, Singapore, Mã Lai, Nam Hàn, Nhật và Úc đã tiếp nhận hay đã đặt (hàng) những chiếc tầu ngầm không gây tiếng động, rất hiện đại, được trang bị với những hỏa tiển và thủy lôi tối tân mà có khả năng đánh đúng mục tiêu ở trên biển hay trên đất liền cách xa cảng nhà của họ.

    Những nhà phân tích về quốc phòng đang đặt câu hỏi lớn là liệu Mỹ, một nước đang có khả năng (quân sự) vượt trội trong vùng, sẽ chấm nhận hiểm nguy để gởi các chiến hạm đến can thiệp một khi có đụng đột xảy ra ở eo biển Ðài Loan nếu Trung Quốc thành công trong việc khai triển các tầu ngầm vào cuối thập niên này! Ðối với các nhà chuyên viên trong lãnh vực này, sự thu hút bởi các tầu ngầm cho lực lượng hải quân trong vùng hiện nay mặc dù có nhiều khó khăn trong ngân sách quốc phòng cũng như những khó khăn kỹ thuật trong việc điều khiển các chiến hạm này đã rõ ràng chứng minh về sự chạy đua võ trang trên đường biển.

    Các tầu ngầm thật sự không rẻ chút nào, ví dụ như hạm đội mới đây của Úc gồm 6 tầu ngầm do Thụy Ðiển chế tạo, loại Collins, có trị giá 3 tỷ đô la khi hạm đội cuối cùng được giao vào cuối năm nay, và sẽ còn nhiều tốn kém nhức đầu khác mà chưa thể tính vào được. Dù rất tốn kém để mua các chiến hạm, tầu ngầm, nhưng kinh tế trong vùng (Á Châu) đang hồi phục từ khủng hoảng của những năm 1997-1998, nên các chính quyền có khả năng mua nổi. Ðối với một số người thì tầu ngầm gần như trở thành một món hàng thời trang của hải quân, một biểu tượng của sức mạnh (năng lực) trên mặt kỹ thuật và quân sự.

    Sự chạy đua võ trang bằng tiềm thủy đỉnh giữa Trung Quốc và Ðài Loan có thể là mạnh mẽ nhất trong vùng, Bắc Kinh sẽ có thêm 8 tầu ngầm quy ước, khá hiện đại và được chế tạo bởi Nga loại Kilo trong bản hợp đồng trị giá 1.6 tỷ đô la, theo bản báo cáo tháng trước trong giới báo chí và giới truyền thông thuộc bộ quốc phòng của Nga. Những loại tầu ngầm cực kỳ yên lặng và cực kỳ khó khám phá này, cộng với 4 tầu ngầm loại Kilo (của Nga) đang hoạt động cho hải quân Trung Quốc, có thể tạo thành lực lượng nồng cốt để phong tỏa những hải cảng của Ðài Loan. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có một hạm đội gồm hơn 60 tầu ngầm quy ước và nguyên tử, được chế tạo bởi chính họ, nhưng những chiếc này đa phần đã lỗi thời và đang bị khó khăn về mặt kỹ thuật. Việc Trung Quốc mua thêm tầu ngầm tối tân đã chứng minh là họ đã thất bại trong việc chế tạo và chạy đua theo kỹ thuật này trong nhiều thập niên qua. Tuy nhiên, các tầu ngầm chế tạo bởi Trung Quốc cũng đóng một vai trò quan trọng cùng với những chiếc hiện đại đang được nhập cảng từ Nga.

    Một trong những lý do mà Trung Quốc nỗ lực chạy đua võ trang dưới lòng biển bằng những hạm đội tầu ngầm loại Kilo (Nga chế tạo) là vì năm ngoái, chính quyền Bush đã quyết định cung cấp 8 tầu ngầm trị giá 4 tỷ đô la. Những nhân viên của Bộ Quốc Phòng Mỹ cho rằng Trung Quốc đang trang bị quân sự thật hùng mạnh để làm áp lực với Ðài Loan phải thống nhất với chính sách "Một Nước Trung Hoa". Nhận định này được xác nhận bởi những dữ kiện đưa ra qua bản báo cáo của Ngũ Giác Ðài vào ngày 13 tháng 7 vừa qua, cho rằng Bắc Kinh đang tiến hành một loạt các chiến lược để đạt được mục tiêu "thống nhất" với Ðài Loan hơn là chỉ đánh chiếm Ðài Loan thẳng thừng. Các chiến lược này gồm bắn hỏa tiển, phong tỏa các hải cảng, và bằng các cuộc xung đột thật. Bản báo cáo nói: "Chuẩn bị cho cuộc xung đột có thể xảy ra ở eo biển Ðài Loan là động cơ chính yếu cho việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc".

    Trong khi các trang bị quân sự tối tân hiện nay đều có dàn chống tầu ngầm và máy bay, thì đa số những người có kiến thức trong lãnh vực này đều tin rằng muốn chống lại tầu ngầm nguy hiểm nhất thì phải cần một tầu ngầm khác. Ông Akio Watanabe, Chủ Tịch Viện Nghiên Cứu An Ninh và Hòa Bình của Nhật Bản, nói: "Muốn chống lại sự phong tỏa của Trung Quốc bằng tầu ngầm, Ðài Loan cần phải xây dựng một lực lượng đối nghịch bằng hạm đội tầu ngầm hiện đại".

    Sự chạy đua võ trang trên đường biển giữa Trung Quốc và Ðài Loan đã là một yếu tố ảnh hưởng đến New Deli (Ấn Ðộ) quyết tâm phát triển lực lượng quân sự của họ bằng 20 tầu ngầm trong thập niên tới. Ấn Ðộ đang thương lượng với Nga để mướn hai chiếc tầu ngầm nguyên tử và có thể mua 6 chiếc thường. Ấn Ðộ cũng đang có các cuộc đàm phán với công ty DNC do chính quyền Pháp sở hữu để cung cấp 12 chiếc tầu ngầm loại Scorpene. Trong khi đó Nhật Bản âm thầm chế tạo hạm đội tầu ngầm lớn nhất và hiện đại nhất tại Ðông Á. Lực lượng Hải Quân Tự Vệ của Nhật Bản, với các trang bị tối tân này, sẽ góp phần vào ảnh hưởng an ninh trong vùng sau nhiều thập niên cô lập. Một trong những chiếc tầu ngầm tân tiến nhất của Nhật đã được biến đổi hệ thống thành một lực đẩy mới và không phụ thuộc không khí (air independent) mà có thể lặng chìm một thời gian rất lâu mà không cần lên mặt nước hay phải nạp lại bình điện. Trong tương lai, kỹ thuật thành công này có hiệu năng giống như loại tầu ngầm nguyên tử hiện nay.

    Sự trang bị (quân sự trên đường biển) của Nhật Bản được cho là lý do chính mà Bẳc Triều Tiên đang mở rộng hạm đội tầu ngầm của họ. Năm ngoái chính quyền Ðức đã đồng ý chuyển giao số dụng cụ trị giá 600 triệu đô la cho Bẳc Triều Tiên để công ty Hyundai bắt đầu chế tạo 3 chiếc tầu ngầm mới HDW loại 214 ở xưởng đóng tàu tại Ulsan. Cũng vào năm ngoái, Bắc Triều Tiên đã cho triển khai chiếc tầu ngầm HDW chế tạo lần thứ 9.

    Tương tự, Mã Lai cũng đang chạy đua võ trang, nên vào ngày 5 tháng 6 năm nay, họ đã quyết định ký hợp đồng với hãng DNC của Pháp và IZAR của Tây Ban Nha để tiếp nhận 2 chiếc tầu ngầm loại Scorpene vào năm 2008. Kuala Lumpur cũng đã đặt hàng một chiếc tầu ngầm Agosta trước đây thuộc hải quân Pháp để tập dợt quân sự. Sự thỏa thuận cho 3 chiếc tầu ngầm này trị giá hơn 1 tỷ đô la.

    Vào tháng 3 năm nay, Singapore nhận chiếc tầu ngầm thứ hai loại Sjoormen mà trước đây thuộc hải quân Thụy Ðiển, và đang đặt thêm 2 chiếc nữa. Với Singapore và Mã Lai đang ở trong câu lạc bộ "tầu ngầm" thì Thái Lan cũng đang điều nghiên vấn đề này. Hải quân Thái đang thảo luận về việc mua 3 chiếc tầu ngầm đã được dùng của Do Thái, nhưng những nhà phân tích trong vùng nghĩ là thỏa thuận này khó được thông qua.

    Khi tất cả các hạm đội tầu ngầm này bắt đầu hoạt động (thập niên tới), các đường biển chính của Châu Á sẽ đông đúc dưới lòng biển giống như thời cao điểm của cuộc Chiến Tranh Lạnh vậy. Ðây là một điều đáng chú ý cho những ai quan tâm đến hòa bình trong vùng Châu Á nói riêng và Thế Giới nói chung.
    Chính sách "Một Nước Trung Hoa" đối với Ðài Loan, hay "Một Nước Trung Hoa Lớn". Một khi Trung Quốc đã trang bị đầy đủ khả năng quân sự: vũ khí và kỹ thuật tối tân, nhân sự dồi dào (trên dân số 1.2 tỷ người), thì liệu Mỹ lúc đó có khả năng bảo vệ cho Ðài Loan và những quyền lợi trong vùng không? Bản chất của Mỹ đã rõ, là sẽ sẵn sàng bỏ rơi đồng minh nếu tình hình chính trị và quyền lợi lúc đó không còn thuận cho Mỹ.


    Bạn trưởng thành thực sự vào ngày đầu tiên bạn cười chính mình.
  2. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Tôi có đọc nhầm không ạ
    Sự trang bị (quân sự trên đường biển) của Nhật Bản được cho là lý do chính mà Bẳc Triều Tiên đang mở rộng hạm đội tầu ngầm của họ. Năm ngoái chính quyền Ðức đã đồng ý chuyển giao số dụng cụ trị giá 600 triệu đô la cho Bẳc Triều Tiên để công ty Hyundai bắt đầu chế tạo 3 chiếc tầu ngầm mới HDW loại 214 ở xưởng đóng tàu tại Ulsan. Cũng vào năm ngoái, Bắc Triều Tiên đã cho triển khai chiếc tầu ngầm HDW chế tạo lần thứ 9.
    ÁI chà, Đức bán thiết bị cho Huyndai của Nam Hàn để đóng tàu ngầm cho Bắc Hàn
    Kiên
  3. langbavibo

    langbavibo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Bài viết:
    2.810
    Đã được thích:
    1
    Sao các bác hay cọp bài của Vnexpress dịch thế, thông tin cũ wá...

Chia sẻ trang này