1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỷ niệm 40 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi terahezt, 18/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Patriotxx

    Patriotxx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2008
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Chắc chú này chưa được sống ở Sài Gòn thời gian ấy. Thế thì chú đáng tuổi con anh là cùng, nhưng thôi, anh cứ gọi chú cho nó thân mật. Chắc từ bé chú được nghe thằng cha bỏ nước bỏ non của mình bơm mớm, tự sướng nhiều nên mới nói năng thế. Nếu nhân dân miền Nam đồng lòng với các chú như thế thì làm gì còn lực lượng biệt động Sài Gòn - Chợ lớn, làm gì còn VC (theo cách gọi của các chú) nào trong các TP để mà hoạt động nữa.
    Mà anh nghĩ cha ông các chú cũng thiếu hiểu biết thật. Nhận vào "Quân lực VNCH" bao nhiêu người của bọn anh. Nếu không có cách tổ chức bài bản và khoa học ấy thì bọn anh đâu có thống nhất đất nước nhanh như thế
    cái anh thán phục ở chú là khả năng tư duy lô gíc. Anh biết các chú sợ bọn anh nên ca ngợi, chứ bọn anh không giỏi đến mức lấy vài chục chú đặc công ( chứ không phải "đặt:" theo cái tư duy bò cái của chú) làm chao đảo 50vạn quân động minh, 1tr lính VNCH của các chú đâu
    Nhưng cái anh thán phục nhất phải là vốn hiểu biết về văn hoá Việt của chú. nào là "đặt công" (bác chiangsan còn không biết là binh chủng nào sao em biết ), nào là "đánh đánh" (từ nối chăng), rồi thì "tri lùng" ( chả hiểu là cái hành động trạng thái gì nữa). Anh cũng nói thêm cho chú là ở SG năm ấy chẳng có chức vụ nào là "phó thường dân" cả, toàn gọi là thường dân, công dân thôi, nên chú chẳng thấy cái mống nào nổi dậy âu cũng đúng.
    Được Patriotxx sửa chữa / chuyển vào 17:24 ngày 13/02/2008
  2. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Chẳng rõ sự ủng hộ của dân SG với công cuộc giải phóng dân tộc thế nào, chỉ biết đến năm 2003 Thành phố Hồ Chí Minh có 1.899 bà mẹ Việt Nam anh hùng, gấp 3 lần HN ( Hà Nội chỉ có 683 bà mẹ ) . Con số đó so với tỷ lệ cả nước là khá cao đấy.
  3. iamback

    iamback Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2008
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    chắc chỉ tại mấy bà mẹ ở SG sống lâu.
    Được iamback sửa chữa / chuyển vào 17:39 ngày 13/02/2008
  4. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Phong bà mẹ VN anh hùng thì không căn cứ vào đã mất hay còn sống, nếu đủ tiêu chuẩn thì dù chết vài chục năm trước vẫn cứ phong thôi.
  5. iamback

    iamback Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2008
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Nhưng cái thống kê kia đâu có nói là còn sống hay đã chết
  6. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    TP.HCM mà có đến từng này gia đình có công CM:
    Phát huy truyền thống quý báu của dân tộc ?oUống nước nhớ nguồn?, ?oĂn quả nhớ người trồng cây?, Đảng bộ và chính quyền thành phố đã và đang thực thiện chính sách ?oĐền ơn đáp nghĩa? đối với 152.346 người trong diện chính sách của thành phố, trong đó có 2.051 Mẹ Việt Nam Anh hùng (hiện đang phụng dưỡng 286 Mẹ còn sống); xây dựng 15.579 nhà tình nghĩa (kinh phí trên 66 tỷ đồng), sửa chữa 11.468 căn nhà thuộc diện chính sách (kinh phí hơn 28 tỷ đồng), tặng 13.000 sổ vàng tiết kiệm với tổng trị giá hơn 10 tỷ đồng; quy tập được 27.000 hài cốt liệt sỹ về các nghĩa trang liệt sỹ. Thành phố còn tham gia phụng dưỡng trên 700 Mẹ Việt Nam Anh hùng của các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bến Tre, hỗ trợ 160 tỷ đồng để xây nhà tình nghĩa, chăm sóc gia đình chính sách ở các địa phương như Đắc Nông, Trà Vinh, Bến Tre, Long An...
    (VOV)
    -Nghĩa trang liệt sĩ thành phố với tổng số mộ phần là 10.764
    -Chỉ tính riêng huyện Củ Chi đã có 18.000 người trực tiếp tham gia kháng chiến, có 10.510 liệt sỹ, 2.314 thương binh, 659 bệnh binh, 769 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 8.663 hộ liệt sỹ với 11.256 thân nhân liệt sỹ, 4.395 người có công với cách mạng, 648 người bị tù đày, 86 người bị nhiễm chất độc da cam...
  7. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Chú này cứ thắc mắc mãi. Đọc hộ cái này:
    http://www.phunu.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=521
    Những người khách nước ngoài khi đến tham quan Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ phần lớn đều có ấn tượng sâu sắc khi đứng trước bảng thống kê số liệu và chân dung của những bà mẹ Việt Nam anh hùng.
    Từ tháng 12 năm 1994 đến hết năm 2001, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước ?oBà mẹ Việt Nam Anh hùng?:
    Cả nước : 44.253 mẹ
    - Miền Bắc : 15.033 mẹ.
    - Miền Nam : 29.220 mẹ.
    Trong đó :
    * Mẹ có một con độc nhất hy sinh : 9.903 mẹ.
    * Mẹ chỉ có 2 con mà 2 con đều hy sinh : 1.535 mẹ.
    * Mẹ có 3 con hy sinh : 10.067 mẹ.
    * Mẹ có 4 con hy sinh : 1.535 mẹ.
    * Mẹ có 5 con hy sinh : 258 mẹ.

    Để có ngày hòa bình, thống nhất, gần 2 triệu người con ưu tú đã ngã xuống. Và cũng ngần ấy những bà mẹ khóc con, những góa phụ khóc chồng, người thân khóc người thân? Trong Bảo tàng chứng tích chiến tranh, không có chuyên đề nào thể hiện sự mất mát này nhưng mãi mãi, thế hệ hôm nay và mai sau mang món nợ lịch sử trước những giọt nước mắt lặng lẽ của những người mẹ. ?oChúng tôi xin nghiêng mình trước vẻ đẹp, nỗi đau của những bà mẹ Việt Nam anh hùng?. Những người bạn nước ngoài khi đến thăm Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, được gặp gỡ những bà mẹ Việt Nam đã xúc động thốt lên lời nói tự đáy lòng như thế. Thật xúc động trước giờ khai mạc Seagames 22, một nữ sinh viên Mỹ ngồi miệt mài trong thư viện Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, tay run run lật từng trang chân dung những bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm chú đọc?
    Vinh quang và nỗi đau của những bà mẹ Việt Nam anh hùng làm thế giới kinh ngạc và khâm phục. Phải, có đất nước nào trên thế giới có những bà mẹ vừa chờ chồng suốt hơn 20 năm, vừa làm lụng, tần tảo nuôi con, vừa chống đỡ với những thế lực đen tối để tồn tại, vừa nuốt nứơc mắt tiễn con ra đi vừa khóc thầm lặng lẽ khi các con mình vĩnh viễn không trở về; vừa nén đau thương, cầm vũ khí đánh giặc, vừa đứng trước mũi súng quân thù đấu tranh? Chắc chắn, trên thế giới này, chỉ có những bà mẹ Việt Nam. Lịch sử chỡ nặng nỗi niềm của những bà mẹ. Những bà mẹ cũng bé nhỏ, mảnh mai, giống như tấm bản đồ Việt Nam hình chữ S, đầu đội nón lá, hai vai gánh nặng và đôi chân bám chặt vào mặt đất. Những bà mẹ tưởng chừng bé nhỏ, yếu đuối nhưng lại chứa trong lòng nỗi đau, nghị lực phi thường, sức sống vô cùng mạnh mẽ. Ở Việt Nam, tự bao giờ, hình tượng người mẹ đồng nghĩa cùng Tổ Quốc. Và cũng đừng hỏi tại sao, Tổ quốc lại là mẹ. Cảm nhận sâu sắc công lao to lớn của những bà mẹ Việt Nam, nhân kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20.10.1966), Bác Hồ nói : ?oNhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ hai miền Nam-Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của cả nước ta?
    Để có được ngày hòa bình, thống nhất, có biết bao thế hệ anh hùng đã ngã xuống cho Tổ quốc. Đi bất cứ nơi đâu, đến bất cứ nơi nào, từ địa đầu phía Bắc xuống mũi Cà Mau, ta cũng có thể chạm đến nỗi đau của những bà mẹ. Đó là những bà mẹ có con sinh Bắc tử Nam ở Lạng Sơn, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nội, Hà Bắc? Cũng dễ hiểu vì sao nỗi đau những bà mẹ Việt Nam lại hội tụ nơi thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố luôn đi đầu các phong trào yêu nước, nơi đón nhận và sàng lọc mọi tinh hoa thế hệ từ nhiều nguồn nhân lực trên đất nước.
    Năm 1997, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực thực hiện công trình biên soạn ?oBà mẹ Việt Nam anh hùng? với 1.787 Bà mẹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Từ ấy cho đến thời điểm gần nhất để thống kê con số, năm 2003 Thành phố Hồ Chí Minh có 1.899 bà mẹ Việt Nam anh hùng; trong đó, có 631 bà mẹ còn sống; 1.192 bà mẹ đã từ trần; 76 bà mẹ đã hy sinh(*).
    BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG :
    danh hiệu vinh dự của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng và truy tặng cho các phụ nữ Việt Nam có nhiều cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Quyết định do ************* kí ngày 17.12.1994. Lễ tuyên dương danh hiệu BMVNAH được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, có mặt 60 bà mẹ đại biểu cho các BMVNAH trong cả nước. Có 3 bà mẹ có 9 con là liệt sĩ, như mẹ Phạm Thị Ngư, 90 tuổi, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân ở tỉnh Bình Thuận; mẹ Nguyễn Thị Thứ, 90 tuổi ở Quảng Nam - Đà Nẵng có 9 con và 2 cháu nội là liệt sĩ, vv. Có 5 bà mẹ có 8 con là liệt sĩ; 13 bà mẹ có 7 con là liệt sĩ; 35 bà mẹ có 6 con là liệt sĩ; 155 bà mẹ có 5 con là liệt sĩ. Đến nay, cả nước có 1,1 triệu liệt sĩ, trên 34 nghìn BMVNAH.
    Tiêu chuẩn trao danh hiệu đọc trong này
    http://www.***imdongdoi.gov.vn/NewsDetail.asp?CategoryID=1&NewsID=29&NN=6

  8. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    đọc bài này thấy cũng hay, tôi giới thiệu nốt đoạn cuối:

    Mỗi bà mẹ đều có hoàn cảnh rất khác nhau về thành phần xuất thân, về nguồn gốc, về hoàn cảnh... Nhưng cùng giống nhau ở nước mắt khóc con khi rơi đều to, tròn, trĩu nặng. Sau chiến tranh, những bà mẹ Sài Gòn đón nhận những bà mẹ từ mọi miền đất nước đi tìm xương thịt con đã gởi lại cho sự nghiệp giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam. Và có những bà mẹ từ ?oquầng sáng Sài Gòn? lại tỏa đi mọi miền đất nước, đến với những cánh rừng nguyên thủy miền Đông hay rừng tràm U Minh, rong ruổi trên những chiếc thuyền xuyên qua dòng kênh nước đỏ ngầu như máu, tìm lại xương thịt những người con thân yêu của mình...
    Mẹ Vũ Thị Xuân ở Yên Bái lắng có đứa con trai độc nhất vĩnh viễn nằm lại ở miền Nam. Anh hy sinh đã hơn 30 năm mà chiều chiều mẹ vẫn tựa cửa hát : ?oBao giờ yên nước cho con tôi về?. Mẹ Thịnh ở Hà Nội ngay ngày tiễn đứa con cuối cùng vào Nam chiến đấu, trái tim người mẹ đã run lên dự cảm rằng con mình sẽ không trở về. Nhưng mẹ không thể ngăn con ra đi vì một lẽ giản dị : ?o Nếu ai cũng sợ con chết thì làm sao giải phóng được đất nước?. Con đi rồi, đêm nào mẹ cũng ngồi bên chiếc đài cũ kỹ, lắng nghe tin tức chiến sự. Bất cứ địa danh nào ở Nam bộ, nơi có bước chân con mình đi qua, mẹ thấy sao mà gần gũi, thân thiết, máu thịt. Anh Lương, con trai mẹ hy sinh vào năm 1973. Mẹ chỉ biết được một điều duy nhất từ lá thư đồng đội con trai gởi về : ?o Trước lúc hy sinh, anh Lương chỉ gọi được ?oMẹ ơi !? Rồi tắt thở?. Ngày hòa bình, mẹ dùng số tiền bao năm trời chắt chiu, dành dụm, có mặt trên chuyến tàu thống nhất Bắc Nam đầu tiên tìm mộ con. Nhưng mẹ không tìm ra mộ con, đứng khóc giữa cánh đồng dày bịt cỏ Mỹ ở Củ Chi. Nhưng những bà mẹ ở Củ Chi đã đón mẹ rất ân cần, tình nghĩa. Mẹ nhận ra bao bà mẹ đồng cảnh với mình. Ở miền Nam, còn có biết bao bà mẹ có con hy sinh không tìm được xác? Có bà mẹ mất đến 8, 9 người con, chưa kể dâu, rể, cháu cho ngày hòa bình, thống nhất. Nghe kể chuyện, mẹ hòa những giọt nước mắt của mình với những bà mẹ miền Nam. Mẹ âm thầm lần xuống địa đạo. Bao nhiêu đó thôi, mẹ cũng hiểu những người con miền Nam, con trai của mẹ đã chiến đấu ngoan cường, bền bỉ như thế nào. Và chiến tranh ác liệt đến thế nào. Vào miền Nam, mẹ mới hiểu hết tấm lòng của những bà mẹ miền Nam. Nhiều bà mẹ đã chôn những đứa con miền Bắc như chính con mình, đã san sẻ, đùm bọc, thương yêu khi các anh còn sống, đã chôn đến chiếc chăn cuối cùng cho người con ngã xuống, thà mẹ chịu lạnh, để các anh nằm dưới đất lạnh, mẹ không đành ? Không tìm được mộ anh Lương nhưng lòng mẹ không còn bồn chồn, day dứt nữa. Bởi mẹ biết, con trai mẹ đã ngủ yên lành trên mảnh đất đang phủ dần màu xanh, ấm áp tình người. Vào tận miền Nam, má Thịnh còn gặp thêm bao bà mẹ đồng cảnh ngộ. Nào đâu chỉ có những đứa con sinh Bắc tử Nam; mà ngay trên mảnh đất hẻo lánh, xa xôi của Nam bộ, có những đứa con sinh Nam tử Bắc.
    Nếu như ở Quảng Nam có bà mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ là mẹ của 9 con ruột, 1 con rể và một cháu ngoại là liệt sĩ thì ở Củ Chi, bà mẹ Nguyễn Thị Rành bản thân vừa là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vừa là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Mẹ từng là cơ sở nuôi giấu cán bộ, từng xung phong đào địa đạo Củ Chi, sát vai cùng con, cháu đánh giặc. Đó là một bà mẹ ngoan cường khi bị địch bắt làm con tin để rún ép con, cháu mẹ ra hàng và ly khai cách mạng. Tấm thân gầy yếu của mẹ bao lần hứng lấy những trận đòn dã man của kẻ thù nhưng trước sau như một, mẹ vẫn một lòng trung kiên với cách mạng.
    Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Điểm (Thanh Tùng) vừa là Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Trong cuộc giao lưu với đoàn phụ nữ Nhật Bản năm 2002, những người phụ nữ Nhật vô cùng ngạc nhiên khi nghe bà mẹ Nguyễn Thanh Tùng kể đã từng đi ở, từng bị đánh ghen khi hòa vào quần chúng hoạt động cách mạng. Trong vỏ bọc của một đại úy hải quân, bà đã tham gia đội biệt động đánh nhiều trận trong nội thành Sài Gòn, diệt nhiều ác ôn, gây hoang mang cho địch ngay trong hang ổ của chúng. Người nữ chiến sĩ biệt động ấy không chỉ xây dựng nhiều cơ sở trong lòng địch, diệt nhiều tên ác ôn mà còn thực hiện 16 chuyến đưa vũ khí vào nội thành với hơn 1.000 kg thuốc nổ. Có lần trước nguy cơ khối thuốc nổ bị lộ trước mặt kẻ thù, bà đã xoay nụ xè vào lòng mình, đối mặt với cái chết trong gang tấc. Đó là người phụ nữ trong chiến dịch Mậu Thân 1968 cướp xe địch, lấy vỏ bọc của nhân viên công tác xã hội, đem hàng chục chiến thương quân giải phóng đánh vào Đài phát thanh thành phố bị kẹt lại về tuyến sau chữa trị. Mùa xuân năm 1975, bất chấp sự theo dõi gắt gao của địch, người mẹ ấy là nhân tố tích cực vận động quần chúng nổi dậy, bao vây cướp trụ sở quận, kêu gọi quân ngụy đầu hàng. Khi biết thêm chi tiết không chỉ chồng của bà đã hy sinh mà hai người con trai của vị nữ anh hùng kia đã ngã xuống ngay trên cửa ngõ tiến quân vào Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân 1975, những người bạn Nhật Bản đã rưng rưng nước mắt, không thể tưởng tượng nổi vì sao bà đã vượt qua những mất mát vô cùng to lớn của đời người?
    Ở Củ Chi, có bà mẹ Trương Thị Bảy vào những ngày cuối năm cứ nhìn ra rừng trúc xạc xào trong gió đông, ngóng đợi con đi chinh chiến trở về, dù đứa con gái duy nhất của mẹ đã hy sinh hơn 30 năm và được Nhà nước truy tặng Anh hùng. Nhưng với mẹ, những danh hiệu cao quý ấy dường như không nằm trong ý niệm. Bao năm rồi, mẹ vẫn ngồi trên thềm nhà, mắt nhìn ra rừng trúc ngỡ như linh hồn con gái đang hiện về bên mẹ, lẩn khuất đâu đây. Lê Thị Pha, đứa con gái yêu của mẹ năm ấy chưa tròn 20 tuổi, đáp lời kêu gọi của chiến trường đã có mặt ở cao nguyên Lâm Đồng, làm chính trị viên trong một đơn vị nữ pháo binh. Người yêu chị cũng là bộ đội. Họ hẹn nhau ngày hòa bình, chị sẽ đưa anh về thăm mẹ rồi làm đám cưới. Nhưng niềm mong đợi hạnh phúc lứa đôi mãi mãi bị chôn vùi, khi chị Pha trong một trận đánh đã chiến đấu với kẻ thù đến hơi thở cuối cùng. Vậy mà mẹ Bảy nào hay biết. Ngày hòa bình, những người con gái con trai đất Củ Chi, bạn cùng lứa với chị Pha trở lại quê xưa. Mẹ cứ ra ngõ trúc trông ngóng con trở về. Nhiều người an ủi mẹ : ?o Bộ đội tận Lâm Đồng chắc phải lâu lắm mới về tới Sài Gòn?. Thấy bóng ai vào ngõ là mẹ chạy ào ra? Rồi một hôm, có một anh bộ đội tìm gặp mẹ. Anh nghẹn ngào nói : ?o Pha đã hy sinh nhưng xin mẹ hãy xem con là con trai mẹ?. Mẹ Bảy òa khóc ôm chầm lấy anh. Dẫu đó là sự thật nhưng mẹ không tin, không muốn tin, nên cứ chiều cuối năm, nghe rừng trúc khua xào xạc trong gió đông, mẹ cứ ngỡ chị Pha đang trở về bên mẹ...
    Trường hợp Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, con cũng là anh hùng như mẹ Trương Thị Bảy thật hiếm nhưng nó đã diễn ra và hoàn toàn là điều có thật nơi thành phố Sài Gòn đã trải qua những năng tháng đấu tranh vô cùng hào hùng, oanh liệt.
    Ở xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, gia đình bà mẹ Phan Thị Mọ có mẹ chồng, nàng dâu, con gái đều được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Hòa bình. Mẹ Chít về cư ngụ ở xã Tân Thới Nhứt, nay thuộc quận 12. Nhưng Vĩnh Lộc là nơi mẹ đã gửi lại một phần đời đầy máu thịt, nơi mẹ có được tình yêu nơi chôn nhau cắt rún và những ngày đầu tiên đến với cách mạng? Nơi ấy, người mẹ chồng Phan Thị Mọ của Mẹ Chít đã từng chia xẻ nỗi đồng cảm góa bụa với nàng dâu hiếu thảo. Mẹ Phan Thị Mọ cũng là một Bà mẹ Việt Nam anh hùng, có 5 người con hy sinh cho đất nước. Người con gái duy nhứt còn lại của mẹ Phan Thị Mọ cũng được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Gia đình mẹ Phan Thị Mọ với mẹ chồng, nàng dâu, con gái đều được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng là niềm tự hào của xã anh hùng Vĩnh Lộc. Chỉ riêng điều đó thôi cũng đã nói lên lòng yêu nước sâu thẳm của người dân ven đô. Sau chiến tranh, những bà mẹ lau nước mắt khóc con, bắt tay xây dựng lại cuộc sống từ ngổn ngang, đổ nát. Cuộc sống lại mở ra những trang mới? Nhưng với mẹ Nguyễn Thị Chít, niềm thương nhớ đứa con trai không nguôi trong lòng mẹ. Nỗi đau xót trước những số phận nổi trôi, bọt bèo trong chiến tranh trở thành một vết thương thường trực trong lòng mẹ. Mẹ thấy mình có trách nhiệm trước cuộc đời không may của đứa trẻ mẹ nhận làm đứa con để có thế hợp pháp lúc công tác giao liên. Đêm bình yên, tiếng súng không còn nữa, vậy mà có những bà mẹ vẫn thao thức...
    Cuộc chiến tranh tàn khốc đã đẩy biết bao bà mẹ vào tình huống nghiệt ngã, thật đau lòng. Có những bà mẹ ngàn lần anh hùng nhưng không dám nhận mình anh hùng khi đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã, hoặc là sinh mệnh đứa con, hoặc là sự an toàn cho cả đoàn quân. Sự hy sinh của những bà mẹ ấy thật cao cả mà cũng vô cùng đau đớn. Có biết bao trẻ thơ trở thành liệt sĩ dù tên tuổi những em bé ấy không bao giờ nằm trong sổ chế độ những thương binh liệt sĩ. Sau ngày chiến thắng, có những bà mẹ từ chiến khu trở về, đi giữa đường phố Sài Gòn rợp cờ hoa mà lòng quặn đau, nước mắt chảy ngược vào trong. Những thế hệ lớn lên sau chiến tranh không đựơc quyền quên nỗi đau không nói thành lời của những bà mẹ ấy.
    Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ những số phận, niềm vinh quang, nỗi đau, khát vọng của những bà mẹ từ mọi miền đất nước. Chỉ riêng Củ Chi, vùng đất thép đã có 701 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Nơi thành phố trung tâm của khu vực Đông Nam Á, có những số phận bà mẹ vô cùng đặc biệt. Anh hùng lực lượng vũ trang vừa là Bà mẹ Việt Nam anh hùng Trần Quang Mẫn từ năm 1995 đã về sống trong sự đùm bọc của đồng bào quận Tân Bình. Bà mẹ Việt Nam anh hùng đầu thế kỷ 19 Trương Thị Ngự, mẹ của nhà yêu nước Nguyễn An Ninh cũng được cải táng từ Cần Giuộc, Long An đưa về khu tưởng niệm Nguyễn An Ninh ở Ngã Ba Tân Chánh, quận Hóc Môn. Trong quyển sách ?oBà mẹ Việt Nam anh hùng Thành phố Hồ Chí Minh?, chân dung những bà mẹ hiện lên vô cùng bình dị, gần gũi; với những tên gọi cũng thật giản dị, đơn sơ. Chỉ vài dòng ngắn gọn ghi tên chồng, con hy sinh nhưng sao mà trĩu nặng. Đó là sự tĩnh lược, cô đúc từ máu và nước mắt. Cách những bà mẹ đặt tên con cũng thật ấn tượng, in đậm dấu ấn những năm tháng chờ chồng, nuôi con, chiến đấu trường kỳ, gian khổ. Chồng của mẹ Lê Thị Dùng ở xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn tên là Nguyễn Văn Cá, mẹ đặt tên con là Nước. Và rồi cha Cá con Nước đều hy sinh để giữ nước. Mẹ Nguyễn Thị Nuôi có người con trai độc nhất là Nguyễn Gian Truân. Mẹ sinh con trong muôn vàn gian truân, bị rún ép, tù đày; vẫn kiên trì nuôi con lớn khôn, giáo dục con cầm súng bảo vệ quê hương. Và rồi Gian Truân hy sinh cho Sài Gòn rợp bóng cờ ngày 30 tháng 4 toàn thắng; như sự nghiệp đấu tranh cho ngày hoà bình, thống nhất phải trải qua biết bao gian truân, máu và nước mắt... Trong số 1.899 bà mẹ Việt Nam anh hùng ở Thành phố Hồ Chí Minh có đến gần 80 bà mẹ bản thân là liệt sĩ. Trong Bảo tàng Hóc Môn, vẻ đẹp của một bà mẹ Việt Nam anh hùng thời còn trẻ được lưu lại trong bức di ảnh. Tóc búi cao, áo dài cao cổ, dáng ngồi đường bệ, sang trọng trên chiếc ghế cổ, người phụ nữ ấy là một bà mẹ Việt Nam anh hùng? Sợ mình nhầm, rất nhiều khách tham quan đã xem lại dòng chú thích : ?oBà mẹ Việt Nam anh hùng Hà Thị Tháng- Giao liên, bảo vệ đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, hy sinh ở Cầu Lớn?. Những dòng chú thích ngắn gọn dưới bức chân dung của một người phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp ấy thôi thúc nhiều thế hệ tuổi trẻ thành phố Sài Gòn hành hương về Bà Điểm- quê hương của một liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, để cảm nhận sâu sắc hơn những cuộc đời thầm lặng với cống hiến, hy sinh xứng đáng hơn cả hai chữ anh hùng.
    Nhưng cũng có biết bao bà mẹ có cuộc đời rộng lớn, công nghiệp cao dày mà không kịp để lại cho con cháu một bức chân dung nào. Những bức ảnh chân dung trong sách được thay bằng bằng truy tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng. Và thế hệ sau xin hãy đọc những dòng lịch sử bằng máu ghi lại tên chồng, con của những bà mẹ mà tưởng tượng ra chân dung người mẹ bằng tấm lòng tìm về quá khứ. Trong buổi lễ đón nhận danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân ngày 10.1.1995, Bí thư Thành ủy, ủy viên Bộ Chính trị Võ Trần Chí đã đốt lên nén hương lòng gởi đến những bà mẹ đã hy sinh bằng những dòng tri ân, tâm huyết : ?o Mỗi chúng ta xin hãy hứa với Bác, với hương hồn các Bà mẹ Anh hùng, các liệt sĩ anh hùng đã ngã xuống vì Tổ quốc, nhất định dù gian lao, thử thách đến mấy, cũng quyết đem hết tinh thần và sức lực để thực hiện cho kỳ được ước mơ của Bác và bao đồng bào, đồng chí, đồng đội đã hy sinh trên các chiến trường, trong các nhà tù của giặc, chưa kịp nhìn thấy non sông ta đã xanh tươi trở lại trên đống tro tàn của chiến tranh và bờ cõi giang sơn đã nối liền một dải ?.
  9. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Càng đáng trân trọng hơn trước tấm lòng yêu thương con và trách nhiệm của người đảm nhận cương vị lãnh đạo. Bà Nguyễn Thị Thập, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam sẵn sàng cho người con trai còn lại duy nhất của mình sau khi tốt nghiệp đại học ở nước ngoài về Việt Nam, hòa trong đoàn quân vượt Trường Sơn tham gia chiến đấu. Đó là một trong những người phụ nữ hiếm hoi nhận Huân chương sao vàng cao quý nhưng trên hết là một bà mẹ được thế giới nghiêng mình trước vinh quang và nỗi đau thương của một Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bà Bùi Thị Mè, thứ trưởng Bộ Y tế Thương binh và xã hội của chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã cống hiến ba người con trai khỏe đẹp cho cuộc chiến tranh giữ nước. Cũng như bà Nguyễn Thị Thập, điều đáng ngưỡng mộ, tôn vinh hơn cả những chức vụ, sự thành đạt của người phụ nữ đầy nghị lực và trách nhiệm đối với đất nước là nỗi đau mà những bà mẹ ấy phải gánh chịu. Sự chăm sóc, giáo dục của người mẹ đầy khả kính sớm hình thành nhân cách những người con. Bà đã sớm thổi vào tâm hồn những đứa con lòng nhân ái, tình yêu đất nước. Bất cứ ai khi đến nhà bà Bùi Thị Mè đều lặng người trước những bức di ảnh trên bàn thờ liệt sĩ. Những người con trai đều giống nhau ở gương mặt chữ điền, đôi mắt sáng, long lanh tình yêu cuộc sống. Những người con trai khỏe đẹp như thế đã ra đi ở độ tuổi còn rất trẻ. Các anh chưa kịp để lại cho bà niềm hạnh phúc có được một nàng con dâu hay đứa cháu ẳm bồng. Người con trai đầu của bà là Nguyễn Huỳnh Sanh sinh năm 1942. Anh tham gia cách mạng năm 1961, công tác tại Ban Tuyên huấn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Tây Nam Bộ. Đến năm 1964, anh về Ban Tuyên huấn R, phụ trách báo chí, văn nghệ trên mặt trận văn hóa. Trong đợt tổng tấn công mùa xuân 1968, anh tham gia đội quân tiên phong đưa đoàn kỹ thuật đài phát thanh về thành phố. Anh đã ngã xuống tại cửa ngõ Sài Gòn ngày 12 tháng 12 năm 1968. Người con thứ hai của bà là anh Nguyễn Huỳnh Tài, sinh năm 1944, từng là cán bộ giáo dục miền Tây Nam Bộ. Anh đã thoát ly gia đình từ 1961, tham gia vào Quân giải phóng tiểu đoàn 303, trung đoàn 1, Quân khu 9. Trong một trận chiến đấu ác liệt, ta diệt được 1.200 tên địch, anh đã anh dũng hy sinh năm 1967 tại xã Vĩnh Hòa Hưng, Kiên Giang. Anh đã góp xương máu ghi thêm những chiến công thần thánh của đơn vị nhưng hài cốt của anh, vĩnh viễn bà không tìm thấy. Người con thứ ba của bà là anh Nguyễn Huỳnh Đại, gia nhập bộ đội vào năm 1967 cũng đã ngã xuống tại Vĩnh Long vào tháng 3 năm 1968? Chỉ trong vòng nửa tháng, bà liên tiếp nhận được tin 3 người con trai hy sinh và người con út bị thương. Đồng đội lo sợ bà ngã gục khi chỉ trong nửa tháng phải nhận 4 phát súng vào tim. Nhưng bà đã gượng đứng lên, với trọng trách của một thứ trưởng trên đôi vai. Đau nỗi đau mất con, bà đã đến với những bà mẹ mất con khác để nhận ra nỗi đau của mình hòa trong nỗi đau và nước mắt của hàng triệu bà mẹ đã âm thầm khóc con trong suốt hai cuộc trường chinh giữ nước. Đồng cảnh ngộ nỗi đau mất con, bà nói thay được nỗi lòng của hàng triệu bà mẹ Việt Nam khác: ?oBiết làm sao hơn ! Bốn ngàn năm lịch sử, các bà mẹ Việt Nam đã nén đau thương, cắt ruột mình rải trên quê hương trong lịch sử đấu tranh giữ nước. Truyền thống đó đã chảy trong huyết quản các bà mẹ Việt Nam qua bao thế hệ, vẫn còn nóng và sẽ còn nóng mãi trước hiểm họa đe dọa quê hương, Tổ quốc?. Tấm lòng cao cả, tư duy sâu sắc, nỗi đau sâu thẳm của một bà mẹ có sức thuyết phục mãnh liệt đối với bè bạn quốc tế. Qua chân dung bà, những người bạn trên thế giới phần nào hiểu thêm sức mạnh Việt Nam?
    Những ngày hòa bình, những bà mẹ có con hy sinh cho ngày chiến thắng lại dành phần đời còn lại của mình thay con góp phần cùng những người đang sống xây dựng lại quê hương. Biết bao bà mẹ lại phải thắt lưng, buộc bụng, chấp nhận cuộc sống nghèo khó, kiên định và tỉnh táo trước những ngày vô vàn gian khó, khủng hoảng. Cao đẹp biết bao Bà mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Gôm ở Củ Chi, một bà mẹ dám lấy thân mình chèn bánh xe, sẵn sàng chết thay cho bộ đội dưới hầm trong những ngày hòa bình tiếp tục đương đầu với bao khó khăn, tuổi già sức yếu tần tảo, chắt chiu nuôi đàn cháu côi cút nên người.
    Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Phước, một bí thơ xã chỉ huy du kích Củ Chi đánh Mỹ, vượt lên nỗi đau chồng và các con đều bị Mỹ ngụy giết hại sau chiến tranh tiếp tục góp sức mình cho công tác Hội...
    Dù nơi thủ đô thành phố phồn hoa hay xóm làng xa xôi, heo hút; dù chỉ một con độc nhất hay nhiều người con hy sinh; nước mắt khóc con của những bà mẹ cũng đau đớn và trĩu nặng. Thế hệ hôm nay và mai sau mãi mãi còn mắc món nợ lịch sử trước những giọt nước mắt của những bà mẹ có con hy sinh cho Tổ Quốc. Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua đã có nhiều hoạt động thể hiện tấm lòng đền ơn đáp nghĩa những bà mẹ. Trung tâm bảo trợ những bà mẹ cô đơn sẵn sàng đến với những bà mẹ để nỗi cô đơn được thay thế bằng tiếng cười ấm áp. Những ngôi nhà tình nghĩa được dựng nên bằng những tấm lòng tìm về quá khứ, cội nguồn... Nhưng điều làm các bà mẹ vui hơn tất cả chính là sự trưởng thành của giới và những thành tựu trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ sau 30 năm xây dựng và phát triển. Với các mẹ, có lẽ không có chuông vàng khánh bạc nào đáng quý hơn khi đi gần hết đời người, vượt qua bao phong ba bão táp của lịch sử, nhìn cháu con trưởng thành, giỏi giang, hiếu thảo và hạnh phúc; cùng kê vai xây dựng, phát triển cơ đồ tổ tiên để lại.
  10. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Nhiều bà mẹ có con đi lính cả hai phía.

Chia sẻ trang này