1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỷ niệm 40 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi terahezt, 18/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    Pót thêm một số thông tin về chiến dịch này được ghi trong cuốn "Đại cương Lịch Sử Việt Nam" tập III.
    Chủ trương đánh của ta:
    " Hội nghị Bộ Chính trị (tháng 12-1967) và Hội nghị toàn thể Ban chấp hành lần thứ 14 (tháng 1-1968) đi đến quyết định lịch sử: "Chuyển cuôc chiến tranh cách mạng miền Nam sang một thời kỳ mới - thời kì giành thắng lợi quyết định ".Nghị quyết của đảng còn chỉ rõ: "Nhiệm vụ trọng đại và cấp bách của ta là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn đảng ,toàn quân ,toàn dân ở cả hai miền ,đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên một bước phát triển cao nhất ,bằng phương pháp tổng công kích - tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định " . Do ta tiến hành " tổng công kích - tổng khởi nghĩa " trong điều kiện địch còn trên 1 triệu quân và có tiềm lực chiến tranh lớn ,nên cuôc tiến công của các lực lượng vũ trang trên các chiến trường chính và nổi dậy của nhân dân các đô thị lớn là hai mũi tiến công chính kết hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau và thúc đẩy toàn cuộc "tổng công kích - tổng khởi nghĩa" khắp cả ba vùng đô thị ,nông thôn đồng bằng và rừng núi ."
    Nhận định về mặt hạn chế:
    "Mục tiêu của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy không đạt được đầy đủ .Lực lượng của ta bị tổn thất nhiều .
    Có hạn chế đó là do ta chủ quan trong việc đánh giá cao lực lượng mình ,đánh giá thấp lực lượng địch và do tư tưởng nóng vội giành thắng lợi lớn ,kết thúc nhanh chiến tranh; chỉ đạo lại thiếu chủ động, không kịp thời điều chỉnh kế hoạch rút khỏi thành phố sau đợt 1 về giữ vùng nông thôn của ta để bảo toàn và củng cố lực lượng ."
  2. Wehrmacht

    Wehrmacht Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    1.969
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Hình chụp vào tháng 2/1968, một toán lính TQLC Hoa Kỳ đang tháp tùng một chiến xa M-48 trong trận đánh tại cố đô Huế.
    Còn đây là thiệt hại của các bên theo một nguồn chống Cộng, sai lệch có lẽ tương đối nhiều

    Theo một bản ước tính, lực lượng Cộng Sản tính từ ngày mở cuộc tổng công kích 29 tháng 1/1968 đến ngày 29 tháng 2/1968 được xác nhận trước ngày tổng cộng kích là vào khoảng 323,500 người. Số tổn thất của họ được ước lượng trong thời gian trên là khoảng 45,000 người. Con số tổn thất này được phân loại như sau:
    18,600 chết: gồm cán binh thuộc các đơn vị tác chiến
    4,000 chết: gồm cán binh thuộc các cơ quan hậu cần
    12,400 chết: gồm các thành phần du kích
    5,000 chết: gồm các thành phần cán bộ chính trị: 5,000
    5,000 chết: gồm các thành phần phụ lực khác
    Như thế, chỉ trong vòng một tháng chiến đấu, có 45,000 quân Cộng Sản đã bị tiêu diệt trong các cuộc chiến đấu phản công của các lực lượng Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ.
    Trừ số tổn thất từ ngày tổng công kích, quân số còn lại của ********* --tính cho đến ngày 29 tháng 2/1968 là:
    110,600 cán binh tác chiến
    33,700 cán bộ tham mưu và chỉ huy hậu cần
    62,200 quân du kích (riêng rẻ)
    79,000 cán bộ chính trị
    Vì vậy, cho đến cuối tháng 2 năm 1968, lực lượng Cộng Sản trong cuộc tổng công kích mùa Xuân này đã còn lại khoảng 283,500 người. Với quân số này, ********* có đến 97 tiểu đoàn cùng với 18 đại đội trực tiếp tham chiến. Họ được phân chia ra như sau:
    Vùng 1 Chiến Thuật: 35 tiểu đoàn ********* cùng 18 đại đội biệt lập
    Vùng 2 Chiến Thuật: 28 tiểu đoàn *********
    Vùng 3 Chiến Thuật: 15 tiểu đoàn *********
    Vùng 4 Chiến Thuật: 19 tiểu đoàn *********
    Trước khi mở cuộc tổng công kích, ********* đã có chuẩn bị trước. Trong trường hợp không thành công, họ sẽ rút các đơn vị chiến đấu ra ngoài và tiếp tục bao vây lỏng các thị trấn. Trong khi đó, các đơn vị ********* rút ra được bổ sung và nghỉ ngơi, đồng thời tiếp tục tấn công cục bộ tại một vài thị xã để duy trì áp lực và làm cho quân đội VNCH phải dẫn quân đi khắp nơi để giữ. Và cứ như thế, kể từ thượng tuần tháng 3/1968, ********* đã áp dụng phương pháp duy trì áp lực này bằng những trận pháo kích thất thường và những trận bộ chiến nhỏ không đáng kể.
  3. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    Hizhiz, mà sao 19 người lại được cấp cho mỗi 1 cái Citroen nhể, các anh í bị xì hơi độc , sư bố bọn Mỹ đã đông người còn chơi bẩn.
    Vụ này bác Giáp đã bảo là đánh vào rút hết cả ra luôn rồi mà ko nghe , làm cho các sư của ta ở chiến trường B2 và Tây Nguyên đói rã cả họng mấy năm zời
  4. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Xe để chở đồ chơi, không lẽ cầm B40 đi nhong nhong trên đường SG.
  5. minhtit

    minhtit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Chủ trương chiến dịch Mậu Thân là rất đúng nhưng tổn thất nhiều là do không lường trước được những chuyện nhỏ nhưng mà lại gây hậu quả lớn, đưa bộ đội chủ lực ngoài bắc vào đánh phối hợp với biệt động không tốt nên bị lạc đường, giờ nổ súng diễn ra không đồng thời do đó bị tổn hại nhiều và không hoàn thành được nhiệm vụ cuối cùng
  6. HoangCamTu

    HoangCamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    1
    Năm 1968 khi tấn công vào Sài Gòn , nhóm tấn công đài phát thanh truyền hình Sài Gòn có hơn 100 chiến sĩ cả giải phóng quân chính quy và biệt động thành. Sau thời gian chiến đấu gay go ác liệt, phía ta chỉ còn lại hơn 10 người còn có thể chiến đầu được . Biết được điều này quân địch đã dùng chiêu bài dụ dỗ họ buông vũ khí được hưởng khoan hồng , được cấp nhà cửa và được sống sung sướng. Đáp lại chiêu bài đó những chiến sĩ còn alị đã gôm tất cả vũ khí, thuốc nổ còn lại và ùm...nổ tất. Hiện nay ta vẫn chưa xác định được danh tính của họ để phong anh hùng.
    Còn những chiến sĩ hy sinh ở vòng ngoài , tiu nguỵ nó lục soát hết tư trang, có thằng lấy được ví của một chiến sĩ trong đó có tiền nó cười sằng sặc và lấy số tiền đó giơ lên trêu những thằng khác, ví nó vứt lại. thật dã man....
    Tôi thấy những hình ảnh này trên phim tư liệu và được chiếu trên truyền hình, chắc năm nay thế nào cũng chiếu lại.
    Qua đó mới thấy được sự hy sinh cao cả của những người lính và sự đê tiện của kể thù....
  7. TrungHP1988

    TrungHP1988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2007
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Hồi 68 ta bị tổn thất là do chưa lường hết được sức mạnh huỷ diệt của vũ khí Mỹ. Bọn nó chỉ cần vài trận B-52 là cả tiểu đoàn của ta chỉ còn trên giấy. ...
    Nhưng tấn công Mậu Thân nổ ra đúng thời điểm Mỹ tưởng sắp chiến thắng. Chính đòn tâm lý ấy đã khiến Mỹ tin rằng, không thể chiến thắng ở VN, nên cần phải có 1 lối thoát danh dự. Thế mới có hội nghị Paris. Thế nên dù tổn thất lớn, chiến dịch Mậu Thân xứng đáng là bước ngoặt căn bản của chiến tranh VN.
  8. ronnynguyen

    ronnynguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2008
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Nghe nói có vụ thảm sát ở Huế 1968 đấy.
  9. ngochai12a2

    ngochai12a2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2008
    Bài viết:
    1.881
    Đã được thích:
    908
    làm ơn ! khi chỉ là " nghe nói " thì đừng có phán
    Được ngochai12a2 sửa chữa / chuyển vào 13:34 ngày 27/01/2008
  10. thachhanam

    thachhanam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2007
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Năm 68 , vào đợt 1 của cuộc Tổng tiến công, ta thắng lợi lớn . Nhưng sang đến đợt 2 thì quá chủ quan ,nóng vội ,đặt ra mục tiêu quá cao ,đánh giá cao lực lượng ta mà đánh giá hơi thấp lực lượng địch.
    Xét về mặt quân sự thì chiến dịch này chưa thể coi là thắng lợi. Tuy nhiên nếu xét đến yếu tố chiến lược thì có thể coi đây là một thành công. Chúng ta đã chứng minh cho không chỉ nước Mĩ mà cả thế giới biết tinh thần chiến đấu của nhân dân Viêt Nam và cả khả năng tác chiến của Quân giải phóng( chúng ta có thể tấn công vào bất cứ chỗ nào, ngay cả Đại sứ quán Mĩ).
    Chính sau cuộc tổng tiến công này mà Mĩ nó hiểu rằng không thể thắng được tinh thần chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Các bác có để ý thấy ngay sau cuộc tổng tiến công này, Mĩ nó phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pari không.
    Tuy nhiên cũng phải thấy rằng cuộc tổng tiến công này ta đã thiệt hại khá nặng mà sau đó Cách mạng phải mất một thời gian dài mới khôi phục được

    ĐẤT NƯỚC CỦA NHỮNG NGƯỜI CON GÁI CON TRAI
    ĐẸP NHƯ HOA HỒNG , CỨNG HƠN SẮT THÉP
    LÚC CHIA TAY KHÔNG HỀ RƠI NƯỚC MẮT
    NƯỚC MẮT CHỈ DÀNH CHO NGÀY GẶP LẠI

Chia sẻ trang này