1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỷ niệm 40 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi terahezt, 18/01/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. pinklighter

    pinklighter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2007
    Bài viết:
    1.116
    Đã được thích:
    1
    Nhà cháu đang tim tư liệu hình ảnh + clip để làm giáo án cho học sinh về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968. Mất 2 ngày ngồi đọc 65 trang vưỡn chưa tìm được tư liệu nào. Những cái ảnh các bác post chỉ xem thôi, không dạy được.
    Ôi trời ơi, em phải tìm tư liệu ảnh chính thống ở đâu đây. Các bác giúp em cái nào
  2. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Vào bảo tàng chứ đâu!
    Bảo tàng lich sử, bảo tàng cách mạng, bảo tàng Quân đội, bảo tàng tỉnh, bảo tàng trung ương, bảo tàng ...

    Thêm:
    - vào thư viện quốc gia, tỉnh, quân đội.
    - liên hệ với các đài truyền hình.
    - mấy cái site của báo QĐND, quansuvn.net ...
    Vô thiên lủng.
    Được dienthai sửa chữa / chuyển vào 14:26 ngày 06/01/2009
  3. petahezt

    petahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2008
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    2
    Bạn định tìm tự liệu để làm gì theo chủ đề nào, nói rõ thì có khả năng sẽ kiếm giúp được, cụ thể hơn là nội dung những bức ảnh sẽ như thế nào.
  4. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=4766.0
    Bác chịu khó lọc trong 7 trang ở đó, có độ 1 tá ảnh về quân ta trong Mậu thân. CHủ yếu ở trang 4
  5. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Thêm 1 link nữa
    http://www.flickr.com/photos/tunglamttx/
    Làm quả ảnh màu cho các em HS nó máu
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được saruman sửa chữa / chuyển vào 23:24 ngày 06/01/2009
  6. pinklighter

    pinklighter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2007
    Bài viết:
    1.116
    Đã được thích:
    1
    Nhà cháu phải tìm tư liệu về hình ảnh của quân đội ta trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 & Những tư liệu/ Hình ảnh về Đường mòn Hồ Chí Minh ạ. Thanks các bác đã tư vấn.
    Đã vote * tặng bác dienthai và saruman
  7. pvnhanrang

    pvnhanrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2008
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0

     
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 08:09 ngày 10/01/2009
     

    được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 08:09 ngày 10/01/2009
  8. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Xem tạm chuyện về bộ phim Biệt động Sài Gòn và những "bí mật cuối cùng" nhé, có gì mới về vấn đề bạn cần tớ pót sau nha.
    "Biệt Động Sài Gòn" là bộ phim đầu tiên, duy nhất của điện ảnh Việt Nam tái hiện những chiến công của đội biệt động Sài Gòn trước 1975. [​IMG]
    Đạo diễn : Long Vân.Diễn viên : Quang Thái, Hà Xuyên, Thanh Loan, Thương Tín, Thúy An, Bùi Cường, Đỗ Văn Nghiêm, Robert Hải, Kim Chi, Nguyễn Mai A, bé Vân Dung.Kịch bản: Lê PhươngHãng sản xuất : XN phim truyện Việt NamThể loại : Chiến tranhXếp loại : GGiải thưởng :Chưa cóĐộ dài: 360 phút
    Phim dài 4 tập, gồm :- Tập 1 : Điểm hẹn- Tập 2 : Tình lặng- Tập 3 : Cơn giông- Tập 4 : Trả lại tên cho em
    [​IMG]Ông Vũ Văn Nha - chủ nhiệm phim ?oBiệt động Sài Gòn? chỉ đạo cảnh quay.
    Phim miêu tả những cảnh chiến đấu ngoài chiến trường với súng vang, mìn nổ, khói lửa và thương vong, nhưng chủ yếu vẫn là cuộc đấu trí căng thẳng của những chiến sĩ hoạt động bí mật trong lòng địch. Đó là Tư Chung - Tư lệnh trưởng biệt động Sài Gòn, cùng người đồng đội Ngọc Mai khi họ phải đóng giả một cặp vợ chồng tư bản giàu có, ngày ngày chạm trán cùng tướng tá Việt Nam cộng hòa.
    Nghệ sĩ Quang Thái [​IMG]vai Tư Chung trong "Biệt động Sài Gòn".
    Sống giữa bầy lang sói, họ không những phải bảo vệ an toàn tính mạng của bản thân, trực tiếp chỉ huy đồng đội, mà còn phải đối mặt với những tình huống vô cùng nan giải, không chỉ trước nòng súng hay làn đạn, mà là cuộc chiến giữa lý trí và tình cảm. Trong khi đó, một nữ chiến sĩ biệt động khác, Huyền Trang, phải cải trang thành người xuất gia tu hành để dễ bề che mắt kẻ thù. Bên cạnh đó, còn có những người đồng đội gan dạ, mưu trí khác như Năm Hòa (bí danh K9), Sáu Tâm, bà má hậu phương, em bé bán báo làm giao liên... mỗi người một vị trí, vai trò khác nhau, cùng hợp quần tạo nên sức mạnh quân dân.

    [​IMG]Các diễn viên chụp ảnh cùng các nguyên mẫu BĐSG.
    Tuy chỉ có 4 tập, nhưng có thể nói phim ?oBiệt động Sài Gòn? (BĐSG) là bệ phóng tên tuổi của hàng loạt diễn viên từ vai chính đến vai phụ. Thành công của bộ phim cũng đã mang đến những câu chuyện vô cùng thú vị cho những người trong cuộc. Và những giây phút đó lắng đọng trong ký ức suốt cuộc đời người nghệ sĩ. Chúng tôi xin chuyển đến độc giả ?onhững bí mật cuối cùng? này.

    [​IMG]Một cảnh quay phim "Biệt động Sài Gòn"
    Chen lấn chết người, đổ tường vì... mua vé xem phim
    Theo ký ức của nhiều người chứng kiến thời điểm bộ phim được công chiếu, bộ phim đã lập nhiều kỷ lục về số lượng người xem, và về những cơn sốt dư luận.
    [​IMG]Ni cô Huyền Trang.
    Ông Vũ Văn Nha - Chủ nhiệm phim nhớ lại: ?oLượng khán giả đến xem đông như kiến. Tôi còn nhớ khi phim chiếu ở Cổ Nhuế - Hà Nội, vì quá đông người chen lấn mua vé vào xem, đã làm đổ tường và gây chết người. Lúc đó giá vé là 3-5 hào/vé. Có lẽ đây là bộ phim duy nhất có tới 10 triệu lượt khán giả xem trên màn ảnh rộng".
    [​IMG]Diễn viên Thanh Loan - vai Ni cô Huyền Trang.[​IMG]Ni cô Huyền Trang ngày ấy - bây giờ
    Đoàn làm phim đi đến đâu cũng được mọi người đón tiếp rất nồng nhiệt, tung hoa chào đón, thậm chí chẳng khác gì đón nguyên thủ. Tôi còn nhớ, khi vào miền Nam công chiếu, người ta trải thảm đỏ để cả đoàn bước vào, hai bên người đứng đông nghẹt tung hoa. Trước mỗi buổi chiếu bao giờ cũng là màn giới thiệu và ra mắt của đoàn làm phim và diễn viên. Phim kết thúc nhưng rất lâu đoàn mới được ra về vì nhiều khán giả còn chạy lên ôm chầm lấy chúng tôi để cảm ơn. Chiếu ở tỉnh nào Đoàn cũng được mời cơm, chăm sóc.
    [​IMG]Cảnh quay đám tang của nicô Huyền Trang.
    Rồi đoàn còn mang phim đến nhà riêng của đồng chí Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh, Mai Chí Thọ chiếu và cũng được tiếp đãi rất nồng hậu?.
    Đạo diễn Long Vân cũng lim dim mắt tận hưởng những ký ức không thể nào quên từ những ngày đầu bộ phim được công chiếu: ?oSau khi ra mắt được một thời gian, chúng tôi nhận được chỉ thị đem phim đến chiếu tại nhà cho ông Trường Chinh (khi ấy là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước) xem. Ông Trường Chinh bảo phim hay quá và hỏi có phải nhờ chuyên gia nước ngoài làm giúp không mà được như thế? Nói chung dư luận và báo chí đồng lòng khen bộ phim hoành tráng và xúc động.
    Có một chi tiết tôi rất nhớ, đó là khi phim được chiếu ở rạp Tháng Tám (Hà Nội), mỗi nhân viên được mua 10 - 20 vé xem. Vì kinh tế khó khăn nên họ tuồn vé ra ?ochợ đen? kiếm tí cải thiện, nên gặp tôi là họ tay bắt mặt mừng lắm. Còn những người trông xe ở đó cũng cám ơn chúng tôi rối rít, thậm chí còn mời đi uống bia, vì nhờ có phim này mà tiền trông giữ xe lúc nào cũng rủng rỉnh?.
    Nhấp chén trà, đạo diễn Long Vân kể tiếp: "Tuy nhiên thỉnh thoảng bộ phim cũng gây ra hiệu ứng ngược chiều. Một lần, tôi đi uống nước ở phố Trần Hưng Đạo, bà bán nước biết tôi là đạo diễn bảo: ?oĐáng lẽ là tôi không lấy tiền của ông nhưng mà vì ông cho Sáu Tâm chết sớm quá nên tôi phải lấy, tôi thương nó lắm?.
    Những chuyện như thế thì nhiều lắm, nhiều đến nỗi, năm ngoái, đi nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn, một cô y tá giận dỗi: ?oCháu xem phim BĐSG không dưới 10 lần. Nhưng khi xem xong, bọn con gái chúng cháu đều trách bác vì bác để cho Huyền Trang chết. Khi cô ấy chết, chán quá, cháu không muốn xem nữa, thế là cứ phải xem đi xem lại mãi mới hết phim?.
    Lẽ ra phim đã... hay hơn nhiều
    [​IMG]Các diễn viên tham gia phim "Biệt động Sài Gòn".
    Trong quá trình quay phim, có một sự kiện làm cả đoàn ?osuy sụp?. Đó là đã khởi quay 5 tháng, được 50 phút phim của cả tập 1 và 2, nhưng đến khi in tráng thì phim hỏng hết. Thế là bao nhiêu cảnh quay, bao nhiêu công sức diễn viên và bộ phận hậu cần bị xóa xổ, bao nhiêu tiền bạc đã tiêu mà không mang lại hiệu quả gì. Tình hình nghiêm trọng đến nỗi hãng phim ở Hà Nội phải cử phái đoàn vào kiểm tra xem hỏng ở đâu, vì sao hỏng, trách nhiệm thuộc về ai? Người này đổ lỗi cho người kia, cuối cùng truy ra mua phải phim mốc. Mất tinh thần. Nhưng phải nghiến răng mà quay lại.

    [​IMG]Ông Vũ Văn Nha (áo trắng) cùng các diễn viên trong cảnh quay tại Củ Chi.
    Trong hoàn cảnh ấy, dù cố gắng rất nhiều nhưng cảm xúc của lần diễn lại ấy vẫn không thể bằng lần quay đầu. ?oNếu không hỏng phim, hẳn công chúng sẽ được xem một tác phẩm điện ảnh hoàn thiện hơn nữa? - đạo diễn Long Vân cho biết.
    Ý tưởng phim ?oBiệt động Sài Gòn? ra đời thế nào?
    [​IMG]Đạo diễn Long Vân.
    Đạo diễn Long Vân ?obật mí?: ?oTôi làm phim Biệt động Sài Gòn hết sức tình cờ và may mắn.
    Khi làm phim Cho cả ngày mai tôi gặp một ông tướng, tên Hải Phụng, từng là Tư lệnh Biệt động Sài Gòn. Biết tôi là đạo diễn, ông ấy đặt vấn đề muốn làm một bộ phim về Biệt động Sài Gòn, nếu cần sẽ bỏ tiền ra cùng với Nhà nước để làm. Tôi đồng ý và ông ấy dẫn tôi đi gặp các anh hùng trong đội Biệt động Sài Gòn năm nào.
    Được nghe những chuyện họ kể tôi rất thích và đề đạt ngay với lãnh đạo Hãng phim truyện Việt Nam. Tôi là đạo diễn còn anh Lê Phương làm biên kịch.
    Sau 3 tháng đi gặp các nhân chứng để lấy tư liệu, anh Lê Phương đã viết thành kịch bản nhưng không phân tập và mang duyệt. Tôi phân ra thành 3 tập. Nhưng đến lúc quay thì dài quá, thấy thêm một ít nữa là thành 4 tập nên khi hoàn chỉnh bộ phim trở thành 4 tập.
    Tên của phim lúc đầu được anh Lê Phương đưa ra là Những thiên thần ra trận. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng như thế là không sát. Cuối cùng, tôi thấy không có gì hay hơn là gọi đúng bản chất của câu chuyện là Biệt động Sài Gòn?.
    Tật xấu của đạo diễn - chuyện bây giờ mới kể
    Nhiều diễn viên đã vui vẻ kể cho chúng tôi về ?otật xấu? của Long Vân trên trường quay. Đó là cái tính nóng như lửa và lối nói thẳng ruột ngựa, mạnh như búa bổ của ông. Đạo diễn Long Vân cũng đã thật thà thú nhận điều này, ông kể: ?oTrong một cảnh quay huy động hai, ba trăm người, chờ mãi nhưng cậu phụ trách đạo cụ vẫn chưa đến. Sau đó tôi phát hiện ra cậu ta đi tán gái. Giận quá, khi cậu ta đến, tôi giơ chân đạp cậu ta ngã xuống sông. Tính tôi nóng nhưng chóng quên, còn sau đó cậu ta kiện lên ban giám đốc. Thì tôi cũng ?othành khẩn? nhận lỗi nóng tính.
    [​IMG]Diễn viên Bùi Cườngngười đóng vai Chí Phèo trong phim ?oLàng Vũ Đại ngày ấy?người thủ vai Năm Hòa - K9.
    Một tật xấu nữa là khi bực tức tôi hay nói tục. Tuy nhiên có lúc nói tục là chỉ để ?okích? diễn viên. Chẳng hạn, khi thấy Thúy An (vai người yêu Sáu Tâm) đóng một cảnh cần khóc tức tưởi, nhưng cô ấy chỉ khóc được hờ hờ, tôi bèn ghé vào tai cô ấy nói: ?oMày diễn như c... tao ấy?. Ngay lập tức cô ấy òa khóc, máy quay lia ngay, thế là thành công".
    Theo ông Vũ Văn Nha thì một trong vài ?otật xấu? nữa của đạo diễn Long Vân là bệnh hay cãi nhau. Nhưng kể cũng lạ, có nhiều cuộc cãi nhau như thế đã làm bật ra nhiều ý tưởng hay.

    [​IMG]Quang Thái (ngoài cùng bên phải, chụp ảnh cùng ông Tư Chu - nguyên mẫu vai trùm biệt động Tư Chung).
    ?oCó buổi tôi và anh Long Vân cãi nhau suốt đêm ấy chứ - ông Nha kể - Chẳng hạn như cảnh bắt trung tá Cordel. Ông Long Vân muốn để cho nó vào khách sạn chơi gái và bị ta bắt sống. Tôi bảo, Mỹ nó không ngu thế đâu, phải để cảnh bắt gay cấn và thật hơn nữa. Thế là tôi và ông ấy cãi nhau. Tôi phải mua chục quả trứng vịt lộn và một chai rượu, vừa uống vừa cãi nhau với ông ấy cả đêm. Cuối cùng tôi phải đưa ra ?otối hậu thư? rằng nếu anh không nghe tôi chi tiết đó thì ngày mai tôi bỏ về Hà Nội, không làm phim với anh nữa, thì ông ấy mới chịu xuống nước. Và cảnh quay đã thực hiện việc bắt Cordel ở trên sông Sài Gòn, hợp lý hơn. Nhưng đến cảnh đánh đại sứ quán Mỹ thì anh ấy nhất quyết không chịu nghe tôi. Xe tăng húc vào đại sứ quán, xe vẫn ở ngoài, tường không đổ mà người ở trong lại bị thương chạy ra, thì khá vô lý...?.
    Hoàng Hải - Thanh Hà (Gia đình & Xã hội)
    Người chiến sĩ biệt động bị bắn trên đường phố 1968 là ai?
    Về phía tướng tá VNCH, đại tá Sông và tướng Nguyễn Ngọc Loan là hai vai phụ tiêu biểu. Khi Long Vân dự định chọn người ***g tiếng cho phim, ông đã tới gặp người ***g tiếng giỏi nhất nước lúc bấy giờ. Đó là một phát thanh viên của đài phát thanh Việt Nam cộng hoà trước 1975. Thấy anh này nói tốt, lại có dáng nhà binh, Long Vân chọn luôn anh này vào vai đại tá Sông.
    Còn diễn viên vào vai tướng Loan máu lạnh là một kép cải lương. Vì đây là nhân vật có thật, kẻ đã thẳng tay xử bắn một chiến sĩ biệt động Sài Gòn giữa đường phố Sài Gòn, gây chấn động dư luận thế giới, nên cũng phải chọn một người có gương mặt ?otửng tưng? như không. Khi nam diễn viên cải lương này đề nghị cho thử vai, Long Vân nhận luôn.
    [​IMG]Cảnh Nguyễn Ngọc Loan bắn một chiến sĩ biệt động Sài Gòn ngay trên đường phố Tết 1968. Bức ảnh gây phẫn nộ toàn thế giới
    Trong phim cũng như ngoài đời, chiến sĩ này bị Nguyễn Ngọc Loan xử tử ngay giữa đường phố Sài Gòn. Ông Vũ Văn Nha nhớ lại:
    ?oPhim hoàn thành và đã chiếu được một thời gian thì một hôm, có một phụ nữ miền Tây đến gặp tôi. Bà ấy khoảng 40 tuổi mang theo mía và mấy con vịt để làm quà cho tôi. Bà ấy xưng là vợ của chiến sĩ biệt động Lý Cảnh Nè và nói: ?oVừa rồi tôi có được xem phim Biệt Động Sài Gòn, thấy có nói về cái chết của anh ấy, nhưng đến giờ vẫn chưa được phong là liệt sĩ?.
    Tôi có đưa biếu bà ấy mấy chục ngàn bảo cứ về quê đi rồi tôi sẽ tìm hiểu. Nhưng sau đó tôi được thông tin bà ấy đã chuyển đi, không còn biết tìm ở đâu nữa?.
  9. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Bí mật hậu trường phim ''Biệt động Sài Gòn''
    Khá nhiều chi tiết trong kịch bản được điều chỉnh, thay đổi trong suốt 3 năm làm phim nhằm để tác phẩm điện ảnh này hoàn hảo hơn. Mỗi sự thay đổi kéo theo cả một chuỗi sự ?obiến chuyển? thú vị.
    Vì sao Sáu Tâm phải ?ochết??
    Theo ký ức của đạo diễn Long Vân, đầu tiên là việc trong kịch bản, nhân vật Sáu Tâm (Thương Tín đóng) vẫn sống đến hết phim. Trước khi quay, nhiều người cho rằng để nhân vật chính sống là hợp lý, một hình tượng đẹp đến thế, oai hùng đến thế, chết làm sao được.
    ?oNhưng khi quay xong mấy đoạn, anh em nhận xét, nếu đúng như kịch bản thì các BĐSG như thánh ấy, tài giỏi quá, mũi tên hòn đạn không chạm vào người được, đâu có giống chiến sĩ thật chịu nhiều mất mát, hy sinh? ?" đạo diễn Long Vân nhớ lại.
    Cái sự nhận xét cực kỳ xác đáng này, không khỏi khiến Long Vân suy nghĩ. Làm thế nào người chiến sĩ BĐSG vẫn anh hùng nhưng mà phải chân thật.
    Mất mấy đêm vắt óc, ông tìm ra mấy phương án: Một, thêm vào một số cảnh hy sinh; Hai, để nhân vật Sáu Tâm hy sinh. Cuối cùng, sau khi tham khảo ý kiến, Long Vân quyết định Sáu Tâm ?ophải chết?.
    ?oHoạt động trong lòng địch cần thông minh tài trí, nhưng tài đến mấy cũng không tránh khỏi mất mát. Nếu để Sáu Tâm chết thì ?ocó lợi nhiều thứ? cho bộ phim.
    Trong quá trình phân cảnh, có một vấn đề nảy sinh: Nếu Sáu Tâm không chết thì phải phát triển nhân vật này đến hết tập 3. Nhưng nếu kéo vai của Sáu Tâm đến hết tập 3 thì các nhân vật khác lấy đất đâu mà diễn.
    Kéo dài như vậy, có lẽ cũng mất hấp dẫn vì đây là bộ phim nói về tập thể BĐSG chứ không chỉ riêng gì Sáu Tâm. Mặt khác, việc Sáu Tâm hy sinh nửa chừng, có thể tạo hiệu ứng cảm xúc rất mạnh trong lòng khán giả vì đó là một anh hùng tài giỏi trong chiến đấu, một người tình tuyệt vời trong yêu đương.
    [​IMG]Diễn viên Thương Tín.
    Chọn cách... chết cho Sáu Tâm
    Hướng đi đã chọn, thế là chỉ phải nghĩ cách để cho Sáu Tâm chết thế nào cho ấn tượng nhất, cảm động nhất. Sự thay đổi này kéo theo một sự thay đổi nữa của một vai trong kịch bản: Ba Cẩn.
    Suy đi tính lại, đạo diễn và biên kịch cho rằng: Để cho Sáu Tâm chết vì bị Ba Cẩn ?" một đồng đội của mình - phản bội, thì sẽ tạo được cảm giác phẫn nộ với kẻ phản bội đan xen cảm giác xót xa về sự hy sinh của Sáu Tâm.
    Việc để Ba Cẩn chỉ điểm còn có cái hay là nói lên được sự khốc liệt đến tận cùng của cuộc chiến đấu trong lòng địch, nếu không kiên trung, đồng chí đồng đội có thể trở thành kẻ thù trong chớp mắt.
    Và thế là trong phim, Sáu Tâm bị giết ngay trên cầu, khi đang trên đường làm nhiệm vụ. Sự thay đổi của Ba Cẩn lại kéo theo một sự thay đổi trong cách diễn xuất của người yêu Sáu Tâm (Thúy An đóng).
    Sáu Tâm hy sinh, người yêu Sáu Tâm được lệnh đi đi xử tử Ba Cẩn nhưng phải không gây nguy hiểm cho những đồng đội khác.
    Nếu là kẻ thù 100% thì cách diễn phải khác, khá đơn giản. Còn kẻ thù ở đây lại là Ba Cẩn ?" một đồng đội cũ của hai người - thì sẽ phải đối xử thế nào? Không thể thẳng tay quyết đoán như với kẻ thù từ đầu đến cuối được.
    Và như vậy, kịch bản và lời khuyên của đạo diễn với diễn viên Thúy An lại thay đổi: Người yêu Sáu Tâm phải thật giằng xé, do dự khi ra tay.
    Và đúng như vậy, trên phim, người yêu Sáu Tâm giả làm người sửa điện cho nhà Ba Cẩn rồi tìm cách khống chế để hỏi tội Ba Cẩn.
    Nhưng đúng lúc giây phút quyết định nhất thì cô nghĩ, người cộng sản trả thù thẳng cánh thì tầm thường. Vì vậy, khi Ba Cẩn quỳ xuống xin tha thứ, rằng tôi còn mẹ già và các con thơ, xin mở cho một con đường sống để đoái công chuộc tội, cô đã phân vân, do dự và chỉ chờ có thế Ba Cẩn đá văng khẩu súng của cô và tấn công trở lại.
    Bằng tài nghệ của mình, cô lấy lại súng và buộc lòng phải bắn Ba Cẩn. Nhưng khi bắn xong, cô đau xót quỳ xuống, hai hàng nước mắt chảy ra vì buộc phải bắn một kẻ phản bội đã từng chung chiến hào.
    ?oTôi rất hài lòng với cách diễn xuất của Thúy An trong tình huống này, rất ra chất thương cảm, giằng xé khi vừa giết đi người nguyên là đồng chí của mình? ?" đạo diễn Long Vân đánh giá.
    Tại sao Tư Chung lại cử Huyền Trang vào nơi nguy hiểm nhất?
    ?oBuộc? Sáu Tâm hy sinh ở giữa phim, đạo diễn Long Vân lại phải giải một bài toán hóc búa nữa, đó là: Ai sẽ là người thay thế anh để đánh trận tại khách sạn Caravel ở tập 2?
    Và từ đây lại có điều chỉnh kịch bản: Sẽ đưa Huyền Trang, người yêu của Tư Chung (Quang Thái đóng) vào cuộc. Sự điều chỉnh này hứa hẹn sẽ mang lại những cảm xúc mạnh vì một người chỉ huy biệt động nội thành phải đưa người yêu mình vào chỗ 10 phần chết, 1 phần sống.
    Và quả thật, cái cảnh Tư Chung dặn dò và cử Huyền Trang vào nhiệm vụ mới, đã diễn ra rất cảm động trên phim. Việc đưa Huyền Trang vào làm tiếp nhiệm vụ dang dở của Sáu Tâm cũng mang lại một hiệu ứng khác: Không có một sự thiên vị nào khi chiến đấu vì đất nước.
    Giao nhiệm vụ cho Huyền Trang là một sự hy sinh của Tư Chung ?" một sự hy sinh không phải là không có giằng xé dữ dội khi quyết định.
    Mấy đêm vắt óc cho tình huống đột nhập Caravel
    Nói về những chi tiết phải thay đổi kịch bản cho hay hơn, đạo diễn Long Vân vẫn nhớ như in những ngày vắt óc suy nghĩ tình huống Sáu Tâm phải đột nhập vào khách sạn Caravel, trong tình trạng kiểm tra an ninh cực kỳ ngặt nghèo của địch.
    Làm thế nào để chuyện đột nhập ấy không cải lương, không hoang đường, không phải là chuyện dễ.
    Sau đó đạo diễn tìm ra giải pháp: Để Sáu Tâm thủ tiêu một sĩ quan chỉ huy cảnh sát ngụy rồi lấy quần áo và phù hiệu của tên này đột nhập vào khách sạn Caraven, sau đó đàng hoàng đi ra cửa chính quát tên lính gác:
    ?oTừ giờ phút này không được cho một tên người Việt nào vào đây nữa, vì đây toàn là đặc công Mỹ đấy, biết không!?. Và thế là anh chàng BĐSG thoát ra ngoài một cách an toàn. Tình huống này trước đó cũng không có trong kịch bản.
    Điều thú vị nhất trong hàng loạt thay đổi này là đạo diễn Long Vân bị chính nguyên mẫu nhân vật Sáu Tâm là ông Bảy Bê (nguyên chiến sĩ BĐSG)... kiện (tất nhiên là kiện vui mồm thôi) rằng: Tôi vẫn sống đây sao trong phim ông lại cho tôi chết.
    Long Vân phải thuyết phục Bảy Bê rằng: ?oAnh là nguyên mẫu thật, nhưng đây là nghệ thuật, vấn đề đặt ra là phải làm sao để người ta thấy yêu nhân vật, tức là yêu anh, thương sự hy sinh của biệt động hơn?.
    Sau này, Bảy Bê hay nhắc đến chuyện đó với thái độ rất hứng thú.
    Chánh Tín ?otrượt? vai Tư Chung
    Có lẽ vai diễn khiến đạo diễn Long Vân tốn nhiều công sức nhất chính là 2 nhân vật chính, còn những diễn viên phụ thì tìm trong quá trình quay.
    Nhớ lại quá trình đi tìm diễn viên cho 2 vai chính là Tư Chung và ni cô Huyền Trang, đạo diễn Long Vân cảm giác có gì đó như là định mệnh vậy. Bởi cả 2 nhân vật được chọn là Quang Thái và Thanh Loan lúc đầu đều không nằm trong danh sách tìm kiếm của ông.
    Với những tình tiết trong phim, lúc đầu đạo diễn Long Vân định giao cho Chánh Tín đang khá sáng giá với nhiều vai trò: diễn viên kịch, ca sĩ. Vả lại trông Chánh Tín rất đẹp và đàn ông. ?oNhưng suy đi tính lại, tôi nghĩ chẳng nhẽ mình lại đi ?onhai? lại diễn viên của phim khác, chẳng nhẽ phim của mình phải nhờ đến Chánh Tín thì mới nổi được?". Thế là ông nghĩ đến Quang Thái - một diễn viên kịch nói, cũng là một người bạn của ông và từng tham gia phim Nơi gặp gỡ của tình yêu năm 1980 cũng do ông làm đạo diễn.
    Dù ít tham gia điện ảnh nhưng cái tên Quang Thái khi đó cũng là một ngôi sao trên lĩnh vực sân khấu với những vai diễn như: Chuyện ở Iec-kut (vai Sergei)... Dù vậy, việc ?ogửi vàng? cho diễn viên này với đạo diễn Long Vân vẫn là một sự mạo hiểm.
    Quang Thái: ?oLong Vân đã kích tôi nhiều lần?
    Nghệ sĩ Quang Thái nhớ lại, đạo diễn Long Vân tìm đến nhà anh ở Hàng Ngang nói về bộ phim và muốn mời anh tham gia vai chính. "Tôi rất bất ngờ, ngạc nhiên và nghĩ đây là nhiệm vụ rất lớn. Anh Vân có lẽ cũng nghĩ vậy nên đã phải làm việc với tôi rất nhiều lần, rồi ?otrắc nghiệm? xem tôi có đảm đương được không. Anh ấy hỏi tôi rất nhiều thứ, đưa ra những tình huống rồi ?okích? tôi: ?oTôi đố ông làm như thế nào đấy??.
    Sau đó, Quang Thái mới nhận ra: "Anh ấy muốn đo sự phản xạ nhanh nhẹn và sức cảm nhân vật của tôi đến đâu rồi mới chính thức mời diễn. Chỉ có điều, do tôi và anh Long Vân không hơn kém nhau về tuổi tác là bao nhiêu nên nhiều khi cũng hay xảy ra tranh luận gay gắt lắm. Nhiều lần cũng làm anh ấy phật ý vì tính tôi cũng ?ongang?, cứ hay thích làm theo ý mình".
    Nhớ lại sự lựa chọn của mình, dù hơn 23 năm đã qua, đạo diễn Long Vân vẫn chưa hết cảm xúc: ?oKhi quay được nửa tập, xem lại, tôi thấy mình đã quyết định vô cùng đúng đắn khi mời anh ấy vào vai Tư Chung. Chánh Tín tuy đẹp trai thật nhưng nhìn kỹ thì thấy chất tư sản hào hoa nhiều hơn. Ở Quang Thái, hình ảnh người chiến sĩ biệt động hiện lên vừa rất đẹp và vừa gần gũi. Đóng vai ông chủ đấy nhưng Tư Chung với diễn xuất của Quang Thái vẫn điềm đạm, giản dị?.
    ?oNi cô Huyền Trang? phải cám ơn cái... bụng bầu của Như Quỳnh
    Một trong những điểm khó khăn và công phu nhất khi chọn diễn viên là tìm người đóng nhân vật Huyền Trang.
    Khi đọc kịch bản, đạo diễn Long Vân đã nghĩ đến việc chọn diễn viên Như Quỳnh (nổi tiếng với vai Nết trong Đến hẹn lại lên) "vì cô ấy có vẻ mặt rất... sư, rất thiền". Như Quỳnh vui vẻ nhận lời, nhưng đến phút cuối thì cô đột ngột thay đổi quyết định với lý do: ?oPhim của anh làm 3 năm thì em chịu vì em đang có... bầu?. Kế hoạch của đạo diễn phá sản.
    Dù chưa tìm được diễn viên nữ chính, nhưng thời điểm bấm máy đã đến, không thể vì một người mà để cả đoàn phải chờ, thế là đạo diễn quyết định vừa quay vừa... tìm diễn viên. Long Vân lo lắm, ngày thì quay nhưng đêm về vắt óc ra nghĩ rồi nhờ bạn bè giới thiệu cho vài gương mặt sáng giá. Nhưng gần hết tập 1 rồi mà diễn viên chính vẫn chưa tìm được.
    May mắn thế nào, họa sĩ Trịnh Thái của đoàn làm phim lại gặp được Thanh Loan - lúc ấy đang làm phát thanh viên kiêm phóng viên của Truyền hình An ninh đi công tác phía Nam. Họa sĩ Trịnh Thái giới thiệu Thanh Loan với đạo diễn Long Vân. Bằng con mắt tinh tường, cộng với việc đã xem phim Đồng cói mà Thanh Loan tham gia, nên Long Vân gật đầu.
    ?oCô ấy là một may mắn định mệnh với tôi. Giữa lúc bí nhất thì cô ấy xuất hiện. Tuy so với Như Quỳnh, lúc ấy Thanh Loan chưa thể thạo nghề bằng vì cô chỉ là diễn viên nghiệp dư, nhưng Thanh Loan lại có ưu thế ở chỗ: Khi lột bỏ bộ quần áo nhà sư thì ở cô toát lên chất chiến đấu, chất biệt động rõ nét. Cái vẻ mặt gan dạ ghê gớm của cô, chưa chắc Như Quỳnh đã có được, vì chất sư trên mặt Như Quỳnh nhiều quá".
    Lúc thử vai, khi Thanh Loan cắt đi mái tóc rất dài và rất dày của mình, chính Long Vân cũng không ngờ được là cô lại mặc áo sư đẹp thế, rất ra chất sư. Nhưng khi khoác chiếc áo pull, quần bò và ngồi trên ôtô, tay cầm súng lục thì lại ra chất biệt động không trộn lẫn. ?oTóm lại, ni cô Huyền Trang Thanh Loan phải cảm ơn cái... bụng bầu của Như Quỳnh, vì đã có cơ hội thử sức trong một vai diễn lớn như thế. Nói đùa vậy chứ, cô ấy chỉ phải cảm ơn khả năng của chính mình thôi?, Long Vân nói.
    Chồng ni cô Huyền Trang ?otưởng? vợ là... đàn ông
    Nghệ sĩ Thanh Loan (sau này là Phó giám đốc Điện ảnh Công an) nhớ lại: ?oĐể vào vai ni cô Huyền Trang, tôi đã phải ?ohy sinh? mái tóc đen và dày của mình. Cũng chỉ định cắt ngang vai thôi, nhưng vì tóc tôi dày quá, đội mũ sư trông lộ quá nên đạo diễn yêu cầu tôi phải cắt tóc tém thì trông mới thật được.
    Sau khi hoàn thành bộ phim, tôi sang Đức gặp chồng, anh ấy cứ trêu tôi mãi, rằng nhiều đêm nằm bên vợ mà cứ tưởng ?othằng nào nhầm giường?.
    Thương Tín cũng suýt "trượt" vai Sáu Tâm
    Khi lên phương án, đạo diễn đã nhắm Hoàng Dũng (hiện là Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam), cho vai diễn Sáu Tâm. Tuy nhiên cũng có chút băn khoăn nhỏ là: Hoàng Dũng diễn thì chắc là tốt rồi, nhưng mặt mũi thì không ra dáng biệt động dãi dầu cho lắm.
    Tình cờ một lần Long Vân vào Đoàn kịch Cửu Long Giang chơi, đang ngồi uống cà phê vỉa hè thì thấy trước mắt là một người có vẻ mặt lầm lì, lạnh lùng rất sương gió. Long Vân chủ động gợi chuyện: ?oMột ngày anh uống mấy cốc cà phê??. Anh ta nói cộc lốc: ?oCà phê thì ăn thua gì, chủ yếu là nhậu ấy chứ?. Rồi hai người ngồi nói chuyện với nhau.
    Sau mấy câu chuyện, Thương Tín hỏi: ?oCó vai gì cho em diễn với??. Biết Thương Tín là diễn viên của Đoàn kịch Cửu Long Giang, Long Vân đã ngỏ lời mời anh thử vai. Thương Tín hứa sẽ làm tốt, và quả thật Sáu Tâm là vai diễn để đời của anh. Đạo diễn Long Vân cười: ?oNếu Thương Tín không hỏi, thì có lẽ anh ấy đã ?otrượt? khỏi vai Sáu Tâm rồi?.
  10. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    Phải cám ơn PVNR về những tấm hình này.
    Bọn Quê Đa mới cả bọn xxxx xem xong chắc vãi đ''ai, trước toàn xem phim, giờ mới thấy tận mắt sự dũng cảm của Biệt Động Sài Gòn.
    Cám ơn nhiều về tấm hình kế hoạch tấn công bọn lính Korea. Cái bọn này tớ nghe nói đám đồng minh gọi nó bằng bố thì phải.

Chia sẻ trang này