1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỷ niệm 40 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi terahezt, 18/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pvnhanrang

    pvnhanrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2008
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    (tiếp theo trang 64)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    (còn tiếp)
    Được pvnhanrang sửa chữa / chuyển vào 09:31 ngày 10/01/2009
     

    được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 11:18 ngày 10/01/2009
  2. tuanmapnt

    tuanmapnt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Tội nghiệp! Có mỗi cái tên Phóng Viên Nhân Dân mà cũng tự giác xuyên tạc, cải biên mãi thì làm gì mà hắn lại không nhảm nhí hóa các bài của hắn.
    Phóng Viên Nhân Dân bây giờ lại thành Phóng Viên Nhăn Răng. Hài vãi!
  3. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Mod lưu ý tên này là đúng
    xóa bớt những hình ảnh hay bình luận phản cảm
    để lại những thông tin hữu ích để tham khảo
  4. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    Truyện này đọc như truyện chưởng, lính tráng oánh nhau tiêu diệt địch như phép " thần thông".
    Cuốn truyện này dùng để lên dây cót cho lính khá tốt đấy.
  5. tranvudan

    tranvudan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Đọc truyện của bác PVNR mới thật sự ngỡ ngàng, đa số Bộ đội đánh nhau với "Quần lủng vá nhiều cũng hỏng" hình như là bằng tay không vì theo báo cáo thì các đơn vị của Quần lủng... đều tiêu diệt được số lượng lớn sinh mạng đối phương nhưng chiến lợi phẩm thu được chẳng có bao nhiêu.
    Em nghĩ nên chuyển phần này qua "Kháng chiến chống Mỹ, những điều chưa biết" thì hợp lý hơn.
  6. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    Chắc phải vả vào mõm chú nào sáng tác ra đoạn "Ta dự đoán ********* bị xích chân vào súng". Đang ăn cơm tí nuốt phải lưỡi .
    Moá nó lại nhớ ngày xưa có ông kể chuyện lính phát xít Đức bị xích chân vào pháo. Bó trym . cơm !
  7. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1

    "Đệ nhất mỹ nữ" Mộng Tuyền mất vai Ngọc Mai

    [​IMG]Người đẹp Mộng Tuyền
    Ngọc Mai - người giả làm vợ Tư Chung - cũng là vai mà đạo diễn phải cân nhắc diễn viên khá nhiều.
    [​IMG]
    Lúc đầu, đạo diễn Long Vân được bạn ông - đạo diễn Huy Thành - giới thiệu diễn viên Hà Xuyên cho vai này (vì Hà Xuyên từng đóng trong phim Xa và gần của Huy Thành).
    Nhưng khi gặp Hà Xuyên, Long Vân thấy cô hơi gầy, không hợp với vai phu nhân một nhà tư sản.
    Lúc ấy một người bạn khác của Long Vân giới thiệu ông đến tìm Mộng Tuyền - một kép cải lương nổi tiếng. Theo bình chọn của dư luận, 3 người phụ nữ đẹp nhất Sài Gòn bây giờ là Mộng Tuyền, kỳ nữ Kim Cương và cô Thẩm Thúy Hà.
    Khi gặp, Long Vân cũng thấy người đẹp này vô cùng hợp cho vai một phu nhân quý phái, đẹp lộng lẫy. Chỉ hiềm một nỗi, lúc ấy Mộng Tuyền đã vượt biên một lần. Nếu mời cô đóng phim, giữa thời gian quay hoặc khi đã quay xong, cô lại đi một lần nữa, thì bộ phim coi như phá sản.
    Giai đoạn ấy, chọn diễn viên khá ngặt nghèo, người được chọn phải hội tụ cả diễn xuất, hình thức và cả đạo đức. Và thế là, dù tiếc hùi hụi, nhưng Long Vân vẫn quyết định "ngó lơ" Mộng Tuyền để chọn Hà Xuyên.
    "Sau 23 năm, chắc Thanh Quý vẫn còn giận tôi"

    Đạo diễn Long Vân đã thú nhận như vậy khi kể về việc chọn diễn viên cho vai người yêu của Sáu Tâm.
    Lúc đầu ông đã mời Thanh Quý - một diễn viên nổi tiếng, xinh đẹp - và cô nhận lời. Nhưng Long Vân lại chơi rất thân với đạo diễn Hồng Sến - chồng của diễn viên Thúy An. Mà Thúy An thì rất thích vai đó. Lúc ấy Hồng Sến và Thúy An mới cưới nhau. Thúy An "gây sức ép" với chồng và Hồng Sến đến nói với Long Vân: "Tao không biết đâu, mày phải dành vai đó cho Thúy An, không thì chết với tao".
    "Tôi thì hay cả nể, thế nên đành phải đồng ý. Suy nghĩ mãi không biết phải nói với Thanh Quý thế nào, cuối cùng tôi đành muối mặt không dám nói với cô ấy là đã có người khác. Đoàn làm phim âm thầm quay mà không báo cho Thanh Quý. Và đến giờ, sau 23 năm, Thanh Quý hình như vẫn còn giận tôi, tôi phải chịu thôi, mình có lỗi mà" - đạo diễn Long Vân kể.
    Ông "trùm tình báo Tư Chung": Cát xê cao nhất

    Có lẽ, trong những điều khoản hợp đồng với các diễn viên, khoản về cát xê là thoáng nhất. Thoáng ở đây có nghĩa là hai bên rất dễ dàng đi đến thoả thuận, không có kỳ kèo thêm bớt gì, vì cát xê không thể quá cao so với các quy định của Nhà nước, mặt khác việc được đóng phim đã là một niềm hạnh phúc lớn của các diễn viên rồi. Thời đó chưa có video, chưa có nhiều các loại hình văn hoá giải trí khác, nên điện ảnh đứng đầu các môn nghệ thuật. Rất nhiều diễn viên được đổi đời vì điện ảnh.Không kể diễn viên thì trong đoàn làm phim, cát xê của đạo diễn Long Vân và biên kịch bao giờ cũng cao nhất. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Long Vân cũng không nhớ mình đã được bao nhiêu tiền, chỉ biết tàm tạm đủ tiêu trong cuộc sống hàng ngày. "Thỉnh thoảng từ trường quay (Sài Gòn) về Hà Nội, tôi cũng chỉ mua được cho con vài thứ đồ chơi nhỏ từ tiền cát xê. Thậm chí sau khi làm phim, tôi còn nợ Nhà nước một khoản ứng trước để chi tiêu, mãi sau mới trả hết" - Đạo diễn Long Vân nhớ lại.Bù lại, kinh phí làm phim lo đủ ăn uống cho tất cả diễn viên trong suốt hơn 3 năm ròng. Mỗi bữa, một diễn viên được 5.000đ (tương đương 15.000đ bây giờ) tiền ăn. Vì thế cũng có người tự tổ chức nấu ăn chứ không ăn ở ngoài, để tiết kiệm thêm chút đỉnh, nhằm khi rảnh thì nam có tiền uống tách cà phê, nữ có tiền mua son phấn loại rẻ.
    Trong số diễn viên, cát xê của nghệ sĩ Quang Thái cao nhất, vì khi đó ông đang là diễn viên có tiếng trên sân khấu kịch. Sau 23 năm đóng phim, bây giờ Quang Thái cũng không nhớ nổi là mình được bao nhiêu tiền. "Không đáng kể đâu nên chẳng ai để ý làm gì" - ông nói.
    Thương Tín - Tiêu xài gấp trăm lần cát xê

    Với tất cả những nghệ sĩ ở miền Bắc vào TPHCM đóng phim, thì dẫu sao, mức cát xê ấy cũng tiềm tiệm, đảm bảo ổn định cuộc sống và bữa ăn có miếng thịt, miếng đậu. Nhưng đối với anh chàng lãng tử hào hoa như Thương Tín (vai Sáu Tâm) thì mức cát xê ấy chỉ như "muỗi đốt gỗ lim". Thương Tín không quan tâm một chút nào đến cái khoản tiêu vặt nhỏ nhoi đó. "Thương Tín ấy à? một ngày cậu ấy tiêu gấp trăm lần tiền cát xê được trả. Thỉnh thoảng lại thấy có ô tô đến đón cậu ấy đi ăn, chơi. Nhiều lúc cậu ấy tự mượn ô tô lái đến chỗ làm phim rủ mọi người đi ăn nhậu tơi bời khói lửa" - đạo diễn Long Vân cho biết. Sau này, nhắc lại việc tiêu xài của mình thời kỳ đó,Thương Tín kể: "Thời đó nghề tôi đam mê không nuôi nổi tôi. Thường đóng một bộ phim, tôi nhận 1 chỉ vàng nhưng lại tiêu hết 2-3 cây vàng. Một người bạn quá cố của tôi nói: "Người ta đóng phim mới có tiền, đằng này mình có tiền mới đóng phim được". Sở dĩ tôi đóng được nhiều phim mà vẫn tiêu xài như thế được vì sau khi ly dị xong đã có một phụ nữ rất giàu yêu tôi. Mỗi lần trong ví tôi hết tiền, cô ấy lại bỏ vào. Có lần cô ấy hỏi tôi thích gì, tôi nói chẳng thích gì cả. Nhưng chiếc xe hơi chạy qua, tôi nhìn theo. Hai hôm sau đã thấy chiếc xe đó nằm trong nhà mình. Nghệ sĩ sống cực khổ, còn tôi thì tiêu tiền như nước. Không bao giờ tôi bước vào quán mà thiếu tiền. Nghệ sĩ miền Bắc vào Nam đóng phim, thấy tôi đi xe hơi đắt tiền, họ nhìn như vật thể lạ vậy".
    Điều khoản hợp đồng liên quan đến... giường ngủ diễn viên

    Một điều khoản được coi là xuất hiện trong tất cả các hợp đồng với diễn viên trong tất cả các bộ phim, là diễn viên phải nghiên cứu kỹ kịch bản và tuân thủ chính xác giờ giấc đoàn làm phim đặt ra. "Hồi đó bệnh ngôi sao chưa phổ biến như bây giờ. Diễn viên ngày ấy được làm phim là quý lắm, thấy thiêng liêng lắm, nên ai cũng nghiêm chỉnh chấp hành. Nhưng đề phòng là chuyện không bao giờ thừa. Tuy nhiên, điều phải đề phòng cẩn thận nhất lại là chuyện khác, chuyện đó liên quan đến... giường ngủ của diễn viên. Điều khoản này cảnh cáo các ông chồng diễn viên không được... làm ẩu và các diễn viên nữ không được... dễ dãi" - đạo diễn Long Vân hóm hỉnh. Thì ra, tất cả các nữ diễn viên đều phải cam kết trong hợp đồng là không được... có bầu trong thời gian quay phim. Đối với các phim khác, do thời gian làm phim ngắn, nên vấn đề này gần như ít được đặt ra, nhưng một bộ phim tiền tỉ, thời gian thực hiện kéo dài suốt hơn 3 năm, thì điều cam kết này cực kỳ quan trọng. Chỉ cần một nữ diễn viên chính có bầu thì nguy cơ phải thay diễn viên hoặc phải sửa kịch bản là điều dễ xảy ra. Và như vậy công sức của cả đoàn làm phim bao nhiêu người, có thể bị dừng lại bất cứ lúc nào. Diễn viên Thanh Loan trong vai Ni cô Huyền Trang và diễn viên Thuý An trong vai người yêu Sáu Tâm - hai nhân vật chính - càng là những người phải tuyệt đối tuân thủ cam kết này. Lúc đó, Thanh Loan đã có 2 con và chồng thì đi nghiên cứu sinh ở Đức, nhưng "biết đâu đấy, nếu anh chồng về thăm đột ngột sau nhiều ngày xa cách, nhớ nhung... thì ai biết chuyện gì xảy ra? Chúng tôi là cứ phải ràng buộc chắc như đinh đóng cột!" - Đạo điễn Long Vân cười nói.Còn với diễn viên Thuý An, khi đó mới cưới đạo diễn Hồng Sến (đạo diễn phim Cánh đồng hoang nổi tiếng), thì "nguy cơ bầu bí" là rất lớn. "Mà hồi đó phương tiện tránh thai đơn sơ lắm, đâu như bây giờ" - đạo diễn Long Vân hóm hỉnh kể tiếp - "Ấy thế mà lo lắng đó lại thành hiện thực mới chết chứ! Tôi chơi với anh Hồng Sến nên khi mời Thuý An vào vai, tôi phải bảo hai vợ chồng ký vào đơn là không được có con trong thời gian quay phim. Ấy thế mà quay được nửa phim thì đùng một cái, Thúy An có bầu. Dĩ nhiên kịch bản phải sửa lại. Tôi tức quá mắng cho cô ấy một trận nên thân và đành phải khắc phục bằng cách chỉ quay từ ngực Thuý An lên. Trong kịch bản trước đây có cảnh cô ấy đi đi lại lại trước khách sạn Caraven để đánh lừa lính ngụy, nhưng vì cái bụng lùm lùm nên cảnh này phải bỏ, thay bằng cảnh ngồi nói chuyện. Thế thì mới giấu được cái "tác phẩm nồng nhiệt" của hai vợ chồng cô ấy.
    Chuyện ăn gan lợn 3 tháng liền và "nhốt" diễn viên nữ 7 ngày

    Trước khi đến với câu chuyện chính trong phim "Biệt động Sài Gòn", chúng ta hãy rẽ ngang một chút để hiểu thêm sự "khó tính" của đạo diễn Long Vân trong việc chọn diễn viên.Khi làm bộ phim nổi tiếng "Hẹn gặp lại Sài Gòn", Long Vân mời nghệ sĩ Tiến Hợi vào vai Nguyễn Tất Thành. Mắt Tiến Hợi vốn đã sáng, nhưng Long Vân vẫn chưa hài lòng. Thế là ông vắt tay lên trán và đi đến một quyết định có vẻ buồn cười nhưng lại rất nghiêm túc: bắt Tiến Hợi ăn gan lợn thường xuyên trong vòng 3 tháng để cho mắt sáng hơn, ra "chất" lãnh tụ hơn.Cũng trong phim đó, đạo diễn đã có một "bản án" dành cho nữ diễn viên xinh đẹp Thu Hà (vai Út Vân - người yêu của Nguyễn Tất Thành), đó là: "nhốt" Thu Hà trong phòng 7 ngày liền, không cho đi chơi đâu, không cho hẹn hò với ai. Trong phim có cảnh cần Út Vân khóc, giọt nước mắt nghẹn ngào, nên Long Vân muốn sau một tuần bị "nhốt", Thu Hà có thể khóc tức tưởi, nghẹn ngào.Sau khi "nhốt", các máy quay cùng đạo diễn căng thẳng chĩa vào đôi mắt của Thu Hà chờ... nước mắt. Và kế sách đã thành công mỹ mãn. "Tôi không bao giờ dùng nước mắt "rởm" của diễn viên" - đạo diễn Long Vân khoan khoái khẳng định.
    Ba Cẩn làm nghề bán... thịt chó

    Vẻ mặt đa dạng, khi khổ tâm, lúc hèn hạ, bạc nhược của nhân vật chỉ điểm Ba Cẩn khiến công chúng nhớ tới như một nhân vật chỉ điểm phản bội điển hình. Thậm chí một số phim khác sau này, khi xây dựng hình ảnh kẻ chỉ điểm, cũng có nhiều điểm nhang nhác Ba Cẩn.Người thủ vai Ba Cẩn là diễn viên Nguyễn Mai A. Đạo diễn Long Vân thú nhận, lúc đầu trong kịch bản nhân vật này cũng không có gì nổi trội lắm, nên ông không để ý lắm, tìm được cũng là ăn may thôi. Nguyễn Mai A được nhà quay phim Quang Tuấn giới thiệu. Thấy Mai A có râu quai nón, nhưng vẻ mặt lại trông "rất hèn", quá hợp với nhân vật, nên Long Vân đồng ý luôn. Mai A là người Bắc vào Nam sinh sống bằng nghề bán thịt chó. Không phải là diễn viên nhưng yêu nghệ thuật nên khi được mời, Mai A vui sướng đồng ý luôn. Sau phim này, Mai A nhận được khá nhiều lời mời đóng phim và có cơ hội... giã từ nghề thịt chó.Việc chọn diễn viên Robert Hải vào vai cố vấn Mỹ Michael cũng là một may mắn. Lúc đó ở Việt Nam người Tây rất hiếm, Tây nói tiếng Việt lại càng hiếm hơn, Long Vân cũng chẳng hơi sức đâu mà đi tìm nhiều, ông chọn luôn Robert Hải. Diễn viên này cũng hoàn thành rất tốt vai diễn của mình. Về phía tướng tá VNCH, đại tá Sông và tướng Nguyễn Ngọc Loan là hai vai phụ tiêu biểu. Khi Long Vân dự định chọn người ***g tiếng cho phim, ông đã tới gặp người ***g tiếng giỏi nhất nước lúc bấy giờ. Đó là một phát thanh viên của đài phát thanh Việt Nam cộng hoà trước 1975. Thấy anh này nói tốt, lại có dáng nhà binh, Long Vân chọn luôn anh này vào vai đại tá Sông.Còn diễn viên vào vai tướng Loan máu lạnh là một kép cải lương. Vì đây là nhân vật có thật, kẻ đã thẳng tay xử bắn một chiến sĩ biệt động Sài Gòn giữa đường phố Sài Gòn, gây chấn động dư luận thế giới, nên cũng phải chọn một người có gương mặt "tửng tưng" như không. Khi nam diễn viên cải lương này đề nghị cho thử vai, Long Vân nhận luôn.
    Ông chủ hãng sơn Đông Á là ai?
    Hẳn bạn đọc còn nhớ, trong phim, có một tình yêu đơn phương và trái ngang, đó là tình yêu đơn phương của Ngọc Mai với Tư Chung. Hai người phải đóng vai vợ chồng hờ, sống trong một nhà. Khi Ngọc Mai bị Tư Chung từ chối lời yêu, cô từ từ đi ra gương, cầm cái lọ thủy tinh đập nát, nước mắt tràn ra. Đạo diễn phải chuẩn bị vài cái gương, đề phòng việc phải quay vài lần mới đạt. Nhưng rất may, trường đoạn đó chỉ một đúp ăn ngay. May hơn nữa là lọ hoa chỉ đập vỡ 1 nửa tấm gương, thế nên hình ảnh quay được rất ấn tượng: Nửa gương bên này nát vụn, nửa bên kia hiện ra nửa khuôn mặt tan nát, nước mắt đầm đìa - một trong những cảnh đẹp nhất bộ phim. Sự việc trong phim là như vậy, nhưng nguyên mẫu ông chủ hãng sơn Đông Á thì hoàn toàn không phải sống trong cảnh vợ chồng hờ như vậy.Theo ông Vũ Văn Nha - chủ nhiệm phim "Biệt động Sài Gòn", ngoài đời cũng có một ông chủ hãng sơn Đông Á (nhà báo Nguyễn Thanh thì cho rằng đó là hãng sơn Bạch Tuyết; còn một số người khác cho rằng nguyên mẫu đó chính là chiến sĩ biệt động Năm Lai - người sống dưới vỏ bọc là tỉ phú Mai Hồng Quế - nhà thầu khoán tham gia xây dựng Dinh Độc Lập).
  8. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Xây dựng nhân vật chính - Chuyện bây giờ mới kể
    Nhà báo Nguyễn Thanh đã cho biết nhiều thông tin hết quan trọng và thú vị về các nguyên mẫu làm nên 3 nhân vật chính trong "Biệt động Sài Gòn", là Tư Chung - Huyền Trang và Ngọc Mai. Ông Thanh (nguyên đơn) của vụ kiện bản quyền kịch bản phim "Biệt động Sài Gòn" khẳng định: "Chỉ có tác giả kịch bản thật sự là tôi mới biết rõ điều này, chứ ông Lê Phương thì không".
    5 con người huyền thoại làm thành 1 Hoàng Sơn
    Ông Thanh cho biết: Để xây dựng nên nhân vật Hoàng Sơn - Chủ hãng sơn Đông Á, tôi đã kết hợp 5 nhân vật có thật như: Hai Chí, Tư Chu, Ba Đen, Tư Quỳ, Phạm Văn Phô. Trong đó, Tư Chu là nhân vật được khai thác nhiều nhất. "Sở dĩ tôi chọn những nhân vật này là bởi họ đều có liên quan đến hãng sơn Bạch Tuyết, mà xuyên suốt trong phim cũng là bối cảnh và những tình tiết liên quan đến hãng sơn ấy".
    Nhà báo Nguyễn Thanh nhớ lại: "Chỉ một ngày sau giải phóng, được sự giới thiệu của Bộ tư lệnh Sài Gòn, tôi đã được gặp những con người từng làm nên những kỳ tích thần thánh ấy. Trong đó có đồng chí Tư Chu là người để lại cho tôi nhiều ấn tượng hơn cả.
    Với tướng mạo quắc thước và phong thái trầm tĩnh, khi biết tôi có ý định viết về đội biệt động, ông bảo: "Chuyện của chúng tôi thì nhiều lắm. Nếu đồng chí không sốt ruột thì cứ đến đây ở luôn với tôi 3 - 4 tháng, tôi xin kể tỉ mỉ cho đồng chí nghe".
    Đại tá Tư Chu, tên thật là Nguyễn Đức Hùng - Tư lệnh phó lực lượng biệt động từ năm 1965 đến 1972. Ông còn có biệt danh nữa là Ba Tam, sinh năm 1928 tại Can Lộc, Nghệ An. Tham gia quân ngũ theo phong trào Nam tiến, ông được tổ chức phân công phụ trách công tác nắm tình hình địch, tìm hiểu âm mưu, thủ đoạn của địch để phục vụ trực tiếp nhiệm vụ chiến đấu. Chỉ sau một năm, ông đã tổ chức xây dựng được lực lượng hơn 300 cán bộ ở rải rác, xen kẽ trong dân từ quận 8 đến nội thành Sài Gòn.
    Năm 1965, lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định được hình thành mang phiên hiệu F100, Tư Chu được cử làm chỉ huy trưởng. Trong thời điểm từ 1965 đến Mậu Thân 1968, Biệt động F100 đã có nhiều đợt đánh vào cơ quan đầu não của Mỹ, ngụy: Đại sứ quán Mỹ, cư xá Mỹ ở khách sạn Metropole, nơi ở của sĩ quan hỗn hợp tại khách sạn Victoria...
    Năm 1966, biệt động F100 cùng tiểu đoàn 6 Bình Tân tập kích vào sân bay Tân Sơn Nhất, phá hủy nhiều máy bay địch và diệt nhiều giặc lái...
    Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, với cương vị Phó tư lệnh Phân khu 6 (Nội đô Sài Gòn - Gia Định), kiêm chỉ huy các lực lượng biệt động, Tư Chu đã trực tiếp chỉ huy các mũi tấn công vào sào huyệt kẻ thù là tòa đại sứ Mỹ, Đài phát thanh, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Tổng tham mưu ngụy, dinh Tổng thống ngụy.
    "Có một kỳ tích ở con người này đó là, trực tiếp chỉ huy đội biệt động ở Sài Gòn nhưng ông đã nhiều lần thoát chết trước sự vây bắt của kẻ thù. Điều này cho thấy ông là một chỉ huy tài tình, khôn khéo và nhiều kinh nghiệm tác chiến" - ông Thanh nói.
    Ba Đen tên thật là Ngô Văn Vân, người Thường Tín - Hà Tây. "Sở dĩ có biệt danh này bởi ông có nước da ngăm đen và luôn để kiểu tóc 3 phân" - ông Thanh kể.
    Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo. Do mắc nợ địa chủ không có gì trả được nên bố ông đã gieo mình tự tử ở sông Hồng. Dù thế, tên địa chủ vẫn bắt hai mẹ con ông trả nợ nên ông đã đưa mẹ trốn vào Sài Gòn kiếm sống. Sau đó đi bộ đội, là đội viên cảm tử Sài Gòn - Chợ Lớn, chuyên ám sát bọn tay sai bán nước ở Sài Gòn hồi đó. Được một thời gian thì ông được chuyển sang đội quân báo. Trong cuộc đời hoạt động, Ba Đen đã 2 lần bị địch bắt (trong đó có một lần bị chỉ điểm) và bị tra tấn làm cho bại liệt nhưng ông đều được tổ chức của ta tìm cách cứu thoát.
    Hai Trí tên thật là Nguyễn Văn Trí, quê ở vùng Nghĩa Đô, Hà Nội. Hai Trí vào Nam từ kháng chiến chống Pháp. Ông là cán bộ xây dựng cơ sở trong nội thành Sài Gòn. Bị địch bắt giam nhiều lần nhưng ra tù, Hai Trí vẫn ở Sài Gòn tiếp tục chiến đấu cùng anh em biệt động. Cùng với Ba Đen, hai người đã phát triển cơ sở ở thành Sài Gòn sâu cả vào trong lòng địch, đồng thời móc nối được hàng trăm cơ sở từ hồi kháng chiến chống Pháp.
    Phạm Văn Phô nguyên là quản lý cho hãng sơn Bạch Tuyết, đồng thời là cháu ruột của ông chủ Bạch Tuyết, chuyên lo nhiệm vụ cung cấp tài chính và vũ khí cho đội biệt động. "Lý do tôi lấy nhân vật này làm nguyên mẫu cho Hoàng Sơn là bởi, trước khi vào hãng sơn Đông á, Hoàng Sơn trong phim cũng làm quản lý cho hãng sơn này, trước khi trở thành ông chủ".
    Tư Quỳ hồi đó là Tư lệnh phó của đội biệt động (lúc đó Tư Chu mới chỉ là tham mưu trưởng thôi). Ông là người Sài Gòn, được đặc phái vào để chỉ huy đội biệt động nội đô. Ông hi sinh trước ngày giải phóng nên chiến công của ông ấy tôi chỉ được nghe kể lại mà thôi.
    Nguyên mẫu Huyền Trang: Ni cô + nữ biệt động + nhân viên hãng sơn
    Theo ông Nguyễn Thanh, nhân vật Huyền Trang cũng được hợp thành từ 3 nguyên mẫu là: Chị Mười Tùng, ni sư Bạch Liên và cô sinh viên hồi chống Pháp từng cứu Ba Đen. "Các bạn xem phim thấy cảnh Huyền Trang khi còn là giao liên đẩy chiếc thuyền trở Tư Chung trên sông khi anh bị thương, là chi tiết lấy từ cô sinh viên này" - ông Thanh nói.
    Người thứ 2 là ni sư Bạch Liên, một người gốc Huế nhưng đi tu ở chùa Tam Bảo, Sài Gòn, vốn là một nơi đi về của tổ chức cách mạng. Hàng ngày, ni sư Bạch Liên cùng các ni sư khác làm nhang để bán. Ngoài ra, cửa hiệu sản xuất nhang Mang Đà của bà còn là nơi in truyền đơn và tài liệu cho ta.
    Ni sư Bạch Liên đi tu từ lúc 9 tuổi. 24 tuổi được học trường tu hành ở Huế 5 năm. Chứng kiến nhiều cảnh người dân mình bị Mỹ ngụy đàn áp, Bạch Liên đã sớm giác ngộ rằng: Những người tu hành chân chính luôn cầu mong cho con người ở trên đời này được sống hiền hoà. Nhưng chỉ ngồi một chỗ cầu kinh niệm phật không thôi thì làm sao có cuộc sống hiền hoà với bọn quỷ được.
    Thế là, về Sài Gòn năm 1959, nhà sư đã tham gia nhiều cuộc tranh đấu của tăng ni phật tử chống Diệm và trở thành một trong những người tổ chức vận động phong trào.
    Ông Thanh cũng cho biết: "Tôi đã tiếp xúc với ni sư Bạch Liên cả tuần trời. Ngoài đời bà ấy cũng khá đẹp, dáng người cao ráo. Nhưng chi tiết để cho Huyền Trang và Hoàng Sơn yêu nhau trên phim là do tôi hư cấu thôi chứ ngoài đời, giữa 2 nguyên mẫu này không có quan hệ tình cảm gì cả".
    Nhưng nhân vật được ông Nguyễn Thanh sử dụng nhiều nhất là chị Mười Tùng, một nữ biệt động của Sài Gòn (sau này, nhà báo Nguyễn Thanh cũng đã viết một cuốn truyện ký "Chị Mười Tùng").
    Mười Tùng tên thật là Lê Thị Điểm, sinh ra ở xã Phú Thọ Hoà, quận Tân Bình, thuộc tỉnh Gia Định (cũ). 4 tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ vì giặc Pháp giết hại trong một trận càn. Cô bé được ông Sáu Thành, đội trưởng đơn vị Thanh niên xung phong mang về nuôi. Chính vì vậy mà bà còn có cái tên nữa là Nguyễn Thị Tùng.
    13 tuổi, Tùng theo cha nuôi Sáu Thành vào cứ để học võ và đi theo cách mạng lúc nào không hay. Bà được vào đội của Ba Đen và là nữ chiến sĩ biệt động duy nhất hồi đó.
    "Tôi đã gặp chị, ăn cơm ở nhà chị hàng tháng trời để nghe chị kể về sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình. Cuộc đời chị ấy có nhiều chiến công oanh liệt song cũng nhiều hi sinh mất mát: Chồng chị là phó chỉ huy đơn vị biệt động Sài Gòn N29 cánh Nam Nhà Bè, bị địch phục kích và hi sinh khi đang trên đường từ hậu cứ vào thành phố. Hai đứa con trai chị ở cùng bà nội cũng xung phong vào đội du kích địa phương và bị địch giết hại. Đau đớn lắm, nhưng khi được hỏi chị vẫn nói: "Cuộc đời làm cách mạng là phải đi mãi mãi, phải chấp nhận mọi sự hi sinh". Sau này, chị Mười Tùng đã được Nhà nước phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng" - ông Thanh kể.
    Ngọc Mai, là nhân vật mà Nguyễn Thanh phải hư cấu nhiều nhất bởi xuất thân của cô chỉ là một nhân viên của hãng sơn Bạch Tuyết. Tuy nhiên, sự xuất hiện của cô lại có ý nghĩa rất quan trọng và làm nên những xung đột về tình cảm trong mối tình tay ba của Hoàng Sơn - Huyền Trang và Ngọc Mai.
    Sự thật ngoài đời là, khi hãng sơn bị cháy, cô gái này đã bị chết nên Nguyễn Thanh không có cơ hội gặp mà chỉ nghe mọi người kể lại thôi. Vì thế, trong kịch bản, khi hãng sơn Đông Á bị đánh, Nguyễn Thanh đã để cho Ngọc Mai chết chứ không phải là Huyền Trang chiến đấu và hi sinh như trên phim.
    Ông Lê Phương: "Ba nhân vật chính chủ yếu là hư cấu"?
    Trong lá đơn giải trình của ông Lê Phương gửi lên Toà án nhân dân TP Hà Nội có nói: "Khi đến đề nghị hợp tác với ông Nguyễn Thanh, tôi đã đề nghị lấy bộ ba Tư Chung- Ngọc Mai- Huyền Trang là trục chuyện chính". Ông Phương cũng từng khẳng định "90% giá trị kịch bản là của tôi". Thế nhưng, khi được hỏi về các nhân vật tạo nên bộ 3 này là những ai thì ông Phương cho biết: "Tôi cũng không nhớ lắm. Chỉ biết Tư Chu là nguyên mẫu của Hoàng Sơn, ni sư Huỳnh Liên là nguyên mẫu của Huyền Trang, còn lại là hư cấu hết".
    Theo Gia Đình - Xã Hội
    Xem tiếp tại đây: Biệt Động Sài Gòn (1986)
  9. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Tặng bạn pvnhanrang một tư liệu của "phe ta" trong Tết Mậu Thân.
    Vụ ?~bắn lầm?T trong Trận Mậu thân (đợt 2)
    Trần Lý
    Vụ ?~bắn lầm?T trong Trận Mậu thân (Đợt 2), tuy đã xẩy ra cách nay gần 40 năm, nhưng nhựng bí ẩn vẫn chưa được tiết l. Nhiều câu hỏi chưa được giải đáp và những nghi vấn cùng những hệ lụy chính trị vẫn còn là những ẩn số ! Chúng tôi xin gửi đến quý vị những chi tiết, sưu tầm được qua những bài trích trong hồi ký của những người trong cuc, và những đoạn viết về vụ này trong sách báo Mỹ. Chúng tôi hy vọng qua bài viết này sẽ nhận được những ý kiến hay những chi tiết chính sác hơn của ?~những vị biết sự thực?T..hầu những thế hệ sau biết được thêm mt vấn đề lịch sử..
    Vụ trực thăng Mỹ bắn rocket vào trrường Phước Đức, xẩy ra vào ngày 2 tháng 6 năm 1968, gây tử thương và bị thương cho mt số sĩ quan QLVNCH, đang họp hành quân.. được chính thức giải thích là ?~bắn lầm?T nhưng vẫn được nhiều người cho là mt ?~cuc thanh toán chính trị?T do Mỹ và TT Thiệu đạo diễn để ?~tỉa bớt?T vây cánh và ?~cảnh cáo?T Tướng Kỳ..
    Tác giả Chính Đạo trong Mậu Thân 68 Thắng hay bại viết (trang 334-335). (Chính Đạo là bút danh của Vũ Ngự Chiêu, Ph.D Sử học)
    ?~ Giữa lúc đó, mt tai nạn xẩy ra ở đường Khổng Tử khiến quân chính phủ thiệt hại nặng. Vào lúc 6 giờ chiều, mt trực thăng võ trang Mỹ-theo báo cáo chính thức vì ống phóng hỏa tiễn bị hư-đã oanh kích lầm vào vị trí B Chỉ huy hành quân đặt tại trường Phước Đức (286 đường Khổng Tử). Sáu sĩ quan cao cấp của VNCH bị tử nạn, gồm có : Trung Tá Nguyễn Văn Luận, Giám đốc Cảnh Sát Đô Thành; Trung Tá Nguyễn Ngọc Trụ, Trưởng Ty CS quận 5; Trung Tá Đào Bá Phước, CHT Liên đoàn 5 BĐQ; Trung Tá Phó Quốc Chụ, Giám đốc Nha Thương Cảng Sài Gòn; Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Sinh, Phụ tá GĐCSĐT; Thiếu Tá Nguyễn Bảo Thùy, Chánh Sở An Ninh Sài Gòn (em Trung tướng Nguyễn Bảo Trị, đương kim B trưởng Xây Dựng Nông Thôn). Mt số người khác bị thương như Đại tá Văn Văn Của, Đô trưởng Sài Gòn; Đại tá Nguyễn Văn Giám, Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô; Trung tá Trần Văn Phấn, Phụ tá TGD/CSQG (cụt chân).
    Tai nạn này xẩy ra chỉ cách tuyến giao tranh khoảng 150 thước. Trung tướng Khang, Tư lệnh Quân đoàn III kiêm Tổng trấn sài Gòn, thoát chết trong đường tơ kẽ tóc-Vài phút trước đó, mt cố vấn Mỹ mời Khang ra ngoài thảo luận. Tại sài Gòn, lập tức có tin đồn cho rằng phe Thiệu đang ra tay thanh toán nhóm Kỳ. Tin đồn này càng có vẻ khả tín hơn khi được ?~móc nối?T với việc Chuẩn tướng Loan bị thương ở cầu Phan Thanh Giản, Đại tá Lưu Kim Cương chết ở khu Ông Tạ, Chính phủ Nguyễn Văn Lc phải từ chức cho Trần Văn Hương, người ra mặt chống đối Kỳ, lên thay. Rồi đến việc bổ nhiệm tướng Nguyễn Văn Minh ?~đờn?T Tư lệnh Sư đoàn 21, làm Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô thay Khang trong tháng 6/1968 và ép Khang từ chức Tư lệnh QĐ III hai tháng sau. Việc Thủ tướng Hương mang hoa và mt phái đoàn ký giả vào nhà thương thăm Loan, hay đặc cách Loan lên Thiếu tướng và Nguyễn Đức Thắng lên trung tướng ngày 3/6/1968 -theo chuyên viên về ?~thuyết âm mưu?T(conspiracy)-chẳng là gì hơn thủ thuật bôi thuốc đỏ lên những vết chém trên lưng Kỳ..?T
    Trong phần Phụ chú , Chính Đạo ghi thêm : Đại tá Trần văn Hai được cử thay Loan. Cùng ngày 7/6/1968 Đỗ Kiến Nhiễu thay Văn Văn Của làm Đô trưởng.
    Tác giả Trương Dưỡng trong Góc chiến trường xưa : Trong trận Tết Mău Thân trên Người Việt Online, January 17,2006 viết :
    ?~Trong trận Mậu Thân đợt II có mt việc đau lòng xẩy tại chợ kim Biên khi mt chiếc trực thăng võ trang của Hoa Kỳ đã bắn lầm vào trường tiểu học Phước Đức, trong đó B Chỉ Huy Phản công của ta đang họp mặt tại BCH/HQ?Liên Đoàn 5 BĐQ để hoạch định đối sách. Hậu quả là Đại tá Đào Bá Phước, Liên đoàn trưởng LĐ 5 BĐQ, Trung tá Lê Ngọc Trụ, Trưởng ty CS Quận 5, ông Phó Quốc Trụ thuc Nha Thương cảng, Thiếu tá Nguyễn Bảo Thùy (em của Trung tướng Nguyễn Bảo Trị) đều bị hy sinh. Đại tá Văn Văn Của bị thương và Đại tá Phần, Phó GĐ Cảnh sát bị cụt hai chân.
    Trước đó khoảng 5 phút, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Lê Nguyên Khang, Tư lệnh Quân đoàn III và Đại tá Trần Văn Hai vừa rời khỏi trường Phước Đức ra phía ngoài gần đó quan sát. Thiếu tá Hồ Văn Hòa, TĐ trưởng TĐ 35 BĐQ đang điều đng càn quét đám đặc công VC. Nếu ông đi sớm 5 phút thì đã nguy hiểm đến tánh mạng. Và sau 10 phút khi hai trái rocket nổ thì Phó TT Nguyễn Cao Kỳ đến (theo lời kể lại của niên trưởng Đặng Kim Thu, khóa 19 Đà Lạt, tùy viên của ĐT TTM trưởng lúc đó có mặt tại hiện trường). Cũng có tin đồn đây là mt vụ thanh toán phe phái trong hàng tướng lãnh cao cấp lúc bấy giờ. Nhưng đây chỉ là mt tin đồn, chưa có bằng chứng rỏ ràng..?T
    Mt trong những ?~nhân chứng?T, có mặt trực tiếp tại hiện trường lúc xẩy ra vụ ?~bắn lầm?T là Nhà văn Nguyễn Thụy Long đã kể lại trong Hồi Ức 40 năm làm báo đăng làm nhiều kỳ trên Oregon Thời Báo, các tháng 8, 9 và 10 năm 2006, ghi lại như sau :
    ?~ Khoảng 9 giờ 30 sáng, phái đoàn của tướng Lê Nguyên Khang, tham mưu trường vào thị sát mặt trận.Ông chỉ thị cho các sỉ quan thuc cấp chỉ huy mặt trận không được dùng súng lớn để dập đối phương đang ẩn nấp, tránh thiệt hại cho dân.Phải dùng những cánh quân mỏng xâm nhập mục tiêu dù có bị thiệt hại..
    .. .. Từng bước mt đoàn quân tiến lên, họ tiến vào trường trung học Phước Đức của người Hoa, đó là điểm dừng quân.
    Máy bay bay quần quần ở trên đầu, giữa buổi trưa nắng gắt. Tôi nhận thấy mt số sĩ quan chỉ huy mới hồi sáng còn thấy mặt, bây giờ biến đâu mất, như Đại tá Trần Văn Hai. Còn lại mt số sĩ quan khác ngồi trên tam cấp trường Phước Đức, cúi đầu trên tấm bản đồ mặt trận, hoạch định kế hoạch tấn công. Tôi có mặt ở đó, và thấy mình thừa thãi, trong khi đã thu thập đầy đủ tin tức cuc tiến công diễn ra trong đêm nay. B chỉ huy mặt trận ngồi trên tam cấp trường Phước Đức tỏ ra hăng hái, tất cả có sáu vị tá, có những người không giữ nhiệm vụ gì, nhưng cũng ngồi cả đãy. Tôi gặp Trung tá Phó Quốc Chụ, ông nói :
    - Tôi chẳng có nhiệm vụ gì ở đây hết, tôi sang chợi, hy vọng tìm được khẩu súng Sao đỏ (K54) để làm kỷ niệm..
    .. ...Ông Nguyễn Thụy Long dành mt đoạn để viết về con vịt giữa lửa đạn mà ông tìm cách cứu. Sau đó Ông bỏ con vịt vào túi và tiếp tục nhiệm vụ săn tin chiến trường , như vì con vịt kêu quá nên Ông đành rời buổi họp của các vị Tá .Đoạn kể tiếp về vụ ?~bắn lầm?T như sau :
    Trên đầu chúng tôi máy bay bay quần quần, mt quả khói vàng nữa được bắn ra từ ban chỉ huy, đánh dấu điểm cho chắc ăn. Tôi bước ra khỏi ban chỉ huy chừng năm, sáu thước, nghếch mắt nhìn hai chiếc trực thăng chiến đãu lao xuống, hai tia lửa hỏa tiễn phụt ra khỏi ổ phóng, phản ứng tự nhiên, tôi lăn mình xuống ngay bờ hè cống thoát nước. Hai tiếng nổ đinh tai nhức óc, kèm thêm mt băng đạn đại liên bắn bồi. Mảnh bom bay vèo vèo qua đầu tôi. Khói chưa tan hẳn, tôi nhỏm dậy và thấy sáu vị tá ngồi trên bậc tam cấp tung lên, người đã chết và người còn oằn oại. Máy bay ngóc đầu bay chạy khỏi hiện trường, mt băng đạn đại liên ở trên cao ốc gần đó bắn đuổi theo, nhưng hình như không trúng đích. Trực thăng bắn lầm vào quân ta rồi ?
    .. ..Tôi gặp ký giả Chàng Phi từ đâu chạy đến..
    Chàng Phi giữ tôi lại :
    -Tao thấy rõ ràng đây là mt vụ thanh toán ni b, giữa phe của Kỳ và Thiệu, không thể có vụ oanh kích lầm được. Mày có thấy người bị thương vong toàn là người của Kỳ không, những sỉ quan của Thiệu biến mất từ trưa nay..
    Sau đây là phần trích từ tập sách Mng không thành của BS Văn văn Của (BS Văn văn Của, lúc đó, là Đô Trưởng Sài Gòn và là mt?Tnạn nhân?T trực tiếp trong vụ bắn lầm..?T)
    Ngay trong trang mở đầu của tập sách, Tác giả đã ghi :
    Kính tặng Anh linh các Chiến Sĩ :
    - Trung Tá Nguyễn văn Luận, Giám đốc Nha Cảnh sát Đô Thành
    - Trung Tá Đào Bá Phước, Chỉ huy trưởng LĐ 5 Biệt Đng Quân
    - Trung Tá Phó Quốc Chụ, Giám Đốc Nha Thương Cảng SG
    - Thiếu Tá Lê Ngọc Trụ, Trưởng Ty CS Quận 5 SG
    - Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Sanh, Phụ Tá Giám Đốc CS Đô thành
    - Thiếu Tá Nguyễn Bảo Thùy, Chánh Sở An Ninh Đô thành
    ...
    Đã bị giết hại oan uổng trong khi đang làm phận sự đấu tranh chống Cng Sàn.
    Vụ ?~bắn lầm?T được kể lại trong các trang từ 331 đến 341.. trong đó phần mô tả sự việc được kể rất chi tiết (từ 331 đến 339) và phần ?~nghi vấn?T trong các trang 340-341..
    Những sĩ quan có mặt trong buổi họp ?~tham mưu?T gồm :
    - Trung tướng Lê Nguyên Khang (được Cố vấn Mỹ rủ (?) đi khỏi nơi họp trước khi xẩy ra vụ bắn lầm- xem tài liệu sau..)
    - Đại Tá Trần văn Phấn Tham mưu trưởng hành quân Tổng Nha CS (thay mặt Tướng Loan)
    - Đại Tá Nguyễn văn Giám, Biệt Khu Thủ đô
    - Đại Tá Văn văn Của Đô trưởng Sài Gòn
    - Trung Tá Đào Bá Phước , Chỉ huy trưởng LĐ 5 BĐQ
    - Trung Tá Lê ngọc Trụ, Trưởng ty CS Quận 5
    - Trung Tá Nguyễn văn Luận, Giám đốc Nha CS Đô Thành
    - Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Sinh Tham mưu trưởng hành quân CS
    - Thiếu Tá Nguyễn Bảo Thùy, Chánh sở An Ninh Đô thành
    - Trung Tá Phó quốc Chụ , Giám đốc Nha Thương Cảng ( tình cờ đến dự buổi họp (?) vì cùng đi với ĐT Giám).
    - theo chương trình sẽ có cả Phó TT Nguyễn Cao Kỳ (?) (xem bài của Ô Kỳ ở phần dưới)
  10. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Sau đây là diễn tiến vụ ?~bắn lầm?T :
    ?~.. Cuoc họp diễn ra tại tam cấp của trường Phước đức. Ngồi trên bậc cao nhất (và được tường của phòng học trên lầu che mot phần cơ thể) là Đại tá Giám và Đại tá Phấn, tham mưu trưởng hành quân của Tổng nha Cảnh Sát và đại diện cho Tướng Loan; 2 vị Đại Tá này chủ toạ buổi họp. Từ bậc dưới kế đó đến bậc thấp nhất chia ra 2 bên là các Trung Tá Đào bá Phước, Lê ngọc Trụ, Phó quốc Chụ và Nguyễn văn Luận, các Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Bảo Thùy. Tôi (ĐT Của) ngồi ở bậc thấp nhất. Mot bản đồ thành phố SàiGòn được trải ỡ giữa..
    Buổi họp sắp chấm dứt, các nhiệm vụ chính yếu và nhu cầu cho ngày hôm sau đã được quyết định, chỉ còn phân chia ranh giới khu vực bố trí quân ban đêm là việc giữa BĐQ, CS Đô thành và CS Quận 5, thì hạ sĩ quan truyền tin BĐQ đến đưa máy liên lạc Không quân, nói chuyện với trực thăng đến yểm trợ cho Tr Tá Phước. Thì ra trực thăng Mỹ ở Tân Sơn Nhất đến giúp...
    Tôi nghe rõ ràng Tr/Tá Phước cho tọa đ khu Ngọc Lan Đình, nói rõ cao ốc hình hop 4 tầng duy nhất trong khu, trục bắn từ Đông sang Tây theo đại l Đồng Khánh..
    Cũng trong lúc ấy có tiếng trực thăng đến gần, tôi nhìn lên thấy mot trực thăng từ hướng Đông bay đến, đúng theo trục Đồng Khánh, lúc ấy cách chỗ họp còn chứng 30 giây bay, nghĩa là sắp đến lúc bắn yểm trợ..
    .. Lúc bấy giờ, nhiệm vụ của cấp Đại Tá coi như đã xong. Trên bực cao nhất, ĐT Giám đứng lên bước vào sâu trong hàng hiên nơi đặt máy truyền tin liên lạc riêng của hệ thống BKTĐ. ĐT Phấn, lúc trước chồm người vào chỗ bản đồ, bây giờ ngồi thẳng người lên, thân mình được che khuất bởi tấm vách của phòng học, chỉ còn chân thò ra ngoài. Phần tôi, thấy cần phải đi ra ngoài kiểm soát lại đám cháy ban trưa..
    Sau khi ra lệnh cho sĩ quan cứu hỏa ở chỗ xe jeep đỏ chỉ huy đậu sát lề đường ngay trước cổng trường, tôi quay trở vào chỗ họp. Vụa qua khỏi cổng còn bốn, năm bước nữa mới đến tam cấp tôi bỗng cảm thấy mot sức ép không khí nặng nề đè lên người xô tôi ngã ngửa..
    ĐT Của viết tiếp về vụ ?~điều tra?T tai nạn như sau :
    Chiếc trực thăng Mỹ thay vì bắn vào mục tiêu theo trục Đồng Khánh (từ Đông sang Tây) thì đổi hướng Bắc-Nam qua đầu chỗ đang họp tham mưu mà không thông báo cho dưới đất biết, vì thế bắn 2 quả roc kết thì quả đầu vào Ngọc lan đình, quả sau vào tường phòng họp bên trên tam cấp nổ chụp lên đầu nhóm đang họp. Tất cả sĩ quan tham dự buổi họp đều tử nạn chỉ trừ ĐT Giám lúc ấy đang đứng khuất trong hiên, ĐT Phấn nhờ ngồi thẳng người lên nên chỉ nát 1 gối phải cưa chân, và tôi bị thương ở đầu, mặt, ngực toàn phần mềm không trúng tạng phủ và nặng nhất là gãy khuỷu trái. Trung sĩ y tá Trần trùc Trâm đi ho vệ Đô trưởng cũng bị mot mảnh đạn vào tim.
    Sáng ngày 3/6 tôi được ĐT Hoành trưởng đoàn thanh tra của B TTM QLVNCH đến Bệnh viện Grall điều tra về tai nạn bắn lầm. Tôi kể lại sự việc từ lúc Trung tá Đào bá Phước điện đàm với trực thăng đến lúc tôi bị thương và yêu cầu làm sáng tỏ các vấn đề sau đây:
    1- Là mot trực thăng của Quân đoi Mỹ và phi công là người Mỹ, gây tử thương cho mt số sĩ quan VN mà phái đoàn chỉ có Việt Nam ?
    2- Tại sao không bắn theo hướng và trục yêu cầu ?
    3- Tại sao đổi hướng bắn mà không thông báo cho dưới đất biết để lấy nhựng biện pháp an toàn cần thiết ?
    4- Dưới đất đã ấn định rõ mục tiêu duy nhất, trường Phước Đức không có trong mục tiêu yêu cầu, mà nơi đó lại dễ nhận định là bạn vì có nhiều xe jeep (hơn chục chiếc) : đủ mầu, mầu quân đi. mầu trắng và xanh của cảnh sát, mầu đỏ của Cùu hỏa, trên không có thể thấy rõ, không thể lầm lẫn với mục tiêu yêu cầu, mà tại sao lại quyết định bắn qua đầu ? Không có mot góc đo nào khác để bắn vào mục tiêu mà không qua đầu trường Phước Đức ?
    5- Có mot yêu cầu nào khác từ dưới đất thêm trường Phước Đức là mục tiêu thứ 2 ?
    6- Tôi yêu cầu nhất định được giáp mặt với các phi công của trực thăng để đói chất trước sự hiện diện của mt Ban điều tra hỗn hợp Việt-Mỹ.
    Sáng hôm sau, Đ/tá Hoành trở lại gặp tôi, đưa cho xem bản phúc trình của phi công nói vắn tắt rằng sở dĩ có tai nạn là vì trục trặc kỹ thuật: quả đạn rocket thứ hai phát hỏa chậm. Chấm hết. Còn tất cả các câu hỏi khác đều không được trả lời.
    Tôi xin được giáp mặt phi công thì Đ/tá nói rằng phi vụ đó chỉ có mot phi công và người đó đã về Mỹ ngay tối ngày 2/6 (sao về gấp thế ? nếu chỉ là lỗi kỹ thuật ?) Tôi nhấn mạnh tại sao đổi hướng bắn mà không cho dưới đất biết thì Đ/tá VN trả lời thay cho Mỹ rằng.. thủ tục đó..không có trong Quân đoi Mỹ !..
    .. ..
    Sau cuc bỏ chạy 1975, Đ/tá Trần văn Phấn, chỉ còn mot chân, và tôi bị kẹt lại (Mỹ đã hứa cho di tản mà rồi không đến chỗ hẹn rước đi), đi học tập cải tạo, VC lại sắp cho 2 chúng tôi cùng mot buồng giam và cùng mot đ, cho nên ban đêm thường nhắc lại chuyện xưa. Theo Đ/tá Phấn thì có mot lệnh từ dưới đất chỉ cho trực thăng thêm mot mục tiêu ngoài Ngọc lan đình là trường Phước Đức. và người ra lệnh là Đ/tá Giám, trước lúc đó rời chỗ họp đến chỗ máy truyền tin riêng của Biệt Khu Thủ đô, khuất sâu trong hiên, nên là người duy nhất không bị thương tícg gí, còn hai chúng tôi thoát chết là nhờ may mắn. Năm 1995..tại Mỹ..tôi có dịp gặp nt cựu Trung Tướng QL VNCH và kể lại lời buoc toi của Đ/tá Phấn; vị Tr/tướng là thành phần của HĐ QL từ lâu, trả lời :?TNghi như vậy oan cho Anh Giám, muốn biết ai làm việc này, thì tìm xem, ai lả người ?~?TÔng Thiệu?T?T cho lên cấp và giữ chức vụ quan trọng sau đó (nguyên văn). Tức là có âm mưu đó..
    Tướng Nguyễn Cao Kỳ (Trong thời gian xẩy ra vụ bắn lầm, giữ nhiệm vụ Phó Tổng Thống) ghi lại sự kiện này trong tập sách Buddha?Ts Child, trang 269-270. Câu chuyện của Ông Kỳ có nhiều điều huyền bí và Ông quy trách nhiệm về vụ này cho ĐT Trần văn Hai (?) :
    ?~ .. Khoảng 3 tháng sau cuoc tấn công của địch quân, mot sỉ quan trong B Chỉ Huy của Biệt Khu Thủ Đô mời tôi và mot số sĩ quan trung cấp đến thăm mot trường học của người Hoa tại Chợ lớn để xem mot cuoc triển lãm các vũ khí và đạn dược tịch thu được. Tôi cho Ông ta biết là đến đón chúng tôi tại Dinh vào sáng hôm sau, khoảng 8 giờ sáng. Đến dự các buổi lễ này là để chứng tỏ tinh thần huynh đệ chi binh và cổ vỏ cho tinh thần binh sĩ..
    Đêm hôm đó, tôi mơ thấy mot giấc mơ kỳ lạ. Tôi đang bay và máy bay của tôi bất ngờ nhào xuống bị hút vào mot giếng lớn. Tôi cảm thấy không chống lại được, không thể thoát được khỏi giếng sâu, mày bay sẽ bị rơi và tôi sẽ chết. Vào đúng lúc đó, Đại tá Cương, Chỉ huy trưởng Căn cứ Tân Sơn Nhất, đã nói với tôi, từ ghế sau của chiếc máy bay mà tôi đang bay.
    Ngay trong giấc mơ, Tôi đã rất ngạc nhiên, vì cách đó vài tháng, có lẽ ngay trong tuần đầu của cuoc Tấn công Tết, Cương đã chết vì trúng mot quả đạn B40 của VC.
    Vào lúc đang trong giấc mơ, khi tôi tự nói với tôi là tôi sắp chết, Cương nói ?~?TKhông sao, Thiếu tướng, tôi sẽ đưa Ông lên?T và sau đó phi cơ của tôi bay lên được khỏi cái giếng. Và khi chùng tôi đang bay trên không, Cương chỉ tay về mot nơi ở dưới đất đang có giao tranh. Anh ta nói :?TOng nhìn đi, ông có thấy nơi có đám khói vàng kia không ? Hãy cẩn thận, đó là nơi mà họ sẽ oanh kích.?T
    ?~ Khói vàng là đánh dấu quân bạn mà?T, tôi đáp ?~tại sao lại oanh kích quân bạn ??T
    ?~ Ông nói đúng,?T Anh trả lời. ?~Nhưng nhớ kỹ lời tôi.?T
    Và sau đó Anh cho tôi xem mot bức hình có 7 người gục chết trên mặt đất.
    Tôi thức giấc trước khi trời sáng, người toát mồ hôi và mệt nhoài, tôi có cảm giác là đang có mot vấn đề khó hiểu, mot cảnh tượng..bị cấm hay tôi đã quên mot việc tối quan trọng.
    Khoảng 7 giờ 30 sáng, mt sĩ quan đến để đưa tôi đi Chợ Lớn vói cùng nhóm. Tôi nói :?T Hôm nay Tôi bị đau, Cứ đi tôi không đến được?T, và trờ về giường, ngủ tiếp thêm vài tiếng. Đến 10 giờ sáng, tin từ Chợ lớn báo về: Những người thân cận ủng ho tôi, đến trường học của người Hoa đã bị trúng đạn rocket phóng đi từ mot trực thăng Mỹ. 6 người chết và 2 bị thương nặng. Khi tôi xem mot bức hình báo chí chụp cảnh sân trường, vài phút sau sự việc, thì đó chính là bức hình tôi đã thấy trong giấc mơ- chỉ khác là trong giấc mơ có 7 xác người tử nạn, và nơi sân trường chỉ có 6. Tôi không hiểu thế nào hay tại sao, nhưng tôi chắc chắn là Cương đã cứu mạng tôi.
    Tôi không bao giờ biết được là ai đã điều hành chiếc trực thăng võ trang Mỹ buổi sáng hôm đó hay tại sao trực thăng Mỹ lại tấn công quân bạn tại sân trường giữa mot thành phố đã bình định. Tôi cũng nghe những tin đồn cho rằng Thiệu là người chủ mưu, Ông ta mưu toan kết hợp với người Mỹ hy vọng giết được tôi. Vài năm sau, tôi nghe nói, mt Đại tá Trần văn Hai nào đó đã có mặt trên chiếc trực thăng. Tôi chỉ biết sơ về Ông này. Thiệu sau đó cho Ông ta làm Tư lệnh Cảnh Sát quốc Gia, thay cho Tướng Loan, cần nhiều tháng mới lành được thương tích..
    Tập san Biệt Đong Quân trong các số 12 và 13 có 2 bài rất đặc biệt, phỏng vấn mot số sĩ quan BĐQ, có mặt tại chỗ và chứng kiến từ đầu đến cuối ?~Sự kiện Trường Trung Học Phước Đức?T.
    Vụ ?~bắn lầm?T trong Trận Mậu thân (đợt 2)
    Trần Lý

Chia sẻ trang này