1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỷ niệm 40 năm Chiến tranh 6 ngày

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi doctorhuy, 06/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Kỷ niệm 40 năm Chiến tranh 6 ngày

    Hô khẩu hiệu trước cho xôm tụ: Hoan hô Do thái E***, TTVNOL là diễn đàn phi tôn giáo

    Chiến tranh 6 ngày
    I.Giới thiệu:

    Chiến tranh 6 ngày ( Six-day War) là cuộc chiến giữa một bên là Israel ,một bên là những nước Arab gồm Ai cập ,Jordan,Syria vào tháng 6/1967. Trong 6 ngày , Israel đã chinh phục bán đảo Sinai , Dải Gaza, Bờ Tây , cao nguyên Golan mà được hiểu chung là Lãnh thổ chiếm đóng.
    Israel và những láng giềng Arab của mình đã thù địch nhau từ năm 1948 khi Israel trở thành một quốc gia ở nơi mà những người Arab Palestine tuyên bố là quê hương của họ.Sau khi Israel tuyên bố độc lập, vài nước Arab và những nhóm người Palestien đã ngay lập tức tấn công Israel, tuy nhiên đã bị đẩy lùi. 1956, Israel tràn qua Ai cập trong cuộc chiến Suez-Sinai. Tổng thống Ai cập khi đó là Gamal Abdel Nasser thề sẽ trả thù và nhấn mạnh tính chính nghĩa của chủ nghĩa dân tộc Palestine. Ông thành lập một liên minh những nước Arab bao quanh Israel và chuẩn bị chiến tranh. Israel ngăn chặn cuộc xâm lược bằng cuộc tấn công của riêng mình 5/6/1967. Trong những ngày sau đó , Israel đuổi quân đội Arab ra khỏi bán đảo Sinai , Dải Gaza, Bờ Tây , cao nguyên Golan, tái thống nhất Jerusalem.

    II .Nguyên nhân cuộc chiến:

    Những năm trước cuộc chiến, những nước Arab liên tiếp từ chối công nhận tính hợp pháp của nhà nước Do thái, và những ngườiArab theo chủ nghĩa dân tộc đứng đầu bởi Nasser kêu gọi tiêu diệt Israel. Ai cập và Jordan ủng hộ những chiến binh Fedayeen của Palestine , những người tấn công binh lính và dân thường Israel trên lãnh thổ nước này rồi rút về dải Gaza của Ai cập và Bờ Tây của Jordan. Từ khu vực cao nguiyên Golan của mình, Syria thường xuyên pháo kích vào những nông trại của Israel. Về phần mình, Israel từ chối chấp nhận sự kiểm soát của Jordan đối với những thánh tích Do thái ở phần đông Jerusalem.
    4/1967, sau khi Syria pháo kích dữ dội vào những ngôi làng của Israel từ cao nguyên Golan , Israel và Syria đã giao chiến trên không . Israel bắn rơi 6 máy bay Mig của Syria do Liên Xô cung cấp. Israel cảnh cáo Syria về những cuộc tấn công trong tương lại, cả Syria và Israel đều trong tình trạng báo động. Syria khẩn thiết yêu cầu Ai cập giúp đỡ,và giữa tháng 5 , Ai cập di chuyển 100.000 lính bộ binh cùng 1000 xe tăng đến bán đảo Sinai , phía nam biên giới Israel.Trước đó, Liên hiệp quốc có triển khai lực lượng của mình ở đó như những quan sát viên , nhưng 17/5 , Ai cập yêu cầu lực lượng đó rút khỏi những vị trí của họ.Trong vài ngày , tất cả quan sát viên đã rút đi. 22/5 Nasser tuyên bố đóng cửa Eo biển Tiran, tuyến hàng hải huyết mạch của Israel. 1956, cũng vì sự phong toả này đã gây nên cuộc Khủng hoảng Suez. Ai cập còn ký với Jordan một hiệp ước đặt quân đội 2 nươc này dưới cùng một Bộ tư lệnh liên hợp. Chiến tranh đã gần như không thể tránh khỏi.

    III.Chiến tranh bắt đầu:

    Israel lo sơ về một viễn cảnh phải chiến đấu ở 3 mặt trận ( với Ai cập, Jordan, Syria), hơn nữa họ muốn ngọn lửa chiến tranh cháy trên chính đất Arab chứ không phải lãnh thổ Israel, vì vậy người Do thái ra tay trước. Sáng 5/6/1967 , Không lực Israel tấn công Ai cập, lực lượng mạnh nhất trong khu vực.Thời điểm của cuộc tấn công, 8h45 sáng , được chọn vì lúc đó số máy bay ai cập trên mặt đất là lớn nhất và khi mà những sĩ quan cao cấp của Ai cập đang bị kẹt trong dòng xe giữa nhà và căn cứ.Máy bay Israel thực hiện những biện pháp lẩn tránh nhằm vô hiệu hoá radar Ai cập và tiếp cận mục tiêu từ những hướng không ngờ tới. Ai cập hoàn toàn bị bất ngờ.Trong vòng vài giờ của cuộc tấn công, không quân Israel, vốn tập trung vào những căn cứ không quân, đã tiêu diệt 309 trong số 340 máy bay của Không quân Ai cập.Sau đó, lục quân Israel tràn vào bán đảo Sinai và Dải Gaza. Quân Ai cập bị thiệt hại rất nặng, trong khi thương vong của Israel rất thấp.
    Israel đã đưa một thông điệp đến Vua Hussein của Jordan, yêu cầu ông đứng ngoài cuộc chiến.Nhưng trong buổi sáng đầu tiên của chiến tranh, Nasser gọi cho Hussein và khuyến khích Jordan tham chiến. Nasser nói với Hussein rằng Ai cập đã chiến thắng trong cuộc chiến sáng hôm đó, một sự lừa dối mà công chúng Ai cập đã tin vào cho đến nhiều ngày sau. Lúc 11h, quân đội Jordan tấn công vào phía nửa thành Jerusalem của Israel, pháo kích vào nội địa Israel. Không quân Israel, sau khi đã vô hiệu không quân Ai cập, quay sang Jordan. Đến chiều, không quân Jordan hầu như bị tiêu diệt, Israel vẫn chịu mức tổn thất rất thấp.Nửa đêm, quân Israel tấn công quân jordan trong thành Jerusalem, và đến sáng 6/6, họ đã hầu như bao vây thành phố.
    Trong ngày thứ 2 của cuộc chiến , không lực Israel tiếp tục các sứ mạng của mình tấn công các sân bay, nâng số máy bay bị tiêu diệt của khối Arab lên 416, trong đó bao gồm 2/3 không lực Syria.Gần như kiểm soát hoàn toàn bầu trời , chiến đấu cơ của Israel rảnh tay hỗ trợ cho xe tăng và bộ binh trên mặt đất.Vì vậy , quân tăng viên của Jordan bị chặn lại trên đường tới Jerusalem.Và tới 10h sáng ngày 6/6, quân Israel đã chiếm được Bức tường phía Tây hay còn được gọi là Bức tường than khóc, ở khu Thành cổ , nơi linh thiêng nhất của đạo Do thái. Và đây là lần đầu tiên trong 2000 năm, người Do thái kiểm soát được bức tường này. Giao tranh tiếp tục diễn ra ác liệt ở bán đảo Sinai, nơi mà quân Ai cập phải lùi bước trước sức tiến công của Israel.
    Trong ngày thứ 3 của cuộc chiến, ngày 7/6, quân Jordan bị đẩy khỏi khu Bờ Tây. LHQ dàn xếp một cuộc ngừng bắn giữa Jordan và Israel, nó có hiệu lực ngay chiều hôm ấy.
    Ngày tiếp theo, 8/6/1967, quân Israel tiến tới kênh đào Suez. Trong khi pháo binh tiếp tục tấn công dọc theo chiến tuyến thì không quân Israel tàn sát những binh sĩ Ai cập đang rút lui trên những con đường xuyên qua những vùng núi trên sa mạc. Khi mà bán đảo Sinai đã thuộc về Israel, họ chuyển hướng tấn công sang cao nguyên Golan. Nơi đó, 9/6 , Israel bắt đầu một cuộc đột kích khó khăn trong một khu vực dốc đứng chống lại những đơn vị Syria trong chiến hào.Israel đưa một quân đoàn thiết giáp vào tiền tuyến của Syria trong khi bộ binh bao vây những vị trí đối phương. Cán cân nhanh chóng nghiêng về Israel. 6h30 chiều 10/6, Israel và Syria ký một lệnh ngừng bắn. Israel kiểm soát toàn bộ Cao nguyên Golan, kể cả đỉnh Hermon. Giao tranh giữa Ai cập và Israel không chính thức kết thúc nhiều năm sau. Cho đến khi 2 nước ký Hiệp ước hoà bình tại trại David, 1979.

    IV.Hậu quả:

    Tốc độ và quy mô chiến thắng của Israel đã hủy hoại khối Arab, những người vẫn tin vào chiến thắng. Ai cập, Jordan, Syria mất hầu như toàn bộ không lực, và rất nhiều vũ khí khác.Khoảng 10.000 người ai cập chết chỉ riêng tại Sinai và Gaza, trong khi chỉ có 300 người Israel chết ở những nơi đó. Tổng cộng, Ai cập mất 11.000 lính, Jordan mất 6000, Syria mất 1000, Israel mất 700. Kết quả là những lãnh đạo Arab phải chịu sự chỉ trích nặng nề từ công chúng, trong khi chính phủ Israel được sự ủng hộ tuyệt đối. Đối với quốc tế, Liên Xô, nước hỗ trợ mạnh mẽ những nước Arab, hết sức ngượng ngùng vì những nước Arab bị một đồng minh của Mỹ đánh bại, và vũ khí của LX thảm bại trước vũ khí của phương Tây.
    22/11, LHQ thông qua nghị quyết 242 , yêu cầu Israel rút khỏi vùng lãnh thổ chiếm đóng, đổi lại , những nước Arab phải công nhận nền độc lập của Israel và đảm bảo không xâm phạm biên giới của Israel. Nhưng những nước Arab và người Palestine tuyên bố tiếp tục chiến đấu , còn Israel cương quyết không rút quân trong những điều kiện như vậy.Những vụ tấn công khủng bố, trả đũa dai dẳng, Israel và Ai cập tiếp tục tấn công giao tranh bằng pháo binh , bắn tỉa, và thỉnh thoảng là không chiến trong vài năm. Do đó, chiến tranh 6 ngày đã kéo theo nó cái gọi là Chiến tranh hao mòn.

    (Theo Encarta)
  2. brucelee1306

    brucelee1306 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    640
    Đã được thích:
    0
    Em thì em chả ưa gì cái thằng Do Thái, ỷ có đàn anh Mỹ bảo kê, làm tới! Nhưng phải công nhận là nó giỏi thật!
  3. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Tớ lại cực thích Do Thái, nó giông giống VN mình.
    Đặc biệt khoa học kỹ thuật của nó.
    Trong giới thân phương Tây, chiến thuật thằng này cực linh họat và hợp lý.
    Và hình như dân Do Thái cũng rất có cảm tình với VN.
    Sợ nhất mấy ông ả rập, là máy bay địch đến thì chổng mông gọi Ala
    Vầng, theo lệnh sếp tập trung vào chuyên môn, góp hình 2 cái bản đồ cóp của Do thái:
    Egypt Front
    [​IMG]
    Jordanian Front
    [​IMG]
    Sự chủ quan quá đáng và thiếu hẳn phòng không tầm thấp là quà biếu của Chúa cho Do Thái.
    Trong tình trạng chuẩn bị lực lượng cho chiến tranh, mà dân Ả rập vẫn ăn quà sáng với ngủ no mắt, thiếu hẳn các cảnh giới từ xa, lực lượng thì không thèm bảo vệ, không phận thì phó mặc cho radar mà không thèm có máy bay tuần tra cảnh giới.
    Thằng Jordan cũng vậy, biết bọn kia bị đập dập mặt rồi mà sân bay vẫn phơi cho Do Thái làm thịt, đúng là hết biết
    Được kien0989 sửa chữa / chuyển vào 21:30 ngày 06/06/2007
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Tập trung vào chuyên môn đi các đồng chí, không phải chỗ lại chia phe phái thích với không thích do thái ở đây.
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    đây là cuộc chiến hữu tiền vô hậu. Do thái đã thắng.
    6 năn sau,:
    Ai cập thịt sach xe tăng Israel trên Sinai.
    Mẽo viện trợ khẩn cấp Israel
    Israel phản công
    Liên xô cáu tiết
    Israel phải trả lại Sinai
    39 năm sau(6/2006):
    Iraq đã của mẽo
    Israel tiến đánh Hez vì không chịu nổi Katyusha
    Israel tháo chạy rẽ đất
    Libăng đánh nhau
    Hez chẳng quan tâm, chỉ cần mỗi 2 điều: ở biên giới Israel và tên lửa.
    Mẽo và Israel ăn mừng chiến thắng
    40 năm sau:
    Mẽo luôn mồm doạ đánh Iran
    dầu lại lên giá (đã ở trên kỷ lục)
    một tháng thêm:
    người DoThái lôi nhau ra nện nhau vì tội thua trận 6/2006. Bush im.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 02:22 ngày 07/06/2007
  6. ttkh2006

    ttkh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.367
    Đã được thích:
    0

    xưa và nay...
    Lính dù Israeli năm 1967
    Zion Karasanti, trái, Yitzhak Yifat, giữa , và Haim Oshri, Phải.
    hình chụp 16/5/1967
    ... next to the Western Wall, Judaism holiest site, in Jerusalem''s Old City
    [​IMG]
    Củng cùng Là 3 Lính dù năm xưa, hình chụp 16/5/ 2007
    [​IMG]
  7. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Bác Huy fuc hơi thiếu chỗ CT Yon Kippur đấy:
    Ai cập đá đít LX
    Bắt tay với Mỹ
    Jordan học tập
    Còn chỗ 6/2006:
    (Trước đó) Syria xéo khỏi Lebanon
    Hizbollah hết dám bố láo
    (Hiện tại) Lebanon đang táng mấy thằng Palestine tị nạn rửng mỡ
  8. cop_den

    cop_den Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Hồi ấy phải chi LX cáu tiết thêm lần nửa thì đỡ cho Syria quá, biết đâu Do Thái nó sợ quá trả luôn Golan rồi. Hihi, nói chơi chứ lúc đó LX kô "cáu tiết" thì Do Thái nó xộc vào Damascus và ở lì luôn bờ tây Suez thì chết mother.
  9. nhoccongsan

    nhoccongsan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    1.551
    Đã được thích:
    101
    Vũ khí của bọn Arap hơn hẳn mình thế mà lại thua, thời đó mà là quân ta với số vũ khí đó Israel làm sao mà qua nổi biên giới
  10. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Jordan không muốn đánh nhau nhưng vì 2 ông Ai cập và Xi ri kè kè giữ quá không dám cục cựa.
    Trong trận 67 hay 73 gì đấy Irak cũng gửi đến và thiệt hại nặng 3 sư đoàn xe tăng và căn cứ không quân nằm ở Cực Tây bị máy bay Israel đánh phá tan tành, mặc dù đã được cảnh báo từ trước.

Chia sẻ trang này